Nội Dung 1: Nghiên Cứu Sinh Trưởng Và Sức Sản Xuất Thịt Của Dê Định Hóa


đạt tương ứng là 33,01; 56,34 và 59,52 g/con/ngày. Điều đó cho thấy, thức ăn hỗn hợp cung cấp cho dê lượng dinh dưỡng đầy đủ hơn là thân lá khoai lang đơn độc (P<0,05), kết quả đã tăng khả năng sinh trưởng của dê, mà không ảnh hưởng đến tỷ lệ thịt xẻ của dê (P>0,05).

Asnakew và Berhan (2007) nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung thức ăn tinh hỗn hợp vào khẩu phần chỉ có cỏ khô đến sinh trưởng của dê Hararghe Highland. Các tác giả sử dụng thức ăn hỗn hợp có 45% khô dầu lạc, 35% bã bia và 20% cám mì. Tỷ lệ bổ sung từ 0, 20, 30, 40 và 50% tương ứng với các lô có tỷ lệ cỏ khô là 100, 80, 70, 60 và 50%. Kết quả cho thấy, mức tăng khối lượng bình quân của dê từ -0,56 lên 63,33 g/con/ngày. Các tác giả cho rằng, nguyên nhân sinh trưởng chậm của dê khi ăn khẩu phần có tỷ lệ hỗn hợp thấp và tỷ lệ cỏ khô cao là do dê thu nhận lượng lớn chất xơ axit (ADF), trong khi mức năng lượng và protein thô ăn vào thấp. Kết quả khảo sát năng suất thịt cho thấy, tỷ lệ thịt xẻ tính theo khối lượng lúc giết mổ tăng dần theo mức bổ sung thức ăn hỗn hợp, lần lượt là 37,79; 45,82; 47,30 và 46,70%.

Willian và cs. (2021) khuyến khích người chăn nuôi nên bổ sung 10% bột bánh licury vào khẩu phần ăn cho dê lai Boer giai đoạn 4 tháng tuổi tại Brazil sẽ mang lại hiệu quả giống như cho dê ăn 100% hỗn hợp thức ăn tinh (bột đậu, bột ngô, bột yến mạch). Cụ thể, mức tăng khối lượng trung bình đạt 200 g/con/ngày và tỷ lệ thịt xẻ đạt 44 - 44,6%. Trong khi, nếu tăng tỷ lệ bổ sung lên 20 và 30% thì mức tăng khối lượng có xu hướng giảm từ 150,83 xuống 132,50 g/con/ngày và tỷ lệ thịt xẻ tương ứng là 43,3; 42,4%. Chính vì vậy, việc bổ sung 10% bột bánh licury vào khẩu phần ăn cho dê sẽ giảm được chi phí mua thức ăn tinh trong giai đoạn giá thức ăn tinh cao.

Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng ta thấy, việc bổ sung thức ăn hỗn hợp tinh cho dê đều đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt đối với hình thức chăn nuôi dê bán thâm canh và thâm canh. Khi nguồn thức ăn xanh trở nên


khan hiếm, thời tiết khắc nghiệt, dê ở vào những thời điểm đặc biệt như mới cai sữa, thời điểm sinh trưởng nhanh hoặc chuẩn bị xuất chuồng... thì việc bổ sung thức ăn tinh sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho dê sinh trưởng, phát triển bình thường, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, tăng hiệu quả kinh tế.

Một vấn đề đặt ra ở đây là việc bổ sung, sử dụng thức ăn hỗn hợp cho các giống dê khác nhau có giống nhau hay không? Chúng ta biết rằng, các giống dê khác nhau, các loại dê lai khác nhau có khả năng sinh trưởng và năng suất thịt khác nhau. Những giống dê có sinh trưởng nhanh, khối lượng lớn sức sản xuất thịt cao chắc chắn sẽ có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn các giống dê có sinh trưởng chậm và năng suất thịt thấp.

Ozdal Gokdal (2013) khi tiến hành nghiên cứu việc bổ sung thức ăn hỗn hợp ở mức 300 g/ngày và kết hợp với chăn thả trên dê lai (Alpine x Hair) (AH), dê lai (Saanen x Hair) (SH) và dê địa phương Hair (H). Kết quả cho thấy mức tăng khối lượng trung bình đạt là 130; 140 và 90 g/con/ngày tương ứng với các giống dê nêu trên. Tỷ lệ thịt xẻ lần lượt là 39,4; 40,5 và 38,5%. Qua đó cho thấy mức tăng khối lượng và tỷ lệ thịt xẻ giữa 2 giống dê lai (AH) và (SH) không có sự sai khác với (P≥0,05), nhưng nếu so với giống dê địa phương (H) có sự khác nhau đáng kể với (P<0,01).

Seid và cs. (2012) đã kết luận rằng dù bổ sung thức ăn hỗn hợp ở mức 150 và 450 g/con/ngày thì tất cả các chỉ số về khối lượng, năng suất thịt ở dê lai (Boer x Arsi - Bale) luôn cao hơn so với dê địa phương Arsi - Bale. Nếu xét về kiểu gen, dê lai có mức tăng khối lượng trung bình đạt 36,6 g/con/ngày; dê địa phương là 20,8 g/con/ngày (P<0,05), trong khi tỷ lệ thịt xẻ đều đạt 41,1%. Nếu xét về mức bổ sung thức ăn hỗn hợp ở 150 và 450 g/ngày thì mức tăng khối lượng của dê lai cao hơn dê địa phương (43,7 so với 12,8 g/con/ngày). Tỷ lệ thịt xẻ của dê lai với hai mức bổ sung thức ăn đạt 41,1 và 43,5%, trong khi của dê địa phương đạt 39,3 và 42,9%. Điều đó cho thấy, việc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 306 trang tài liệu này.


bổ sung các mức thức ăn khác nhau có ảnh hưởng khá rõ đến tăng khối lượng, tăng năng suất thịt và tỷ lệ thịt xẻ của dê. Còn kiểu gen không có ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng thịt của cả dê địa phương, dê lai.

Đặc điểm sinh trưởng và mối tương quan đa hình gen POU1F1 với tính trạng sinh trưởng của dê địa phương Định Hóa - 7

Asizua và cs. (2014) tiến hành so sánh hiệu quả của việc bổ sung thức ăn hỗn hợp không bổ sung rỉ mật đường và thức ăn hỗn hợp có bổ sung rỉ mật đường cho dê địa phương Mubenden và dê lai (Mubenden x Boer). Kết quả cho thấy, khi cho dê ăn thức ăn hỗn hợp không bổ sung rỉ mật đường có mức tăng trọng của dê địa phương và dê lai đạt 110 và 160 g/con/ngày, tỷ lệ thịt xẻ đạt 55,4; 53,7%. Đối với những dê được ăn thức ăn hỗn hợp có bổ sung rỉ mật đường thì mức tăng chỉ đạt 110 và 140 g/con/ngày, tỷ lệ thịt xẻ 52,8 và 52,5%. Trong khi lô đối chứng, dê chỉ chăn thả, không được bổ sung thức ăn hỗn hợp thì mức tăng khối lượng đạt 70 và 100 g/con/ngày và tỷ lệ thịt xẻ là 50,3 và 51,3% tương ứng với nhóm dê địa phương và dê lai. Qua đó cho thấy, thức ăn có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, năng suất thịt, còn kiểu gen thì không ảnh hưởng đến năng suất thịt của dê. Vì vậy trong thực tiễn chăn nuôi, chỉ cần lựa chọn giống tốt, hoặc lai tạo giữa dê năng suất cao với giống địa phương, cùng với chế độ thức ăn hợp lý sẽ cải thiện đáng kể năng suất thịt dê ở Uganda.

Dereje và cs. (2016) khi bổ sung thức ăn hỗn hợp với tỷ lệ 1,5% so với khối lượng cơ thể sẽ giúp 3 giống dê Hararghe highland, Bati và Somali ở Ethiopia cải thiện được khả năng sinh trưởng, tăng năng suất thịt tối ưu. Thể hiện ở mức tăng khối lượng/ngày cao nhất ở giống dê Hararghe highland (51,4 g/con/ngày); tiếp theo là giống dê Bati (42,1 g/con/ngày) và cuối cùng là giống dê Somali (41,3 g/con/ngày). Tỷ lệ thịt xẻ của 3 giống dê nằm trong khoảng từ 51,2 - 54,4%, tỷ lệ này có sự khác biệt giữa 2 giống dê Hararghe highland và dê Bati, không có sự khác biệt với giống dê Somali. Nếu bổ sung thức ăn đậm đặc ở mức 1% thì mức tăng khối lượng chỉ đạt trung bình 3,7


g/con/ngày trong khi bổ sung 1,5% đạt 50,9 g/con/ngày (P<0,05). Điều đó cho thấy mức tăng khối lượng/ngày chịu ảnh hưởng khá lớn bởi mức bổ sung thức ăn hỗn hợp và ít bị ảnh hưởng bởi kiểu gen. Qua kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy những giống dê bản địa có khối lượng nhỏ nhưng nếu được bổ sung vào khẩu phần ăn lượng thức ăn đậm đặc với lượng từ 1 - 1,5% sẽ giúp tăng khối lượng/ngày lên đến 51 g/con/ngày.

Tương tự, Bewketu và cs. (2018) cũng cho rằng việc bổ sung ở mức 368 g thức ăn hỗn hợp/ngày sẽ cải thiện đáng kể lượng thức ăn ăn vào, tăng khối lượng cơ thể, hiệu quả chuyển hóa thức ăn ở cả dê địa phương Abergelle và dê lai (Abergelle x Barka) (P<0,05) so với mức bổ sung 184 g/con/ngày và 552 g/con/ngày. Các tác giả chỉ ra rằng, tốc độ tăng khối lượng của hai giống dê với các mức thức ăn hỗn hợp khác nhau là do lượng vật chất khô và protein thô ăn vào chịu ảnh hưởng bởi khẩu phần ăn và kiểu gen (P<0,05). Cụ thể, tổng lượng vật chất khô ăn vào ở khẩu phần được bổ sung thức ăn hỗn hợp ở mức thấp (184 g/con/ngày) cao hơn ở cả dê Abergelle và dê lai (Abergelle x Barka) tương ứng đạt 541 và 573 g/ngày; thấp nhất ở khẩu phần bổ sung mức thức ăn hỗn hợp cao (552 g/ngày), chỉ đạt 366 và 416 g/ngày theo thứ tự tương ứng của từng giống dê (P<0,05). Ngược lại, tổng lượng protein thô ăn vào cao ở khẩu phần bổ sung thức ăn hỗn hợp ở mức 552 g/ngày ở cả hai giống dê đạt 106 và 116 g/ngày trong khi dê được bổ sung thức ăn hỗn hợp ở mức thấp (184 g/con/ngày) chỉ đạt 72 và 74 g/con/ngày.

Từ những nghiên cứu trên, chúng ta thấy việc cung cấp đầy đủ thức ăn dinh dưỡng cho dê thông qua việc bổ sung thêm thức ăn thô xanh, chế biến nâng cao dinh dưỡng, bổ sung thêm thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao và thức ăn tinh hỗn hợp sẽ góp phần nâng cao sinh trưởng của dê, nâng cao năng suất thịt và hiệu quả kinh tế chăn nuôi dê. Mức độ bổ sung tùy thuộc


vào giống dê, những giống có năng suất cao, cần bổ sung mức dinh dưỡng cao hơn các giống địa phương năng suất thấp.

1.3. Đặc điểm của dê Định Hóa

Huyện Định Hoá nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, tiếp giáp huyện Chợ Đồn và Chợ Mới của tỉnh Bắc Kạn; huyện Đại Từ và Phú Lương của tỉnh Thái Nguyên và huyện Sơn Dương và Yên Sơn của tỉnh Tuyên Quang. Định Hoá nằm giữa trung tâm 6 tỉnh Việt Bắc, nuớc non liên hoàn, hiểm trở, rừng chiếm gần 90% tổng diện tích đất tự nhiên. Địa hình toàn huyện nổi lên 2 vùng khá rõ, đó là vùng phía Bắc huyện như Linh Thông, Quy Kỳ, Lam Vĩ… chủ yếu là núi cao, độ dốc lớn theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam… Ở đây chủ yếu là rừng già, hệ thống khe suối nhỏ chằng chịt, đồng ruộng ít, chăn nuôi khá phát triển, hầu như các hộ gia đình nông dân nào cũng nuôi dê phục vụ cho nhu cầu địa phương và vùng phía Nam huyện Định Hoá gần thị trấn Chợ Chu, xã Bảo Cuờng, xã Trung Hội… là vùng núi thấp, độ cao từ 50 m đến 200 m, có dãy núi Nản - núi đá tiếp giáp vùng Chợ Chu - Bảo Cường - Phượng Tiến dài trên 20 km, chạy song song với đuờng tỉnh lộ 254, có rừng xen kẽ đồng ruộng, đất đai phì nhiêu, là vựa lúa của huyện, dân cư đông đúc...

Núi Nản điểm cuối của vòng cung sông Gâm là nơi đã sản sinh ra dê Định Hóa (người dân còn gọi với một tên khác là dê Nản), vốn là loài dê có tổ tiên là Sơn dương (dê núi) sinh sống ở vùng núi đá (dân địa phương gọi là Nản đa). Vùng núi Nản nơi có nhiều cây cối tốt tươi do chất đất, khí hậu, độ ẩm thích hợp nuôi dê, nơi rừng còn nhiều loại cây thuốc nam quý mà nguời dân tộc Tày, Dao, Hoa, Sán Chí… lấy về chữa trị phong khớp, thai sản, tim mạch... Trên đỉnh có nhiều bãi phẳng cây cỏ xanh tốt, tiếng Tày gọi là “Chúng” có thể chăn nuôi dê, trồng ngô, dựng nhà… Loài dê núi (Sơn


Dương), theo truyền thuyết của người dân địa phương vốn là tổ tiên của dê Định Hóa (dê Nản) mà hiện nay nhiều khi thợ săn vẫn săn bắn được, chúng thường leo chèo kiếm ăn tận sườn núi Nản, bám cả vào vách đá, hẻm núi, đồi thấp, đang có nhiều cây thuốc và cả các loại cây xanh dưới chân núi, nên dê núi Nản không chỉ cho thực phẩm ngon, mà sức sống cao, sức chống bệnh tốt, sinh sản và sinh trưởng nhanh. Hiện nay, hầu như tất cả các đàn dê của các xã Bảo Cường, Phượng Tiến đều chăn thả ở núi Nản, chuồng trại làm ở chân núi cho nên đây là vùng chăn nuôi dê đặc sản của Định Hoá.

Một số đặc điểm cơ bản của dê Định Hóa qua khảo sát ban đầu cho thấy, về ngoại hình dê địa phương Định Hóa có màu lông khá đa dạng. Tầm vóc nhỏ, mắn đẻ, nhưng số con đẻ ra/lứa lại thấp; tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa không cao bằng những giống dê khác vì dê Định Hóa có điểm hạn chế là nguồn sữa ít, không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho dê con khi nuôi từ 2 con trở lên. Về sinh trưởng, khối lượng sơ sinh của từ 1,5 - 1,7 kg; 6 tháng tuổi con đực khoảng 7 kg, con cái có trọng lượng khoảng 5 kg, trưởng thành con cái nặng khoảng 17 - 20 kg, con đực có trọng lượng khoảng 25 - 30 kg. Về chất lượng thịt thơm ngon, săn chắc hơn so với thịt dê lai và các giống dê khác.


CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Dê Định Hóa

- Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm triển khai tại các xã Kim Phượng, Phượng Tiến, Trung Hội, Bộc Nhiêu của huyện Định Hóa và Hợp tác xã chăn nuôi động vật bản địa huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.

Các nghiên cứu về gen được tiến hành tại Phòng thí nghiệm sinh học phân tử của Viện Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên.

- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2016 - 2020.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Nội dung 1: Nghiên cứu sinh trưởng và sức sản xuất thịt của dê Định Hóa

(1) Sinh trưởng tích lũy và sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) của dê tại các thời điểm sơ sinh đến 12 tháng tuổi.

(2) Khảo sát một số chiều đo: Cao vây, vòng ngực, dài thân chéo, vòng ống tại thời điểm sơ sinh, 1, 3, 6, 9, 12 tháng tuổi.

(3) Khảo sát năng suất thịt của dê Định Hóa tại thời điểm 9 và 12 tháng tuổi.

2.2.2. Nội dung 2: Nghiên cứu đa hình gen POU1F1 và mối tương quan với tính trạng sinh trưởng của dê Định Hóa

(1) Lẫy mẫu phân tích: 336 mẫu

(2) Phân tích đa hình gen POU1F1

(3) Phân tích mối tương quan của đa hình gen POU1F1 với tính trạng sinh trưởng của dê.

2.2.3. Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn bổ sung đến sinh trưởng của dê Định Hóa

(1) Ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn bổ sung đến sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối của dê Định Hóa.


(2) Ảnh hưởng tương tác của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn bổ sung đến sinh trưởng của dê Định Hóa

(3) Ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn đến năng suất thịt của dê Định Hóa

(4) Tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của dê thí nghiệm

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Nội dung 1: Nghiên cứu sinh trưởng và sức sản xuất thịt của dê Định Hóa Mục tiêu nhằm đánh giá được khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của

dê Định Hóa nuôi trong điều kiện chăn nuôi nông hộ.

(1) Phương pháp nghiên cứu sinh trưởng của dê Định Hóa:

Dê được chọn từ đàn dê thương phẩm, đảm bảo các đặc điểm đặc trưng của dê Định Hóa. Thí nghiệm được tiến hành tại 03 hộ gia đình, có điều kiện chuồng trại, đồi bãi chăn thả và phương thức chăn nuôi tương đồng nhau.

Số lượng dê nghiên cứu là 60 con, trong đó có 30 dê đực và 30 dê cái. Thời gian theo dõi từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi. Thí nghiệm nhắc lại hai lần, ở mỗi lần thí nghiệm, một hộ gia đình nuôi 10 dê (5 đực, 5 cái). Thời gian thí nghiệm từ tháng 12/2016 đến tháng 6/2018.

Dê thí nghiệm được đánh số và nuôi theo đàn tại hộ nông dân. Hàng ngày dê được chăn thả trên bãi (đồi, núi) từ khoảng 9 giờ sáng đến chiều tối. Ban đêm dê được nhốt tại chuồng. Dê được bổ sung nước có pha muối trước khi đi ăn và sau khi về chuồng, không bổ sung thức ăn tinh.

Cân và đo kích thước các chiều của dê vào buổi sáng trước khi chăn thả dê. Khối lượng cơ thể được cân theo từng tháng từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi. Khối lượng sơ sinh của dê được cân ngay sau khi đẻ ra, đã được lau khô. Sử dụng cân đồng hồ Nhơn Hòa loại 2 kg (có độ chính xác ± 5 - 10 g).

Kích thước một số chiều đo của dê được xác định tại các thời điểm sơ sinh, 1, 3, 6, 9 và 12 tháng tuổi. Phương pháp đo kích thước một số chiều đo (Dương Mạnh Hùng và cs., 2017).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/02/2023