Kích Thước Một Số Chiều Đo Của Nghé Qua Các Mốc Tuổi


tuyệt đói giã 2 thế hệ là có ý nghĩa thống kê rất rõ rệt (P<0,05). Theo Nguyễn Trọng Tiến (1991), sau 18 tháng tuổi tốc độ tăng trưởng của tế bào cơ giảm thấp, hàm lượng nước giảm, sự tích lũy mỡ tăng kèm theo tiêu thụ năng lượng tăng, còn mỡ liên kết giảm, khả năng tổng hợp protein giảm, sự sinh trưởng của tế bào cơ bị kìm hãm. Như vậy, tăng khối lượng giảm dần theo tuổi và trâu càng lớn thì càng tiến gần đến sự hoàn thiện về mặt thể vóc và thành thục về tính biệt, điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia súc nói chung và với trâu nói riêng.

400

368,16

355,12

350

320,86

311,91

300

272,79

266,4

273,02

266,27

250


200

181,01

174,89

150

SS – 12 12 – 24 SS – 24 24 – 36 SS – 36

Giai đoạn tuổi

NT1

NT2

Khối lượng (kg)

K hối lư ợ ng (k g)

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Mai Văn Sánh và cs. (2008b) cho biết tăng khối lượng của trâu giảm dần theo tuổi, ở giai đoạn sơ sinh đến 12 tháng tuổi là cao nhất (tăng khối lượng tuyệt đối nằm trong khoảng 330,9 – 361,3 g/ngày). Abeygunawardena và cs. (1996) cho biết trâu Surti có khối lượng sơ sinh 29,4 kg, tăng khối lượng trong 12 tháng đầu trung bình là 256 g/ngày như vậy tăng khối lượng của trâu ở đây là cao hơn. Mai Văn Sánh (1996), trâu Murrah nuôi tại sông bé cho tăng khối lượng giai đoạn 13-24 tháng tuổi đối với nghé đực là 260,3 g/ngày và nghé cái là 245,53 g/ngày.


400 385,42

371,55

350 337,1 327,29

289,16 293,34

300 281,58 284,99

250

204,21

200 199,46

150

SS – 12 12 – 24 SS – 24 24 – 36 SS – 36

Giai đoạn tuổi


NT1 NT2


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của khối lượng bố, mẹ và nuôi thâm canh đến khối lượng, sinh trưởng và sản xuất thịt của trâu - Nguyễn Công Định - 13


Đồ thị 4.3. Tăng khối lượng trâu đực qua các giai đoạn tuổi (g/con/ngày)

Đồ thị 4.4. Tăng khối lượng trâu cái qua các giai đoạn tuổi (g/con/ngày)


Theo Trần Quang Hân và Hoàng Quang Duy (2011) khi nghiên cứu sinh trưởng của trâu tại tỉnh Đăk Lăk cho thấy, tăng khối lượng giảm dần theo tuổi: Cao nhất giai đoạn sơ sinh – 12 tháng (375,17 g/ngày con đực và 367,60 g/ngày con cái), tiếp đến giai đoạn 12 – 24 tháng ( 293,46 và 281,23 g/ngày lần lượt với trâu đực và cái), thấp nhất khi tính chung từ sơ sinh – 36 tháng (Trâu đực tăng 267,73 g/ngày và trâu cái là 260,77 g/ngày).

Tạ Văn Cần (2006) khi nghiên cứu lai tạo trâu đực Murrah với trâu cái địa phương và đánh giá khả năng sinh trưởng của con lai F1 nuôi tại nông hộ cho thấy, với trâu đực: Giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi, tăng khối lượng của trâu lai F1 tăng 518 g/ngày, trâu địa phương 464,4 g/ngày; giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi trâu lai F1 tăng 390,6 g/con/ngày trâu địa phương: 307,2 g/ngày; giai đoạn 12- 24 tháng tuổi sinh trưởng tuyệt đối của trâu lai F1 đạt 279,7g/ngày, trâu địa phương 200,5 g/ngày; giai đoạn 24 đến 36 tháng tuổi trâu lai F1 tăng 226,1 g/ngày, trâu địa phương: 167,8 g/ngày; So với nghiên cứu trên thì tăng khối lượng của trâu ở thí nghiệm của chúng tôi cho kết quả cao hơn kết quả nghiên cứu trên trâu địa phương nhưng thấp hơn kết quả nghiên cứu trên trâu lai F1.

