Tăng Khối Lượng Của Trâu Trong Thời Gian Thí Nghiệm


Cái 51 96,03 ± 3,92 48 96,33 ± 3,63

Đực 54 109,88 ± 5,25 56 109,52 ± 4,80

6

Cái

50

108,87 ± 4,68

48

107,74 ± 5,05

Đực

54

131,66 ± 5,68

55

129,46 ± 6,51

12

Cái

49

130,13 ± 6,63

48

128,93 ± 5,86

Đực

42

158,96 ± 3,88

43

158,47 ± 3,90

24

Cái

39

157,97 ± 4,05

33

156,93 ± 4,63

Đực

32

171,83 ± 4,70

36

171,75 ± 4,23

36

Cái

23

170,25 ± 9,65

28

169,75 ± 4,56

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của khối lượng bố, mẹ và nuôi thâm canh đến khối lượng, sinh trưởng và sản xuất thịt của trâu - Nguyễn Công Định - 14

Tương tự như chiều đo cao vây và vòng ngực, chiều đo dài thân chéo (Bảng 4.21) của nghiệm thức 1 lúc sơ sinh là (60,10 cm con đực và 57,55 cm con cái); 12 tháng tuổi (con đực là 98,28 cm, con cái là 97,08 cm); 36 tháng tuổi (133,96 cm con đực và 133,16 con cái), nghiệm thức 2 là: sơ sinh là (57,94 cm con đực và 56,21 cm con cái); 12 tháng tuổi (con đực là 97,14 cm, con cái là 95,40 cm); 36 tháng tuổi (132,79 cm con đực và 131,19 con cái) và ở trâu đực luôn có chiều đo dài thân chéo cao hơn so với trâu cái.

Tuổi

Giới

Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2

(tháng) tính

n

Mean ± SD

n

Mean ± SD

Đực

54

60,10 ± 3,22

56

57,94 ± 3,00

Cái

51

57,55 ± 3,32

48

56,21 ± 2,98

Đực

54

73,21 ± 2,98

56

72,64 ± 2,81

Cái

51

72,82 ± 4,04

48

71,73 ± 2,87

Đực

54

84,10 ± 6,83

56

82,73 ± 11,35

Cái

50

82,73 ± 2,64

48

80,98 ± 7,21

Đực

54

98,28 ± 2,94

55

97,14 ± 2,80

Cái

49

97,08 ± 2,82

48

95,40 ± 2,57

24 Đực

42

124,40 ± 2,79

43

123,46 ± 2,97

Bảng 4.21. Kích thước chiều đo dài thân chéo của trâu ở các mốc tuổi (cm)


Sơ sinh


3


6


12


Cái

39

123,75 ± 2,64

33

123,37 ± 2,80

Đực

32

133,96 ± 3,81

36

132,79 ± 4,23

Cái

23

133,16 ± 9,92

28

131,19 ± 3,83

36


Qua kích thước 3 chiều đo chính là: Cao vây, vòng ngực, dài thân chéo ta thấy khi sơ sinh vòng ngực là lớn nhất, đến lúc 36 tháng tuổi trật tự này cũng vẫn không thay đổi và kích thước các chiều đo của trâu đực luôn cao hơn kích thước các chiều đo của trâu cái. Điều này là hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng gia súc nói chung và trâu nói riêng, đó là quy luật phát triển không đồng đều giữa các giai đoạn, nghé phát triển mạnh nhất ở thời kỳ mới sinh, sau đó giảm dần qua các mốc tuổi, càng nhiều tuổi thì kích thước các chiều đo càng phát triển chậm.

4.3 Ảnh hưởng của các khẩu phần có mức dinh dưỡng cao đến khả năng sinh trưởng của trâu 7 đến 18 tháng tuổi

4.3.1. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày

Nghiên cứu lượng thức ăn thu nhận của gia súc có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nuôi dưỡng con vật, trên cơ sở có thể điều chỉnh tiêu chuẩn và khẩu phần ăn hợp lý nhằm khai thác tối đa sức sản xuất thịt, sữa và sức kéo. Kết quả tại Bảng 4.22 cho thấy: Lượng vật chất khô (VCK) thu nhận hàng ngày của trâu ở các nghiệm thức (NT) đều cao hơn đối chứng (ĐC). Sự khác biệt chỉ có ý nghĩa về trị tuyệt đối và không có sai khác thống kê (P>0,05). Kết quả tại bảng 4.22 cũng cho thấy, trâu ở giai đoạn 13-18 tháng tuổi tiêu thụ vật chất khô thấp hơn so với giai đoạn 7-12 tháng từ 0,25 đến 0,27 kg VCK/100 kg khối lượng cơ thể. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng ở gia súc nói chung và ở trâu nói riêng. Theo Nguyễn Xuân Trạch và cs. (2005), trong quá trình sinh trưởng khối lượng cơ thể của chúng tăng lên thì tỷ lệ phần trăm lượng vật chất khô thu nhận có xu hướng giảm xuống.

Giai đoạn 7-12 tháng, tổng lượng VCK thu nhận trung bình của trâu cao nhất ở NT2 (3,85 kg/ngày), tiếp đến NT1 (3,69 kg/ngày) và thấp nhất là


NTĐC (3,35 kg/ngày). Mức chênh lệch về lượng VCK thu nhận của trâu ở các NT1, NT2 so với NTĐC dao động 0,4-0,6 kg/ngày. Sai khác về chỉ tiêu này giữa các NT1 và NT2 so với NTĐC là có ý nghĩa thống kê (P<0,05) và giữa các NT thí nghiệm không có sự khác biệt (P>0,05). Điều này cũng xảy ra tương tự trên 3 NT nghiên cứu khi theo dõi lượng thu nhận VCK/100 kg khối lượng cơ thể. Kết quả tại Bảng 4.22 cho thấy lượng VCK thu nhận/100 kg khối lượng cơ thể giai đoạn 7-12 tháng dao động trong khoảng (2,70-2,96 kg), có sự sai khác giữa NTĐC so với NT1 và NT2 (P<0,05), giữa NT1 và NT2 không có sai khác thống kê (P>0,05). Kết quả trong nghiên cứu này có phần thấp hơn so với công bố của Đào Lan Nhi và cs. (1999) khi cho trâu ăn khẩu phần có bổ sung 23% bột lá keo dậu thì lượng VCK thu nhận/100 kg khối lượng là 2,87- 3,06 kg. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn so với công bố của Yuangklang và cs. (2001). Theo đó, khi cho trâu ăn các khẩu phần rơm chưa qua xử lý, rơm xử lý 5% urê, cỏ khô ruzi và lá sắn khô nhận thấy: Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày ở khẩu phần rơm xử lý urê 5% và lá sắn khô (2,1-2,3 kg/100 kg khối lượng) cao hơn so với khẩu phần rơm chưa xử lý và cỏ khô ruzi (1,3-1,6 kg/100 kg khối lượng). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của Đào Lan Nhi (2002), khi nghiên cứu ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi khác nhau trong khẩu phần ăn tới lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của trâu. Kết quả cho biết, lượng VCK thu nhận được hàng ngày của trâu là: 2,48; 2,88 và 3,16 kg/100kg khối lượng cơ thể tương ứng với các mức năng lượng trong thức ăn là: 80%; 100% và 120% so với tiêu chuẩn ăn của Kearl (1982).

Bảng 4.22. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của trâu



Giai


Đơn

Nghiệm thức

NT1

đoạn (tháng)

Chỉ tiêu

vị NTĐC (100%)


(110%

)

NT2 (120%)

SEM


7 – 12 Tổng lượng VCK kg 3,25a 3,69b 3,85b 0,19



Tổng năng lượng trao đổi

MJ

39,15a

45,73b

48,54b

2,07

Tổng lượng protein thô

g

393,3a

474,1b

494,2b

22,78

Lượng VCK/100 kg KLCT

kg

2,70a

2,88ab

2,96b

0,11

NLTĐ/100 kg KLCT

MJ

32,24a

34,31ab

35,43b

1,29

Lượng protein thô /100 kg KLCT

g

326,9a

349,1ab

356,9b

12,74

Tổng lượng VCK

kg

5,06a

5,91b

6,20b

0,21

Tổng năng lượng trao đổi

MJ

50,27a

57,78b

60,67b

2,01

Tổng lượng protein thô

g

545,3a

633,6b

667,1b

19,27

13 – 18

Lượng VCK /100 kg KLCT

kg

2,45a

2,61ab

2,69b

0,09

NLTĐ/100 kg KLCT

MJ

24,34a

25,41ab

26,35b

1,03

Lượng protein /100 kg KLCT

g

264,1a

278,7ab

289,3b

11,73

* Ghi chú: 100%; 110%; 120% là các mức dinh dưỡng so với tiêu chuẩn ăn cho trâu sinh trưởng của Kearl (1982); Các số trung bình mang chữ cái khác nhau trong một hàng khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)

Tổng năng lượng trao đổi và năng lượng trao đổi tính trên 100kg khối lượng cơ thể thu nhận hàng ngày của trâu tăng dần theo mức dinh dưỡng trong khẩu phần. Khi xem xét ở 2 giai đoạn tuổi 7-12 và 13-18 tháng, các chỉ tiêu này luôn cao nhất ở NT2 (48,54-60,67 và 26,35- 35,43 MJ) và thấp nhất là NTĐC (39,15-52,27 và 24,34-32,24 MJ), sự sai khác giữa NTĐC so với NT2 là có ý nghĩa thống kê (P<0,05); giữa NT1 và NT2 thì không có sự sai khác (P>0,05).

Tổng năng lượng trao đổi thu nhận trung bình hàng ngày của trâu giai đoạn 7-12 tháng tuổi dao động 39,15-48,54 MJ/ngày. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có phần thấp hơn so với nghiên cứu của Trịnh Văn Trung và cs. (2006) là 43,37-57,52 MJ/ngày so với 39,15-48,54 MJ/con/ngày; kết quả thu được trên hai nghiệm thức thí nghiệm của chúng tôi có phần cao hơn với nghiên cứu Mai Van Sanh và cs. (2006) khi nuôi trâu tơ (NLTĐ trâu thu nhận hàng ngày là 44,19-44,81 MJ/ngày).

Giai đoạn 7-12 tháng tuổi, lượng protein thô thu nhận được hàng ngày của trâu ở các nghiệm thức thí nghiệm đều cao hơn so với NTĐC (P<0,05). Tuy


nhiên, giữa NT1 và NT2 không có sự sai khác về thống kê (P>0,05). Trong các nghiệm thức nghiên cứu, lượng protein thu nhận cao nhất là NT2 (494,2 g/ngày) và thấp nhất là NTĐC (393,3 g/ngày). Lượng protein thu nhận phụ thuộc nhiều vào giá trị dinh dưỡng của khẩu phần, trong đó đáng quan tâm nhất là mật độ protein trong khẩu phần. Trong thí nghiệm này cho thấy khi mật độ protein trong khẩu phần cao thì cũng đồng nghĩa với mức thu nhận protein cũng tương quan theo tỷ lệ thuận.

Như vậy, khi tăng lượng thức ăn ăn vào thì mức năng lượng trao đổi và protein thô tăng dần. Điều này là hoàn toàn phù hợp do lượng thức ăn tinh trâu ăn được tăng lên, hàm lượng protein thô và năng lượng trao đổi của thức ăn tinh cao so với thức ăn thô xanh.

Tương tự, ở giai đoạn 13-18 tháng tuổi, các chỉ tiêu theo dõi như lượng vật chất thu nhận (kg/ngày); protein thô thu nhận (g/ngày) và năng lượng trao đổi (MJ/ngày) của các nghiệm thức thí nghiệm luôn cao hơn nghiệm thức đối chứng. Sai khác giữa các nghiệm thức thí nghiệm với nghiệm thức đối chứng là có ý nghĩa thống kê (P<0,05) và giữa các nghiệm thức thí nghiệm là không sai khác (P>0,05).

Kết quả tại bảng 4.22 cho thấy: Tổng lượng VCK thu nhận hàng ngày của trâu nuôi thí nghiệm giai đoạn 13-18 tháng cao hơn so với giai đoạn 7- 12 tháng (5,06-6,20 so với 3,25-3,85 kg/ngày). Lượng thu nhận VCK cao nhất ở NT2 là 6,20 kg/ngày và thấp nhất là NTĐC 5,06 kg/ngày. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có phần cao hơn so với công bố của Trịnh Văn Trung và cs. (2006); Mai Văn Sánh (2008) và Nguyễn Công Định và cs. (2007). Theo Trịnh Văn Trung và cs. (2006), khi nuôi trâu tơ ở các mức bổ sung bột sắn và bột lá sắn khác nhau thì lượng VCK thu nhận hàng ngày là 4,20 – 5,46 kg/ngày; Mai Văn Sánh (2008) nuôi trâu tơ 18 tháng tuổi với các mức sử dụng rơm ủ urê thay thế 25%, 50%, 75% cỏ xanh trong khẩu phần có bổ sung bột sắn và bột lá sắn thì lượng VCK ăn vào từ 4,57 đến 4,68 kg/ngày; Nguyễn Công Định và


cs. (2007) khi sử dụng cám gạo, bột sắn, bột lá sắn và rỉ mật vỗ béo trâu tơ thì lượng VCK thu nhận dao động 4,30-5,55 kg/ngày. Kết quả của chúng tôi tương đương với công bố của Đào Lan Nhi và cs. (2003), khi nghiên cứu bổ sung bột sắn và lá sắn chế biến trong khẩu phần vỗ béo trâu tơ thì lượng VCK ăn vào là 5,5-6,4 kg/ngày. Lượng protein thu nhận của trâu tại các nghiệm thức nuôi thí nghiệm có phần cao hơn so với tiêu chuẩn ăn cho trâu sinh trưởng của Kearl (1982). Theo đó, trâu có khối lượng 200 kg, để tăng khối lượng 500 g/ngày cần cung cấp 2,6 kg VCK/100 kg khối lượng và 543 gam protein thô/ngày.

Tương tự, tổng lượng protein thu nhận của các nghiệm thức thí nghiệm giai đoạn này cao hơn nhiều so với giai đoạn trước, lượng protein thu nhận của NT2, NT1 và NTĐC lần lượt là: 667,1; 663,6; và 545,3 g/ngày so với 494,4; 474,1 và 393,3 g/ngày. Chênh lệch về tổng lượng protein ở 2 giai đoạn thí nghiệm trên các nghiệm thức: NTĐC, NT1 và NT2 lần lượt là 152; 159,5 và 172,9 g/ngày. Sai khác về lượng protein thô thu nhận giữa các nghiệm thức thí nghiệm so với nghiệm thức đối chứng là có ý nghĩa thống kê (P<0,05) và giữa các nghiệm thức thí nghiệm là không sai khác (P>0,05).

Tổng năng lượng trao đổi thu nhận ở các nghiệm thức thí nghiệm cũng có sự sai khác. Chỉ tiêu này tăng dần theo từng nghiệm thức, cao nhất ở NT2 (60,67 MJ/ngày), kế đến là NT1 (57,78 MJ/ngày) và thấp nhất ở NTĐC (50,27 MJ/ngày), sai khác giữa các nghiệm thức thí nghiệm và nghiệm thức đối chứng là có ý nghĩa (P<0,05) và giữa các nghiệm thức thí nghiệm không có sự sai khác.

Như vậy, việc tăng dần giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trâu thí nghiệm đã làm tăng lượng thu nhận VCK, năng lượng trao đổi và protein theo từng nghiệm thức thí nghiệm. Các chỉ tiêu nghiên cứu này thường thấp nhất ở NTĐC và cao nhất ở NT2.


4.3.2. Tăng khối lượng của trâu trong thời gian thí nghiệm

Kết quả theo dõi sự thay đổi khối lượng và tăng khối lượng của trâu thí nghiệm được nuôi dưỡng với các mức dinh dưỡng khác nhau được trình bày trên bảng 4.23.

Khối lượng của trâu bắt đầu thí nghiệm ở các lô thí nghiệm và đối chứng dao động từ 73,0-75,6 kg và không có sự khác biệt về khối lượng trâu gữa các nghiệm thức trong thí nghiệm (P>0,05). Khối lượng của trâu ở các nghiệm thức thí nghiệm tăng dần theo tháng tuổi. Kết thúc thí nghiệm, trâu ở NT2 có khối lượng lớn nhất đạt trung bình là 281,4 kg, tiếp đến NT1 là 275,5 kg, thấp nhất là NTĐC khối lượng trâu đạt 253,7 kg. Sự sai khác giữa NT1 và NT2 so với NTĐC là có ý nghĩa thống kê (P<0,05) và giữa NT1 và NT2 không có sự sai khác về thống kê (P > 0,05). Chênh lệch về khối lượng trâu ở NT1 và NT2 so với NTĐC lần lượt là 21,8-27,7 kg/con, tương đương 8,5-10,9%.

Tăng khối lượng trung bình hàng ngày của trâu giai đoạn 7-12 tháng tuổi cao nhất ở NT2 đạt 604,6 g/ngày, tiếp đến NT1 là 582,6 g/ngày, thấp nhất là NTĐC đạt 504,8 g/ngày, sự sai khác giữa NTĐC so với NT1 và NT2 là có ý nghĩa (P<0,05), không tìm thấy sự sai khác giữa NT1 và NT2 (P>0,05). Kết quả nghiên cứu ở thí nghiệm này cũng tương tự với kết quả của một số tác giả trước đây như: Chantalakhana (2001) cho rằng tốc độ sinh trưởng của trâu đầm lầy sau cai sữa biến động từ 0,34-0,75 kg/ngày khi nuôi chúng với cỏ và một lượng nhỏ thức ăn tinh bổ sung. Theo Terzano và cs. (1995), khi nuôi trâu tơ với mức dinh dưỡng thấp và cao, trâu cho tăng khối lượng 530 g và 678 g/ngày. Ragheb và cs. (1989) tiến hành nuôi vỗ béo 100 trâu tơ với khẩu phần có tỷ lệ protein/năng lượng là 1/5 và 1/8 công bố tăng khối lượng tương ứng 625 và 805 g/ngày. Bennett (1973) khi nuôi trâu đực thiến non được nuôi trên đồng cỏ Pangola trong 28 ngày có mức tăng khối lượng tăng khối lượng trung bình là 0,67 kg/ngày.


Thí nghiệm của Smith và cs. (1993) cho biết trâu Địa Trung Hải được vỗ béo bằng cỏ, cám lúa mì và các chất khoáng bổ sung trong 140 ngày với khối lượng bình quân bắt đầu thí nghiệm là 213 kg, kết thúc là 333 kg đạt mức tăng tăng khối lượng 0,875 kg.

Bảng 4.23. Tăng khối lượng của trâu trong thời gian thí nghiệm


Đơn

Nghiệm thức

Chỉ tiêu

vị NTĐC

NT1

NT2

SEM

(100%) (110%) (120%)


Khối lượng bắt đầu thí nghiệm (7 tháng tuổi)

kg

73,9

75,6

73,0

2,51

Khối lượng 12 tháng tuổi

kg

164,9a

180,5b

181,8b

4,32

Khối lượng 18 tháng tuổi

kg

253,7a

275,5b

281,4b

5,76

Tổng KL tăng giai đoạn 7 - 12

kg

91,1a

104,9b

108,8b

2,54

Tổng KL tăng giai đoạn 13 - 18

kg

88,7a

95,2b

99,6b

2,95

Tăng KL trung bình/ngày giai đoạn 7 -12

g

504,8a

582,6b

604,6b

13,98

Tăng KL trung bình/ngày giai đoạn 13 - 18

g

493,1a

528,3b

553,2b

15,87

* Ghi chú: 100%; 110%; 120% là mức dinh dưỡng so với tiêu chuẩn ăn cho trâu sinh trưởng của Kearl (1982); Các số trung bình mang chữ cái khác nhau trong một hàng khác nhau có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn với nghiên cứu của Nguyễn Đức Thạc (1983), nghé 7 đến 12 tháng tuổi cho tăng khối lượng 358-483 g/ngày, Trịnh Văn Trung và cs. (2006), khi nuôi nghé 7-12 tháng tuổi với các mức dinh dưỡng khác nhau, nghé cho tăng khối lượng 193-461 g/ngày. Mai Văn Sánh (1996) nuôi nghé lai 6-12 tháng tuổi với khẩu phần có tỷ lệ thức ăn tinh 15%, nghé cho tăng khối lượng 407,6 g/ngày, 30% thức ăn tinh là 575,4 g/ngày, Kết quả cao hơn là do trâu được nuôi ở các nghiệm thức với phương thức cho ăn tối đa và khối lượng cơ thể trâu ở các nghiệm thức là lớn hơn trâu trong các thí nghiệm của các tác giả khác.

Giai đoạn 13-18 tháng tuổi trâu cho tăng khối lượng cao nhất ở NT2 (553,2 g/ngày) và thấp nhất ở NTĐC (493,1 g/ngày), sự sai khác giữa NTĐC so

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 10/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí