trong 9 công trình thuộc thành phần 4 của dự án cấp nước và vệ sinh nông thôn ĐBSCL nhằm đem lại nguồn nước sạch, bảo đảm sức khỏe người dân và hướng tới nâng cao toàn diện cuộc sống cộng đồng. Bên cạnh đó cũng có các hệ thống cung cấp nước sạch phục vụ cho huyện U Minh Thượng và các huyện lân cận thuộc chương trình cung cấp nước sạch cho tỉnh Kiên Giang được nước ngoài đầu tư.
Như vậy, nước sạch đảm bảo tương đối đầy đủ cho nhu cầu sinh hoạt cho cán bộ nhân viên, khách du lịch và người dân vùng lân cận.Tuy nhiên ở những khu vực xa của vùng đệm thì người dân chủ yếu sử dụng nước giếng, nước hồ và nước mưa.
+ Hệ thống thông tin liên lạc: Tại trung tâm hành chính của VQG, mạng điện thoại cố định và di động đã được phủ sóng. Đặc biệt mạng internet đã được kết nối phục vụ nhu cầu thông tin của cán bộ nhân viên và du khách tham quan. Tuy nhiên các khu vực xa hơn mạng điện thoại chưa được phủ kín và mạng internet chưa được lắp đặt.
2.3. Hiện trạng phát triển DLST
2.3.1. Khách du lịch
- Số lượng khách tham quan ngày càng tăng :
Trong những năm trước đây, do các nguyên nhân khác nhau như giao thông khó khăn, du lịch tự nhiên chưa trở thành nhu cầu lớn, công tác quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế nên số khách đến VQG U Minh Thượng hầu như không đáng kể. Nhưng sau vụ cháy khủng khiếp năm 2002 vườn quốc gia U Minh Thượng (huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang) đã hồi phục và dần trở thành điểm đến hấp dẫn vào dịp cuối tuần của du khách, nhất là vào mùa nắng oi bức.
Bên cạnh đó, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của tỉnh uỷ, uỷ ban nhân dân tỉnh, sự kết hợp giữa các ngành chức năng và đặc biệt là sự cố gắng của VQG U Minh Thượng, du lịch U Minh đã đạt được những kết quả nhất định. Mấy năm gần đây, khi ban du lịch trực thuộc vườn đi vào hoạt động và tăng cường các biện pháp thu hút khách du lịch từ nhiều địa phương thì lượng khách đến với VQG U Minh Thượng tăng lên đáng kể kể cả khách nội địa cũng như khách quốc tế.
Bảng 2.10: Lượng khách đến tham quan VQG U Minh Thượng giai đoạn 2008-2011
(Đơn vị tính:Lượt người)
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | |
Khách nội địa | 19.793 | 22.389 | 24.887 | 26.627 |
Khách quốc tế | 6.597 | 8.281 | 9.678 | 11.411 |
Tổng | 26.390 | 30.670 | 34.565 | 38.038 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tiềm Năng Và Hiện Trạng Phát Triển Dlst Vườn Quốc Gia U Minh Thượng Tỉnh Kiên Giang
- Danh Sách Các Loài Thú Ăn Thịt Ở Vqg U Minh Thượng
- Dân Số Các Xã Vùng Đệm Và Vùng Lõi Vqg U Minh Thượng
- Hiện Trạng Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Phục Vụ Du Lịch
- Định Hướng Và Giải Pháp Phát Triển Dlst Vqg U Minh Thượng
- Định Hướng Sản Phẩm Du Lịch Và Thị Trường Khách Định Hướng Sản Phẩm Du Lịch
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
(Theo báo cáo Quy hoạch tổng thể và phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang)
Lượt khách đến VQG U Minh Thượng vào năm 2011 là gần 40.000 lượt, riêng trong tháng 9/2011, có ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 và kỷ niệm 143 năm ngày hy sinh của AHDT Nguyễn Trung Trực, lượt khách đến các khu du lịch trong tỉnh tăng nhiều, riêng vườn Quốc gia U Minh Thượng đón hơn 2.300 lượt khách đến tham quan.
Trong đó khách đến tham quan mua vé 2.109 lượt, khách đến tham quan nghiên cứu học tập 217 lượt, tổng thu nhập từ tiền vé đạt 93.415.000 đồng. Với mô hình du lịch sinh thái – câu cá – giải trí…, Vườn Quốc gia U Minh Thượng đang ngày càng thu hút khách du lịch các tỉnh lân cận và TP.HCM đến tham quan. Vào những ngày thường có từ 40 – 50 lượt khách, riêng ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ lên đến hàng trăm khách đến tham quan du lịch.
Biểu đồ 2.1: Số lượt khách đến tham quan VQG UMT (2008-2011)
Qua đồ thị trên ta thấy số lượt khách du lịch đến với VQG U Minh Thượng ngày càng tăng lên. Sau trận cháy khủng khiếp năm 2002 số lượt khách đến với UMT khoảng trên 23.000 lượt thì đến năm 2011 số lượt du khách đến với UMT đã gần 40.000 lượt. Điều này cho thấy VQG U Minh Thượng đang là điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước cũng như quốc tế.
Tuy nhiên khách đến với VQG U Minh Thượng chủ yếu là khách nội địa chủ yếu là từ các tỉnh khác đặc biệt là Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vũng Tàu… Xu thế du khách nước ngoài tham gia tour du lịch về Vườn quốc gia U Minh Thượng cũng ngày một tăng, chiếm khoảng hơn 30%, chủ yếu là các nhà khoa học. Ngoài ra còn có khách phương Tây, Đông Âu, Thái Lan, Philippine, Indonesia, Singapore.
Tổng lượt khách nội địa đến U Minh Thượng năm 2008 đến năm 2011 tăng từ 19793 đến 26.627 lượt, tăng 1,35 lần.
Tổng lượt khách quốc tế đến U Minh Thượng năm 2008 đến năm 2011 tăng từ 6579 đến 11411 lượt tương đương với tăng 1,73 lần.
Như vậy tốc độ tăng lên của lượt khách quốc tế cao hơn khách nội địa, tuy nhiên về số lượt khách nội địa vẫn cao hơn nhiều so với số lượt khách quốc tế.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn đến sự suy giảm của các ngành kinh tế, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, khả năng đi du lịch hạn chế lượng khách du lịch giảm xuống ở hầu hết các khu du lịch nhưng dường như ở VQG U Minh Thượng số lượng khách vẫn không giảm đi. Do chí phí cho 1 chuyến du lịch miền sông nước này không cao, chỉ khoảng 30.000 cho 1 vé vào VQG U Minh Thượng để câu cá và thưởng thức cuộc sống thiên nhiên trù phú nơi đây.
Tuy nhiên chúng ta cũng thấy một thực tế là số khách du lịch hàng năm tăng dần, kéo theo số lượng thuyền đi lại trên hồ lớn, lượng chất thải của du khách tăng lên sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường nước, rừng và tính đa dạng sinh học của khu vực.
Có sự khác biệt về thành phần và cơ cấu khách:
Biểu đồ 2.2 : Thể hiện cơ cấu khách tham quan VQG UMT (2008-2011)
+ Khách nội địa vẫn chiếm thị phần chủ yếu: Khoảng 70% đến 75% tổng số
khách.
Khách nội địa với thành phần là khách đến từ các tỉnh. Theo Ông Phạm
Quốc Dân, Phó Giám đốc Vườn quốc gia U Minh Thượng cho biết vùng lõi vườn quốc gia có diện tích hơn 8.000ha, trong đó có khoảng 500ha là mặt nước trống để du khách vào câu cá giải trí. Khách đến nhiều nhất là từ Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vũng Tàu, Đồng Nai, Cần Thơ, thành phố Rạch Giá… Loại khách này thường đi theo đoàn với số lượng từ 4-6 người cũng có lúc lên đến 10 người. Thời gian tham quan chủ yếu vào các ngày lễ, cuối tuần.
Khách du lịch chuyên đề, nghiên cứu khoa học đi nhóm nhỏ một vài người vào thời gian bất kì trong năm và thường lưu lại với thời gian khá dài.
Khách tham quan của các cơ quan, tổ chức ở các cấp ngành, các địa phương, thường được tổ chức theo đoàn với số lượng khoang 20 – 30 người.
Khách du lịch là các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các nhà hoạt động trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, báo chí…
+ Khách quốc tế chiếm thị phần nhỏ, chỉ khoảng 25 – 30 % tổng số khách.
Khách quốc tế đến đây chủ yếu là các nhà khoa học, nghiên cứu về U Minh Thượng họ thường đi theo nhóm 4-7 người vào thời gian bất kì trong năm phục vụ mục tiêu nghiên cứu và thường lưu lại với thời gian khá dài.
Ngoài ra còn có khách phương Tây, Đông Âu, Thái Lan, Philippine, Indonesia, Singapore. Họ thường đi du lịch theo tour với mục đích tham quan vãn cảnh vật thiên nhiên nơi đây (khám phá rừng nguyên sinh, quan sát chim thú), du lịch văn hoá (tìm hiểu nếp sống văn hoá bản địa)…thời gian lưu trú thường 2-3 ngày và thường đến vào mùa du lịch (thường là mùa khô đối với những người thích câu cá và mùa nước nổi để thưởng thức ẩm thực mùa nước nổi nơi đây).
Ngoài ra là khách du lịch chuyên đề gồm các chuyên gia nghiên cứu khoa học về hệ sinh thái rừng nhiệt đới, rừng tràm,về hệ động thực vật, về công tác bảo tồn…Thành phần này thường lưu trú lâu hơn và vào bất kể thời gian nào trong năm.
-Thời gian tham quan tương đối tập trung theo mùa:
VQG U Minh Thượng phân biệt 2 mùa trong năm đó là mùa khô và mùa lũ, VQG mở cửa đón khách quanh năm song lượng khách thường đông hơn vào mùa hè. Khách trong nước thường đi vào mùa khô, thường là các chuyến phượt ngắn ngày cuối tuần để câu cá, thư giãn chủ yếu là 4-6 người đàn ông đi cùng nhau. Tuy nhiên vào các mùa lũ nơi đây vẫn đón được một lượng khách đáng kể đến thăm, thưởng thức nét văn hóa, ẩm thực mùa nước nổi nơi đây.
Đối với khách nước ngoài, do chủ yếu khách nước ngoài đến với VQG U Minh Thượng là các nhà khoa học, nghiên cứu nên thời gian không cố định, họ đi nhằm mục đích nghiên cứu khu rừng nguyên sinh nên có thể đến vào bất cứ tháng nào trong năm, tuy nhiên vì mục đích nghiên cứu hệ động thực vật nên họ thường đến nhiều vào mùa nước nổi, vì đây cũng chính là mùa sinh sản, phát triển nhất của hệ động thực vật nơi đây.
- Số khách tham quan trong ngày chiếm tỉ lệ cao, thời gian lưu trú ngắn.
Hiện tại Vườn quốc gia U Minh Thượng chưa có dịch vụ lưu trú phục vụ du khách. Chính vì vậy mà lượng khách và số ngày lưu trú của khách nội địa rất thấp. Thông thường khách du lịch đến đây từ các tỉnh, để câu cá, thư giãn nên đi lại trong
ngày, sáng đến chiều đi. Nếu thích thú có thể ở lại trong các chòi lá giữa rừng qua đêm rất thơ mộng.
Tuy nhiên du khách đến đây vẫn có thể nghỉ lại các khu nhà nghỉ, khách sạn ngay tại ấp Công Sự, xã An Minh Bắc (huyện U Minh Thượng). Nhưng thông thường khi chiều xuống họ lên xe về Rạch Giá nghỉ ngơi để tiếp tục cho chuyến đi ngày mai, vì ở đây có điều kiện phục vụ nghỉ ngơi tốt hơn.
Như vậy nhìn chung, chúng ta nhận thấy rằng lượng khách nghỉ lại trong rừng, cũng như các nhà nghỉ ở các vùng đệm của VQG U Minh Thượng còn rất thấp mặc dù nơi đây đang là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch. Nguồn thu chủ yếu của vườn quốc gia là từ lệ phí tham quan và các căng tin phục vụ ẩm thực miền sông nước.
Do VQG U Minh Thượng đến thời điểm này vẫn chưa có dịch vụ lưu trú phục vụ khách du lịch. Nhân dân địa phương điều kiện còn khó khăn nên các dịch vụ cho du lịch như nhà nghỉ, khách sản còn chưa phát triển. Đây cũng chính là một nguyên nhân làm cho thời gian lưu trú của khách ngắn. Vì vậy ban quản lí cùng các cấp ban ngành địa phương cần có những biện pháp để kéo dài thời gian lưu trú của du khách.
2.3.2. Doanh thu du lịch
Doanh thu từ du lịch bao gồm tất cả các nguồn thu do khách du lịch chi trả như doanh thu từ lưu trú, lệ phí tham quan, ăn uống, vận chuyển, mua sắm hàng hoá, các dịch vụ khác như vui chơi giải trí…
Bảng 2.11 : Doanh thu du lịch của VQG U Minh Thượng giai đoạn 2008 – 2011
Đơn vị: Triệu đồng
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | |
Doanh thu | 796 | 907 | 1.075 | 1.148 |
(Theo báo cáo Quy hoạch tổng thể và phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang)
Tuy nhiên như đã nói ở trên VQG U Minh Thượng chưa có dịch vụ lưu trú khách du lịch. Chính vì vậy doanh thu du lịch ở đây, chủ yếu từ lệ phí tham quan, các nguồn thu từ dịch vụ ăn uống và hàng hoá lưu niệm, nghỉ lại qua đêm còn hạn chế.
Trước năm 2002 khách du lịch đến với VQG U Minh Thượng là rất hạn chế, lệ phí vào vườn cũng hầu như không thu, du lịch mang tính chất phục vụ là chính. Sau trận cháy năm 2002 UMT như hồi sinh trở lại và dần trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt từ sau khi Vườn quốc gia U Minh Thượng thực hiện loại hình du lịch sinh thái từ năm 2004.
Biểu đồ 2.3: Doanh thu du lịch của VQG UMT giai đoạn 2008 – 2011
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, qua từng năm, số lượng du khách đến với Vườn đều tăng lên. Năm 2008 doanh thu ước tính mà vườn quốc gia U Minh Thượng thu được khoảng 796 triệu đồng. Đến năm 2011 theo thống kê tổng cục du lịch doanh thu mà VQG mang lại lên đên 1148 triệu đồng. Như vậy trong 4 năm qua doanh thu đã tăng lên đáng kể. Đây là một con số đáng mừng báo hiệu U Minh Thượng đang là điểm đến hấp dẫn cho du khách thập phương.
Tuy nhiên, theo báo cáo của 14/30 vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên thu được kết quả sau:
Bảng 2.12: Doanh thu của các VQG và các khu bảo tồn thiên nhiên trong nước năm 2011
VQG | Lượt khách | Doanh thu (tỷ đồng) | |
1 | Phong Nha Kẻ Bàng | 261.231 | 14,1 |
2 | Cát Tiên | 18.224 | 5 |
3 | Ba Vì | 90.582 | 1,6 |
4 | Cúc Phương | 69.895 | 3,45 |
5 | Côn Đảo | 8.777 | 1,5 |
6 | U Minh Thượng | 38.038 | 1,148 |
(Theo báo cáo Quy hoạch tổng thể và phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang)
Như vậy dù doanh thu từ VQG trong những năm qua đã tăng lên đáng kể, tuy nhiên so với các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên khác trong cả nước thì U Minh Thượng doanh thu còn thấp trong khi số lượt khách đến với U Minh Thượng là tương đối cao.
Khách đến U Minh thường là khách đi về trong ngày và thường là đi câu cá mùa nắng oi, đồ nghề của du khách khá chuyên nghiệp, nên khi đến đây khách chỉ cần mua vé với giá 40.000 đồng/người/ngày, thuê xuồng lá thêm 30.000 đồng, ai không biết bơi xuồng thì có thể thuê kéo xuồng ra điểm câu cá thêm 20.000 đồng nữa. Du khách có thể câu cá với số lượng không giới hạn, nhưng điều kiện bắt buộc là du khách phải câu cá bằng phương pháp thủ công. Như vậy chi phí cho 1 chuyến đi không quá cao hay nói cách khác là doanh thu mà VQG thu lại cho 1 người khách không cao.
Đối với khách lưu trú qua đêm, thì họ có thể ở lại các nhà lá giữa rừng để thưởng thức hưởng vị nơi đây khi đêm xuống, hoặc ở lại nhà nghỉ ở ấp Công Sự, An Minh Bắc, với mức giá 50.000 -100.000/ đêm. Tuy nhiên số lượng không nhiều do điều kiện chưa tốt nên khách thường về các khách sạn, nhà nghỉ ở Rạch Giá để nghỉ ngơi sau 1 ngày tham quan.