Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình nông lâm kết hợp tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên - 2

5.1. Kết luận 45

5.1.1. Về điều kiện tự nhiên tại địa bàn nghiên cứu 45

5.1.2. Về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh 45

5.1.3. Về hiệu quả kinh tế 46

5.1.4. Về thuận lợi, khó khăn và các giải pháp triển 46

5.2. Kiến nghị 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 48


Phần 1 MỞ ĐẦU‌


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nông lâm kết hợp là hệ thống sử dụng đất, trong đó các cây thân gỗ lâu năm (cây gỗ, cây bụi, cọ, tre…) được trồng có tính toán trên cùng một đơn vị diện tích đất với các loại cây nông nghiệp ngắn ngày và/hoặc được kết hợp với chăn nuôi, có thể kết hợp đồng thời hoặc kế tiếp nhau theo thời gian và không gian (Lundgren & Raintree, 1982). Một hệ thống nông lâm kết hợp phải có 5 đặc điểm: (i) thường bao gồm hai hay nhiều hơn hai loại cây trồng (hay cây trồng và vật nuôi), trong đó ít nhất phải có một loại cây thân gỗ lâu năm; (ii) thường tạo ra hai hay nhiều sản phẩm; (iii) chu kỳ sản xuất dài hơn một năm;

Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình nông lâm kết hợp tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên - 2

(iv) đa dạng hơn về sinh thái và kinh tế so với hệ thống sản xuất độc canh; (v) có sự tương tác qua lại giữa các yếu tố cấu thành hệ thống (có thể là tương tác thuận và/hoặc tương tác nghịch) (Nair, 1993).

Các hệ thống nông lâm kết hợp có thể thuận lợi hơn các phương pháp sản xuất truyền thống nông nghiệp và lâm nghiệp. Chúng có thể đem đến năng suất tăng cao và các lợi ích kinh tế, đa dạng hơn về hàng hóa nông sản cà cung cấp các mô hình sinh thái. Đa dạng sinh học trong các hệ thống nông lâm kết hợp thường cao hơn trong hệ thống nông nghiệp thông thường. Với hai hay nhiều loài thực vật tương tác trên một diện tích đất nhất định, nó tạo ra một môi trường sống phức tạp hơn có thể hỗ trợ đa dạng hơn cho các loài côn trùng, chim chóc và các loài động vật khác

Tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động vật bản địa ở xóm Gốc Gạo, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương - Thái Nguyên ( Đề tài sử dụng viết là “Chi nhánh”. Trại có quy mô 5,0 ha, Tổng diện tích của Chi nhánh là 05 ha trong đó có 1,5 ha là diện tích cho trồng cây thức ăn cho gia súc. Diện tích đồng


cỏ chăn thả là 01 ha, giống cỏ được trồng nhiều nhất ở đây là cỏ VA06. Diện tích trồng cây ăn quả là 2 ha, còn lại 0,5ha là làm nhà ở, nhà kho. Số lượng chăn nuôi như: Chăn nuôi Ngựa bạch với số lượng lớn (50 con), chăn nuôi Hươu (khoảng 200 con); chăn nuôi lợn rừng (khoảng 300 con)…Ngoài mô hình Chi nhánh có dòng Sông Cầu chảy qua nên thường xuyên cung cấp nước cho trồng trọt và chăn nuôi. Chi nhánh còn xây dựng hệ thống thuỷ lợi gồm: Có ao cá, một trạm bơm điện và hệ thống ống dẫn nước cho sản xuất. Chính vì vậy, diện tích sản xuất của Chi nhánh được đảm bảo về nước tưới tiêu. Để thấy được mô hình NLKH này có mang lại hiệu quả kinh tế cao hay không là một việc làm cần thiết.

Trước tình hình đó chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nông lâm kết hợp tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”.

1.2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1. Mục tiêu của đề tài

- Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh từng loại hình và toàn bộ mô hình NLKH của Chi nhánh xã Tức Tranh, huyện Phú Lương

- Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm năng cao hiệu quả cho mô hình NLKH của Chi nhánh xã Tức Tranh, huyện Phú Lương.

1.2.2. Yêu cầu của đề tài

Đề tài thu thập số liệu về khả năng sản xuất và kinh doanh các loài hình cây trồng và chăn nuôi động vật hang dã tại NLKH của Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa xã Tức Tranh, huyện Phú lương, tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình.


1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp các dẫn liệu khoa học có giá trị về đặc điểm các loài cây trồng, vật nuôi của mô hình NLKH của Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa.

Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo tốt cho công tác nghiên cứu, đào tạo, bảo tồn và phát triển nguồn gen các loại cây ăn quả (bưởi da xanh, bưởi diễn, bưởi Đoàn Hùng, xen cam và chanh...), các động vật (Hươu, Lợn rừng, Ngựa bạch) và nhân rộng mô hình ở Việt Nam.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Thực tế mô hình của Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa, chưa hạch toán hiệu quả kinh tế một cách cụ thể và chính xác, nên rất cần nghiên cứu để biết được hiệu quả thực sự của mô hình như thế nào ngoài ý nghĩa về nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây trồng và vật nuôi.


Phần 2

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


2.1. Cơ sở khoa học về nông lâm kết hợp

2.1.1. Các quan điểm khái niệm về hệ thống Nông lâm kết hợp

Các khái niệm về Nông lâm kết hợp Nông Lâm Kết Hợp là một lĩnh vực khoa học mới đã được đề xuất vào thập niên 1960 bởi King (1969). Qua nhiều năm, nhiều khái niệm khác nhau được phát triển để diễn tả hiểu biết rò hơn về NLKH. Sau đây là một số khái niệm khác nhau được phát triển cho đến hiện nay:

Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý đất vững bền làm gia tăng sức sản xuất tổng thể của đất đai, phối hợp sản xuất các loại hoa màu (kể cả cây trồng lâu năm), cây rừng và/hay với gia súc cùng lúc hay kế tiếp nhau trên một diện tích đất, và áp dụng các kỹ thuật canh tác tương ứng với các điều kiện văn hóa xã hội của dân cư địa phương (Bene và các cộng sự, 1977)

Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý đất đai trong đó các sản phẩm của rừng và trồng trọt được sản xuất cùng lúc hay kế tiếp nhau trên các diện tích đất thích hợp để tạo ra các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng đồng dân cư tại địa phương (PCARRD, 1979).

Nông lâm kết hợp là tên chung của những hệ thống sử dụng đất trong đó các cây lâu năm (cây gỗ, cây bụi, cọ, tre, hay cây ăn quả, cây công nghiệp...) được trồng có suy tính trên cùng một đơn vị diện tích qui hoạch đất với hoa màu và/hoặc với vật nuôi dưới dạng xen theo không gian hay theo thời gian. Trong các hệ thống Nông Lâm Kết Hợp có mối tác động hỗ tương qua lại về cả mặt sinh thái lẫn kinh tế giữa các thành phần của chúng (Lundgren và Raintree, 1983).

Nông lâm kết hợp là một hệ thống sử dụng đất trong đó phối hợp cây lâu năm với hoa màu và/hay vật nuôi một cách thích hợp với điều kiện sinh thái và


xã hội, theo hình thức phối hợp không gian và thời gian, để gia tăng sức sản xuất tổng thể của thực vật trồng và vật nuôi một cách vững bền trên một đơn vị diện tích đất, đặc biệt trong các tình huống có kỹ thuật thấp và trên các vùng đất khó khăn (Nair, 1987).

Các khái niệm trên đơn giản mô tả NLKH như là một loạt các hướng dẫn cho một sự sử dụng đất liên tục. Tuy nhiên, NLKH như là một kỹ thuật và khoa học đã được phát triển thành một điều gì khác hơn là các hướng dẫn. Ngày nay nó được xem như là một ngành nghề và một cách tiếp cận về sử dụng đất trong đó đã phối hợp sự đa dạng của quản lý tài nguyên tự nhiên một cách bền vững.

Trong nỗ lực để định nghĩa NLKH theo ý nghĩa tổng thể và mang đậm tính sinh thái môi trường hơn, Leaky (1996) đã mô tả nó như là các hệ thống quản lý tài nguyên đặt cơ sở trên đặc tính sinh thái và năng động nhờ vào sự phối hợp cây trồng lâu năm vào nông trại hay đồng cỏ để làm đa dạng và bền vững sự sản xuất giúp gia tăng các lợi ích về xã hội, kinh tế và môi trường của các nông trại nhỏ.

Vào năm 1997, Trung Tâm Quốc Tế Nghiên Cứu về NLKH (gọi tắt là ICRAF) đã xem xét lại khái niệm NLKH và phát triển nó rộng hơn như là một hệ thống sử dụng đất giới hạn trong các nông trại. Ngày nay nó được định nghĩa như là một hệ thống quản lý tài nguyên đặt cơ sở trên đặc tính sinh thái và năng động nhờ vào sự phối hợp cây trồng lâu năm vào nông trại hay đồng cỏ để làm đa dạng và bền vững sự sản xuất cho gia tăng các lợi ích về xã hội, kinh tế và môi trường của các mức độ nông trại khác nhau từ kinh tế hộ nhỏ đến "kinh tế Chi nhánh". Một cách đơn giản, ICRAF đã xem "Nông Lâm kết hợp là trồng cây trên nông trại" và định nghĩa nó như là một hệ thống quản lý tài nguyên tự nhiên năng động và lấy yếu tố sinh thái làm chính, qua đó cây được phối hợp trồng trên nông trại và vào hệ sinh thái nông nghiệp làm đa dạng và bền vững sức sản xuất để gia tăng các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho người canh tác ở các mức độ khác nhau.


2.1.2. Đặc điểm nhận biết về nông lâm kết hợp

Các đặc điểm để nhận biết một hệ thống nông lâm kết hợp Với định nghĩa trên của ICRAF, một hệ canh tác sử dụng đất được gọi là nông lâm kết hợp có các đặc điểm sau đây:

- Kỹ thuật nông lâm thường bao gồm hai hoặc nhiều hơn hai loại thực vật (hay thực vật và động vật) trong đó ít nhất phải có một loại thân gỗ.

- Có ít nhất hai hay nhiều hơn sản phẩm từ hệ thống.

- Chu kỳ sản xuất thường dài hơn là một năm .

- Đa dạng hơn về sinh thái (cấu trúc và nhiệm vụ) và về kinh tế so với canh tác độc canh.

- Cần phải có một mối quan hệ hỗ tương có ý nghĩa giữa thành phần cây thân gỗ và thành phần khác.

Trong các hệ thống Nông lâm kết hợp sự hiện diện của các mối quan hệ hỗ tương bao gồm về sinh thái và kinh tế giữa các thành phần của hệ thống là đặc điểm cơ bản.

2.1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài

Chi nhánh Nghiên cứu và Phát triển động vật bản địa - thuộc Công ty Cổ phần khai khoáng miền núi nằm ở xóm Gốc Gạo, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương (gọi tắt trong khóa luận là “Chi nhánh”, có địa hình tương đối bằng phẳng, có dòng Sông Cầu chảy qua, đất đai tương đối màu mỡ, tầng đất canh tác khá dầy. Đây là điều kiện tương đối thuận lợi cho việc sản xuất của chi nhánh, đặc biệt là sản xuất cây ăn quả, thức ăn xanh phục vụ cho đàn gia súc.

Trong những năm gần đây Chi nhánh đã đầu tư cho thử nghiệm các giống cây ăn quả đặc sản và cây thức ăn xanh có giá trị năng xuất, kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao. Chính vì vậy, mà đã giải quyết được nhu cầu thức ăn xanh cho gia súc vào mùa mưa, có thức ăn dự trữ cho mùa khô và cho ra sản phẩm cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao. Tổng diện tích của Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động


vật bản đị là 5,0 ha trong đó có 1,5 ha là diện tích cho trồng cây thức ăn cho gia súc. Diện tích đồng cỏ chăn thả là 01 ha. Diện tích trồng cây ăn quả là 2 ha, còn lại 0,5ha là làm nhà ở, nhà kho.

Thực sự bộ khuôn viên của Chi nhánh là một hệ thống NLKH hoàn chỉnh, tuy nhiên từ khi thành lập (2013) đến nay, các thành phần của hệ thồng đều có sự tương tác với nhau, nhưng chưa có một nghiên cứu nào về đánh giá hiệu quả hệ thống này. Theo nguyện vọng của bản thân và được sự đồng ý của BCN khoa Lâm nghiệp, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này.

2.1.4. Quan niệm về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường

2.1.4.1. Quan niệm về hiệu quả kinh tế

Được sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật, công nghệ được sử dụng trong sản xuất Nông nghiệp nói riêng và trong sản xuất nói chung. Hiệu quả phân phối: là giá trị sản phẩm tăng thêm trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực.

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối, điều đó có nghĩa là hai yếu tố hiện vật và giá trị đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất… Như vậy hiệu quả kinh tế là mục tiêu xuyên suốt các hoạt động kinh tế. Nó không phải là mục tiêu duy nhất mà trong nền kinh tế xã hội người ta còn quan tâm đến cả hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.

* Hiệu quả kinh tế

Là khâu trung tâm của tất cả các loại hiệu quả và nó có vai trò quyết định đến tất cả các loại hiệu quả khác. Hiệu quả kinh tế có khả năng lượng hoá bằng hệ thống các chỉ tiêu kinh tế.

Trong việc sử dụng đất trước hết phải sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm càng nhiều hàng hoá với giá thành hạ, chất lượng của sản phẩm và năng suất lao động cao, tích luỹ tái sản xuất mở rộng không ngừng. [8]

2.1.4.2. Quan niệm về Hiệu quả xã hội

Xem tất cả 66 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí