Chi Phí Thức Ăn Cho Trâu Nuôi Thâm Canh Lấy Thịt


trâu 18-24 tháng tuổi tiêu tốn protein 0,98-1,25 kg.


Tương tự như tiêu tốn VCK, Protein thô thì tiêu tốn NLTĐ/kg tăng khối lượng thấp nhất ở NT1 (mổ thịt lúc 22 tháng tuổi), tiếp đến là NT2 (mổ thịt lúc 24 tháng tuổi) và cao nhất là NT3 (mổ thịt lúc 26 tháng tuổi) tương ứng là: 118,2; 127,5; 136,8 MJ/kg tăng khối lượng và sự sai khác giữa NT1 và NT3 là có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả này có phần cao hơn so với nghiên cứu của Trịnh Văn Trung và cs. (2006) tiêu tốn NLTĐ/kg tăng khối lượng là 99,6- 127,1 MJ/kg tăng khối lượng; Mai Van Sanh và cs. (2006) là 81,99-91,82 MJ/kg tăng khối lượng; Nguyễn Công Định và cs. (2007) là 97,83-105,5 MJ/kg tăng khối lượng.

Lượng thức ăn cần thiết để sản xuất 1 kg khối lượng cơ thể phụ thuộc vào thức ăn trâu thu nhận hàng ngày và mức tăng khối lượng tương ứng. Thức ăn chất lượng và khẩu phần hợp lý giúp cho gia súc ngon miệng và tăng khối lượng được cải thiện. Điều đó có nghĩa là tỷ lệ chuyển hoá thức ăn tốt hơn, tiêu tốn các chất dinh dưỡng cho 1 kg tăng khối lượng giảm. Như vậy, trâu nuôi dài ngày đến 26 tháng tuổi thì khả năng tăng khối lượng giảm và chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cao là hoàn toàn phù hợp so với lúc 22 tháng tuổi.

4.4.5. Thành phần thân thịt của trâu

Kết thúc thời gian nuôi vỗ béo, toàn bộ trâu thí nghiệm được tiến hành mổ khảo sát nhằm đánh giá năng suất thịt, kết quả được thể hiện tại bảng 4.29.

Kết quả tại Bảng 4.29 cho thấy: Khối lượng thịt xẻ của NT1, NT2, NT3 lần lượt là 157,5; 172,1; 183,8 kg, sai khác giữa 3 nghiệm thức là có ý nghĩa thống kê (P<0,05), tương tự khối lượng thịt xẻ thì khối lượng thịt tinh cũng cho kết quả sai khác giữa các nghiệm thức là rất rõ rệt (P<0,05).

Tỷ lệ thịt xẻ là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá năng suất của gia súc nuôi thịt. Tỷ lệ thịt xẻ ở cả 3 mốc tuổi mổ thịt đều cao, cao nhất ở thời điểm mổ thịt 26 tháng tuổi trung bình là 47,53%, tiếp đến thời điểm 24 tháng tuổi trung bình là 47,40% và thấp nhất ở thời điểm mổ thịt lúc 22 tháng tuổi trung bình là


46,65%. Có sự sai khác giữa mốc mổ thịt 22 tháng tuổi so với mốc 24 và 26 tháng tuổi (P<0,05), giữa mốc 24 và 26 tháng tuổi không tìm thấy sự sai khác về ý nghĩa thống kê.

Bảng 4.29. Thành phần thân thịt của trâu thí nghiệm



Chỉ tiêu Đơn vị NT1 (mổ thịt 22 TT)

n = 6

Nghiệm thức

NT2 (mổ thịt 24 TT)

n = 6


NT3 (mổ thịt 26 TT)

n = 6


SEM

Khối lượng mổ thịt

kg

338,3a

362,9b

386,8c

5,22

Khối lượng thịt xẻ

kg

157,7a

172,1b

183,8c

3,37

Tỷ lệ thịt xẻ

%

46,65a

47,40b

47,53b

0,13

Khối lượng thịt tinh

kg

124,3a

136,8b

146,4c

3,48

Tỷ lệ thịt tinh

%

36,74a

37,71b

37,86b

0,23

Khối lượng thịt loại I

kg

46,9a

52,4b

56,5c

1,42

Tỷ lệ thịt loại I

%

13,87a

14,46b

14,60b

0,12

Khối lượng thịt loại II

kg

46,3

49,2

51,9

1,37

Tỷ lệ thịt loại II

%

13,67

13,57

13,43

0,14

Khối lượng thịt loại III

kg

33,5

34,8

36,7

1,22

Tỷ lệ thịt loại III

%

9,89

9,60

9,51

0,21

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của khối lượng bố, mẹ và nuôi thâm canh đến khối lượng, sinh trưởng và sản xuất thịt của trâu - Nguyễn Công Định - 17

* Ghi chú: Các số trung bình mang chữ cái khác nhau trong một hàng ngang khác nhau có ý nghĩa (P<0,05)

Tương tự như tỷ lệ thịt xẻ thì tỷ lệ thịt tinh cũng rất cao ở cả 3 nghiệm thức, lần lượt là: 36,74; 37,71; 37,86% tương ứng với NT1, NT2, NT3. Sự sai khác về tỷ lệ thịt tinh giữa NT1 (mổ thịt lúc 22 tháng tuổi) với NT2 ( mổ thịt lúc 24 tháng tuổi) và NT3 (mổ thịt lúc 26 tháng tuổi) là có ý nghĩa thống kê (P<0,05), giữa NT2 và NT3 là không có sự sai khác. Kết quả mổ khảo sát cho thấy, có sự sai khác về khối lượng và tỷ lệ thịt loại I giữa nghiệm thức 1 so với nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 (P<0,05) tương ứng là (46,9 kg và 13,87%) so với (52,4kg và 14,46%); (56,5kg và 14,60%). Tuy nhiên khối lượng và tỷ lệ thịt


Tỷ lệ (%)

loại II và thịt loại III giữa các nghiệm thức mổ thịt ở các mốc tuổi khác nhau là không có sự sai khác (P>0,05).



50

46,65 47,4 47,53

45


40 37,71 37,86

36,74


35


30


25

NT1 NT2 NT3

(mổ thịt 22 TT) (mổ thịt 24 TT) (mổ thịt 26 TT) Nghiệm thức


Tỷ lệ thịt xẻ Tỷ lệ thịt tinh


Đồ thị 4.8. Tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh của trâu thí nghiệm


Kết quả trên cũng phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả khác như: Vũ Duy Giảng và cs. (1999) trâu trưởng thành có tỷ lệ thịt xẻ 39,0%, thịt tinh là 28,6% còn ở trâu non có tỷ lệ thịt xẻ 44,3%, thịt tinh là 35,0%; Đào Lan Nhi (2002) khi nuôi vỗ béo và mổ khảo sát trâu ở 24 tháng tuổi thì cho tỷ lệ thịt xẻ là 45,2% và thịt tinh là 36,7%; Nguyễn Công Định và cs. (2007) khi vỗ béo trâu tơ bằng bột sắn và bột lá sắn đã cho tỷ lỷ lệ thịt xẻ, thịt tinh là 45,6% và 37,8% cao hơn khi sử dụng cám gạo cho tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh là 45,4% và 37,7%; Nguyễn Kiêm Chiến (2010) sử dụng khẩu phần ăn có bổ sung bột sắn, bột lá sắn vỗ béo trâu 18-24 tháng tuổi cho tỷ lệ thịt xẻ là 45,6% và tỷ lệ thịt tinh là 37,8%. Allen (2001) trâu tơ nuôi vỗ béo cho tỷ lệ thịt xẻ 47,7%. Nguyễn Đức Thạc (1983) trâu tơ nuôi vỗ béo tỷ lệ thịt xẻ đạt 48,2% và thịt lọc là 39,3%. Nguyễn Văn Thưởng (2000) nuôi vỗ béo trâu bằng cách bổ sung thêm 5- 7 kg thức ăn xanh tại chuồng, 0,5 kg bột sắn, 0,5 kg cám/con/ngày (ngoài thức ăn ăn được khi chăn thả ngoài đồng), trâu nuôi 21-24 tháng tuổi đạt 266,70-288,92 kg, với tỷ lệ thịt xẻ 46,22%, tỷ lệ thịt tinh là 37,22%, tăng 2% so với trâu chỉ ăn thức ăn thô xanh ngoài bãi chăn thả, cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Đào Lan Nhi và cs. (2001) cho biết, đối với trâu non (dưới 30 tháng tuổi), tỷ lệ thịt lọc là 34,99%; Nguyen Van Thu và cs. (1993) tỷ lệ thịt xẻ


là 42,63 và 42,69% trên trâu đầm lầy giết mổ ở khối lượng 251 và 260 kg; của Intaratham và Wanapat (1994), tỷ lệ thịt xẻ là 41% trên trâu đầm lầy Thái Lan. Trần Quang Hân và cs. (2012) khi khảo sát trên trâu đầm lầy tại Đăk Lăk ở độ tuổi 36-40 tháng với khối lượng mổ thịt 309,8-326,5 kg cho khối lượng thịt xẻ 133,24-147,50 kg tương ứng 43,03-45,17%; khối lượng thịt tinh 108,40-122,65 kg tương ứng tỷ lệ 35,02-37,57%.

Tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh trong thí nghiệm là có tính tương đồng với kết quả nghiên cứu của Wanapat và Wachirapakorn (1990), tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh là 48,3 và 36,7%. Dahlan (1996), tỷ lệ thịt xẻ là 50%; Allen (2001) tỷ lệ thịt xẻ là 47,7% trên trâu đầm lầy; Han Zhengkang (1994), khi nghiên cứu trên trâu đầm lầy của Trung Quốc và giết thịt lúc 2 năm tuổi cho tỷ lệ thịt tinh là 36,9%, tỷ lệ thịt xẻ là 46,5 % đối với trâu thiến và trâu đực; 43,8 % đối với trâu cái. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Ragheb và cs. (1989) tiến hành nuôi vỗ béo 100 trâu tơ với khẩu phần có tỷ lệ protein/năng lượng là 1/5 và 1/8 cho tăng khối lượng tương ứng 625 và 805g/ngày, tỷ lệ thịt xẻ 50,9 và 60,0%. Baruah và cs. (1990) cho biết protein và năng lượng khẩu phần ảnh hưởng đến tỷ lệ thịt lọc, khi vỗ béo trâu với mức protein 75 và 100% trong các khẩu phần có 90, 100 và 110% năng lượng theo tiêu chuẩn NRC (1976), tỷ lệ thịt lọc lần lượt là 56,9; 58,5; 58,7; 52,2 57,0 và 59,1%. Payne (1990) cho biết trâu Murah nuôi ở Ấn Độ có tỷ lệ thịt xẻ 50,9%, Ross Cockrill (1974) cho rằng tỷ lệ đó là 53-54%. Valea (1991) khảo sát trâu Rumani có tỷ lệ thịt xẻ 51-54%.

Kết quả Bảng 4.29 cho thấy: Khối lượng trâu đưa vào mổ thịt ở các nghiệm thức: NT1, NT2, NT3 lần lượt là 333,8; 362,9; 386,8 kg. Sự sai khác giữa các nghiệm thức là có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Mặc dù khối lượng kết thúc thí nghiệm đưa vào mổ thịt là hoàn toàn khác nhau nhưng kết quả về thành phần thân thịt, đặc biệt là tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ thịt tinh thì chỉ tìm thấy sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa NT1 so với NT2 và NT3. Giữa NT2, NT3 sự sai khác về thì tỷ lệ thịt xẻ cũng như thịt tinh là không có ý nghĩa thống kê, kết quả khảo


sát cho tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh gữa các nghiệm thức là: NT1 (46,65% thịt xẻ, 36,74% thịt tinh); NT2 (47,40% thịt xẻ, 37,74% thịt tinh); NT3 (47,53% thịt xẻ, 37,86% thịt tinh). Như vây, khi nuôi trâu càng dài ngày (26 tháng tuổi) thì mặc dù khối lượng cơ thể vẫn tăng nhưng tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh lại cho kết quả không sai khác so với khi mổ thịt ở 24 tháng tuổi. Điều này cho thấy khi kéo dài thời gian nuôi trâu cho tốc độ tăng khối lượng giảm dần, tỷ lệ các loại thịt không tăng, khối lượng cơ thể lớn nên lượng thức ăn dùng cho duy trì cơ thể cao do vậy chi phí thức ăn cho một kg tăng khối lượng cao hơn, do vậy để đạt hiệu quả kinh tế cao nên nuôi trâu thâm canh và mổ thịt ở giai đoạn 22-24 tháng tuổi.

Bảng 4.30. So sánh thành phần thân thịt của trâu đã cải tiến mổ thịt lúc 24 tháng tuổi so với trâu đại trà


Chỉ tiêu vị Trâu đã

Trâu đại

Trâu đại trà

Trâu đại



cải tiến

trà (*)

(**)

trà (***)

Khối lượng mổ thịt

kg

362,9

235,5

225,0

207,0

Khối lượng thịt xẻ

kg

172,1

106,7

104,0

88,5

Tỷ lệ thịt xẻ

%

47,4

45,3

46,1

43,6

Khối lượng thịt tinh

kg

136,8

86,7

78,5

73,1

Tỷ lệ thịt tinh

%

37,7

36,8

35,1

36,0

Đơn

Mổ thịt lúc 24 tháng tuổi


Nguồn *: Mai Văn Sánh (1996); **: Đào Lan Nhi (2002;) ***: Nguyễn Kiêm Chiến (2010)

Bảng 4.30 cho thấy: trâu đã cải tiến cho kết quả về khối lượng thịt xẻ trung bình trên một đầu trâu cao hơn hẳn sơ với trâu đại trà (172,1 kg/con so với trâu đại trà dao động 88,5-106,7 kg/con). Tương tự như khối lượng thịt xẻ, khối lượng thịt tinh cũng cao hơn (136,8 kg/con so với 73,1-86,5 kg/con của trâu đại trà).

Xét về tỷ lệ phần trăm thì chênh lệch giữa tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh của trâu đã được cải tiến và trâu đại trà mổ thịt lúc 24 tháng tuổi là không lớn (thịt xẻ là 47,4 %so với 43,6-46,1%; tỷ lệ thịt tinh là 37,7% so với 35,1-36,8%)

Như vây, có thể thấy ảnh hưởng rõ rệt khi nuôi trâu lấy thịt đã được cải tiến cho khối lượng thịt trung bình trên một đầu trâu cao hơn so với khi nuôi trâu đại trà lấy thịt.


4.4.4. Chi phí thức ăn cho trâu nuôi thâm canh lấy thịt

Với giá thức ăn tại thời điểm làm thí nghiệm: cỏ xanh 300 đồng/kg, thức ăn tinh hỗn hợp 3.500 đồng/kg, chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng được thể hiện tại Bảng 4.31.

Bảng 4.31. Chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng



Chỉ tiêu


Đơn

vị NT1 (mổ

Nghiệm thức

NT2 (mổ


NT3 (mổ


SEM

thịt 22 TT) thịt 24 TT) thịt 26 TT)


Chi phí thức ăn tinh

1000đ

1290a

1939b

2619c

67,2

Chi phí thức ăn thô xanh

1000đ

926a

1418b

1945c

191,3

Tổng chi phí thức ăn

1000đ

2216a

3357b

4564c

212,7

Tổng khối lượng tăng

kg

68,94a

97,75b

124,63c

7,41

Chi phí thức ăn /kg tăng khối lượng

1000đ

32,53a

34,48ab

36,79b

2,12

* Ghi chú: Các số trung bình mang chữ cái khác nhau trong một hàng ngang khác nhau có ý nghĩa (P<0,05)

Chi phí thức ăn trung bình cho 1 kg tăng khối lượng ở nhóm trâu mổ thịt lúc 22 tháng tuổi là thấp nhất (32.530 đồng/1kg), tiếp đến nhóm trâu mổ thịt lúc 24 tháng tuổi (34.480 đồng/1kg), cao nhất là nhóm trâu mổ thịt lúc 26 tháng tuổi (36.790 đồng/1kg). Như vậy, trâu nuôi càng dài ngày chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng càng lớn. Điều này là hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia súc nói chung và của trâu nói riêng vì khi kéo dài thời gian nuôi thì tốc độ tăng khối lượng giảm dần, khối lượng cơ thể trâu lớn, nên thức ăn dùng để duy trì cơ thể cao do vậy chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cao hơn, do vậy chúng chúng ta nên nuôi trâu thâm canh và mổ thịt ở giai đoạn lúc 22 – 24 tháng tuổi sẽ cho hiệu quả kinh tế tốt hơn là nuôi trâu kéo dài đến 26 tháng tuổi.



Kết luận

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


- Sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn ghép phối với trâu cái được tuyển chọn đã nâng cao được khối lượng và tốc độ sinh trưởng của đời con so với đại trà (trâu đực cao hơn 11,53-19,04% và trâu cái là 9,91-19,82%). Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố đến khối lượng và sinh trưởng của đời con lớn hơn so với trâu mẹ, hệ số tương quan giữa khối lượng trâu bố và con là 0,50-0,76, trong khi đó hệ số tương quan giữa khối lượng trâu mẹ và con là 0,14-0,33.

- Tiếp tục sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn ghép phối với trâu cái đã cải tạo thế hệ 1 đã làm tăng khối lượng và tốc độ sinh trưởng của đời con thế hệ 2 so với thế hệ 1 (trâu đực tăng 3,09-4,83%; trâu cái tăng 2,86-4,57%). Mức tăng khối lượng và tốc độ sinh trưởng của đời con thế hệ 2 so với thế hệ 1 thấp hơn mức tăng khối lượng của đời con thế hệ 1 so với đại trà.

- Nuôi trâu tơ đã cải tiến 7-18 tháng tuổi với mức dinh dưỡng cao hơn so với tiêu chuẩn Kearl (1982) đã làm tăng khả năng thu nhận thức ăn hàng ngày (VCK: 0,17-0,24 kg/ngày; NLTĐ: 2,49-3,62 MJ/ngày; Protein thô: 28,48-34,67 gam/ngày), tăng tốc độ sinh trưởng (tăng khối lượng trung bình là 582,6-604,6 gam/ngày).

- Nuôi thâm canh trâu tơ đã cải tiến lấy thịt với mức dinh dưỡng cao cho tỷ lệ và khối lượng thịt cao hơn so với trâu tơ đại trà, mổ thịt lúc 24 tháng tuổi cho khối lượng thịt xẻ là 172,1 kg (tương ứng 47,4%) so với 88,5-106,7 kg (tương ứng 43,6-46,1%); khối lượng thịt tinh là 136,8 kg (tương ứng 37,7%) so với 73,1-86,7 kg (tương ứng 35,1-36,8%).

- Mổ thịt ở các mốc 22, 24, 26 tháng tuổi cho tỷ lệ thịt xẻ 46,65-47,53%, tỷ lệ thịt tinh 36,74-37,86%. Khối lượng và tỷ lệ thịt xẻ của nhóm trâu mổ thịt lúc 26 tháng tuổi là cao nhất (183,8 kg tương ứng 47,53%), tuy nhiên chi phí


thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng ở nhóm trâu mổ thịt lúc 22 tháng tuổi là thấp nhất (32.530 đồng).

Đề nghị

Trong sản xuất cần triển khai rộng rãi mô hình sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn làm giống và chọn lọc đàn trâu cái.

Áp dụng kết quả nuôi trâu thâm canh và mổ thịt lúc 22 – 24 tháng tuổi vào sản xuất thử nghiệm.

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 10/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí