Tuyến Nhân Vật Và Hình Tượng Nhân Vật Trữ Tình

đều là những từ ngữ, hình ảnh cùng một trường từ vựng với các từ ngữ, hình ảnh trong câu trước. Có thể gọi tên kiểu kết cấu trùng điệp này là trùng lặp hoàn toàn. Chẳng hạn như:

Nù Câu thương nhớ người xưa, bỏ cả sân hè ba mùa rêu phủ Nù Câu nhớ thương người cũ, bỏ cả hè sân ba mùa rêu phong

(Truyện thơA Thào – Nù Câu)

Em nếm một tí cơm vào môi Mẹ chồng mắng em ăn hết chõ

Em nếm một chút cơm vào răng Mẹ chồng chửi em ăn hết hàng thìa

(Dân caTiếng hát làm dâu, tr.84)

Xưa kia, ta nhủ nàng nghe lá thổi nàng không nghe Xưa kia ta bảo nàng nhớ lời ta dặn nàng không nhớ!

(Truyện thơ Nhàng Dợ - Chà Tăng)

Chúng ta không được mạch đất này, được mạch đất kia Chúng ta xấu số ở cõi trần này, tốt số ở trên trời kia Chúng ta xấu số ở mạch đất này, tốt số ở mạch đất nọ

(Truyện thơ Tiếng hát làm dâu)

Vậy tại sao dân ca Tiếng hát làm dâu và truyện thơ lại lựa chọn kết cấu trùng điệp là kết cấu chủ đạo? Điều này có thể giải thích dựa trên căn cứ đặc trưng của văn học dân gian và tác dụng của kiểu kết cấu ấy trong việc chuyển tải giá trị nội dung của tác phẩm. Trước hết là nguyên nhân dựa vào căn cứ đặc trưng của văn học dân gian. Chúng ta thấy rằng, đặc trưng đầu tiên của bất cứ nền văn học dân gian nào chính là tính tập thể trong sáng tác. Đó là tính khuôn mẫu trong folklore. Do lưu truyền rộng rãi trong cộng đồng, truyện thơ, dân ca đều trở thành sản phẩm chung của cộng đồng cho nên kết cấu trùng điệp được lựa chọn để trở thành một thước đo theo chuẩn của cả một nền văn hóa đề cao yếu tố tập thể. Không thiên về yếu tố sáng tạo mà thiên về yếu tố cộng đồng. Phần này đã được GS.TS Nguyễn Xuân Kính khái quát khi tiến hành nghiên cứu thi pháp chung của thể loại ca dao: “…chỉ xét về mặt kết cấu nếu tác phẩm nào thuộc sáng tác độc đáo không theo khuôn mẫu thì sẽ không thể hiện tính lặp lại trong sáng tác folklore. Những tác phẩm đó đang tiến dần đến địa hạt của văn học viết, những tác phẩm mà chủ nhân của chúng là những cá tính sáng tạo” [13, tr.264].

Xét về nguyên nhân đáp ứng dụng ý nghệ thuật, chúng ta cũng nhận thấy rằng việc chọn lựa kết cấu trùng điệp là cách lựa chọn thông minh nhằm mục đích nhấn mạnh một hình ảnh, một chí tiết, một giá trị nào đó trong tác phẩm. Từ sự lặp đi lặp lại liên tiếp nhiều hành động, suy nghĩ, thái độ, hoàn cảnh, cách ứng xử của con người trong cùng một không gian cụ thể, tác giả dân gian muốn lột tả sâu sắc tâm trạng, hoàn cảnh nghịch lí của con người, đặc biệt là những con người có thân phận bất hạnh. Trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu và dân ca Tiếng hát làm dâu, kiểu kết cấu này chủ yếu phục vụ cho dụng ý nhấn mạnh hai nội dung : tình yêu tươi đẹp ban đầu cuộc sống khổ cực khi đi làm dâu. Từ việc nhấn mạnh hai yếu tố đó, đáp ứng được mục tiêu bật lên đề tài – chủ đề chính của tác phẩm như đã trình bày ở chương 2 của luận văn.

Xét về nguyên nhân đáp ứng hình thức lưu truyền, bảo tồn, kết cấu trùng điệp được lựa chọn nhiều trong văn học dân gian Mông là do ảnh hưởng từ phương thức và hình thức diễn xướng. Kiểu kết cấu này rất phù hợp với ngâm, hát bởi nó có tác dụng làm dày thêm nhạc điệu cho tác phẩm. Với việc lặp đi lặp lại gần như hoàn toàn về mặt cấu trúc, bài hát dân ca, bài hát truyện thơ trở nên dễ nhớ, dễ thuộc và dễ ngâm hơn.

Bên cạnh kết cấu trùng điệp được lựa chọn phổ biến, kết cấu tương phản cũng là một kiểu kết cấu xuất hiện nhiều trong dân ca Tiếng hát làm dâu và truyện thơ Tiếng hát làm dâu. Kiểu kết cấu này chiếm tới ½ dung lượng của tác phẩm. Chỉ duy có hai truyện thơ tiếp theo thì kiểu kết cấu này xuất hiện ít hơn với kết cấu trùng điệp. Tuy nhiên nó vẫn có đất để dụng võ. Vậy sự xuất hiện của kết cấu tương phản có tác dụng gì? Kiểu kết cấu này cũng là một kiểu kết cấu khá thịnh hành trong văn học dân gian. Tuy nhiên ở văn học dân gian Mông thì nó có vai trò đặc biệt. Nó không có tác dụng nhấn mạnh trực tiếp, tô đậm trực tiếp một không gian nhất định như kết cấu trùng điệp mà nó làm nổi bật sự tương phản giữa nhiều không gian đan xen, nhiều tâm trạng đan xen của nhân vật trữ tình . Đó có thể là sự tương phản giữa nhà chồng ác nghiệt và nhà đẻ hạnh phúc êm đềm, từ đó có tác dụng gián tiếp nhấn mạnh không gian được so sánh là không gian nhà chồng. Đó là sự tương phản gián tiếp nhấn mạnh sự thay đổi bất ngờ trong cuộc đời người con gái. Lối rẽ bất hạnh, lí giải cho những sóng gió ập đến khi tình yêu đôi lứa đang hạnh phúc thì bị chia cắt

do hủ tục hôn nhân gả bán ác nghiệt. Đó là sự tương phản trong ước vọng muốn được cứu thoát của cô gái khi trốn chạy về nhà cha mẹ đẻ nhưng cuối cùng nhận lại được sự lạnh nhạt từ chối. Đó là sự tương phản cuộc sống làm dâu khổ cực với một cuộc đời mới sau khi trốn chạy khỏi nhà chồng. Đó là sự tương phản khi chàng trai quyết tâm ra đi kiếm đủ tiền, đủ bạc về cưới người yêu khi trở về phải chìm trong kiếp sống đau khổ vì người yêu đã đi lấy chồng…

Tóm lại, Truyện thơ Tiếng hát làm dâu đã chuyển hóa thành công hai kiểu kết cấu được lựa chọn trong dân ca là kết cấu tương phản và kết cấu trùng điệp. Cho dù hai kiểu kết cấu này có mật độ ảnh hưởng khác nhau trong hai thể loại văn học dân gian trên thì tựu trung lại chúng vẫn có chung một trường giá trị trong thẩm mĩ tiếp nhận đó là khắc họa thành công chủ đề cũng như giá trị tư tưởng của tác phẩm.

3.2. Mô – tip nhân vật và mô- típ biểu tượng

Một trong những yếu tố thi pháp được truyện thơ chuyển hóa thành công từ trong dân ca đó chính là sự hấp thu các mô- tip nhân vật và các mô – tip biểu tượng có trong văn học dân gian. Các mô – tip này tồn tại ở nhiều dạng, nhiều loại. Trong luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu, khảo sát và trình bày ba dạng mô- tip chủ yếu dưới đây.

3.2.1. Mô – típ nhân vật anh yêu – em yêu

Cân khẳng định chắc chắn rằng việc hấp thu mô – tip nhân vật anh yêu – em yêu là một quá trình hấp thu từ cả hai loại hình dân ca Tiếng hát tình yêu và dân ca Tiếng hát làm dâu. Khi chúng tôi nghiên cứu về kết cấu và sự lựa chọn các yếu tố tự sự tạo nên cốt truyện của truyện thơ, chúng tôi nhận thấy rằng truyện thơ chịu ảnh hưởng nhiều nhất (cả về nội dung và thi pháp biểu hiện) từ dân ca Tiếng hát tình yêu Tiếng hát làm dâu. Tuy nhiên ở hai loại dân ca này, các nhân vật chỉ tồn tại ở dạng nhân vật phiếm chỉ “anh yêu – em yêu” chứ hầu như chưa có tên, tuổi, quê hương, bản quán cụ thể. Các nhân vật chủ yếu tìm đến dân ca để bộc lộ tâm trạng chứ không phải là tường thuật đầy đủ cuộc đời cũng như các biến cố trong cuộc đời. Chính vì thế, ở hai loại hình dân ca này, người đọc ít thấy có xuất hiện hình ảnh hai nhân vật anh yêu – em yêu song song xuất hiện. Hầu hết chỉ là một nhân vật trong một bài dân ca tự bộc lộ tâm trạng. Thể loại văn học này chưa chú ý đến sự kết hợp. Chẳng hạn như trong dân ca Tiếng hát làm dâu, nhân vật trữ tình bộc lộ tâm trạng là

nhân vật em yêu, là nhân vật cô gái. Người đọc hầu như không thấy được sự xuất hiện của nhân vật chàng trai. Mặc dù cô gái có nói bóng gió xa xôi đến những kỉ niệm thơ ấu, những ngày tháng tươi đẹp của mình. Trong dân ca Tiếng hát tình yêu cũng vậy, chúng ta ít thấy những bài dân ca đối đáp mà chủ yếu là chủ thể tự cất lên tiếng hát để bày tỏ nỗi nhớ nhung, tình yêu đơn phương, sự chờ đợi khao khát.

Chỉ đến những bài dân ca được coi là có yếu tố cốt truyện như ở phần cốt truyện chúng tôi đã trình bày ở trên, người đọc mới thấy sự xuất hiện đồng thời của anh yêu – em yêu trong cùng một hội thoại. Điều đó cho thấy, cho dù kế thừa nền tảng mô – tip nhân vật và thân phận nhân vật từ trong dân ca, nhưng đến truyện thơ, mô – tip cặp đôi nhân vật mới thực sự xuất hiện và cùng trở thành yếu tố xương sống trong cốt truyện.

3.2.2. Mô – típ biểu tượng con đường

Biểu tượng là một khái niệm thuộc về phạm trù mỹ học. Về cơ bản, biểu tượng được hiểu là một đơn vị cơ bản của văn hóa, văn hóa là một tập hợp các biểu tượng. Do đó nghiên cứu văn hóa cần coi trọng nghiên cứu biểu tượng. Giải mã được các biểu tượng, tìm hiểu được các biểu tượng là tạo được chìa khóa mở cánh cửa bản sắc văn hóa các dân tộc. Văn hóa dân gian dân tộc Mông giàu bản sắc, xuất hiện nhiều hệ thống biểu tượng đặc thù như biểu tượng về hệ thống cây (cây tre, cây lanh, cây thuốc phiện, cỏ tranh, ngải cứu, cây ngô, cây kê, cây quả bầu…), biểu tượng về hệ thống loài vật (con trâu, con gà, con hổ, con chim dì lì, cứ cư…) hoặc biểu tượng về đồ vật (cây khèn, cái ô, cái tù và, cái giường…). Các biểu tượng trên xuất hiện nhiều trong các sinh hoạt văn hóa lễ nghi, cúng tế hay cưới xin của người Mông. Tuy nhiên trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi không thể khảo sát hết các biểu tượng mà chỉ tập trung trình bày một biểu tượng có tính chất trung tâm trong sự chuyển đổi các yếu tố thi pháp của truyện thơ từ dân ca Tiếng hát làm dâu. Đó là biểu tượng con đường.

Nhắc đến biểu tượng này, có thể nói, con đường đã trở thành một khái niệm ăn sâu trong suy nghĩ, tiềm thức của các cô gái trong cuộc đời làm dâu khổ cực. Con đường ấy trở đi trở lại trong diễn biến tâm trạng của họ, từ lúc cô gái lên đường làm dâu nhà người đến khi bỏ trốn về nhà cha mẹ đẻ, cuối cùng là chấp nhận trở lại nhà

chồng cùng đỉnh điểm kết thúc cốt truyện. Khi tiến hành khảo sát về biểu tượng này, chúng tôi có bảng tổng kết 3.4:

Bảng 3.4. Tần suất xuất hiện biểu tượng con đường


Tác phẩm

Tần suất xuất hiện hình ảnh biểu tượng con đường


Dân ca Tiếng hát làm dâu

Hình ảnh con đường xuất hiện 38 lượt

-lăn đường

- rừng gai (2 lượt).

-rừng xanh

-con đường than vãn

-ngọn núi mờ sương phủ

- cánh rừng mờ sương rơi

- qua núi

- qua rừng

- con đường giữa

-con đường khóc lóc

-cánh rừng

-ngọn núi

- núi cao (2 lượt)

-vượt qua núi

- băng qua rừng

-con đường tối

- con đường sáng trăng

- cùng đường

- tận lối

- con đường xa

- con đường dài

- vượt qua đỉnh đồi

- thuận đường

- tốt đường (2 lượt)

- có đường tới

- có đường lui

- con đường nắng rát

- rõ đường

-tận đường

- lên đường

- vượt qua đỉnh núi

-thuận lối

- thoát đường khóc lóc

- con đường nắng bỏng

- thoát đường than vãn


Truyện thơ Tiếng hát làm dâu

Hình ảnh con đường xuất hiện 44 lượt

-con đường mặt trời xỏ sợi vào go

-con đường chan hòa lệ rỏ

-con đường chan hòa lệ rơi

-con đường nát ruột không cạn

-con đường nát gan không nguôi

- giẫm lại vết chân đi về (con đường cũ)

- con đường lo

- con đường khóc

-tìm lại nốt chân để bước

-con đường nát lòng không tận

-con đường nát ruột không cùng

- đường đến thăm

- con đường nước mắt

- con đường hờ, than

-con đường trai gái kết bạn (2 lượt)

- con đường rẽ (4lượt), vực sâu

- đầu chợ (2 lượt)

- đầu đường (2 lượt)

- ra khỏi cửa (2 lượt)

- ngọn núi trọc

- ngọn núi rậm

- dọc đường

-dẫn đường

- đường đến thăm

-con đường đất đỏ

- dặm trường

-trèo lên núi cao

- đồng bằng

- con đường nắng rang

-con đường đất đen

- con đường nóng bỏng

- con đường nát tim

- giữa đường

- đầu chợ

-bước lên trước tiên

- đầu lối


Truyện thơ Nhàng Dợ - Chà Tăng

Hình ảnh con đường xuất hiện 32 lượt

-con đường xa

- con đường rộng

- bốn mươi tám quãng đường

-vượt ngàn

- vượt khe

-vượt qua đồi, băng qua dốc

- con đường khóc lóc

- con đường than vãn

- băng dốc, băng ngàn

- vượt sông

- vượt suối

-băng qua ngàn rậm

- mười chín ngách

- vượt đến quê hương

- vượt lối

- vượt đường

-vượt qua núi cao

- băng núi

- băng đèo

- con đường cực khổ

- con đường sầu đau

- quãng đường

- quãng lối

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của dân ca dân tộc Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu - 12

Như vậy, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, hình ảnh con đường là một hình ảnh được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhất trong cả ba truyện thơ và dân ca Tiếng hát làm dâu. Với số lần xuất hiện tương ưng là 38 lượt trong dân ca, 44 lượt trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu, 32 lượt trong truyện thơ Nhàng Dợ - Chà Tăng, 29 lượt trong truyện thơ A Thào – Nù Câu. Với tần suất xuất hiện dày đặc như vậy, hình ảnh này đã trở thành hình ảnh biểu tượng bộc lộ giá trị nội dung của tác phẩm. Trước hết, hình ảnh con đường là hình ảnh trực tiếp biểu lộ sự xa cách trong không gian sinh sống của người Mông. Con đường xa xôi, hiểm trở đó là con đường thực trong không gian địa lí – định cư của họ. Khi các cô gái đi lấy chồng, họ phải rời gia đình băng ngàn, vượt suối, vượt đèo lên đường theo chồng về quê chồng xa xôi, hẻo lánh. Ngăn cách với nhà đẻ bằng những hình ảnh như “ngàn”, “suối”, “rừng gai”, “khe”, “suối thẳm”…đó là không gian cản trở khiến cô gái như bị tách hoàn toàn khỏi cộng đồng, không ai thân thích nhòm ngó, thăm hỏi.

Tuy nhiên, đó chưa phải là giá trị biểu tượng của hình ảnh này. Dựa trên hình ảnh thực là con đường xa xôi, hiểm trở khi đi làm dâu trên phương diện địa lí, người Mông đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ biến ý nghĩa xa xôi, nguy hiểm, gập ghềnh từ nghĩa thực sang nghĩa chuyển khi lột tả cuộc sống làm dâu cực khổ. Với cuộc sống không khác thân trâu ngựa ở nhà chồng, thường xuyên bị đánh đập, chửi rủa, đay nghiến, hành hạ, chà đạp cả thân xác và tinh thần, con đường đi làm dâu không còn tươi đẹp như lời mẹ cha hứa hẹn mà nó đã trở thành địa ngục trần gian, trở thành “con đường khóc lóc”, “con đường than vãn”, “con đường nắng gắt”, “con đường nước mắt”, “con đường khổ đau”, “ con đường bỏng rát”, “con đường sầu đau”, “con đường chan hòa lệ rỏ”, “con đường chan hòa lệ rơi”, “con đường nát ruột không cạn”, “con đường nát ruột không nguôi”, “con đường hờ, than”, “con đường uất hận”…đối với người con gái. Con đường ấy chỉ có toàn nước mắt, là con đường không thể lùi, con đường ngõ cụt của cuộc đời. Khi đã đi trên con đường ấy là không còn ngã rẽ nào để chạy trốn, chỉ còn cách chấp nhận, cam chịu và an phận đến hết cuộc đời hoặc là tìm đến con đường chết, tận cùng của khổ đau để được giải thoát.

Tóm lại, cùng với việc hấp thu và chuyển hóa mô – tip cặp đôi nhân vật anh yêu – em yêu, mô – tip thân phận người phụ nữ, mô – tip biểu tượng con đường đã trở thành một yếu tố thi pháp được truyện thơ Tiếng hát làm dâu chuyển hóa thành công từ dân ca. Mô – tip này đóng vai trò quan trọng trong thành công về phương diện nghệ thuật tác phẩm: miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật, xây dựng cốt truyện, kiến tạo kết cấu. Từ đó góp phần bộc lộ giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc của tác phẩm.

3.3. Tuyến nhân vật và hình tượng nhân vật trữ tình

Bên cạnh những yếu tố thi pháp được truyện thơ chuyển hóa thành công từ dân ca đã trình bày ở trên, thật thiếu sót nếu không xét đến một yếu tố thi pháp vô cùng quan trọng nữa, đó chính là tuyến nhân vật và hình tượng nhân vật trữ tình. Về yếu tố này, luận văn tập trung nghiên cứu trên hai 2 kiểu tuyến nhân vật chính: tuyến nhân vật chính diện – phản diện, tuyến nhân vật trung tâm – ngoại biên cùng hình tượng trữ tình trung tâm : hình tượng em yêu và cuộc đời làm dâu oan nghiệt.

3.3.1. Tuyến nhân vật chính diện – phản diện

Tuyến nhân vật đầu tiên cần quan tâm đến là tuyến nhân vật chính diện – phản diện trong dân ca cũng như trong truyện thơ. Tất nhiên tuyến nhân vật này không hoàn toàn rạch ròi về khái niệm chính diện – phản diện như trong truyện cổ tích. Nếu gọi đúng tên thì đó chỉ là tuyến nhân vật có ảnh hưởng theo tuyến nhân vật chính diện – phản diện của truyện cổ / truyện cổ tích mà thôi.

Trước hết là nhân vật chính diện, ở trong dân ca và truyện thơ, hầu hết tác giả dân gian đều tập trung xây dựng nhân vật chính diện là những cô gái có cuộc đời làm dâu khổ cực cùng anh yêu với mối tình trong trắng, chung thủy son sắt. Đây là những nhân vật có tính cách, phẩm chất tốt đẹp, là đại diện cho mong ước của người Mông về một xã hội công bằng, tự do, hạnh phúc, thương yêu, đoàn kết và chia sẻ. Nhân vật này là nhân vật phải chịu những áp bức, bất công của xã hội dù họ không hề mắc bất cứ một sai phạm nào. Những cô gái, chàng trai phải chịu cảnh chia lìa đôi lứa vì hôn nhân gả bán, ép duyên. Những cô gái phải theo chồng đi làm dâu từ khi còn rất trẻ như A Thào, Vừ- chúa – pua, Nhàng Dợ…Họ phải sống nhẫn nhịu, phải chịu đựng sự bất công, vô lí và oan trái ở nơi nhà chồng mà không một tiếng kêu than, oán thán. Cuộc đời của họ phải chịu đựng sự bất công ngay từ khi

còn nhỏ, khi còn ở nhà cha mẹ đẻ. Dù sao sự bất công ấy cũng mới chỉ dừng lại trong quan niệm phân biệt con trai – con gái chứ chưa đến mức vô lí và ngược đãi như ở nhà chồng. Kết thúc câu chuyện, những cô gái, chàng trai đáng lẽ phải được hưởng hạnh phúc ấy lại phải tìm đến cái chết để được giải thoát khỏi số phận nghịch lí, đầy cay đắng, oan trái và bất công.

Xét đến nhân vật phản diện, nhân vật được quan tâm nhất trong truyện thơ và được xây dựng thành công đó chính là nhân vật mẹ chồng. Đây là nhân vật góp phần không nhỏ trong việc xây dựng một không gian cuộc sống bất công, vô lí, tàn ác ở nhà chồng. Cũng thông qua việc nghiên cứu cụ thể, chúng tôi đã tổng hợp đánh giá giá trị hiện thực từ nhân vật mẹ chồng trong bảng khảo sát dưới đây:

Bảng 3.5. Tần suất xuất hiện nhân vật phản diện mẹ chồng


Nội dung Tác

phẩm

Số lượng câu thơ có xuất

hiện của nhân vật mẹ chồng


Hành động, thái độ, cách ứng xử của mẹ chồng


156 câu thơ

Xuất hiện 33 lượt

- giậm chân (2 lượt)

- lầm lì


156/610 25,57%

-kể bạc

-cau có

- gườm nét mặt



-kể của (2 lượt)

- không thèm nhìn

- chẳng thèm

Dân ca Tiếng

-24 đến 43 bài số 5

-chê cơm

- kể lể

ngó

hát làm dâu

- câu 31 đến 54 bài 6

- trách cơm

- kể vật

- ngoảnh đi


- câu 22 đến 70 bài 7

- quát (2 lượt)

- kể của

- mắng


- câu 26 đến câu 54 bài 10

-la

- kể tiền

- nhiếc


- câu 7 đến câu 40 bài 11

- sấm gầm

- nguyền

- mắng em



- chửi rủa

- rủa (2 lượt)

- chửi em



- vỗ nong (2 lượt)


- hắt hủi

Truyện thơ

80 câu thơ

Xuất hiện 26 lượt

- rủa

- lừ mắt

Nhàng Dợ - Chà

80/504 ≈ 15,87 %

-thét

- la

- ác thật ác

Tăng


- quát

- đay nghiến

(2 lượt)



-nhiếc

(3 lượt)

- đứng phắt



- chê (2 lượt)

- chê bai

(2 lượt)



- trách

- đay (2 lượt)

- xồ đứng



- nghiệt thật nghiệt (5

- quắc mắt

(2 lượt)



lượt)



Truyện thơ

52 câu thơ

14 lượt

- tiếng thét vang

- con đĩ bỏ nhà

Tiếng hát làm

52/449 ≈ 11,6%

-mắng (3 lượt)

- chửi (2 lượt)

- con đĩ bỏ

dâu


-la

- ném môi

chồng



- rủa (2 lượt)

- quăng bát

- nguyền

Truyện thơ A

27 câu thơ

15 lượt

- mắng (2 lượt)

-đánh

Thào – Nù Câu

27/421 ≈ 6,4%

-ác (2 lượt)

- nhiếc (2 lượt)

- không nhìn



- mắng mỏ

- quát tháo

- không ngó



- nghiệt thật nghiệt

- rủa

- nghiệt



- chửi rủa



Xem tất cả 156 trang.

Ngày đăng: 25/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí