mức dinh dưỡng cao hơn so với tiêu chuẩn ăn dành cho trâu sinh trưởng của Kearl (1982).
Năng lượng trao đổi thu nhận của NTĐC là thấp hơn so với tiêu chuẩn là 0,63 MJ/ngày, trong khi năng lượng trao đổi ở NT1 cao hơn tiêu chuẩn của Kearl (1882) là 2,49 MJ/ngày và NT2 cao hơn tiêu chuẩn là 3,62 MJ/ngày.
Tương tự vật chất khô, năng lượng trao đổi thì protein thô thu nhận thực tế ở NTĐC cũng thấp hơn so với tiêu chuẩn của Kearl (1882) là 10,72 g/ngày (Bảng 4.25), trong khi mức chênh lệch của các nghiệm thức thí nghiệm thì lượng Protein thô thu nhận lại cao hơn so với tiêu chuẩn là 28,48 g/ngày đối với NT1 và 34,67 g/ngày đối với NT2.
Tóm lại, từ kết quả thu được cho thấy do chất lượng thức ăn và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn có sự chênh lệch so với tiêu chuẩn Kearl (1982) cho nên ở các nghiệm thức thí nghiệm (NT1, NT2), lượng thu nhận VCK, NLTĐ và Protein thô của trâu thí nghiệm luôn cao hơn so với tiêu chuẩn ăn của Kearl (1982).
Kết quả tại đồ thị 4.6 cho thấy: Sự chênh lệch giữa giá trị VCK, NLTĐ và protein thô trong bảng tiêu chuẩn và giá trị thực tế là khác nhau giữa các nghiệm thức. Ở NTĐC các giá trị VCK, NLTĐ và Protein thô trâu thu nhận thực tế đều thấp hơn so với bảng nhu cầu, trong khi đó ở các nghiệm thức thí nghiệm (NT1, NT2), các giá trị thu nhận thực tế lại cao hơn so với tiêu chuẩn, nguyên nhân có thể do ở các nghiệm thức thí nghiệm trâu được cho ăn với khẩu phần cao hơn so với khẩu phần ở NTĐC.
4,00
3,00
2,00
1,00
0,00
-1,00
-2,00
Chênh lêch Chênh lệch Chênh lệch
VCK (kg) NLTĐ (MJ) protein (10 g) NTĐC - 100% -0,11 -0,63 -1,07
NT1 - 110% 0,17 2,49 2,85
NT2 - 120% 0,24 3,62 3,47
Độ chênh lệch
Tiêu chuẩn
Đồ thị 4.6. Sai khác về giá trị dinh dưỡng lý thuyết và thực tế thu nhận
Như vậy, kết quả này có thể thấy nhu cầu dinh dưỡng đưa ra ở bảng tiêu chuẩn của Kearl (1982) là phù hợp so với nhu cầu thực tế nhưng do chất lượng và tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn sử dụng cho trâu của nước ta còn thấp nên để phát huy được tiềm năng sinh trưởng của trâu thì cần cho ăn cao hơn so với tiêu chuẩn ăn của Kearl (1982) một lượng VCK từ 0,17-0,24 kg/ngày; NLTĐ từ 2,49-3,62 MJ/ngày và Protein thô từ 28,5-34,7 g/ngày.
Dựa trên kết quả thí nghiệm, chúng tôi xây dựng phương trình hồi quy đối với VCK, NLTĐ và Protein thô giữa lượng thu nhận thực tế (y) và nhu cầu theo Kearl (1882) (x) (Đồ thị: 4.7a; 4.7b; 4.7c). Các phương trình hồi quy được thể hiện như sau:
Đối với VCK (kg/con/ngày): y1 = 1,1264x – 0,4836 (R2 = 0,9764) Đối với NLTĐ (MJ/con/ngày): y2 = 1,2015x – 8,3767 (R2 = 0,8327) Đối với Protein thô (g/con/ngày): y3 = 1,2773x – 122,03 (R2 = 0,9194)
Căn cứ trên tiêu chuẩn lý thuyết của Kearl (1982), người chăn nuôi có thể sử dụng các phương trình có sẵn ở trên để tính toán chính xác nhu cầu sử dụng dinh dưỡng cho trâu tương tự trong thí nghiệm.
(a)
8
7 y = 1,1264x - 0,4836
R2 = 0,9764
6
5
4
3
2
1
0
0 2 4
6
8
Tiêu chuẩn Kearl (kg/con/ngày)
(b)
80
y = 1,2015x - 8,3767
70
R2 = 0,8327
60
50
40
30
20
10
0
0 20 40
60
80
Tiêu chuẩn Kearl (MJ/con/ngày)
(c)
900
800 y = 1,2773x - 122,03
R2 = 0,9194
700
600
500
400
300
200
100
0
0 200 400
600
800
Tiêu chuẩn Kearl (g/con/ngày)
Thực tế thu nhận (kg/con/ngày)
Thực tế thu nhận (g/con/ngày)
Thực tế thu nhận (MJ/con/ngày)
Ghi chú: Đồ thị ( a)=VCK; (b)=NLTĐ; (c)=Protein thô
Đồ thị 4.7a; 4.7b và 4.7c. Mối quan hệ giữa giá trị dinh dưỡng lý thuyết và thực tế thu nhận
4.4. Ảnh hưởng của tuổi và khối lượng mổ thịt đến năng suất thịt của trâu 22-26 tháng tuổi
4.4.1. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày
Lượng thức ăn tinh thu nhận hàng ngày của trâu ở các mốc tuổi mổ thịt là tương đương nhau. Lượng thức ăn thô xanh có xu hướng tăng dần từ NT1 đến NT3, nhưng không có sự sai khác về mặt thống kê. Lượng thức ăn thô xanh tăng là do khối lượng của trâu ở 26 tháng tuổi to hơn 22 và 24 tháng tuổi.
Bảng 4.26. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của trâu thí nghiệm
Chỉ tiêu Đơn Nghiệm thức SEM
vị | NT1 (mổ thịt 22 TT) | NT2 (mổ thịt 24 TT) | NT3 (mổ thịt 26 TT) | ||
Lượng VCK cỏ | kg | 4,88 | 5,02 | 5,19 | 0,69 |
Lượng VCK của thức ăn tinh | kg | 2,70 | 2,71 | 2,74 | 0,09 |
Tổng lượng VCK | kg | 7,58 | 7,73 | 7,93 | 0,71 |
Tỷ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần | % | 35,55 | 35,04 | 34,55 | |
Lượng VCK/100 kg KLCT | kg | 2,48 | 2,46 | 2,44 | 0,22 |
Tổng năng lượng trao đổi | MJ | 67,2 | 68,7 | 70,6 | 5,09 |
NLTĐ/100 kg KLCT | MJ | 22,03 | 21,78 | 21,67 | 1,91 |
Tổng lượng protein thô | g | 733,1 | 749,4 | 774,3 | 58,4 |
Lượng protein/100 kg KLCT | g | 240,3 | 237,7 | 237,6 | 21,7 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kích Thước Một Số Chiều Đo Của Nghé Qua Các Mốc Tuổi
- Tăng Khối Lượng Của Trâu Trong Thời Gian Thí Nghiệm
- Tiêu Tốn Thức Ăn Để Sản Xuất 1 Kg Khối Lượng
- Chi Phí Thức Ăn Cho Trâu Nuôi Thâm Canh Lấy Thịt
- Ảnh hưởng của khối lượng bố, mẹ và nuôi thâm canh đến khối lượng, sinh trưởng và sản xuất thịt của trâu - Nguyễn Công Định - 18
- Ảnh hưởng của khối lượng bố, mẹ và nuôi thâm canh đến khối lượng, sinh trưởng và sản xuất thịt của trâu - Nguyễn Công Định - 19
Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.
Kết quả Bảng 4.26 cho thấy, tổng lượng VCK cỏ mà trâu thu nhận được hàng ngày có xu hướng tăng dần từ NT1 đến NT3, thấp nhất là NT1 (trâu mổ thịt lúc 22 tháng tuổi): trung bình là 4,88 kg VCK/ngày; tiếp đến NT2 (trâu mổ thịt lúc 24 tháng tuổi): trung bình 5,02 kg VCK/ngày và cao nhất là NT3 trung bình trâu thu nhận 5,19 kg VCK/ngày, tuy nhiên sự sai khác giữa các nghiệm thức là không có ý nghĩa thống kê. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Công Định và cs. (2007) khi sử dụng cám gạo, bột sắn, bột lá sắn và rỉ mật vỗ béo trâu tơ thì lượng VCK thu nhận dao động 4,30-5,55 kg/ngày; Trịnh Văn Trung và cs (2006) nuôi trâu tơ ở các mức bổ sung bột sắn và bột lá sắn khác nhau thì lượng VCK ăn vào là 4,20-5,46kg/ngày; Trịnh Văn Trung và cs. (2007) khi bổ sung bột lá sắn vào khẩu phần cỏ xanh và rơm ủ urê nuôi trâu tơ trong vụ đông xuân thì lượng VCK thu nhận là 4,61; 5,20; 5,72 kg/ngày tương ứng với các mức bổ sung 0,5; 1; 1,5 kg/ngày bột lá sắn và ở lô không bổ sung bột lá sắn thì trâu thu nhận lượng VCK là 4,12 kg/ngày; Mai Van Sanh và cs. (2006) nuôi trâu tơ 18 tháng tuổi với các mức rơm ủ urê khác nhau thì lượng VCK thu nhận hàng nhày là 4,57-4,68 kg/ngày. Kết quả của chúng tôi thu được trong thí nghiệm này là thấp hơn so với kết quả của Đào Lan Nhi và cs. (2003) khi nghiên
cứu bổ sung bột sắn và lá sắn chế biến trong khẩu phần vỗ béo trâu tơ thì lượng VCK ăn vào là 5,5-6,4 kg/ngày
Lượng VCK thu nhận trên 100 kg khối lượng cơ thể giữa các nghiệm thức là tương đương nhau dao động từ 2,4-2,48 kg VCK/100 kg khối lượng cơ thể. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng có tính tương đồng với nghiên cứu của Đào Lan Nhi (2002) khi nuôi trâu tơ 18-20 tháng tuổi lượng VCK thu nhận được hàng ngày từ 2,48 đến 3,16 kg/100 kg khối lượng cơ thể. Yuangklang và cs. (2001) công bố lượng VCK thu nhận hàng ngày tính trên 100 kg khối lượng cơ thể của trâu ở khẩu phần rơm ủ 5% urê và lá sắn khô là 2,3 kg và 2,1 kg, trong khi đó khẩu phần rơm chưa xử lý và cỏ khô là 1, 6 kg và 1,3 kg. Theo Wora-anu và cs. (2000), lượng vật chất khô ăn vào trên 100 kg khối lượng cơ thể là 1,70; 2,44; 2,69 kg tương ứng với các khẩu phần có tỷ lệ giữa rơm xử lý urê và cám gạo: 100/0; 60/40; 40/60.
Tổng năng lượng trao đổi thu nhận được hàng ngày của trâu tương đối cao đạt 67,2-70,6 MJ/ngày tương ứng với 21,67-22,03 MJ/100 kg khối lượng cơ thể, không có sự sai khác thống kê giữa các nghiệm thức (P>0,05). Kết quả này có phần cao hơn so với nghiên cứu của Trịnh Văn Trung và cs. (2006) là 43,37-57,52 MJ/ngày; Mai Van Sanh và cs. (2006) khi nuôi trâu tơ 18 tháng tuổi (NLTĐ trâu thu nhận hàng ngày là 44,19-44,81 MJ/ngày); Nguyễn Công Định và cs. (2007) khi sử dụng cám gạo, bột sắn, bột lá sắn và rỉ mật vỗ béo trâu tơ thì NLTĐ thu nhận đực hàng ngày dao động từ 35,88-51,63 MJ/ngày; Trịnh Văn Trung và cs. (2007) khi bổ sung bột lá sắn vào khẩu phần cỏ xanh và rơm ủ urê nuôi trâu tơ trong vụ đông xuân thì NLTĐ thu nhận là 36,9; 42,6; 48,4; 55,5 MJ/ngày tương ứng với các mức bổ sung 0; 0,5; 1; 1,5 kg bột lá sắn/ngày, đó là do trâu được nuôi ở các nghiệm thức với phương thức cho ăn tối đa, tỷ lệ thức ăn tinh hỗn hợp tới 35% và khối lượng cơ thể trâu ở các nghiệm thức là lớn hơn trâu trong các thí nghiệm của các tác giả khác.
Lượng protein thô thu nhận được hàng ngày của trâu ở NT1 là 733,1 g/con/ngày; NT2 là 749,4 g/ngày và NT3 là 774,3 g/ngày. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của trâu thí nghiệm mặc dù có sự khác nhau về giá trị số học nhưng không có ý nghĩa về thống kê (P >0,05).
4.4.2. Tăng khối lượng của trâu trong thời gian thí nghiệm
Bảng 4.27 cho thấy, khối lượng của trâu ở các nghiệm thức lúc bắt đầu thí nghiệm là tương đương nhau từ 263,6-271,4 kg. Trâu nuôi đến 22 tháng tuổi khối lượng trung bình đạt 340,4 kg, 24 tháng tuổi trung bình đạt 364,3 kg và 26 tháng tuổi trung bình đạt 388,2 kg. Khối lượng của trâu ở các nghiệm thức ở cùng một mốc tuổi mặc dù có sự khác biệt về giá trị, nhưng không có ý nghĩa về thống kê (P>0,05). Theo kết quả nghiên cứu của Mai Văn Sánh và cs. (2008b) trâu nuôi quảng canh trong nông hộ, lúc 24 tháng tuổi có khối lượng trung bình là 234,4 kg. Như vậy, khối lượng trâu nuôi thâm canh với mức dinh dưỡng cao hơn 10% so với tiêu chuẩn ăn cho trâu sinh trưởng của Kearl (1982) tăng cao hơn khối lượng trâu nuôi trong nông hộ là rõ rệt.
Bảng 4.27. Tăng khối lượng của trâu trong thời gian thí nghiệm
Chỉ tiêu Đơn
vị NT1 (mổ thịt 22 TT)
Nghiệm thức
NT2 (mổ thịt 24 TT)
NT3 (mổ thịt 26 TT)
SEM
kg | 271,4 | 266,5 | 263,6 | 6,47 | |
Khối lượng 22 tháng tuổi | kg | 340,4 | 333,8 | 328,6 | 7,23 |
Khối lượng 24 tháng tuổi | kg | 364,3 | 358,8 | 5,19 | |
Khối lượng 26 tháng tuổi Tổng khối lượng tăng | kg kg | 68,94a | 97,75b | 388,2 124,63c | 7,41 |
Tăng khối lượng TB/ngày | g | 574,5a | 543,1ab | 519,3b | 26,4 |
* Ghi chú: Các số trung bình mang chữ cái khác nhau trong một hàng ngang khác nhau có ý nghĩa (P<0,05)
Tăng khối lượng của trâu có xu hướng giảm dần từ NT1 đến NT3, 18-22 tháng tuổi trâu cho tăng khối lượng trung bình đạt 574,5 g/ngày; 18-24 tháng tuổi trung bình là 543,1 g/ngày; 18-26 tháng tuổi trung bình đạt 519,3 g/ngày.
Khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày của trâu ở NT1 và NT2 cũng như ở NT2 và NT3 là không có sự sai khác thống kê, nhưng giữa NT1 và NT3 thì khả năng tăng khối lượng hàng ngày của trâu là có sự sai khác rõ rệt (P<0,05). Như vậy, trâu nuôi càng dài ngày thì khả năng tăng khối lượng vẫn còn nhưng tốc độ tăng khối lượng trung bình hàng ngày thì giảm dần. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả trước đây: Wanapat và cs. (1991) thí nghiệm nuôi trâu đầm lầy chăn thả trên bãi cỏ ruzy 7 giờ/ngày và chia làm 3 nhóm: không bổ sung thức ăn, bổ sung thức ăn tinh hỗn hợp với 0,5% khối lượng cơ thể và bổ sung bột hạt bông với 0,2% khối lượng cơ thể thu được tăng khối lượng tương ứng 483, 594 và 515 g/ngày; Đào Lan Nhi (2002), nuôi vỗ béo trâu tơ 18-20 tháng tuổi cho tăng trọng từ 504 - 564g/ngày; Terzano và cs. (1995) vỗ béo trâu 24 tháng tuổi cho tăng trọng 530 g/ngày; Trịnh Văn Trung (2008) nuôi vỗ béo trâu 18-20 tháng tuổi cho tăng khối lượng từ 389-594 g/ngày. Mai Văn Sánh (2008) nuôi trâu tơ 18 tháng tuổi với các mức rơm ủ urê khác nhau thì tăng khối lượng từ 488-544g/con/ngày; Đào Lan Nhi và cs. (1999) cho trâu ăn hỗn hợp bột lá sắn và bột sắn đã tăng khối lượng từ 285 đến 600 g/ngày; Trịnh Văn Trung và cs. (2006) nuôi trâu tơ ở các mức bổ sung bột sắn và bột lá sắn khác nhau thì tăng khối lượng 342-578 g/ngày.
4.4.3. Khả năng chuyển hoá thức ăn của trâu
Tiêu tốn VCK, năng lượng trao đổi cho 1 kg tăng khối lượng của trâu thấp nhất ở NT1, tiếp đến NT2, cao nhất ở NT3 (Bảng 4.28). Tuy nhiên, giữa NT1 và NT2 cũng như giữa NT2 và NT3 không có sự sai khác về ý nghĩa thống kê (P>0,05), giữa NT1 và NT3 là có sự sai khác rõ rệt (P<0,05). Như vậy, trâu càng nuôi dài ngày tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng càng cao.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với Wanapat và Wachirapakorn (1990) khi nghiên cứu bổ sung thức ăn tinh trong khẩu phần của trâu tơ 18 - 24 tháng tuổi nhận thấy tiêu tốn VCK cho 1 kg tăng khối lượng từ 10,5
kg đến 19,8 kg; Đào Lan Nhi và cs. (2003) bổ sung bột sắn và lá sắn chế biến trong khẩu phần vỗ béo trâu tơ thì tiêu tốn trong khoảng 10,6-19,2 kg VCK/1 kg tăng khối lượng. Nguyễn Kiêm Chiến (2010) sử dụng khẩu phần ăn có bổ sung bột sắn, bột lá sắn vỗ béo trâu 18-24 tháng tuổi tiêu VCK/kg tăng khối lượng trong khoảng 9,31-12,24 kg VCK/kg tăng khối lượng, tuy nhiên cao hơn chút ít so với kết quả của Mai Văn Sánh (2008) nuôi trâu tơ 18 tháng tuổi với các mức rơm ủ urê khác nhau thì tiêu tốn VCK cho một kg tăng khối lượng là 8,43-9,59 kg VCK/kg tăng khối lượng.
Bảng 4.28. Tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng của trâu thí nghiệm
Chỉ tiêu Đơn
vị
NT1 (mổ thịt 22 TT)
Nghiệm thức
NT2 (mổ thịt 24 TT)
NT3 (mổ thịt 26 TT)
SEM
kg | 917,3a | 1395,4b | 1905,3c | 152,38 | |
Tống NLTĐ tiêu thụ | MJ | 8068,1a | 12395,4b | 16945,2c | 1139 |
Tổng lượng protein thô tiêu thụ | kg | 87,9a | 134,8b | 185,7c | 14,28 |
Tổng khối lượng tăng | kg | 68,94a | 97,75b | 124,63c | 7,41 |
Tiêu tốn VCK/kg tăng khối lượng | kg | 13,47a | 14,32ab | 15,37b | 0,86 |
Tiêu tốn NLTĐ/kg tăng khối lượng | MJ | 118,2a | 127,5ab | 136,8b | 7,15 |
Tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng | kg | 1,29a | 1,39ab | 1,51b | 0,10 |
* Ghi chú: Các số trung bình mang chữ cái khác nhau trong một hàng ngang khác nhau có ý nghĩa (P<0,05)
Tiêu tốn protein cho 1kg tăng khối lượng thấp nhất ở NT1 trâu mổ thịt lúc 22 tháng tuổi trung bình là 1,29 kg/ngày, tiếp đến NT2 trâu mổ thịt lúc 24 tháng tuổi là 1,39 kg/ngày và cao nhất là NT3 trâu mổ thịt lúc 26 tháng tuổi là 1,51 kg/ngày. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng có tính tương đồng so với nghiên cứu của Ragheb và cs (1989) trâu tơ sử dụng 778-1543 g protein thô cho 1 kg tăng khối lượng. Đào Lan Nhi (2002) cho rằng trâu tơ sử dụng từ 1010 g đến 1230 g protein thô cho 1 kg tăng khối lượng. Trịnh Văn Trung (2008) đã cho thấy trâu tơ sử dụng 1,16-1,35 kg protein thô cho 1 kg tăng khối lượng. Nguyễn Kiêm Chiến (2010) sử dụng khẩu phần ăn có bổ sung bột sắn, bột lá sắn vỗ béo