Tiêu Tốn Thức Ăn Để Sản Xuất 1 Kg Khối Lượng


với NT1 và NT2 là có ý nghĩa (P<0,05), không có sự khác biệt giữa NT1 và NT2 (P>0,05). Tăng khối lượng trung bình hàng ngày của trâu ở NTĐC thấp hơn so với khả năng tăng khối lượng theo tiêu chuẩn ăn cho trâu sinh trưởng của Kearl (1982). Điều này có lẽ là do trâu được nuôi nhốt trong chuồng, không được đầm tắm, đặc biệt vào những ngày oi bức (do tuyến mồ hôi ít, da lại dày, nên việc phát tán nhiệt của cơ thể gặp khó khăn. Trong trường hợp như vậy, trâu phải nhờ nước để điều hoà thân nhiệt). Điều này có thể do hiện tượng trâu bị stress nhiệt. Khi bị stress con vật phải huy động năng lượng tiềm tàng trong cơ thể, đây là năng lượng cho tăng khối lượng, sinh sản và tiết sữa. Do đó, trong điều kiện stress khả năng sản xuất của gia súc giảm và gây thiệt hại cho chăn nuôi. Ở tất cả các nghiệm thức thí nghiệm trâu được ăn khẩu phần có mức dinh dưỡng cao hơn so với tiêu chuẩn ăn của Kearl (1982) đều cho tăng khối lượng cao hơn so với nghiệm thức đối chứng (P<0,05).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Đào Lan Nhi (2003), khi nuôi vỗ béo trâu tơ trên khẩu phần cơ sở là rơm và cây ngô tươi chưa thu bắp. Trâu thí nghiệm được bổ sung hàng ngày 0,8; 1,6; 2,4 và 3,2 kg hỗn hợp bột sắn và bột lá sắn (theo tỷ lệ 1/1), tăng khối lượng của trâu tăng dần theo các mức bổ sung bột sắn và bột lá sắn từ 285-600 g/ngày. Mai Van Sanh và cs. (2006) khi cho trâu ở các nhóm ăn lượng thức ăn tinh như nhau gồm 1 kg bột sắn, 1 kg bột lá sắn và 0,5 kg rỉ mật, cỏ voi được thay thế bằng rơm có xử lý urê trong khẩu phần theo các mức 0,25, 50, 75%. Kết quả cho biết: Trâu cho tăng khối lượng từ 488 đến 544 g/ngày và không có sự sai khác giữa 2 khẩu phần thay thế 0 và 25% cỏ voi bằng rơm ủ urê nhưng có sự sai khác giữa khẩu phần 0% và 25% so với khẩu phần 50% và 75% (533 và 544 g so với 500 và 488 g/ngày). Trịnh Văn Trung và cs. (2006) nuôi trâu tơ với khẩu phần ăn ở các mức bổ sung bột sắn và bột lá sắn khác nhau cho kết quả tăng khối lượng của trâu đạt 342-578 g/ngày. Nguyễn Kiêm Chiến (2010) sử dụng khẩu phần ăn có bổ sung bột sắn, bột lá sắn vỗ béo trâu 18-24 tháng tuổi cho khả năng tăng khối lượng từ 513,9-527,8 g/ngày.


Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với nghiên cứu của Đào Lan nhi (2002), trâu tơ 18-20 tháng tuổi được nuôi với mức NLTĐ trong khẩu phần là 80%; 100% và 120% so với tiêu chuẩn ăn của Kearl (1982), tăng khối lượng của trâu tương ứng là: 359; 504 và 564 g/ngày; Trịnh Văn Trung và cs. 2007, khi nuôi nghé 13-18 tháng tuổi với các mức dinh dưỡng khác nhau, nghé cho tăng khối lượng 344,0-577,8 g/ngày. Wanapat và cs. (1991) thí nghiệm nuôi trâu đầm lầy chăn thả trên bãi cỏ ruzy 7 giờ/ngày và chia làm 3 nhóm: không bổ sung thức ăn, bổ sung thức ăn tinh hỗn hợp với 0,5% khối lượng cơ thể và bổ sung bột hạt bông với 0,2% khối lượng cơ thể, tăng khối lượng của trâu tương ứng 483, 594 và 515 g/ngày.

Xamedop (1962) (dẫn theo Agabayli, 1977) đã khẳng định lợi ích vỗ béo trâu tơ 15-30 tháng tuổi có ưu thế hơn trâu trưởng thành. Trâu non có thể tăng khối lượng 0,82 kg/ngày và có tỷ lệ chuyển hoá thức ăn tốt hơn bò địa phương (Ahmad và cs., 1995). Trâu hậu bị có thể tăng trưởng với mức 0,5 kg/ngày (Balock, 1995; Shahid và cs., 1995).

Trâu ở lứa tuổi 1 và 2 năm đưa vào vỗ béo tăng khối lượng tương tự nhau, 0,357 và 0,372 kg/ngày (nuôi tại chuồng); 0,674 và 0,735 kg/ngày (chăn thả có bổ sung thức ăn), nhưng trâu 1 năm tuổi có thời gian vỗ béo dài hơn trâu 2 năm tuổi để đạt khối lượng giết thịt 400 kg (Intaramongkorl và cs., 1994).

Truyền thống nuôi trâu của dân ta là chăn thả tự do, thức ăn chủ yếu là cỏ tự nhiên và các phụ phẩm nông nghiệp giàu xơ, lượng thức ăn tự gặm trên đồng cỏ được không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trâu, do vậy trâu chậm lớn, tăng khối lượng thấp. Sau khi ăn khẩu phần thí nghiệm, mức dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ hơn, đặc biệt ở các nghiệm thức thí nghiệm trâu ăn khẩu phần có mức năng lượng trao đổi cao hơn so với tiêu chuẩn ăn của Kearl (1982), tăng khối lượng cao hơn rõ rệt. Ảnh hưởng của các mức dinh dưỡng khác nhau trong khẩu phần tới khả năng tăng khối lượng của trâu được biểu diễn tại đồ thị 4.5.


NTĐC(100%) NT1 (110%) NT2 (120%)

700

613,9

600

600,4

595,4

564,8

515,7

550,9

555,6

500

495,6

523,5 532,4

490,7 495,4

400

300

7- 9

10-12

13-15

16-18

Giai đoạn tuổi

Tăng khối lượng (g/con/ngày)

Đồ thị 4.5. Tăng khối lượng của trâu qua các giai đoạn tuổi

Kết quả đồ thị 4.5 cho thấy, tăng khối lượng tuyệt đối của trâu tại các nghiệm thức giảm dần theo tháng tuổi và tuân theo quy luật sinh trưởng theo giai đoạn của gia súc nói chung và ở trâu nói riêng. Tại các thời điểm nghiên cứu, trâu nuôi ở nghiệm thức thí nghiệm (NT1, NT2) có mức tăng khối lượng tuyệt đối luôn lớn hơn trâu ở nghiệm thức đối chứng (NTĐC); trong đó trâu tại nghiệm thức thí nghiệm NT2 tăng khối lượng tuyệt đối cao hơn trâu tại nghiệm thức thí nghiệm NT1. Sự khác biệt về tăng khối lượng tuyệt đối của trâu tại các nghiệm thức cũng đồng nghĩa với mật độ dinh dưỡng có trong từng khẩu phần nuôi dưỡng trâu, tăng khối lượng cao nhất ở nghiệm thức sử dụng tiêu chuẩn ăn cao hơn tiêu chuẩn Kearl (1982) là 20% và kế đến là nghiệm thức sử dụng tiêu chuẩn ăn cao hơn 10% và thấp nhất là nghiệm thức sử dụng tiêu chuẩn tương đương 100%. Điều này cho thấy, trong thực tế việc áp dung tiêu chuẩn Kearl (1982) có hiệu chỉnh sẽ làm tăng khả năng sinh trưởng của trâu. Chênh lệch mức tăng khối lượng tuyệt đối của trâu ở các nghiệm thức thí nghiệm NT1, NT2 so với trâu ở nghiệm thức đối chứng bình quân dao động 32,8-104,8 và 60,2-118,3 g/ngày.


4.3.3. Tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1 kg khối lượng


Lượng thức ăn cần thiết để sản xuất 1 kg tăng khối lượng cơ thể phụ thuộc vào thức ăn trâu ăn được hàng ngày và mức tăng khối lượng tương ứng. Thức ăn chất lượng và khẩu phần hợp lý sẽ tăng tính ngon miêng, tỷ lệ tiêu hóa thức ăn, từ đó sẽ làm cải thiện tốt khả năng tăng khối lượng của vật nuôi. Trong đó mật độ dinh dưỡng trong khẩu phần có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng thức ăn, thức ăn có mật độ dinh dưỡng cao sẽ có tỷ lệ chuyển hoá thức ăn tốt hơn và tiêu tốn các chất dinh dưỡng cho 1 kg tăng khối lượng giảm. Ảnh hưởng của các mức dinh dưỡng khác nhau trong khẩu phần đến tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của trâu ở các nghiệm thức được trình bày ở bảng 4.24.

Lượng thức ăn tiêu tốn cho tăng 1 kg khối lượng của trâu tăng dần theo từng công thức thí nghiệm và theo từng giai đoạn tuổi. Các chỉ tiêu về tiêu tốn VCK/kg tăng khối lượng, tiêu tốn NLTĐ/kg tăng khối lượng và tiêu tốn protein thô/kg tăng khối lượng của trâu cao nhất ở NTĐC và thấp nhất ở trâu NT1. Điều này cho thấy khi sử dụng khẩu phần có giá trị dinh dưỡng cao hơn 10% so với tiêu chuẩn của Kearl (1982) thì đã đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cũng như hiệu quả sử thức ăn của trâu là cao nhất.

Giai đoạn 7-12 tháng tuổi, tiêu tốn VCK, năng lượng trao đổi và protein thô cho 1 kg tăng khối lượng của trâu thấp nhất ở NT1, tiếp đến NT2 và cao nhất ở NTĐC. Tuy nhiên, sự khác biệt về các chỉ tiêu này giữa các nghiệm thức thí nghiệm và nghiệm thức đối chứng chỉ có ý nghĩa về giá trị tuyệt đối và không có sai khác về thống kê (P>0,05).

Bảng 4.24. Tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng của trâu thí nghiệm


Giai


Đơn

Nghiệm thức

đoạn (tháng)

Chỉ tiêu

vị NTĐC (100%)

NT1 (110%)

NT2 (120%)

SEM

7 – 12

Tổng VCK tiêu thụ kg 594,9a 665,4b 694,4b 39,09 Tổng NLTĐ tiêu thụ MJ 7360,6a 8232,9b 8592,7b 423,43



Tổng lượng protein thô tiêu thụ

kg

74,3a

83,4b

88,9b

3,63

Tổng khối lượng tăng

kg

91,1a

104,9b

108,8b

2,54

Tiêu tốn VCK/kg tăng KL

kg

6,54

6,35

6,39

0,43

Tiêu tốn NLTĐ/kg tăng KL

MJ

80,8

78,6

79,1

4,34

Tiêu tốn protein /kg tăng KL

kg

0,82

0,79

0,81

0,06

Tổng VCK tiêu thụ

kg

970,9a

1034,3b

1086,8b

38,12

Tổng NLTĐ tiêu thụ MJ 9651,8a 10286,5b 10739,1b 315,24


Tổng lượng protein thô tiêu thụ

kg

104,7a

111,5b

117,4b

3,21

13 – 18

Tổng khối lượng tăng

kg

88,75a

95,03b

99,58b

2,95


Tiêu tốn VCK/kg tăng KL

kg

10,96

10,89

10,94

0,37


Tiêu tốn NLTĐ/kg tăng KL

MJ

108,9

108,3

108,5

4,26


Tiêu tốn protein /kg tăng KL

kg

1,18

1,16

1,17

0,03

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của khối lượng bố, mẹ và nuôi thâm canh đến khối lượng, sinh trưởng và sản xuất thịt của trâu - Nguyễn Công Định - 15

* Ghi chú: 100%; 110%; 120% là mức dinh dưỡng so với tiêu chuẩn ăn cho trâu sinh trưởng của Kearl (1982); Các số trung bình mang chữ cái khác nhau trong một hàng khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)

Tiêu tốn VCK/kg tăng khối lượng lần lượt là: 6,35; 6,39 và 6,41 kg VCK/kg tăng khối lượng tương ứng với NT1, NT2 và NTĐC. Tiêu tốn NLTĐ/kg tăng khối lượng của trâu giai đoạn 7-12 tháng tuổi là: 78,6; 79,1 và 79,4 MJ/kg tăng khối lượng tương ứng với NT1, NT2 và NTĐC. Sự sai khác giữa các nghiệm thức thí nghiệm và nghiệm thức đối chứng cũng tương tự như khi xem xét các chỉ tiêu về tiêu tốn vật chất khô cho mỗi kg tăng khối lượng. Theo Ranjhan và Mudgal (1978) (trích dẫn theo Nguyễn Xuân Trạch và cs., 2005) cho biết trâu có khôi lượng 100- 500 kg cần 10-15,5 Kcal ME/g tăng khối lượng tương đương 0,04-0,06 MJ/g tăng khối lượng, trong đó mức 10 Kcal ME/g tăng khối lượng áp dụng cho trâu có khôi lượng 100-250 kg, khi khôi lượng tăng lên thêm 50 kg thì nhu câu tăng thêm 1 Kcal/g tăng khối lượng.

Tiêu tốn protein thô cho 1 kg tăng khối lượng giai đoạn 7-12 tháng tuổi của trâu dao động trong khoảng 0,79-0,82 kg protein thô/kg tăng khối lượng, kết quả nghiên cứu của chúng tôi có phần thấp hơn so với nghiên cứu của Pathat (1988), nuôi trâu với khẩu phần protein cao, tiêu tốn 810-910 g protein



thô/1 kg tăng khối lượng. Khổng Văn Đĩnh và Phí Như Liễu (1987) tiêu tốn 850-1089 g protein thô/1 kg tăng khối lượng. Kết quả này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Ragheb và cs. (1989) trâu tơ sử dụng 778-1543 g protein thô cho 1 kg tăng khối lượng.

Tương tự, giai đoạn 13-18 tháng tuổi tiêu tốn VCK/1 kg tăng khối lượng ở NT1, NT2 và NTĐC lần lượt là: 10,79; 10,91 và 10,92 kg VCK/1 kg tăng khối lượng. Sự sai về mức tiêu tốn vật chất khô cho mỗi kg tăng khối lượng giữa các nghiệm thức thí nghiệm chỉ có ý nghĩa về trị tuyệt đối và không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với công bố của tác giả Trịnh Văn Trung và cs. (2007), tiêu tốn VCK/1 kg tăng khối lượng là: 9,4-12,3 kg. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi có phần thấp hơn so với công bố của Đào Lan Nhi và cs. (2003), kết quả cho biết: Khi bổ sung bột sắn và lá sắn chế biến trong khẩu phần vỗ béo trâu tơ thì mức tiêu tốn dao động trong khoảng 10,6 – 19,2 kg VCK/1 kg tăng khối lượng. Kết quả trong nghiên cứu này cũng cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Mai Van Sanh và cs. (2006), khi nuôi bằng khẩu phần có thay thế cỏ xanh bằng các mức rơm ủ urea từ 0-75% là 8,43-9,59 kg VCK/1 kg tăng khối lượng.

Theo Đào Lan Nhi (2002), nuôi dưỡng trâu 18-20 tháng tuổi với mức năng lượng trao đổi là 80%; 100% và 120%, mức năng lượng được dựa theo theo tiêu chuẩn ăn cho trâu sinh trưởng của Kearl (1982), kết quả cho biết: Tiêu tốn VCK cho 1 kg tăng khối lượng của trâu tương ứng là 13,21 kg; 11,36 kg và 11,8 kg. Wanapat và Wachirapakorn (1990), khi nghiên cứu bổ sung thức ăn tinh trong khẩu phần của trâu tơ 18-24 tháng tuổi cho kết quả: Tiêu tốn VCK cho 1 kg tăng khối lượng từ 10,5 kg đến 19,8 kg. Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi có phần thấp hơn có thể được giải thích là do khả năng tăng khối lượng của trâu ở giai đoạn 13-18 tháng tuổi cao hơn trâu ở giai đoạn 18-24 tháng tuổi. Theo Nguyễn Kiêm Chiến (2010), khi sử dụng khẩu phần ăn có bổ sung bột sắn, bột lá sắn vỗ béo trâu 18-24 tháng tuổi, tiêu VCK/1kg tăng khối lượng của trâu dao động



trong khoảng 9,31-12,24 kg VCK/1kg tăng khối lượng.


Tiêu tốn NLTĐ/kg tăng khối lượng của trâu giai đoạn 13-18 tháng tuổi dao động trong khoảng 107,3-108,6 MJ/kg tăng khối lượng, sự khác biệt về chỉ tiêu này giữa các nghiệm thức thí nghiệm (NT1 và NT2) là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của Trịnh Văn Trung và cs. (2006), tiêu tốn NLTĐ/kg tăng khối lượng của trâu dao động 99,6-127,1 MJ/kg tăng khối lượng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có phần cao hơn so với công bố của Mai Van Sanh và cs. (2006), tiêu tốn NLTĐ/kg tăng khối lượng của trâu là: 81,99- 91,82 MJ/kg tăng khối lượng cũng tương tự khi so sánh với kết quả của Nguyễn Kiêm Chiến (2010) là 84,88-97,80 MJ/kg tăng khối lượng.

Tiêu tốn protein thô cho 1 kg tăng khối lượng của trâu ở các nghiệm thức thí nghiêm dao động trong khoảng 1,16-1,18 kg protein thô/kg tăng khối lượng. Kết quả trong nghiên cứu này có phần cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Đào Lan Nhi (2002), trâu tơ sử dụng 1010 g đến 1230 g protein thô cho 1 kg tăng khối lượng. Trịnh Văn Trung và cs. (2007), trâu tơ 13-18 tháng tuổi sử dụng 1,16-1,35 kg protein thô cho 1 kg tăng trọng. Nguyễn Kiêm Chiến (2010), khi sử dụng khẩu phần ăn có bổ sung bột sắn, bột lá sắn nuôi vỗ béo trâu giai đoạn 18- 24 tháng tuổi thì mức tiêu tốn protein cho mỗi kg tăng khối lượng là: 0,98-1,25 kg.

4.3.4. Mức dinh dưỡng thu nhận từ thức ăn so với tiêu chuẩn Kearl (1982)

Nhu cầu dinh dưỡng là số lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho con vật trong một ngày đêm. Ở Việt Nam, hiện chưa áp dụng hệ thông nhất quán nào để tính toán nhu cầu dinh dưỡng cho trâu. Tuy nhiên, có thể dựa vào khuyến cáo từ các nước, như ARC của Anh (1980); NRC của Mỹ (1984); INRA của Pháp (1989); AFCR của Anh (1993) và Kearl của Mỹ (1982). Trong nghiên cứu này, chúng tôi dựa trên tiêu chuẩn của Kearl (1982), đây là tiêu chuẩn ăn được xây dựng để áp dụng cho gia súc nhai lại vùng nhiệt đới, làm cơ sở tính nhu cầu dinh dưỡng cho các nhóm trâu thí nghiệm. Qua theo dõi, cho thấy: Mức


dinh dưỡng thu nhận của trâu nuôi thí nghiệm giữa thực tế nuôi dưỡng và lý thuyết có những sai khác nhất định. Vì vậy, chúng tôi đã tính toán sự chênh lệch đó và có thể đưa ra khuyến cáo để xây dựng tiêu chuẩn ăn sát với thực tế hơn trên các nhóm trâu thí nghiệm. Kết quả so sánh được trình bày tại bảng 4.25.

Bảng 4.25. Mức dinh dưỡng thu nhận thực tế so với tiêu chuẩn của Kearl (1982)



Chỉ tiêu Đơn vị


NTĐC (100%)

Nghiệm thức

NT1 (110%)


NT2 (120%)



Mean±SD

Mean±SD

Mean±SD

Tăng khối lượng thực tế

kg

0,498 ± 0,012

0,557 ± 0,019

0,579 ± 0,031

Nhu cầu VCK theo Kearl

kg

4,22 ± 0,23

4,60 ± 0,25

4,72 ± 0,27

VCK thực tế thu nhận

kg

4,11 ± 0,25

4,78 ± 0,27

4,95 ± 0,29

Chênh lệch thực tế - tiêu chuẩn

kg

-0,11

0,17

0,24

Nhu cầu NLTĐ theo Kearl

MJ

44,82 ± 1,17

49,15 ± 1,38

51,56 ± 1,58

NLTĐ thực tế thu nhận

MJ

44,19 ± 1,51

51,64 ± 1,69

55,19 ± 1,98

Chênh lệch thực tế - tiêu chuẩn

MJ

-0,63

2,49

3,62

Nhu cầu Protein thô theo Kearl

g

473,75 ± 16,31

525,58 ± 17,20

542,34 ± 18,42

Protein thô thực tế thu nhận

g

463,03 ± 19,93

554,06 ± 21,11

577,01 ± 24,70

Chênh lệch thực tế - tiêu chuẩn

g

-10,72

28,48

34,67


Kết quả tại bảng 4.25 cho thấy: Lượng VCK thu nhận của NTĐC là 4,11 kg VCK/ngày, thấp hơn so với tiêu chuẩn là 0,11 kg VCK/ngày. Mức chênh lệch giữa tiêu chuẩn so với thực tế thu nhận của NT1 và NT2 lần lượt là 0,17 và 0,24 kg VCK/ngày, điều này cũng thể hiện được lượng vật chất khô thu nhận thực tế của trâu tại các nghiệm thức thí nghiệm phụ thuộc lớn vào mật độ dinh dưỡng của khẩu phần đã được phân tích ở các phần trước. Như vậy, có thể thấy do điều kiện thức ăn sử dụng cho chăn nuôi trâu trong thí nghiệm này có sự khác biệt tương đối lớn về chất lượng và tỷ lệ tiêu hóa thấp so với tiêu chuẩn Kearl (1982). Vì vậy để phát huy tối đa tiềm năng sinh trưởng nên cho trâu ăn khẩu phần có

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/11/2022