Hệ Số Tương Quan Kiểu Hình Giữa Khối Lượng Sơ Sinh Và Các Mốc Tuổi


tất cả các hệ sô tương quan kiểu hình thuận chiều và chặt chẽ, dao động trong phạm vi 0,50-0,76. Hệ số tương quan biến động từ 0,50 giữa khối lượng bố và khối lượng nghé 6 tháng tuổi đến 0,76 giữa khối lượng bố với khối lượng nghé lúc sơ sinh, chứng tỏ trong cùng môi trường sống đó, nguồn gen của bố đã truyền lại cho đời con khá hoàn hảo và tính trạng khối lượng là tính trạng số lượng và được điều khiển với cùng bộ gen từ bố sang con. Tất cả các giá trị về hệ số tương quan xác định được đều có xác suất tin cậy rất cao (P<0,0001).

Tương tự, Bảng 4.11 cho thấy sự ảnh hưởng của khối lượng mẹ đến khối lượng sơ sinh và khối lượng nghé qua các mốc tuổi cũng biểu thị mối tương quan kiểu hình thuận chiều, nhưng các trị số của hệ số tương quan đều nhỏ hơn (r=0,14-0,33) so với hệ số tương quan giữa khối lượng bố và khối lượng nghé tương ứng các mốc tuổi. Hệ số tương quan giữa khối lượng mẹ và khối lượng con biến động trong phạm vi 0,14 giữa khối lượng mẹ với khối lượng 12 tháng tuổi đến 0,33 giữa khối lượng mẹ với khối lượng con lúc sơ sinh. Điều này chứng tỏ rằng, nguồn gen về khối lượng của mẹ truyền cho đời con không chặt chẽ như của bố truyền cho đời con. Tuy các giá trị của hệ số tương quan giữa khối lượng mẹ và khối lượng con không chặt chẽ lắm, nhưng vẫn đạt độ xác suất tin cậy rất cao (P<0,0001). Kết quả thu được ở nghiên cứu này thấp hơn so với công bố của Nguyễn Đức Thạc (1983) khi nghiên cứu về sinh trưởng trên trâu nội của ta đã xác định được khối lượng sơ sinh có tương quan thuận với khối lượng trâu mẹ (r = +0,71). Song, kết quả ở nghiên cứu này cũng phù hợp với các công bố của Topanurak và cs. (1991) khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng sơ sinh và khả năng sinh trưởng của nghé cho thấy khối lượng sơ sinh trâu đầm lầy bị ảnh hưởng bởi khối lượng trâu bố, giới tính, lứa đẻ và năm sinh với độ tin cậy rất cao (P<0,0001).

Bảng 4.11. Hệ số tương quan giữa khối lượng mẹ và con ở các mốc tuổi


Tuổi (tháng)

n

Hệ số tương quan (r)

P

Sơ sinh

1081

0,33

<0,0001

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của khối lượng bố, mẹ và nuôi thâm canh đến khối lượng, sinh trưởng và sản xuất thịt của trâu - Nguyễn Công Định - 12


3

1081

0,23

<0,0001

6

1078

0,16

<0,0001

12

1058

0,14

<0,0001

24

965

0,27

<0,0001

36

700

0,31

<0,0001

48

508

0,25

<0,0001

60

333

0,24

<0,0001

* Ghi chú: n là số lượng nghé, P là mức xác suất tin cậy của hệ số tương quan


Qua kết quả thu được về mối tương quan kiểu hình giữa khối lượng bố mẹ và khối lượng đời con có thể rút ra kết luận: Sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn ghép phối với trâu cái được tuyển chọn sẽ cho khối lượng đời con cao. Trong hai nguồn bố và mẹ thì tác động của bố lớn hơn so với mẹ thể hiện hệ số tương quan cao hơn. Rõ ràng, tính trạng khối lượng được điều khiển bởi một số gen chung nhất định và chúng được truyền từ bố mẹ sang đời con. Vì vậy, muốn có khối lượng của đời con cao thì phải sử dụng trâu đực giống và cái giống có khối lượng lớn.

4.1.5.2. Hệ số tương quan kiểu hình giữa khối lượng sơ sinh và các mốc tuổi


Kết quả thu được trong thí nghiệm này cho thấy khối lượng sơ sinh lớn thì khối lượng ở các mốc tuổi sau lớn, chứng tỏ chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hầu hết các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa khối lượng trâu các mốc tuổi với khối lượng sơ sinh đều khẳng định khối lượng sơ sinh của trâu tương quan thuận với khối lượng ở những mốc tuổi kế tiếp vì các tính trạng đó đều được điều khiển bởi những cặp gen chung nhất định trong mỗi cá thể đó. Vì vậy, trong điều kiện môi trường ổn định, đặc biệt thức ăn, nuôi dưỡng bình thường và phù hợp, khối lượng sơ sinh của trâu là yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng và dự đoán khối lượng qua các mốc tuổi.

Hệ số tương quan kiểu hình giữa khối lượng sơ sinh với khối lượng ở các mốc tuổi tiếp theo của nghé thuận chiều và khá chặt chẽ, biến động trong phạm


vi 0,44-0,63 với mức sắc xuất rất cao (P<0,0001). Hệ số tương quan kiểu hình giữa khối lượng nghé sơ sinh với khối lượng nghé ở các mốc tuổi kế tiếp được trình bày tại Bảng 4.12.

Hệ số tương quan giữa khối lượng sơ sinh và khối lượng 3 tháng tuổi chặt chẽ nhất (r=0,63). Sở dĩ, hệ số tương quan kiểu hình giữa khối lượng sơ sinh với khối lượng 3 tháng tuổi lớn là do giai đoạn này nghé hầu như chưa bị tác động của môi trường, nguồn dinh dưỡng chủ yếu được lấy từ sữa mẹ và sự chăm sóc chu đáo, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho nghé của người chăn nuôi.

Bảng 4.12. Hệ số tương quan giữa khối lượng trâu sơ sinh và các mốc tuổi


Tuổi (tháng)

n

Hệ số tương quan (r)

P

3

1081

0,63

<0,0001

6

1078

0,46

<0,0001

12

1058

0,48

<0,0001

24

965

0,51

<0,0001

36

700

0,51

<0,0001

48

508

0,51

<0,0001

60

333

0,44

<0,0001

* Ghi chú: n là số lượng nghé, P là mức xác suất tin cậy của hệ số tương quan


Tương tự, các hệ số tương quan giữa khối lượng sơ sinh và khối lượng ở các mốc tuổi tiếp theo cũng thuận chiều và chặt chẽ, song với mức nhỏ hơn (r=0,44- 0,51) so với giữa khối lượng sơ sinh và khối lượng 3 tháng tuổi. Sở dĩ, hệ số tương quan kiểu hình giữa khối lượng sơ sinh với khối lượng ở các mốc tuổi tiếp theo của nghé nhỏ hơn so với hệ số tương quan giữa khối lượng sơ sinh và khối lượng 3 tháng tuổi là do giai đoạn sau này nghé bị tác động lớn của môi trường sống, nguồn dinh dưỡng bị giảm xuống vì không còn sữa mẹ, chủ yếu được lấy từ thức ăn mà thức ăn không tốt, không đủ dinh dưỡng và sự chăm sóc của người chăn nuôi không còn chu đáo, không còn điều kiện tốt nhất cho nghé nữa.

Hệ số tương quan kiểu hình giữa khối lượng sơ sinh với khối lượng ở các mốc tuổi của nghé là thuận chiều, đạt mức cao và chặt chẽ với độ tin cậy rất cao


(p<0,0001) đã chỉ ra rằng các tính trạng khối lượng đều được điều khiển bởi một số gen chung nhất định trong mỗi cá thể. Như vậy, muốn có khối lượng trâu lớn ở các mốc tuổi tiếp theo thì khối lượng sơ sinh phải lớn.

Theo Agabayli (1977) cho biết giữa khối lượng trâu trưởng thành với khối lượng sơ sinh có mối tương quan thuận (0,46-0,60). Bunyavejchewin và cs. (1986) đã thu thập, phân tích số liệu của 179 trâu đầm lầy từ năm 1981 đến 1986 đưa ra kết luận: tăng khối lượng sau cai sữa tương quan thuận (P<0,05) với khối lượng 2 năm tuổi (r=0,55). Như vậy, kết quả của chung tôi có phần thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.

4.2. Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng và tốc độ sinh trưởng của đời con thế hệ 2

Khối lượng trâu bố mẹ lớn đã cải thiện được khối lượng đàn con sinh ra từ chúng (thế hệ 1). Điều đó đã được xác định: Khối lượng đàn trâu thế hệ 1 được tạo ra từ bố mẹ đã có khối lượng lớn cao hơn đàn trâu đại trà từ 19,03% ở tuổi sơ sinh và 11,53% ở 60 tháng tuổi. Tuy vậy, với mong muốn nâng cao được hơn nữa khối lượng đó trên đàn trâu nội Việt Nam. Vì vậy, việc tiếp tục sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn phối giống với đàn trâu cái thế hệ 1 để tạo ra thế hệ 2 nhằm nâng cao khối lượng hơn nữa là mục tiêu của nội dung nghiên cứu này.

4.2.1. Khối lượng và tăng khối lượng của trâu sinh ra từ trâu cái tơ qua các mốc tuổi

4.2.1.1. Khối lượng cơ thể trâu sinh ra qua các mốc tuổi


Kết quả về sinh trưởng tích lũy của trâu thế hệ 1 (nghiệm thức 2) và thế hệ 2 (nghiệm thức 1) sinh ra từ trâu cái tơ theo các mốc tuổi trình bày tại Bảng 4.13 cho thấy, khối lượng của trâu tăng dần từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi. Khối lượng trâu sơ sinh thế hệ 2 (TH2) là 25,54 đối với giới tính đực và 25,18 kg đối với giới tính cái, cao hơn so với trâu thế hệ 1 (TH1) là 24,36 kg trâu đực và 24,08 kg trâu cái. Sự sai khác về khối lượng trâu sơ sinh giữa thế hệ 1 và thế hệ 2 có ý nghĩa thống kê rõ rệt (P<0,05). Kết quả trên đã chứng tỏ rằng khi sử dụng trâu mẹ tơ thế hệ 1 đã được cải



tạo tầm vóc có khối lượng lớn hơn đàn cái tơ được tuyển chọn nên đàn con TH2 đã lớn hơn TH1 rõ rệt. Điều này càng khẳng định nguyên lý trâu bố mẹ lớn thì đàn con sinh ra lớn. Song, tỷ lệ tăng khối lượng của đàn con TH2 lớn hơn TH1 không cao bằng tỷ lệ giữa TH1 với đại trà là hoàn toàn phù hợp với nguyên lý di truyền học, đó là do đàn con sinh ra mới chỉ ở lứa đẻ đầu tiên lúc đó trâu mẹ chưa hoàn toàn thành thục về thể vóc.

Khối lượng lúc 12 tháng tuổi của trâu đực và cái TH2 là 166,21 và 159,58 kg. Trong lúc đó, ở TH1 tương ứng với hai giới tính là 159,98 và 153,70 kg. Sự sai khác giữa các số trung bình khối lượng của trâu giữa hai thế hệ là rõ rệt (P<0,05).

Bảng 4.13. Khối lượng cơ thể trâu sinh ra qua các mốc tuổi (kg)


Tuổi

Tính

Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2

(tháng) biệt

n

Mean ± SD

n

Mean ± SD

Sơ Sinh Đực

54

25,54a ± 2,17

56

24,36b ± 2,20

Cái

51

25,18a ± 2,38

48

24,08b ± 1,89

3 Đực

54

61,83a ± 4,83

56

59,15b ± 4,54

Cái

51

60,60a ± 4,39

48

58,03b ± 4,47

6 Đực

54

94,62a ± 9,12

56

90,63b ± 9,94

Cái

50

91,94a ± 8,50

48

88,25b ± 9,43

12 Đực

54

166,21a ± 10,16

55

159,98b ± 10,23

Cái

49

159,58a ± 10,99

48

153,70b ± 10,66

24 Đực

42

271,68a ± 8,92

43

263,24b ± 9,15

Cái

39

259,53a ± 9,35

33

251,72b ± 11,53

36 Đực

32

346,79a ± 13,89

36

336,39b ± 16,05

Cái

23

324,65a ± 13,86

28

315,63b ± 16,40

* Chú thích: Nghiệm thức 1 (trâu thế hệ 2); nghiệm thức 2 (trâu thế hệ 1); trong cùng một hàng nếu các số trung bình giữa các nghiệm thức có các chữ cái ký hiệu khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Tương tự như vậy, khối lượng lúc 36 tháng tuổi của TH2 là 346,79 kg trâu đực và 324,65 kg trâu cái. Khối lượng này cao hơn so với TH1 (336,39 kg ở


trâu đực và 315,63 kg ở trâu cái). Sự sai khác về giá trị khối lượng trung bình của trâu giữa hai thế hệ là có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

So với kết quả nghiên cứu của thí nghiệm 1 “Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng và tốc độ sinh trưởng của đời con thế hệ 1” (sử dụng trâu mẹ đang ở tuổi đẻ từ lứa 2 đến lứa 5), khối lượng trâu sơ sinh đực và cái là 25,35 và 24,45 kg ở nghiệm thức bố khối lượng lớn với mẹ tuyển chọn cao hơn so với thí nghiệm này (24,36 và 24,06 kg) là 0,99 kg và 0,39 kg, tương ứng 4,06 và 1,62%. Sở dĩ, có sự sai khác này là do: Cả 2 thí nghiệm đều sử dụng trâu bố khối lượng lớn với trâu mẹ được tuyển chọn, song ở thí nghiệm 1 đã sử dụng trâu mẹ đẻ từ lứa 2 đến lứa 5, trong lúc đó, ở thí nghiệm này sử dụng trâu mẹ tơ. Rõ ràng, cùng là bố khối lượng lớn nhưng mẹ là trâu sinh sản từ lứa 2 đến lứa 5 tạo ra đàn con có khối lượng sơ sinh cao hơn so với mẹ là trâu tơ.

Khối lượng lúc 12 tháng tuổi với trâu đực và cái ở NT1 của thí nghiệm 1 là 267,67 và 257,10 kg cao hơn so với nghiệm thức 2 của thí nghiệm này (263,24 và 251,72 kg) là 4,43 kg và 5,38 kg, tương ứng 1,68 và 2,14%.

Tương tự, khối lượng trâu đực và cái lúc 36 tháng tuổi ở NT1 của thí nghiệm 1 là 340,19 và 321,20 kg cao hơn so với NT2 của thí nghiệm này (333,04 và 314,91 kg) là 7,15 kg và 6,29 kg, tương ứng 2,15 và 2,00% mặc dầu chúng cùng chung nghiệm thức là bố có ngoại hình lớn và mẹ là đàn cái tuyển chọn. Sự sai khác này là do ở thí nghiệm 2, mẹ là trâu tơ, trong lúc đó ở thí nghiệm 1 mẹ là trâu đang trong giai đoạn sinh sản lứa 2-5.

Tuy nhiên, khối lượng trâu ở các mốc tuổi trong thí nghiệm này chưa cao như mong đợi vì tuy sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn nhưng phối giống với đàn trâu cái tơ TH1 đã được cải tạo và đàn trâu cái tơ tuyển chọn, sản phẩm trâu sinh ra mới chỉ ở lứa đẻ đầu (con so), lúc đó trâu mẹ chưa hoàn toàn thành thục về thể vóc dẫn đến khối lượng trâu sinh ra chưa lớn. Khối lượng trâu sẽ lớn hơn khi sinh ra ở các lứa tiếp theo, lúc đó trâu cái mẹ đã phát triển toàn diện về thể vóc.


Kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Chuyên (2004), khi theo dõi đàn trâu nội tại Định Hóa, Thái Nguyên cho biết: Khối lượng lúc sơ sinh trâu đực là 21,6 kg, trâu cái là 19,5 kg; 12 tháng tuổi khối lượng trâu đực là 153,5 kg, trâu cái 143,9 kg và 36 tháng tuổi trâu đực 286,1 kg, trâu cái 267,1 kg. Số liệu khảo sát của Hà Phúc Mịch (1985) cho biết khối lượng nghé sơ sinh là 21 kg, lúc 6 tháng là 79,5 kg và 12 tháng là 132 kg. Như vậy, mặc dù mới là trâu sinh ra ở lứa một nhưng khối lượng đã cao hơn kết quả nghiên cứu trên. Mai Văn Sánh (2005) cho biết: Sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn làm giống cho phối với trâu cái địa phương ở xã Vân Hoà, Ba Vì, Hà Tây đã cho kết quả nghé sơ sinh đực đạt 24,2 kg và nghé cái đạt 23,3 kg; 24 tháng tuổi nghé đực đạt 254,8 kg, nghé cái đạt 248,4 kg. Trần Quang Hân và Hoàng Quang Duy (2011) khi nghiên cứu sinh trưởng của trâu tại tỉnh Đăk Lăk cho kết quả khối lượng sơ sinh đạt 24,61 kg con đực và 23,10 kg con cái; lúc 36 tháng tuổi khối lượng tương ứng với trâu đực và cái là 313,76 và 304,73 kg. Nếu so với các số liệu nghiên cứu của các tác giả nói trên thì khối lượng nghé thí nghiệm của chúng tôi có phần cao hơn.

Với phương thức chăn nuôi trâu truyền thống ít có tác động về mặt kỹ thuật, thì khả năng sinh trưởng của đàn trâu là tương đối thấp. Trong điều kiện chăn nuôi nông hộ, trâu chưa phát huy hết tiềm năng sản xuất vốn có của chúng. Vì vậy, để chăn nuôi trâu có hiệu quả cao cần phải kết hợp sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn, tuyển chon đàn trâu cái cũng như có các quy trình chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp với từng vùng sinh thái hay từng địa phương.

4.2.1.2. Tăng khối lượng của trâu sinh ra qua các giai đoạn tuổi


Tăng khối lượng của trâu cao nhất ở giai đoạn sơ sinh và giảm dần theo độ tuổi. Sau khi sinh, sự phát triển của mô xương giảm xuống nhưng mô mỡ và mô cơ lại tăng, xương trục phát triển mạnh làm cho cơ thể dài ra. Khi cơ thể gia súc còn non, cường độ tích lũy protein mạnh, tuổi càng tăng thì khả năng này càng giảm xuống. Chính vì vậy, trong giai đoạn còn non, nếu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, vật nuôi sẽ phát triển toàn diện về thể vóc. Ngược lại,


khi độ tuổi tăng lên, tốc độ sinh trưởng của con vật sẽ giảm dần (Nguyễn Hải Quân và cs., 1995).

Kết quả Bảng 4.14 cho thấy tăng khối lượng của trâu ở nghiệm thức 1 luôn cao hơn trâu ở nghiệm thức 2 trên cả trâu đực và trâu cái, sự sai khác này là có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tăng khối lượng của trâu giảm dần theo tuổi, tuổi càng cao thì khối lượng tăng càng chậm. Giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi tăng khối lượng cao nhất tiếp đến giai đoạn 12 – 24 tháng và thấp nhất ở giai đoạn 24 – 36 tháng tuổi, tương ứng với trâu đực và cái là: SS-12 tháng (nghiệm thức 1 là 385,42 và 368,16 g/ngày; nghiệm thức 2 là 371,55 và 355,12 g/ngày),

giai đoạn 12 – 24 tháng (nghiệm thức 1 là 289,16 và 272,79 g/ngày; nghiệm thức

2 là 281,58 và 266,40 g/ngày), giai đoạn 24 – 36 tháng (nghiệm thức 1 là 204,21

và 181,01 g/ngày; nghiệm thức 2 là 199,46 và 174,89 g/ngày)

Bảng 4.14. Tăng khối lượng của trâu qua các giai đoạn tuổi (g/ngày)


Giai đoạn


(tháng)

n

Mean ± SD

n

Mean ± SD

Đực

54

385,42a ± 27,31

55

371,55b ± 28,65

Cái

49

368,16a ± 28,48

48

355,12b ± 29,00

Đực

42

289,16 ± 26,09

43

281,58 ± 30,95

Cái

39

272,79 ± 34,06

33

266,40 ± 30,54

Đực

42

337,10a ± 12,40

43

327,29b ± 12,91

SS – 24

Cái

39

320,86a ± 12,53

33

311,91b ± 15,59

Đực

32

204,21 ± 39,76

36

199,46 ± 49,61

Cái

23

181,01 ± 45,08

28

174,89 ± 45,97

Đực

32

293,34a ± 12,28

36

284,99b ± 15,05

SS – 36

Cái

23

273,02c ± 12,97

28

266,27d ± 14,94

Giới tính

Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2


SS – 12


12 – 24


24 – 36


* Chú thích: Trong cùng một hàng nếu các số trung bình giữa các nghiệm thức có các chữ cái ký hiệu khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Xét chung cả giai đoạn từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi thì tăng khôi lượng của trâu đực và trâu cái thế hệ 2 là 293,34 và 273,02 g/ngày so với trâu đực và trâu cái của thế hệ 1 là 284,99 và 266,27 g/ngày. Sự sai khác về tăng khối lượng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/11/2022