Yếu Tố Tự Sự Tạo Nên Cốt Truyện


Cụ thể trong quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy hình ảnh nước mắt – hình ảnh có giá trị biểu cảm trực tiếp cuộc sống làm dâu khổ cực trở đi trở lại rất nhiều trong dân ca cũng như truyện thơ. Trong dân ca Tiếng hát làm dâuhình ảnh này lặp đi lặp lại 25 lượt, truyện thơ Tiếng hát làm dâu 14 lượt, truyện thơ Nhàng Dợ - Chà Tăng xuất hiện 9 lượt, truyện thơ A Thào – Nù Câu xuất hiện 8 lượt. Hình ảnh nước mắt cũng là một hình ảnh có giá trị biểu lộ cảm xúc của nhân vật, chúng tôi xét nghiên cứu khảo sát trên một bảng riêng để độc giả dễ nhận thấy được nhịp độ xuất hiện liên tục của nó. Với bảng khảo sát về các từ ngữ diễn tả trực tiếp cảm xúc, hành động, thái độ, suy nghĩ của nhân vật tiếp sau – mảng ngôn ngữ lột tả nhiều tâm trạng đan xen (lo lắng khi đi làm dâu, nhớ thương người yêu, sợ hãi trước thế lực thần quyền và cường quyền) của nhân vật, có giá trị tạo nền tảng cho tâm trạng chủ đạo đã nói ở trên. Trong dân ca Tiếng hát làm dâu các từ ngữ này ước chừng xuất hiện 62 lượt, truyện thơ Tiếng hát làm dâu 30 lượt, truyện thơ Nhàng Dợ - Chà Tăng khoảng 30 lượt, truyện thơ A Thào – Nù Câu 24 lượt. Tất cả những hình ảnh, từ ngữ gợi giá trị biểu cảm này đều tập trung mật độ chủ yếu ở không gian làm dâu cực khổ, không gian nhà chồng, điều đó hoàn toàn phù hợp với sự lựa chọn của đề tài của tác phẩm: cuộc đời làm dâu cực khổ của người phụ nữ Mông xưa.

Như vậy, tựu trung lại, tâm trạng nhân vật trữ tình trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu được tác giả dân gian Mông kế thừa trọn vẹn từ trong cả hai mảng dân ca. Dân ca Tiếng hát làm dâu Tiếng hát tình yêu. Trong đó dân ca Tiếng hát làm dâu chiếm vai trò chủ đạo, tiên quyết trong việc bộc lộ thành công tâm trạng đau khổ, cùng cực của người con gái Mông xưa trong một xã hội nam quyền bất công, tàn ác, vô nhân đạo. Từ chính cung bậc tâm trạng này, truyện thơ Tiếng hát làm dâu đã cất lên bài ca khao khát đấu tranh cho quyền sống, quyền tự do của con người – một trong những yếu tố làm nên giá trị trường tồn của tác phẩm.


Tiểu kết

Truyện thơ Tiếng hát làm dâu, A Thào – Nù Câu, Nhàng Dợ - Chà Tăng là những tác phẩm văn học dân gian Mông từ lâu đã được đông đảo độc giả biết đến. Vì chúng có nguồn gốc phát triển từ dân ca Mông nên chúng có sự kế thừa và tương đồng về nhiều khía cạnh nội dung thẩm mĩ.

Về đề tài – phạm vi hiện tượng đời sống được nói trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu và hai truyện thơ nói trên đã kế thừa nhiều mảng đề tài từ 5 loại hình dân ca Mông. Trong đó nổi lên là hai mảng đề tài tiêu biểu: tình yêu nam nữ trong chế độ cũ cuộc sống làm dâu khổ cực. Đây là hai mảng đề tài có tính xã hội rộng lớn, bao trùm toàn bộ hệ thống dân ca và truyện thơ. Những câu chuyện về tình yêu nam nữ và số phận người phụ nữ trong chế độ cũ, những hoàn cảnh mà họ phải trải qua, phải gánh chịu là kết quả của một hiện thực bất di bất dịch trong xã hội Mông xưa. Đó là hiện thực về những phong tục, tập quán và không gian sinh hoạt chứa nhiều hủ tục lạc hậu như: tục lệ hôn nhân gả bán, nạn tảo hôn và nạn phạt vạ…Từ hai mảng đề tài lớn này mà truyện thơ Tiếng hát làm dâu lựa chọn hai vấn đề cơ bản bộc lộ chủ đề, đó là: sự lên án, tố cáo chế độ hôn nhân gả bán đề cao quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Đây là hai mảng chủ đề có nội dung và ý nghĩa xã hội sâu sắc, được thể hiện một cách chân thật và có tầm quan trọng trong việc chuyển tải giá trị tư tưởng của tác phẩm : giá trị nhân văn sâu sắc và giá trị hiện thực đậm nét.

Ở chương 2, ngoài đề tài, chủ đề và giá trị tư tưởng, phong tục tập quán và không gian sinh hoạt văn hóa miền núi, luận văn còn khảo sát rất kĩ lưỡng sự tiếp nhận hai nội dung thẩm mĩ nữa từ dân ca đến truyện thơ Tiếng hát làm dâu. Đó là mảng nội dung thẩm mĩ: quan niệm số phận và tâm lí đặc trưng của con người, tâm trạng nhân vật trữ tình.

Về quan niệm số phận và tâm lí đặc trưng của con người, điểm nổi bật là mảng nội dung này đã trở thành một quan niệm ăn sâu trong tiềm thức, suy nghĩ của cộng đồng Mông xưa. Đó là cách lí giải hiện thực nghiệt ngã vùi dập cuộc đời của những con người có thân phận bất hạnh. Từ đó kéo theo tâm lí cam chịu, chấp nhận, nhẫn nhục của người làm dâu.

Về tâm trạng nhân vật trữ tình, chúng tôi nhận thấy truyện thơ đã tiếp thu nội dung này căn bản nhất từ dân ca Tiếng hát tình yêu và dân ca Tiếng hát làm dâu. Trong đó tâm trạng chủ đạo được khắc họa là tâm trạng cực khổ khi đi làm dâu. Tâm trạng đau đớn, tủi nhục, phẫn uất, cay đắng, oán trách, tuyệt vọng và bế tắc. Việc tập trung khắc họa tâm trạng này góp phần làm nổi bật giá trị của truyện thơ và đáp ứng được sự lựa chọn hai mảng đề tài – chủ đề chính của truyện thơ như đã nói ở trên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Tóm lại sự tiếp nhận nội dung thẩm mĩ từ dân ca với 4 vấn đề nổi bật như trên, truyện thơ Tiếng hát làm dâu đã khẳng định được sự thành công trong việc lựa chọn thể loại văn học mới của tác giả dân gian. Sự lựa chọn đó phù hợp với không gian văn hóa và đời sống tinh thần cũng như tâm thức cảm nhận văn học nghệ thuật của người Mông – một dân tộc phóng khoáng, mạnh mẽ, tinh tế, nhạy cảm trên miền rẻo cao.

CHƯƠNG 3

Ảnh hưởng của dân ca dân tộc Mông trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu - 10

SỰ CHUYỂN HÓA CÁC YẾU TỐ THI PHÁP DÂN CA DÂN TỘC MÔNG TRONG TRUYỆN THƠ TIẾNG HÁT LÀM DÂU


Sự hình thành truyện thơ Tiếng hát làm dâu thực ra là một quá trình kế thừa và phát huy những điểm mạnh của các thể loại văn học ra đời sớm hơn. Như đã trình bày ở chương 1 và chương 2, chúng ta có thể ước đoán được bối cảnh xã hội khi truyện thơ thai nghén, hình thành và phát triển. Khi ấy xã hội công xã nguyên thủy đã hoàn toàn tan rã, thay vào đó là xã hội phụ quyền, duy trì trật tự xã hội bằng những quy tắc và luật tục hà khắc. Tuy kế thừa và phát triển từ rất nhiều thể loại văn học dân gian như truyện cổ, truyện thần thoại, truyền thuyết…nhưng thể loại được truyện thơ Mông kế thừa nhiều nhất phải kể đến dân ca. Với tính chất trữ tình và những đặc trưng về nội dung thẩm mĩ của nó, dân ca đã mang đến cho truyện thơ một luồng hơi thở phóng khoáng, giàu nhạc điệu bên cạnh những giá trị tư tưởng vô cùng đặc sắc. Với sự ảnh hưởng sâu sắc như vậy, ở chương 2, luận văn đã tìm hiểu kĩ lưỡng về khía cạnh nội dung thẩm mĩ, ở chương 3 chúng tôi tập trung nghiên cứu, tìm hiểu và trình bày về sự chuyển hóa của các yếu tố thi pháp từ dân ca dân tộc Mông trong tác phẩm cụ thể là truyện thơ Tiếng hát làm dâu.

3.1. Hệ thống cốt truyện và kết cấu

Yếu tố đầu tiên thể hiện sự chuyển hóa mạnh mẽ của thi pháp dân ca trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu là hệ thống cốt truyện và kết cấu. Khi nhắc tới hai yếu tố này, luận văn xin được trình bày trong một phần nội dung bởi nó là hai yếu tố có mối quan hệ ảnh hưởng và quy định lẫn nhau trong khuôn khổ hình thành hai tính chất tự sự và trữ tình, làm nên đặc trưng cơ bản của truyện thơ là “một tác phẩm tự sự dân gian được kể bẳng thơ, giàu tính chất trữ tình”.

3.1.1. Yếu tố tự sự tạo nên cốt truyện

Để tạo nên một tác phẩm tự sự, điều kiện tiên quyết là nền tảng cốt truyện của tác phẩm. Khi đọc truyện thơ Tiếng hát làm dâu, chúng ta đều nhận thấy đây là dạng truyện kể chi tiết được tác giả dân gian kể lại bằng cách diễn xướng từ thơ ca trữ tình. Thay vì toàn bộ lời kể được diễn đạt bằng văn xuôi hay văn vần như truyện

cổ dân gian, truyền thuyết, thần thoại…truyện thơ hướng đến một sự kết hợp tinh tế hơn. Vẫn duy trì được vai trò xuyên suốt của yếu tố kể nhưng dưới một hình thức biểu hiện độc đáo. Hình thức đó đáp ứng được cả những phương thức diễn xướng trong nhiều không gian văn hóa khác nhau của dân tộc.

Trở lại với yếu tố tự sự tạo nên cốt truyện của truyện thơ. Đối với người dân Mông, họ không có khái niệm tự sự, kể hay tình tiết, cốt truyện, diễn biến…mà họ cho rằng truyện thơ Tiếng hát làm dâu thực chất chỉ khác ở dung lượng là “dài” hơn so với dân ca Tiếng hát làm dâu. Điều này tuy bộc lộ điểm hạn chế trong năng lực phân tách rạch ròi các thể loại văn học dân gian của người bản địa, nhưng lại gián tiếp khẳng định “sự dài” về dung lượng chính là sự tăng cường các yếu tố tình tiết hình thành một cốt truyện, đáp ứng được yêu cầu kể. Truyện thơ không còn dừng lại ở những bài ca ngắn, lẻ tẻ chủ yếu đúc kết về tâm trạng nhân vật trữ tình nữa mà đã có nhiều diễn biến phức tạp, nhiều biến cố, nhiều không gian đan xen nhau trong quá trình bộc lộ nội dung, chủ đề tác phẩm.

Nói như vậy, không có nghĩa là yếu tố tự sự hoàn toàn hình thành khi truyện thơ ra đời, và không có sự kế thừa yếu tố tự sự ở trong dân ca Mông. Chúng ta chỉ có thể khẳng định rằng, yếu tố tự sự ở truyện thơ phát triển hoàn chỉnh hơn dân ca, chiếm vai trò quan trọng hơn trong dân ca để làm nên đặc trưng của thể loại, chứ mầm mống của yếu tố đó hoàn toàn bắt nguồn từ dân ca và truyện cổ. Ở trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung trình bày về phần ảnh hưởng từ dân ca.

Trước hết là yếu tố tự sự có trong dân ca Tiếng hát làm dâu. Theo tác giả Phan Nhật, ông đã khảo sát khá kĩ lưỡng các kiểu kết cấu của dân ca Tiếng hát làm dâu và đúc kết thành 6 kiểu cơ bản [18, tr.65]. Đó là các kiểu:

- Kiểu 1: Tâm trạng khổ cực của người làm dâu


- Kiểu 2: Cuộc sống khổ cực của người làm dâu

- Kiểu 3: Cuộc sống khổ cực của người làm dâu → bỏ về nhà cha mẹ đẻ ; bị

đuổi


- Kiểu 4: Cuộc sống khổ cực của người làm dâu → bỏ về nhà cha mẹ đẻ ; bị đuổi →chết


- Kiểu 5: Ông mối đến hỏi, đón dâu → cuộc sống khổ cực của người làm dâu


- Kiểu 6: Ông mối đến hỏi, đón dâu →cuộc sống khổ cực của người làm dâu→ Bỏ về nhà cha mẹ đẻ, bị đuổi → chết

- Kết cấu của truyện thơ: Mối tình tươi đẹp ban đầu → Bị ép gả cho người khác; hỏi, cưới → Cuộc sống khổ cực của người làm dâu → Bỏ về nhà cha mẹ đẻ hoặc bị đuổi → Trốn thoát hoặc chết đi để tìm được hạnh phúc.

Tác giả Phan Nhật cũng cho rằng kiểu 6 là kiểu hoàn chỉnh nhất của dân ca Tiếng hát làm dâu về mặt cốt truyện và yếu tố tự sự. Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy rằng kiểu 6 gần như kết cấu của một truyện thơ Tiếng hát làm dâu hoàn chỉnh. Điều này hoàn toàn khẳng định được giả thuyết: ngay từ trong dân ca, yếu tố tự sự đã được phát triển và hoàn thiện trong sự vận động tự thân của nó.

Dựa trên kết quả khảo sát kết cấu của tác giả Phan Nhật, chúng tôi tiến hành khảo sát thêm 12 bài dân ca Tiếng hát làm dâu [31], kết quả về kết cấu theo nhận xét của tác giả Phan Nhật như sau: bài số 1 thuộc kiểu kết cấu 1, bài số 2 thuộc kiểu 4, bài số 3 thuộc kiểu 6, bài số 4 thuộc kiểu 6, bài số 5 thuộc kiểu 6, bài số 6

thuộc kiểu 5, bài số 7 thuộc kiểu 5, bài số 8 thuộc kiểu 5, bài số 9 thuộc kiểu 3, bài số 10 thuộc kiểu 6, bài số 11 thuộc kiểu 4, bài số 12 thuộc kiểu 2. Như vậy, chúng ta nhận thấy rằng bốn kiểu 3, 4, 5, 6 là bốn kiểu kết cấu được dân ca Tiếng hát làm dâu lựa chọn nhiều nhất để biểu hiện giá trị tư tưởng của mình. Bốn kiểu này chiếm tới 10/12 bài dân ca. Các kiểu mang đặc trưng đơn thuần trữ tình như

kiểu 1, 2 chỉ có 2/12 bài. Như vậy, chúng ta một lần nữa nhận thấy rằng, ngay trong dân ca Tiếng hát làm dâu, đã có sự lựa chọn yếu tố tự sự chiếm ưu thế hơn hẳn chỉ đơn thuần là bộc lộ tâm trạng hay cuộc sống làm dâu khổ cực. Đặc biệt có đến 4/12 bài dân ca lựa chọn kiểu 6, là kiểu kết cấu gần giống như truyện thơ. Đó là các bài số 3, 4, 5, 10. Các bài dân ca này có đầy đủ các tình tiết từ khi bị ép gả cho đến khi lựa chọn kết thúc bi kịch cho tác phẩm. Nhưng nó chưa thể chi tiết và cụ thể như trong truyện thơ. Từ nỗi khổ của cô gái, đến cuộc sống bất công ở gia đình nhà chồng, nỗi bất công của xã hội đến truyện thơ được biến thành một hệ thống các tình tiết, sự việc được chi tiết hóa đến mức tỉ mỉ, trong một khoảng thời gian và không gian cụ thể, chứ không dừng lại ở không gian, thời gian vô định như dân ca. Như theo tác giả Phan Nhật nhận xét thì “cuộc sống đã đọng lại thành tâm trạng trong dân ca, thì trong truyện thơ lại nở ra thành các sự kiện, những tình tiết khách quan và cụ thể.” [18,tr.68]. Xét về sự khác biệt hoàn toàn giữa kết cấu tạo nên yếu tố tự sự giữa truyện thơ và dân ca, dân ca Tiếng hát làm dâu chỉ khác truyện thơ ở chỗ không có tình tiết kể về mối tình tươi đẹp ban đầu mà thôi.

Như vậy, câu hỏi đặt ra là tình tiết mối tình tươi đẹp ban đầu do nội tại bản thân truyện thơ tự hình thành để hoàn thiện thể loại? Nó không được kế thừa từ trong dân ca? Điều này cũng được lí giải dựa vào khảo sát trên mảng dân ca Tiếng hát tình yêu của luận văn. Thông qua quá trình khảo sát 94 bài dân ca Tiếng hát tình yêu, chúng tôi nhận thấy có 13 bài có kể rành rọt về mối tình tươi đẹp của nhân vật trữ tình giống như trong truyện thơ Tiếng hát làm dâu, kể cả chi tiết thề nguyền đính ước khi đi buôn xa đó là các bài số 6, 27, 35, 46, 48, 53, 57, 60, 61, 78, 83, 85, 91 [16,tr.119 -245]. Thậm chí còn có nhiều bài ca được kết cấu như một câu chuyện kể bình thường về cuộc đời của nhân vật chính có tên, có tuổi, là những nhân vật được gọi tên cụ thể. Như bài 78, 91, 92, 93, 94 [31]. Bài số 92 đã có hai nhân vật cụ thể là Nồng Di và Nàng Phan. Nồng Di không có đủ tiền cưới Nàng Phan, đành nhắm mắt nhìn người yêu đi lấy chồng. Vì quá đau khổ và nhớ thương Nồng Di đã quyết định đến tận nhà chồng Nàng Phan gặp gỡ. Mẹ chồng Nàng Phan nghi ngờ, nàng đành khuyên người yêu trở về lấy em gái của mình (em Mỷ, em Dua). Hoặc như bài số 93, vợ chồng Trương Lang – Sủng Mỳ sống hạnh phúc bên nhau, Sùng Mỷ dệt giày đẹp cho chồng đi làm ăn xa. Trương Lang gặp người Sã

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/10/2023