Ảnh Hưởng Của Thức Ăn Dinh Dưỡng Đến Sinh Trưởng Và Sức Sản Xuất Thịt Của Dê


x 75% Khari) là 2,38; 20,70 kg; (25% Boer x (50% Khari x 25% Jumnapari))

là 2,21; 20,63 kg; (50% Boer và 50% Khari) là 2,69; 23,40 kg; (50% Boer x (25% Khari và 25% Jumnapari)) là 2,86; 23,91 kg. Qua đó cho thấy, khối lượng con lai đều cao hơn so với giống dê Khari thuần (P<0,05).

Khanal và cs. (2019) đã chỉ ra mức độ phù hợp giữa các giống khác nhau là điều cần thiết để chăn nuôi dê thịt bền vững. Tác giả đã nghiên cứu trong vòng 7 năm trên các đối tượng dê có nhiều kiểu gen khác nhau bao gồm: Boer, Kiko, Spanish, F1 (Boer x Kiko); F1 (Boer x Spanish) để đánh giá một số chỉ tiêu liên quan đến ưu thế lai. Kết quả cho thấy, tổ hợp lai F1 (Boer x Kiko) cho khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa cao nhất (P<0,05) so với các nhóm còn lại và so với giống thuần.

Những kết quả nghiên cứu trên cho thấy, việc lai tạo là một giải pháp nâng cao sinh trưởng của dê nhanh nhất, hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, khi cho lai tạo với mục đích cải tạo giống dê địa phương đã khiến cho các giống dê này đang có xu hướng suy giảm và suy thoái do bị pha tạp với nguồn gen ngoại nhập, làm cho đặc điểm di truyền của giống gốc dần mất đi và hiện hữu nguy cơ biến mất. Đây chính là vấn đề cần lưu ý trong công tác bảo tồn, lưu giữ giống địa phương trong đó có dê Định Hóa. Vì vậy, để bảo tồn một nguồn gen quý, chúng ta nên sử dụng những kỹ thuật sinh học phân tử, kỹ thuật chọn lọc để nâng cao sinh trưởng của dê bản địa, để không những đem lại nguồn lợi cho người nông dân về kinh tế hàng hoá mà còn góp phần bảo vệ là loài động vật quý ăn sâu vào đời sống, trở thành một phần lịch sử, văn hoá, xã hội vùng miền.

1.2. Ảnh hưởng của thức ăn dinh dưỡng đến sinh trưởng và sức sản xuất thịt của dê

Thức ăn là tiền đề tạo nên năng suất vật nuôi, tùy theo mục đích sử dụng mà số lượng và chất lượng thức ăn cũng khác nhau. Trong điều kiện chăn thả


tự nhiên, dê sẽ tự điều tiết được mức thu nhận về số lượng và chất lượng thức ăn từ bãi chăn, vì thế nếu thời tiết thuận lợi thì thức ăn luôn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho dê và ngược lại. Còn trong điều kiện nuôi dưỡng chủ động của con người, dê cần được cung cấp đầy đủ cả về số lượng và chất lượng thức ăn, theo nhu cầu của cơ thể để đảm bảo sinh trưởng của dê. Nếu thức ăn kém dinh dưỡng, thiếu protein, vitamin, khoáng... sẽ làm cho sinh trưởng của dê chậm lại.

Dê là loài động vật nhai lại, chúng có khả năng sử dụng các loại thức ăn thô xanh, nhiều chất xơ. Thức ăn tươi xanh luôn là thức ăn lý tưởng cung cấp cho dê với hàm lượng nước cao từ 65 - 85% nhưng lại có giá trị dinh dưỡng thấp. Mỗi loại thức ăn xanh có giá trị dinh dưỡng khác nhau như cỏ hòa thảo có lượng protein thô trung bình 9,8% vật chất khô (75 - 145 g/kg vật chất khô), hàm lượng xơ khá cao (269 - 372 g/kg vật chất khô), cây bộ đậu có hàm lượng protein thô trung bình 167 g/kg vật chất khô. Trong khi các loại rau, bèo hàm lượng chất khô thấp 6 - 10%, hàm lượng protein thô chiếm 16 - 17% so với vật chất khô nên giá trị năng lượng thấp (Nguyễn Đăng Vang, 2000). Vì vậy, nếu chỉ cho dê ăn một loại thức ăn duy nhất ví dụ cỏ khô hoặc thức ăn xanh, sẽ khiến cho khối lượng của dê tăng chậm hoặc giảm rõ rệt. Vì những loại thức ăn này có giá trị dinh dưỡng thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu sinh trưởng của dê. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh luận điểm này. Asnakew và Berhan (2007) đã tiến hành nuôi dê đực Hararghe Highland ở Ethiopia với khẩu phần chỉ đơn thuần là cỏ khô, không bổ sung thêm bất kỳ loại thức ăn nào. Lượng cỏ khô được tính bằng 3,8% khối lượng cơ thể (theo vật chất khô). Kết quả theo dõi cho thấy, khối lượng lúc bắt đầu thí nghiệm của dê là 17,70 kg/con, sau 90 ngày nuôi, khối lượng dê chỉ còn 17,65 kg/con (giảm 0,05 kg/con). Điều này cho thấy, nếu chỉ nuôi bằng cỏ khô, một loại thức ăn đơn lẻ sẽ không đáp ứng đủ dinh dưỡng cho dê, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của dê, thậm chí còn làm giảm sinh trưởng. Tương tự Solomon và

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 306 trang tài liệu này.


Simret (2008) cho thấy khối lượng dê giảm từ 21,4 kg/con xuống còn 18,70 kg/con trong 90 ngày, mức giảm tương đương là 30,18 g/con/ngày khi chỉ cho dê ăn đơn thuần cỏ khô. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy sinh trưởng của dê chậm hoặc thậm chí giảm khi cho dê ăn thức ăn đơn lẻ, kém giá trị dinh dưỡng như khẩu phần chỉ có một loại cỏ khô, hoặc một loại thân lá nào đó (Wondwosen và cs., 2010; Asmamaw và Ajebu, 2012; Tadesse và cs., 2013).

Đặc điểm sinh trưởng và mối tương quan đa hình gen POU1F1 với tính trạng sinh trưởng của dê địa phương Định Hóa - 5

Trong chăn nuôi dê, việc nghiên cứu các giải pháp thay thế, bổ sung hoặc cung cấp đầy đủ thức ăn có thành phần dinh dưỡng hợp lý cho sinh trưởng của dê đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Từ việc nghiên cứu bổ sung thay thế thức ăn thô xanh, thức ăn chế biến (bột cỏ khô, các loại thức ăn được xử lý trước khi cho dê ăn); thức ăn là sản phẩm phụ của chế biến thực phẩm cho con người, các loại thức ăn cung cấp năng lượng, protein, đến các loại thức ăn tinh hỗn hợp hoàn chỉnh cho nhu cầu của dê. Những nghiên cứu này đã và đang được hoàn thiện, nhằm mục tiêu nâng cao khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của dê.

1.2.1. Ảnh hưởng của việc bổ sung và thay thế thức ăn thô xanh đến sinh trưởng của dê

Các loại thức ăn thô xanh đóng vai trò quan trọng đối với sinh trưởng của dê. Khi chăn thả trên đồi bãi, dê thường tìm kiếm các loại thân lá non làm thức ăn. Loại thức ăn này khá đa dạng và phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp, vào mùa vụ… cho nên khá thất thường. Do đó, sinh trưởng của dê cũng bị ảnh hưởng theo, vào những thời điểm kiếm được nhiều thức ăn thì sinh trưởng nhanh hơn, thời điểm ít thức ăn sinh trưởng chậm. Dựa trên cơ sở này, việc bổ sung thêm thức ăn thô xanh cho dê là giải pháp được nhiều nhà khoa học quan tâm. Khi bổ sung thêm thức ăn thô xanh, sinh trưởng và sức sản xuất thịt của dê sẽ được cải thiện, hiệu quả chăn nuôi vì thế cũng được nâng lên.


Ở Việt Nam cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu, tìm ra các giải pháp cung cấp thức ăn cho dê. Nguyen Thi Mui và cs. (2001) cho biết, các loại thân lá của cây mít, cây Flemingia đều có khả năng dùng để thay thế các loại thức ăn khác trong khẩu phần của dê sinh trưởng. Dê được ăn ngọn lá mít có tổng lượng vật chất khô ăn vào lên đến 3,85 - 4,96% khối lượng cơ thể, hàm lượng tannin tổng số chiếm 3,32% vật chất khô và có hệ số chuyển hóa thức ăn thấp hơn so với khẩu phần không được bổ sung. Riêng đối với ngọn lá Flemingia, thì tiềm năng thay thế kém hơn so với ngọn lá mít, vì cây Flemingia có hàm lượng vật chất khô thấp chỉ từ 14 - 18%. Tuy nhiên, dùng ngọn lá Flemingia phối hợp với ngọn lá mít sẽ cho hiệu quả tốt hơn so với khẩu phần ăn truyền thống gồm cỏ khô và cám hỗn hợp (Nguyen Thi Mui và cs., 2002).

Duong Nguyen Khang và cs. (2005) cho biết, lá sắn cũng có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi dê bởi chúng giàu đạm, giàu vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất khi sử dụng làm thức ăn cho dê là trong ngọn lá sắn có chứa độc tố axit cyanhydic (HCN), có khả năng gây ngộ độc. Trong thực tế sản xuất, có những vùng người chăn nuôi sử dụng lá sắn làm thức ăn cho dê nhưng cho dê ăn quá nhiều hoặc bổ sung lúc dê đói dẫn đến dê bị ngộ độc. Khuc Thi Hue và cs. (2010) khuyến cáo nếu bổ sung ngọn lá sắn vào khẩu phần ăn cho dê nên bổ sung ở mức 1,5% khối lượng cơ thể. Trước khi bổ sung ngọn lá sắn cho dê ăn cần phơi héo, phơi khô để làm giảm lượng HCN (axit cyanhydric) tránh gây ngộ độc cho dê.

Nguyễn Hữu Văn (2012) cho biết, thân cây chuối sau thu hoạch cũng có thể sử dụng cho dê ăn. Tuy nhiên, không nên cho dê ăn liên tục trong một thời gian dài, sẽ khiến dê bị giảm cân. Nếu nuôi dê theo hình thức nuôi nhốt thì cần bổ sung thân chuối với hỗn hợp rơm đã được kiềm hóa bằng ure, kết hợp với khoáng và lá mít sẽ giúp khối lượng dê tăng bình quân/ngày đạt 106 g.

Ngô Thị Thùy và cs. (2016) đã chỉ ra rằng, có thể thay thế cỏ voi bằng 35% thân lá của cây đậu mèo đã được phơi khô vào khẩu phần ăn cho dê.


Trong quá trình nghiên cứu các tác giả thấy rằng, việc bổ sung thân lá đậu mèo phơi khô vào khẩu phần ăn cho dê sẽ giúp lượng tiêu hóa vật chất khô, chất hữu cơ tăng, chất xơ tăng. Vì vậy, bổ sung 35% thân lá cây đậu mèo phơi khô thay thế cỏ voi sẽ nâng cao được chất lượng thức ăn giàu xơ cho dê.

Nguyễn Thị Thu Hồng và Dương Nguyên Khang (2017) đã tiến hành nghiên cứu bổ sung thân lá cây Mai dương ở mức tannin 30 g/kg vật chất khô vào khẩu phần ăn cho dê. Kết quả chỉ ra rằng mức ăn vào của vật chất khô (699 g/ngày), chất hữu cơ (622 g/ngày) và protein thô (121 g/ngày) đều cao hơn so với lô không bổ sung với (P<0,05). Thêm vào đó, cây Mai dương có hàm lượng tannin vừa phải 9,14%; protein thô cao 21%, vật chất khô chiếm 40,6% đây là yếu tố làm tăng tính ngon miệng, tăng lượng thức ăn ăn vào của dê giúp cho mức tăng trọng tuyệt đối cao đạt 97,6 g/con/ngày, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp 7,17 kg vật chất khô/kg tăng khối lượng, tỷ lệ thịt xẻ đạt 46,9%.

Le Van Phong và Nguyen Van Thu (2018) cho biết, trong chăn nuôi dê Bách Thảo có thể sử dụng lá cây bắp cải để thay thế cho cỏ lông Para đã cải thiện được mức độ dinh dưỡng, hiệu quả sinh trưởng tốt. Tác giả cũng cho thấy mức độ thay thế tối ưu của lá bắp cải cho cỏ lông Para lên tới 50%. Ho Quoc Đat và cs. (2018) đã nghiên cứu bổ sung dây bìm bìm (Operculia turpethum) trong khẩu phần ăn cho dê Bách Thảo với mục đích thay thế cỏ lông Para. Các tác giả thấy rằng, việc thay thế 25 - 35% dây bìm bìm thay cho cỏ lông Para không ảnh đến khả năng sinh trưởng của dê.

Sanon và cs. (2008) đã nghiên cứu bổ sung vỏ cây Acacia senegal, vỏ cây Pterocarpus lucens cho dê Sahelian giai đoạn 10 đến 12 tháng tuổi ở Tây Phi. Ngoài ăn vỏ cây Acacia senega và vỏ cây Pterocarpus lucens thì dê còn được ăn thêm 200 g cám kê và 200 g cỏ khô, lô đối chứng dê được ăn 200 g cám kê và 200 g bột hạt bông, cỏ khô. Dê được nuôi nhốt hoàn toàn và được cho ăn theo định mức bổ sung là 4% trọng lượng cơ thể, thí nghiệm được tiến


hành trong 10 tuần. Kết quả cho thấy, dê được ăn vỏ Acacia senegal có mức tăng khối lượng bình quân/ngày đạt 56 g, cao hơn so với ăn vỏ cây Pterocarpus lucens chỉ đạt 24 g/con/ngày, lô đối chứng là 51 g/con/ngày. Tương ứng với tỷ lệ thịt xẻ 46%, 42% và 43%. Điều đó cho thấy giữa dê được ăn bổ sung vỏ cây Acacia senegal và dê được cho ăn ở lô đối chứng mức tăng khối lượng và tỷ lệ thịt xẻ không có sự sai khác nhau với (P>0,05). Vì vậy, giải pháp bổ sung vỏ cây Acacia senegal vào khẩu phần ăn cho dê vào mùa khô sẽ giúp người dân giảm được chi phí mua thức ăn tinh trong khi dê vẫn đảm bảo được khả năng sinh trưởng và năng suất thịt.

Samson và cs. (2016) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung lá Neem (Azadirachta indica) và lá Acacia (Acacia senegal) đã được phơi khô tự nhiên vào khẩu phần ăn cho dê Somali tai ngắn. Các tác giả thấy rằng, tổng lượng vật chất khô ăn vào của 2 loại lá này là 705,7; 770,4 g/ngày và protein thô là 72,71 và 88,1 g/ngày. Tỷ lệ tiêu hóa protein thô của dê ăn lá Neem đạt 72% và ăn lá Acacia là 67%, mức tăng khối lượng đạt 45,6 g/ngày và 35,6 g/ngày tương ứng khi cho ăn lá Neem và Acacia, tỷ lệ thịt xẻ tính theo khối lượng lúc giết mổ đạt 36,2 và 41%. Các tác giả đã khuyến cáo nên sử dụng lá Neem, lá Acacia vào khẩu phần ăn cho dê Somali tai ngắn sẽ giúp cải thiện dinh dưỡng hơn là chỉ cho ăn đơn thuần cỏ khô.

Denbela và cs. (2018) đã sử dụng các lá cây họ đậu để bổ sung cho dê thịt Woyto - Guji ở Ethiopia. Trong quá trình nghiên cứu các tác giả đã thấy rằng việc bổ sung 35% lá đậu xanh vào khẩu phần ăn cho dê là tốt nhất. Vì sẽ giúp cho lượng vật chất khô ăn vào đạt 719 g/ngày, mức tăng khối lượng bình quân/ngày đạt 71,3 g/con/ngày, tỷ lệ thịt xẻ đạt 50,8%. Nếu bổ sung 35% lá đậu công thì mức tăng khối lượng bình quân chỉ đạt 29,9 g/con/ngày, tỷ lệ thịt xẻ đạt 51,8%. Tuy nhiên, nếu kết hợp bổ sung 17,5% lá đậu xanh + 17,5% lá đậu công thì cho hiệu quả tốt hơn với mức tăng 40,4 g/con/ngày và tỷ lệ thịt xẻ đạt 45,5%.


1.2.2. Ảnh hưởng của việc bổ sung các sản phẩm sơ chế (bột lá, bột các loại hạt tận thu của trồng bông, lanh, hạch nhân…) đến sinh trưởng và sức sản xuất thịt của dê

Ngoài việc sử dụng thân lá cây xanh, trong sản xuất việc chế biến thành bột các loại thân lá cỏ, các loại hạt tận thu của việc trồng bông, trồng lanh… cũng là một hướng nhằm bổ sung dinh dưỡng cho dê. Các sản phẩm sơ chế này đã góp phần tận thu sản phẩm nông nghiệp, giúp dự trữ được thức ăn cho dê, đồng thời bổ sung thêm vào khẩu phần ăn của dê những dinh dưỡng cần thiết, giúp đẩy nhanh sinh trưởng và nâng cao năng suất thịt của dê. Một số nghiên cứu đã cho thấy sinh trưởng của dê chậm hoặc thậm chí giảm khi cho dê ăn thức ăn đơn lẻ, kém giá trị dinh dưỡng như khẩu phần chỉ có một loại cỏ khô, hoặc một loại thân lá nào đó (Katongole và cs., 2009; Wondwosen và cs., 2010; Asmamaw và Ajebu, 2012; Tadesse và cs., 2013).

Mulisa và cs. (2019) đã nghiên cứu bổ sung kết hợp giữa bột lá đậu công với bột lá Neem vào khẩu phần ăn cho dê Gumuz ở Ethiopia. Thí nghiệm được tiến hành trong 90 ngày trên 6 con dê/lô. Các tác giả bổ sung với các mức cho dê ăn 225 g bột lá đậu công + 75 g bột lá Neem, 150 g bột lá đậu công + 150 g bột lá Neem, 225 g bột lá đậu công + 25 g bột lá Neem, đảm bảo cung cấp đủ 300 g vật chất khô/con/ngày. Kết quả cho thấy mức tăng khối lượng bình quân/ngày đạt 37,9; 35,8 và 22,8 g tương ứng với các mức bổ sung trên. Tỷ lệ thịt xẻ tương ứng đạt 38; 39; 40%. Điều đó cho thấy việc bổ sung kết hợp giữa 2 loại bột lá có thể thay thế một phần thức ăn tinh hỗn hợp thông thường, mà vẫn đảm bảo dê sinh trưởng, phát triển cho năng suất thịt cao, giảm được chi phí thức ăn, tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi.

Oliveria và cs. (2019) cho biết, bột của cây xương rồng có thể sử dụng để thay thế ngô bột để nuôi dê Boer mà không ảnh hưởng đến năng suất, hiệu suất sử dụng thức ăn của dê. Các tác giả cho biết nếu bổ sung bột xương rồng ở các mức 330 g, 660 g và 1000 g (tính trên 1 kg VCK) thì hiệu suất chuyển


đổi thức ăn, tính cảm quan thân thịt không có sự sai khác so với không bổ sung với (P≥0,05). Tuy nhiên, mức tăng khối lượng/ngày, khối lượng thịt xẻ và tỷ lệ thịt xẻ lại có sự sai khác khi tăng mức độ bổ sung bột xương rồng cụ thể: ở mức bổ sung 330 g bột xương rồng cho hiệu quả tốt nhất với mức tăng 170 g/con/ngày cao hơn so với không bổ sung (168 g/con/ngày), mức tăng khối lượng/con/ngày sẽ giảm dần khi bổ sung ở các mức 660 và 1000 g từ 126 xuống 119 g/con/ngày. Tương ứng với khối lượng thịt xẻ và tỷ lệ thịt xẻ đạt được ở các mức 0 bổ sung, bổ sung 330; 660 và 1000 g bột xương rồng là 12,22; 12,78; 10,11; 9,44 và 44,86; 46,50; 42,05 và 39,56%. Qua đó, cho thấy

bột xương rồng có thể sử dụng làm nguồn cung cấp cacbon hydrate trong chăn nuôi dê và cho các động vật khác, giảm được chi phí chăn nuôi, không ảnh hưởng đến chất lượng và tính cảm quan của thịt.

Desnatie và cs. (2020) chỉ ra rằng, có thể sử dụng 30% bột của vỏ cây thông để thay thế cho 30% cỏ khô Bermuda cho dê lai Kiko ở Mỹ giai đoạn 8 tháng tuổi. Vì trong bột vỏ thông xay rất giàu chất tanin, đây là chất bổ sung rất tốt cho dê thịt, giống như một chất thúc đẩy tăng trưởng tự nhiên mà không ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng, chỉ số thân thịt ở dê. Việc bổ sung 30% bột vỏ thông đã làm tăng khối lượng bình quân của dê đạt 320,1 g/con/ngày, trong khi bổ sung 30% cỏ khô Bermuda đạt 310 g/con/ngày. Làm tăng tỷ lệ thịt xẻ (44% so với 42% theo thứ tự tương ứng). Điều đó cho thấy việc lựa chọn bột vỏ thông bổ sung vào khẩu phần ăn cho dê thịt sẽ giảm được chi phí thức ăn trong chăn nuôi dê thương phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Wondwosen và cs. (2010) đã tiến hành sử dụng bột hạt bông, bột lanh và bột hạch nhân để nuôi dê đực Sidama ở Ethiopia. Các tác giả đã tiến hành theo dõi trên 5 con dê đực ở mỗi lô thí nghiệm, nuôi theo phương pháp nuôi nhốt cá thể. Thí nghiệm được theo dõi trong vòng 90 ngày, mỗi ngày cho dê ăn hai bữa vào lúc 8 giờ và 16 giờ. Các loại bột được bổ sung với lượng 248 g

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/02/2023