Bảng 4.15. So sánh khối lượng trâu thế hệ 2 so với thế hệ 1 qua các mốc tuổi


Giới tính

Tuổi (tháng)

TH2/TH1 (%)


Sơ Sinh

4,83


3

4,54


Đực

6

12

4,40

3,89


24

3,21


36

3,09

Cái

Sơ Sinh

4,57


3

4,42


6

4,19


12

3,83


24

3,10


36

2,86

Sơ Sinh

4,70

3

4,48

6

4,30

12

3,86

24

3,16

36

2,99

Trung bình (cả đực và cái)


Kết quả bảng 4.15 cho thấy: Khối lượng tại các thời điểm sơ sinh, 3, 6, 12; 24 và 36 tháng tuổi trâu đực thế hệ 2 cao hơn thế hệ 1 ở các mốc tuổi tương ứng là: 4,83; 4,54; 4,40; 3,89; 3,21 và 3,09%; trâu cái là 4,57; 4,42; 4,19; 3,83;

3,10; và 2,86%. Tính trung bình cho cả hai giới tính đực và cái thì khối lương trâu thế hệ hai tăng hơn nghé thế hệ một tương ứng ở các mốc tuổi sơ sinh, 3, 6, 12, 24 và 36 tháng tuổi lần lượt là: 4,70; 4,48; 4,30; 3,86; 3,16 và 2,99%. Như vậy, trâu đực giống khối lượng lớn đã cải tạo được tầm vóc của đời con ở thế hệ 2 tăng lên 2,99 – 4,70% so với thế hệ 1, đây mới chỉ là khối lượng nghé được sinh ra từ lứa một và nếu theo dõi tiếp nghé sinh ra từ các lứa đẻ tiếp theo chúng tôi nghĩ là kết quả sẽ khả quan và cao hơn.

Sự khác biệt về tỷ lệ phần trăm (%) khối lượng giữa trâu thế hệ một và trâu thế hệ hai có xu hướng giảm dần khi tuổi trâu tăng lên là do ảnh hưởng của yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng và yếu tố ngoại cảnh tăng dần đã làm giảm ảnh hưởng của yếu tố di truyền, tuy vậy sự khác biệt đó vẫn rất rõ rệt.

Khi trâu mẹ là cái tơ chưa hoàn toàn thành thục về thể vóc thì khối lượng đời con sinh ra chắc chắn sẽ thấp hơn khi trâu mẹ là cái sinh sản lứa 2-5. Điều này được minh chứng tại bảng 4.16.

Bảng 4.16. So sánh khối lượng trâu thế hệ 1 qua các mốc tuổi của trâu mẹ là cái sinh sản lứa 2-5 và trâu mẹ là cái tơ (kg)



Tuổi (tháng)

Trâu mẹ sinh sản lứa 2-5

Trâu mẹ là cái tơ

Khối lượng chênh lệch

% chênh lệch KL




Sơ sinh

24,90

24,22

0,68

2,80

3

60,28

58,59

1,69

2,88

6

91,72

89,44

2,28

2,55

12

161,91

156,84

5,07

3,23

24

262,43

257,48

4,95

1,93

36

330,69

326,01

4,68

1,44

Kết quả Bảng 4.16 cho thấy: Khối lượng của trâu thế hệ 1 sinh ra từ trâu mẹ là cái sinh sản lứa 2-5 luôn cao hơn trâu thế hệ 1 sinh ra từ trâu mẹ là cái tơ. Phần trăm về mức chênh lệch khối lượng giữa 2 nhóm cao nhất ở giai đoạn 12 tháng tuổi là 3,23%, thấp nhất giai đoạn 36 tháng tuổi là 1,44%.

Chênh lệch khối lượng giữa 2 nhóm cho thấy giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi trâu cho mức chênh lệch khối lượng cao là do trong giai đoạn này trâu vẫn nhận được nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ. Đến giai đoạn từ 12 – 36 tháng tuổi mức chênh lệch về khối lượng giữa 2 nhóm giảm, điều này được giải thích là do trong giai đoạn này trâu đã được cai sữa và tách khỏi nguồn dinh dưỡng từ mẹ nên trâu phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố ngoại cảnh đặc biệt là nguồn dinh dưỡng được bổ sung từ bên ngoài. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia súc nói chung và của trâu nói riêng.

Khối lượng của trâu sinh ra từ mẹ là cái sinh sản 2-5 lớn hơn khối lượng của trâu sinh ra từ mẹ là cái tơ: Điều này cho thấy khối lượng con mẹ có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của đời con và mức độ ổn định di truyền ở trâu có mẹ là cái sinh sản ở lứa thứ 2 trở đi luôn ổn định hơn và thế hệ con có khối lượng luôn lớn hơn khi sử dụng trậu mẹ là cái tơ.

Dựa vào chênh lệch giữa khối lượng đời con thế hệ 1 sinh ra khi sử dụng trâu mẹ là cái sinh sản lứa 2-5 và trâu mẹ là cái tơ có thể dự đoán được khối lượng đời con thế hệ 2 sinh ra nếu sử dụng trâu mẹ là cái sinh sản lứa 2-5. Kết quả về khối lượng dự đoán của đời con thế hệ 2 được trình bày tại bảng 4.17.

Bảng 4.17. Dự đoán khối lượng trâu thế hệ 2 qua các mốc tuổi nếu sử dụng

trâu mẹ là cái sinh sản lứa 2-5 (kg)



Tuổi (tháng)

Trâu mẹ là cái tơ

% chênh lệch KL đời con giữa trâu mẹ sinh sản lứa 2-5 và trâu mẹ tơ

Trâu mẹ là cái sinh sản lứa 2-5

Khối lượng tăng so với ban đầu

Sơ sinh

25,36

2,80

26,07

0,71

3

61,21

2,88

62,99

1,77

6

93,28

2,55

95,66

2,38

12

162,89

3,23

168,16

5,26

24

265,60

1,93

270,72

5,11

36

335,72

1,44

340,54

4,82


Khi sử dụng trâu mẹ là cái sinh sản lứa 2-5 đã làm tăng khối lượng trâu ở thế hệ 1 lên trung bình 1,44-3,23% so với khi sử dụng trâu mẹ là cái tơ. Theo đó, có thể dự đoán khối lượng trâu của thế hệ 2 (TH2) sinh ra từ trâu mẹ là cái sinh sản sẽ có chiều hướng tăng cao hơn so với trâu sinh ra ở lứa đẻ đầu tiên. Điều này là phù hợp với quy luật tăng khối lượng của trâu được sinh ra từ các lứa đẻ tiếp theo, khi đó trâu mẹ đã hoàn toàn thành thục về thể vóc.

Khối lượng trung bình dự đoán của trâu thế hệ 2 sẽ tăng dao động 0,71- 5,26 kg; tỷ lệ tăng cao nhất giai đoạn trâu thế hệ 2 đạt lúc 12 tháng tuổi (5,26 kg) và thấp nhất giai đoạn sơ sinh (0,71 kg). Như vậy, nếu theo dõi khối lượng của trâu thế hệ 2 sinh ra qua các lứa đẻ tiếp theo chúng ta có thể dự đoàn được khối lượng đời con thế hệ 2 là: Sơ sinh đạt 26,07 kg; 3 tháng tuổi đạt 62,99 kg; 6 tháng tuổi đạt 95,66 kg; 12 tháng tuổi đạt 168,16 kg; 24 tháng tuổi đạt 270,72 kg; 36 tháng tuổi khối lượng trâu thế hệ 2 đạt 340,54 kg và cao hơn khối lượng các mốc tuổi của trâu khi sử dụng trâu mẹ là cái tơ. Điều này chứng tỏ rằng việc sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn phối với trâu cái được tuyển chọn đã làm tăng thêm đáng kể khối lượng đàn con thế hệ 2.

Trong điều kiện thí nghiệm ở đây mới chỉ theo dõi được khối lượng đời con thế hệ 2 sinh ra khi sử dụng trâu mẹ là cái tơ. Vì chưa theo dõi được khối lượng đời con sinh ra ở các lứa đẻ tiếp theo (trâu mẹ là cái sinh sản lứa 2-5) như đời con thế hệ 1 nhưng qua khối lượng dự đoán được của trâu thế hệ 2 ở Bảng


4.17 chúng ta có thể so sánh được một cách tương đối khối lượng đời con thế hệ 2 nếu sử dụng trâu mẹ là cái sinh sản lứa 2-5 với khối lượng đời con thế hệ 1 khi sử dung trâu mẹ là cái sinh sản lứa 2-5. Kết quả về so sánh mức chênh lêch khối lượng giữa 2 thế hệ được trình bày ở Bảng 4.18.

Kết quả Bảng 4.18 cho thấy: Nếu sử dụng trâu mẹ là cái sinh sản lứa 2-5 thì khối lượng đời con thế hệ 2 sẽ cao hơn đời con thế hệ 1 (2,98-4,70%). Khối lượng tăng cao nhât ở giai đoạn sơ sinh trâu thế hệ 2 đạt 26,07 kg so với trâu thế hệ 1 đạt 24,90 kg, tương ứng 4,70%, tiếp đến là khối lượng trâu ở các mốc tuổi 3, 6, 12, 24 tháng tuổi và tăng khối lượng thấp nhất ở giai đoạn 36 tháng tuổi: Trâu thế hệ 2 là 340,54 kg so với 330,70 kg của trâu thế hệ 1, tương ứng là 2,98%.

Bảng 4.18. So sánh khối lượng trâu thế hệ 1 với khối lượng dự đoán của trâu thế hệ 2 nếu sử dụng trâu mẹ là cái sinh sản lứa 2-5 (kg)


Tuổi (tháng)

Khối lượng dự đoán của trâu TH2

Khối lượng trâu TH1

Khối lượng tăng

% tăng khối lượng

Sơ sinh

26,07

24,90

1,17

4,70

3

62,99

60,29

2,71

4,49

6

95,66

91,73

3,94

4,29

12

168,16

161,91

6,25

3,86

24

270,72

262,44

8,29

3,16

36

340,54

330,70

9,85

2,98

4.2.3. Kích thước một số chiều đo của nghé qua các mốc tuổi

Cùng với khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo cũng góp phần thể hiện tầm vóc của gia súc. Kích thước các chiều đo có liên quan chặt chẽ đến hướng sản xuất của gia súc, sự biến thiên các chiều đo là một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của gia súc.

Tầm vóc của gia súc được thể hiện qua khối lượng cơ thể và kích thước các chiều đo. Khối lượng cơ thể luôn luôn có tương quan thuận với kích thước các chiều đo cơ thể. Khi kích thước cơ thể tăng thì khối lượng tăng. Trong


trường hợp thể trạng bình thường thì khối lượng gia súc thể hiện tầm vóc. Tuy nhiên, ở từng giai đoạn sinh trưởng của gia súc non kích thước các chiều đo cơ thể tăng nhưng khối lượng tăng không theo tỷ lệ của kích thước, đó là giai đoạn phát triển xương, còn khi gia súc già thì có xu hướng ngược lại, khối lượng có thể tăng nhưng kích thước không tăng theo tỷ lệ do chủ yếu là tích luỹ mỡ.

Tương tự như khối lượng của nghé, các chiều đo cao vây, vòng ngực và dài thân chéo của nghé sơ sinh, 3, 6, 12, 24 và 36 tháng tuổi của nghé thế hệ hai cũng cao hơn nghé thế hệ một. Kích thước các chiều đo cơ thể nghé được theo dõi từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi, kết hợp với khối lượng cơ thể thấy rằng nghé phát triển theo quy luật sinh trưởng gia súc nói chung, đó là quy luật phát triển không đồng đều giữa các giai đoạn, nghé phát triển mạnh nhất ở thời kỳ mới sinh, sau đó giảm dần qua các mốc tuổi, càng về mốc tuổi sau tức là khi gia súc càng lớn lên thì sự tăng lên về kích thước các chiều đo càng chậm điều đó hoàn toàn phù hợp với quy luật của gia súc nói chung và của trâu nói riêng.

Bảng 4.19 cho thấy chiều đo cao vây của nghiệm thức 1 lúc sơ sinh là (65,10 cm con đực và 63,99 cm con cái); 12 tháng tuổi (con đực là 97,48 cm, con cái là 96,79 cm); 36 tháng tuổi (119,77 cm con đực và 119,02 cm con cái), nghiệm thức 2 là: sơ sinh là (63,47 cm con đực và 62,76 cm con cái); 12 tháng tuổi (con đực là 96,79 cm, con cái là 95,11 cm); 36 tháng tuổi (119,00 cm con đực và 118,63 con cái)

Bảng 4.19. Kích thước chiều đo cao vây của trâu ở các mốc tuổi (cm)



Tuổi

Giới

Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2

(tháng)


Sơ sinh


3

tính n Mean ± SD n Mean ± SD

Đực 54 65,10 ± 2,38 56 63,47 ± 2,45

Cái 51 63,99 ± 2,65 48 62,76 ± 3,17

Đực 54 83,45 ± 3,64 56 81,95 ± 4,20

Cái 51 81,82 ± 4,65 48 81,85 ± 4,81


Đực 54 87,99 ± 3,06

56 86,61 ± 3,25

Cái


Đực

50


54

86,59 ± 2,89

97,48 ± 2,37

48


55

86,47 ± 3,40

96,79 ± 2,59

12

Cái

49

96,79 ± 1,88

48

95,11 ± 2,52

Đực

42

112,07 ± 3,06

43

111,94 ± 2,07

24

Cái

39

111,41 ± 3,14

33

110,48 ± 3,73

Đực

32

119,77 ± 2,46

36

119,00 ± 2,65

36

Cái

23

119,02 ± 3,57

28

118,63 ± 2,51

6


Kích thước chiều đo vòng ngực là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng của một phẩm giống. Chu vi vòng ngực có tương quan thuận với quá trình tăng khối lượng của trâu với hệ số tương quan r>0,80. Trong thực tế, có thể sử dụng vòng ngực để xây dựng công thức xác định khối lượng của trâu mà không cần phải cân. Chiều đo vòng ngực của trâu qua các tháng tuổi được thể hiện tại bảng 4.20.

Chiều đo vòng ngực của nghiệm thức 1 lúc sơ sinh là (69,03 cm con đực và 67,18 cm con cái); 12 tháng tuổi (con đực là 131,66 cm, con cái là 130,13 cm); 36 tháng tuổi (171,83 cm con đực và 169,65 con cái), nghiệm thức 2 là: sơ sinh là (67,51 cm con đực và 66,12 cm con cái); 12 tháng tuổi (con đực là 109,52 cm, con cái là 108,87 cm); 36 tháng tuổi (171,75 cm con đực và 169,75 con cái).

Bảng 4.20. Kích thước chiều đo vòng ngực của trâuở các mốc tuổi (cm)


Tuổi

Giới

Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2

(tháng)


Sơ sinh

tính n Mean ± SD n Mean ± SD

Đực 54 69,03 ± 4,40 56 67,51 ± 4,83

Cái 51 67,18 ± 5,43 48 66,12 ± 4,96

3 Đực 54 97,62 ± 4,29 56 97,28 ± 4,44

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 10/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí