Tuyến Nhân Vật Trung Tâm – Ngoại Biên

Thông qua bảng khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng ngoại trừ nhân vật em

yêu là nhân vật chiếm dung lượng nhiều nhất trong tác phẩm, thì nhân vật mẹ chồng là nhân vật được quan tâm chú ý và xây dựng khá thành công. Ở dân ca cũng như truyện thơ, mẹ chồng luôn là người trực tiếp tham gia vào công cuộc hành hạ, chà đạp, chửi rủa, mắng nhiếc, đánh đập nàng dâu. Nhân vật này khiến mọi mâu thuẫn tác phẩm biến thành những cao trào, bức bối không thể dung hòa được nữa giữa hai thị tộc khác nhau. Thị tộc mới – thị tộc nhà chồng và thị tộc tươi đẹp – thị tộc cũ trong tâm trí người con dâu. Cũng chính nhân vật mẹ chồng và không gian sống tù túng, khốn khổ, nhục nhã nơi nhà chồng đã khiến cho những cô gái Mông xưa kiếp này qua kiếp khác chìm đắm trong cuộc đời tối tăm. Dần trở thành một kiểu số phận được định sẵn. Cũng chính nhân vật phản diện này đã trở thành cánh tay đắc lực thực hiện và duy trì quyền lực bóc lột con người cũa xã hội nam quyền. Trở thành một công cụ tay sai trực tiếp thực thi những mệnh lệnh, hủ tục hà khắc, lạc hậu, nghiệt ngã của xã hội.

3.3.2. Tuyến nhân vật trung tâm – ngoại biên

Xét về tuyến nhân vật trung tâm – ngoại biên cũng cần xét về không gian quy định lựa chọn kiểu nhân vật. Tuy nhiên, khái quát từ những yếu tố thi pháp khác cũng như chủ đề của tác phẩm, chúng tôi nhận thấy tuyến nhân vật trung tâm bao gồm ba nhân vật chính: nhân vật em yêu, nhân vật anh yêu, nhân vật mẹ chồng. Tuyến nhân vật ngoại biên là tuyến nhân vật bao gồm những nhân vật phụ: bố chồng, em chồng, chồng, anh chồng, cha mẹ đẻ, anh họ, em cô, ông bác, ông cậu, ông mối.

Thứ nhất là tuyến nhân vật trung tâm. Với nhân vật trung tâm là nhân vật anh yêu – em yêu, truyện thơ Tiếng hát làm dâuđã xây dựng thành công cốt truyện với tình yêu thắm thiết ban đầu của hai nhân vật chính. Đó là tình yêu làm nên giá trị của tác phẩm. Tình yêu thắm thiết đó khi bị chia cắt, bị vùi dập đã làm nên một cuộc sống làm dâu cực khổ. Cực khổ về tinh thần khi phải sống với người chồng kém tuổi, không hề có tình yêu, cực khổ khi lương tâm dăn vặt do phản bội lời thề ước đi lấy chồng. Cực khổ khi phản kháng, tìm mọi cách để trở lại với tình yêu của mình, và cuối cùng đôi trai gái phải nhận lấy cái chết hoặc chia lìa đôi ngả. Với nhân vật trung tâm là nàng dâu – mẹ chồng, truyện thơ Tiếng hát làm dâu đã xây dựng thành công cốt truyện từ nền tảng, đốt cháy cao trào và dẫn đến kết thúc bi

kịch của tác phẩm. Đó là cuộc sống khổ cực, cay đắng, tràn đầy nước mắt ở nhà chồng. Xây dựng hai nhân vật có những hành động, suy nghĩ, thái độ trái ngược nhau trong kết cấu tương phản góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề và giá trị của tác phẩm.

Thứ hai là tuyến nhân vật ngoại biên. Tuyến nhân vật này bao gồm rất nhiều nhân vật phụ khác nhau. Mỗi nhân vật có một chức năng nhất định trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác phẩm. Đáng chú ý nhất có lẽ nhà nhân vật cha mẹ đẻ và nhân vật ông mối. Nhân vật cha mẹ đẻ cùng những người thân thích họ hàng bên ngoại của cô gái chính là những nhân vật trực tiếp đẩy con gái mình vào cuộc sống làm dâu khổ cực trong một cuộc hôn nhân gả bán. Họ là những nhân vật xây nên những mâu thuẫn, nghịch lí ngay từ người thân với nhau, nói như Aristote, thì: “Chỉ có giữa những người thân mà xảy ra sự việc bi thảm…đấy mới là những điều mà nhà thơ cần tìm” [36, tr.896]. Con gái không chịu lấy người mình không yêu, cha mẹ đẻ và anh em đằng ngoại sẵn sàng “gả phứa”, “gả bừa”, “lôi cổ”, “tống cổ”, “kéo lê”, “kéo thốc”, “quát mắng”, “năn nỉ”, “đánh đập”…buộc cô gái phải về nhà chồng bởi họ đã trót “tham tiền”, “tham bạc”, “tham con ngựa thồ giỏi”, “tham con trâu mộng đuôi trắng”…của nhà người. Đến khi con gái không chịu được cảnh làm dâu cực khổ, trở về cầu xin cha mẹ đẻ giải thoát cho mình, thì cha mẹ cũng khước từ bằng cách dọa dẫm, cầu xin, năn nỉ do đã “lỏng tay tiêu hết bạc của người”, “đã giết sạch súc vật của người”…không còn khả năng chuộc cô gái trở về. Cũng như nhân vật mẹ chồng, cha mẹ đẻ và họ hàng đằng ngoại cũng trở thành một công cụ tay sai đắc lực thực thi trọn vẹn hủ tục ép gả, ép duyên trong chế độ hôn nhân gả bán của xã hội Mông xưa.

Bên cạnh nhân vật ngoại biên là cha mẹ đẻ và họ hàng họ xuân, một nhân vật ngoại biên nữa góp phần lôi thốc cô gái trở thành món hàng hời để kiếm lợi, đó chính là nhân vật ông mối. Kiểu nhân vật này thực ra là một kiểu nhân vật hành nghề làm ăn trong xã hội Mông xưa. Họ kinh doanh và kiếm tiền từ chính cuộc đời cực khổ và thân phận bèo bọt của người con gái. Chính những ông mối này với những lập luận mị dân của mình, đã khiến cho thân phận người con gái trong xã hội nam quyền vốn đã bị rẻ rúng nay lại càng bị rẻ rúng nhiều hơn. Theo lập luận của ông mối, họ không phải là “người cầm thìa cúng lễ”, “người cầm đũa cúng tế”, chỉ

như “bông hoa trân châu dại trên rừng”, “như con hươu hoa đen” bị khinh miệt cực độ. Nhân vật ông mối đến nhà là một tín hiệu của hôn nhân gả bán đã được lên kế hoạch và xét duyệt, chính vì vậy khi nhân vật này đến mang theo yếu tố bất ngờ, lo lắng trong dự cảm của người con gái. Đó là những dự cảm cho cuộc đời làm dâu nghiệt ngã, là tiếng chuông đánh dấu cuộc sống hạnh phúc, tươi đẹp mới chớm nở đã chóng tàn. Thay vào đó là một kiếp tù ngục đang chờ đợi ở phía trước không xa.

Cũng nằm trong tuyến nhân vật phản diện, nhưng là nhóm nhân vật phản diện ngoại biên, bố chồng, em chồng, anh chồng và chồng là những nhân vật cùng với mẹ chồng trực tiếp hành hạ, chà đạp lên thể xác và tinh thần của người con dâu. Bố chồng có thể quát mắng, chửi rủa như mẹ chồng, chồng có thể “tay đập”, “chân đạp” hoặc vô cùng thờ ơ trước cái chết của vợ, em chồng, anh chồng cũng có thể “chê”, “trách”, “nhiếc”…Tuy nhiên trong dân ca Tiếng hát làm dâu, nhân vật người chồng rất hiếm khi xuất hiện trực tiếp, chủ yếu cô gái chịu sự hành hạ của mẹ chồng và em chồng. Nhưng đến truyện thơ thì người chồng tàn ác đã hiện lên với bộ mặt như quỷ dữ. Không dừng lại ở những hành động nghênh ngang khi đón dâu, thờ ơ khi nhìn xác vợ được cột ở giữa nhà như trong ca dao nữa mà “con trâu đực đen” của gia đình nhà chồng đã đánh đập tàn ác người vợ tay ấp má kề của mình (truyện thơ A Thào – Nù Câu) hoặc phụ tình đi theo người đàn bà khác (truyện thơ Tiếng hát làm dâu). Như vậy, đến truyện thơ, xã hội nam quyền trọng nam khinh nữ, coi rẻ quyền sống, quyền tự do của người phụ nữ mới thực sự được phản ánh rõ nét và sâu sắc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

3.3.3. Hình tượng nhân vật trữ tình : nhân vật em yêu

Trở thành nhân vật chính trong cả hai tuyến nhân vật: chính diện – phản diện, trung tâm – ngoại biên, nhân vật em yêu (trong dân ca), nhân vật Nhàng Dợ, Vừ - chúa – pua, A Thào… (trong truyện thơ) đã trở thành hình tượng nhân vật trữ tình của tác phẩm. Hình tượng nhân vật trữ tình là hình tượng có giá trị biểu đạt manh mẽ giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Hình tượng này là nền tảng cốt lõi chi phối toàn bộ diễn tiến, tiến trình của một tác phẩm tự sự cũng như những cung bậc cảm xúc trong một tác phẩm trữ tình. Trong dân ca Tiếng hát làm dâu, nhân vật em yêu là nhân vật chính được tác giả dân gian dành mọi tâm sức khắc

Ảnh hưởng của dân ca dân tộc Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu - 13

họa, nhân vật này được chú ý lột tả từ những cung bậc tâm trạng nhỏ nhất đến những rung cảm mạnh mẽ cùng cuộc sống khổ cực khi làm dâu nhà người.

Trong truyện thơ, những nhân vật em yêu phiếm chỉ đã trở thành những nhân vật có tên tuổi, được chi tiết hóa một cách cụ thể nhất về cuộc đời, hoàn cảnh, số phận và kết thúc. Vừ -chúa-pua, Nhàng Dợ, A Thào… cùng những biến cố trong cuộc đời của họ là những nội dung được tác giả dân gian đặc biệt chú ý miêu tả. Tất cả những nhân vật khác đều trở thành nhân vật phụ, làm nổi bật hình tượng nhân vật này. Chẳng hạn như trong mối quan hệ với người yêu, các chàng trai như Nù Câu, Chà Tăng được xây dựng chủ yếu để làm nổi bật mối bi kịch tiềm tàng cho số phận nhân vật nữ chính. Đó là nguyên nhân thúc đẩy tinh thần phản kháng, đấu tranh của người phụ nữ. Trong mối quan hệ nàng dâu – mẹ chồng, các nhân vật mẹ chồng ác nghiệt thực tế có tác dụng tô đậm thêm cuộc sống làm dâu khổ cực của người phụ nữ. Không những bị dằn vặt, đau khổ do tình yêu bị chia lìa, mà còn bị đánh đập, rẻ rúng, sỉ nhục và khinh thường.

Tóm lại, hai tuyến nhân vật nêu trên cùng hình tượng nhân vật trữ tình cũng là một trong những yếu tố thi pháp được truyện thơ chuyển hóa thành công từ dân ca dân gian. Những yếu tố thi pháp này góp phần củng cố phương diện nghệ thuật của truyện thơ trên hai khía cạnh chính đó là phương thức tự sự và phương thức trữ tình.‌

3.4. Phong cách trữ tình

3.4.1. Lời văn nghệ thuật

Một trong những yếu tố thi pháp làm nên chất trữ tình cho truyện thơ Tiếng hát làm dâu khiến tác phẩm văn học này hoàn toàn khác với truyện cổ, truyền thuyết hay thần thoại đó là phong cách trữ tình. Với việc lựa chọn hình thức biểu hiện bằng thơ, kể về một câu chuyện sử dụng phương thức trữ tình, truyện thơ Tiếng hát làm dâu tạo nên một sức hấp dẫn riêng, sức hấp dẫn từ những lời văn nghệ thuật.

Khi xét đến yếu tố thi pháp nằm trong phong cách trữ tình của truyện thơ, chúng ta thấy rằng, hoàn toàn khác với dân ca, truyện thơ Tiếng hát làm dâu về bản chất là một câu chuyện có cốt truyện hoàn chỉnh, có nội dung, có tình tiết mở đầu – thắt nút – cao trào và mở nút. Nó hoàn toàn có thể được kể bằng văn xuôi. Nhưng tác giả dân gian đã không sử dụng lời kể đó bằng hình thức thể hiện có từ các thể

loại tự sự đã có từ trước mà sử dụng cách kể tài tình dựa vào dân ca. Kể mà như ngâm, như hát. Gần như là cái tôi trữ tình đứng ra để tự kể về cuộc đời mình. Tuy cái tôi ấy không hoàn toàn bộc lộ trực diện như ở trong dân ca Tiếng hát làm dâu hay Tiếng hát tình yêu. Nó được biến hóa, ẩn sau ngôi kể mang hình thức của ngôi kể thứ ba để câu chuyện được khách quan hơn. Có nhiều đoạn kể mang tính chất đối thoại, ngôi kể giả hoàn toàn được thay thế bằng những lời thoại trực tiếp của ngôi kể thật, nhân vật trữ tình bộc lộ trực diện suy nghĩ, hoàn cảnh, nỗi đau khổ của mình. Lúc đó không còn là “nàng” ở vị trí ngôi kể nữa mà là “con”, là “ta”, là “em”…trở về với cội nguồn ngôi kể trong dân ca. Xét về âm điệu, giọng điệu của lời văn, cả truyện thơ Tiếng hát làm dâu và dân ca Tiếng hát làm dâu đều chủ yếu mang giọng điệu đau đớn, xót xa, tủi nhục và uất hận. Âm điệu, giọng điệu ấy không chỉ là âm điệu, giọng điệu riêng đến từ cuộc đời của nhân vật trữ tình với những diễn biến tâm trạng phức tạp mà đó còn là âm điệu, giọng điệu đau đớn, xót xa của tác giả dân gian, của cộng đồng đồng cảm với cuộc đời éo le của nhân vật. Có những phân đoạn trong ca dao và trong truyện thơ, hai âm điệu ấy giao thoa đến mức người đọc không còn phân biệt được đâu là âm điệu đơn thuần toát ra từ nội dung truyện kể, đâu là âm điệu của người kể, người hát. Với thi pháp lời văn nghệ thuật như vậy, chúng ta dễ dàng nhận thấy vì sao cuộc sống làm dâu khổ cực lại trở thành nguồn cảm hứng không hề vơi cạn đối với tác giả dân gian, và nó trở thành đề tài xuyên suốt hai thể loại văn học này. Từ dân ca bắt đầu nảy mầm, đâm chồi, nảy lộc, đến truyện thơ thì ra hoa, kết trái tạo nên những tác phẩm để đời đối với dân tộc Mông.

3.4.2. Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật

Cùng với thi pháp về lời văn nghệ thuật, phong cách trữ tình của truyện thơ Tiếng hát làm dâu còn có sự tiếp thu và chuyển hóa các yếu tố thi pháp dân ca trên phương diện nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Đặc biệt nhất là nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí của hình tượng nhân vật trữ tình - nhân vật em yêu. Nhân vật này được tác giả dân gian chú ý lột tả từng cung bậc cảm xúc, từng suy nghĩ, từng thay đổi nhỏ trong tâm trạng. Tác giả dân gian cũng dùng những hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ rất đắt để bộc lộ những cung bậc tâm trạng ấy. Như ở phần tâm trạng nhân vật trữ tình chương 2 của luận văn đã trình bày, chúng ta có thể nhận thấy diễn biến tâm lí nhân vật em yêu trải qua rất nhiều không gian tâm trạng khác

nhau. Tuy diễn biến tâm lí này từ dân ca đến truyện thơ là một quá trình phát triển có bổ sung và hoàn thiện rất nhiều. Trong dân ca Tiếng hát làm dâu chủ yếu là các tâm trạng trong không gian cuộc sống tù ngục nhà chồng với các hành động, suy nghĩ về thân phận như “buồn sắp chết” , “cay đắng” , “hờ”, “khóc”, “than”, “hí vang”, “cào cột”, “giậm chân”…còn trong truyện thơ đó là một chuỗi các diễn biến tâm lí phát triển theo một quá trình, một hệ quả tất yếu, ở miền tâm lí nào cũng được tác giả lột tả đến âm vực cao nhất, đỉnh điểm nhất để tạo nên sự kiện thắt nút và cao trào của câu chuyện. Từ tâm lí hồn nhiên, vui tươi, hạnh phúc với mối tình tươi đẹp ban đầu đến lo lắng khi người yêu đi buôn xa, ngạc nhiên, bất ngờ, lo sợ khi ông mối đến nhà, đau khổ khi bị ép duyên, cắn răn chịu đựng bước chân về nhà chồng, cay đắng, tủi nhục khi phải sống kiếp sống chó ngựa ở nhà chồng, uất ức trốn chạy về nhà cha mẹ đẻ, tuyệt vọng, uất hận khi bị cha mẹ đẻ từ chối nương tựa, bế tắc khi trở lại gia đình chồng và tìm đến kiểu kết thúc bi kịch để giải thoát. Hệ thống diễn biến tâm lí này cùng các yếu tố tự sự đã tạo nên một cốt truyện hoàn chỉnh cho truyện thơ, nhưng cốt truyện đó được chi tiết hóa, cụ thể hóa gấp nhiều lần so với các cung bậc tâm trạng và diễn biến tâm lí trong dân ca.

3.4.3. Ngôn ngữ và hình ảnh giàu chất thơ

Bên cạnh các yếu tố thi pháp trên, phong cách trữ tình của truyện thơ Tiếng hát làm dâu còn được thể hiện vô cùng rõ nét thông qua ngôn ngữ và hình ảnh giàu chất thơ.

Trước hết là về ngôn ngữ thơ. Trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu, ngôn ngữ thơ được lựa chọn sử dụng nhiều nhất không phải là các ngôn ngữ đáp ứng yêu cầu kể, miêu tả hoặc bình luận, mà đó là các ngôn ngữ thuộc về giá trị biểu cảm. Dùng ngôn ngữ để bộc lộ cảm xúc. Điều này hoàn toàn trùng lặp với kiểu ngôn ngữ được lựa chọn trong dân ca. Từ đó càng tô đậm hơn chất trữ tình cho truyện thơ, mặc dù xét về phương diện thể loại nó là một tác phẩm tự sự. Người đọc cũng như người kể, người hát dễ dàng nhận thấy hàng loạt những từ ngữ gợi mở xúc cảm từ thế giới cuộc đời của nhân vật, những biến cố đến với nhân vật trùng trùng, lớp lớp xuất phát từ kết cấu tương phản và kết cấu trùng điệp. Kiểu ngôn ngữ trần thuật không có đất để tồn tại, lời thơ rất chân thực, giống như cảm xúc cứ thế tuôn trào và dâng

tràn, xuất hiện rất tự nhiên. Không cầu kì, góc cạnh, không cần phải trau chuốt, gọt giũa, rất giản dị, đời thường giống như chính người Mông vậy.

Đó là về ngôn ngữ thơ, thứ hai là về hình ảnh giàu chất thơ. Tất nhiên, nói đến hình ảnh thơ giàu sức biểu cảm là phải nói tới biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ. Với hai biện pháp nghệ thuật tu từ này, truyện thơ đã thực sự chuyển hóa thành công nghệ thuật sử dụng hình ảnh giàu giá trị biểu trưng từ dân ca. Cũng như hệ thống biểu tượng có trong dân ca, hình ảnh thơ giàu sức biểu cảm là một hệ thống bao gồm vô vàn những hình ảnh được chọn lọc đưa vào kết cấu tác phẩm. Đó có thể là hình ảnh loài vật, đồ vật, hoặc các hình ảnh có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống sinh hoạt văn hóa và nghi lễ của họ. Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung nhận xét một vài hình ảnh thơ được coi là có giá trị biểu cảm toàn diện nhất.

Trước hết là hình ảnh nước mắt. Như đã trình bày ở phần xu hướng lựa chọn kết cấu bi kịch [bảng 3.1], hình ảnh nước mắt là một trong những hình ảnh trở đi trở lại nhiều lần trong dân ca Tiếng hát làm dâu cũng như truyện thơ Tiếng hát làm dâu. Hình ảnh này xuất hiện trực tiếp 25 lượt trong dân ca Tiếng hát làm dâu, 14 lượt trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu, 8 lượt trong truyện thơ A Thào – Nù Câu 9 lượt trong truyện thơ Nhàng Dợ - Chà Tăng. Hình ảnh này gợi mở và lột tả đỉnh điểm cuộc sống làm dâu khổ cực của nhân vật trữ tình. Đó là cách bộc lộ cảm xúc đạt đến mức cao độ trong cay đắng, khổ đau của người phụ nữ. Nó cũng là hình ảnh thể hiện sự nhẫn nhục, cam chịu của hình tượng nhân vật này, đồng thời thể hiện được bức tranh xã hội bất công, tàn ác từ đề tài của tác phẩm.

Tiếp sau là hình ảnh thân phận con trâu, hình ảnh con ngựa thồ. Trong dân ca Tiếng hát làm dâu, hình ảnh trâu măng, ngựa thồ xuất hiện 8 lượt. Trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu xuất hiện 4 lượt, truyện thơ A Thào – Nù Câu xuất hiện 8 lượt. Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng đây là hình ảnh gợi mở thân phận, cuộc đời trâu ngựa, khổ sai của người con gái khi đi làm dâu. Họ ở nhà chồng nhưng không được sống như một con người chân chính và đúng nghĩa, mà chỉ như một loài vật quần quật làm việc không ngừng không nghỉ để phục dịch nhà chồng. Những con trâu, con ngựa ấy không phải là những con trâu, con ngựa tự do rong ruổi trên đồi nương, trên đường đời mà là những “con trâu măng buộc ách”, “những con ngựa trong tàu”

không có tự do, suốt đời phải chịu kiếp sống tù ngục, không biết bao giờ sẽ kết thúc, hoặc nếu có kết thúc cũng chỉ là kết thúc trong cái chết.

Cuối cùng là hình ảnh loài chim cứ cư. Đây là hình ảnh loài chim xuất hiện khá nhiều lần trong dân ca cũng như trong truyện thơ. Trong dân ca, xuất hiện 5 lượt, trong truyện thơ Nhàng Dợ - Chà Tăng xuất hiện 2 lượt (với tên gọi là loài chim lẩu dì chinh), truyện thơ Tiếng hát làm dâu xuất hiện 20 lượt, truyện thơ A Thào – Nù Câu là truyện thơ xuất hiện 13 lượt (với tên gọi khác là chim dì li). Loài chim này là loài chim cất tiếng hót hạnh phúc khi lứa đôi sum vầy, nó cũng là loài chim báo tin khi một trong hai nhân vật anh yêu – em yêu lên đường đi tìm người yêu hoặc một trong hai người đã tìm đến cái chết. Có thể nói rằng đây là loài chim có tiếng hót biểu trưng hoán dụ cho những thăng trầm trong tình yêu của nhân vật trữ tình. Chim dì li cất tiếng hót ca vang là khi ấy tình yêu đang tồn tại ở cung bậc cảm xúc hạnh phúc trọn vẹn. Chim dì li cất tiếng thở than là tình yêu đã bị chia cắt. Và khi cất tiếng khóc ai oán là một kết thúc bi kịch đã xảy ra. Trong truyện thơ A Thào – Nù Câu chính chim cứ cư là loài chim đã báo tin về cái chết oan ức và kể lại cuộc đời làm dâu cực khổ của A Thào với Nù Câu, cũng loài chim này cất lên tiếng khóc khi Vừ- chúa – pua tự vẫn khiến người yêu cũng tìm cách quyên sinh. Điều đó đã khẳng định, đây là một loài chim được lựa chọn xuất hiện với dự cảm về một kết thúc bi kịch của câu chuyện.

3.4.4. Phương thức và hình thức diễn xướng

Bên cạnh tất cả các yếu tố kể trên, phong cách trữ tình của truyện thơ Tiếng hát làm dâu còn được thể hiện ở một phương diện thi pháp vô cùng quan trọng nữa đó chính là phương thức và hình thức diễn xướng. Cả dân ca và truyện thơ đều lựa chọn hình thức lưu truyền thể loại của mình là hình thức hát thay bằng hình thức kể. Dân ca cũng có tên là Tiếng hát làm dâu, Tiếng hát tình yêu, Tiếng hát mồ côi, Tiếng hát cưới xin, thậm chí là cả Tiếng hát cúng ma. Đến truyện thơ cũng vậy, đó là truyện thơ Tiếng hát làm dâu Tây Bắc, Tiếng hát làm dâu… Khi kết thúc một bài dân ca hay một tác phẩm truyện thơ, chúng ta không hề thấy khái niệm người kể mà chỉ thấy người hát. Tất cả các tác phẩm này đều là những bài ca giàu nhạc điệu, có thể hát được thành những bài hát có nội dung như một câu chuyện. Bài hát có thể hát khi xuống chợ giao duyên, xuống chợ tìm người yêu cũ, hát khi đi nương, làm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/10/2023