yêu cầu của những biến động về kinh tế - xã hội17. Chính vì vậy, tại khoản 1 Điều 468 BLDS năm 2015 đã quy định mang tính linh hoạt theo hai cơ chế, đó là: i) Căn cứ vào tình hình thực tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam điều chỉnh lãi suất theo đề nghị của Chính phủ; ii) Luật khác có liên quan quy định mức lãi suất riêng cho các quan hệ cho vay đặc thù.
Như vậy, trong trường hợp luật có liên quan quy định khác về lãi suất thì sẽ áp dụng lãi suất đó cho quan hệ vay thuộc phạm vi điều chỉnh của luật khác có liên quan. Quy định này còn được hiểu không chỉ dành riêng cho quan hệ tín dụng của các NHTM mà còn có thể áp dụng cho loại vay đặc thù vay khác như vay chính sách xã hội, vay đầu tư phát triển, v.v nếu Nhà nước xét thấy cần điều chỉnh các quan hệ vay này bằng cơ chế lãi suất riêng. Điều đó có nghĩa là nếu Luật các TCTD năm 2010 có cơ chế lãi suất trần riêng cho các hợp đồng tín dụng thì các TCTD sẽ áp dụng theo quy định của Luật các TCTD năm 2010.
Tuy nhiên, theo tinh thần quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật các TCTD hiện hành, thực tiễn cho thấy chưa thực sự áp dụng một cơ chế lãi suất riêng cho các hợp đồng tín dụng, mặc dù xét về mục đích chính sách pháp luật thì quy định này là mong muốn của nhà làm luật. Nhưng xét về mặt kỹ thuật lập pháp quy định này đã và đang dẫn đến những cách hiểu khác nhau, kể cả trong công tác xét xử của Tòa án và điều đó không có lợi cho các chủ thể trong hợp đồng tín dụng trước những rủi ro pháp lý có thể xảy ra trong thi hành pháp luật. Khoản 2 Điều 91 cho phép TCTD và khách hàng thỏa thuận về lãi suất trong hợp đồng tín dụng trong giới hạn “theo quy định của pháp luật”. Cụm từ này khiến các TCTD, khách hàng có quan hệ tín dụng với TCTD và các cơ quan chức năng thực thi pháp luật lúng túng không biết nên theo pháp luật tín dụng ngân hàng (không áp dụng trần lãi suất cho vay) hay
17 Phạm Thị Hồng Đào, “Lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và kiến nghị”, Bộ Tư pháp, xem thêm tại http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2074
theo pháp luật dân sự (áp dụng trần lãi suất cho vay). Vì “theo quy định của pháp luật” tức là vẫn có thể hiểu phải theo quy định của BLDS, trường hợp NHNN ban hành thông tư, quyết định có quy định riêng về lãi suất khác với quy định của BLDS thì đâu là quy định ưu tiên áp dụng? Hiện nay, các ngân hàng đều cho rằng, việc doanh nghiệp vay tiền ngân hàng là các khoản vay thương mại, chứ không phải là khoản vay dân sự. Thực tế, việc tính lãi suất cho vay thương mại này không do BLDS điều chỉnh mà do hướng dẫn ngành dọc của ngân hàng điều chỉnh18. Vì không có sự thống nhất và rõ ràng về nguồn luật điều chỉnh nên chưa có căn cứ để khẳng định, quy định trên có ảnh hưởng tới việc điều chỉnh lãi suất vay ngân hàng. Từ đó, rất nhiều tranh chấp liên quan đến vấn đề này, khi xét xử Tòa án đã căn cứ vào lãi suất quy định trong BLDS để giải quyết.
Ngày 30/12/2016, NHNN Việt Nam đã ban hành Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (Thông tư 39) quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/3/2017 đã giải quyết được những mâu thuẫn, tranh cãi xung quanh vấn đề lãi suất cho vay được quy định BLDS năm 2015 và quy định tại Điều 91 Luật các TCTD năm 2010 cũng như các bất cập nảy sinh trong quá trình áp dụng các Thông tư, Quyết định về lãi suất của NHNN trước đó như sau:
Một là, TCTD và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam thì lãi suất thỏa thuận không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn. Như vậy, quy định về trần lãi suất chỉ áp dụng đối với trường hợp cho
18 Đầu tư Chứng khoán (2016), “Luật Dân sự mới bỏ ngỏ lãi suất ngân hàng”, xem thêm tại http://tinnhanhchungkhoan.vn/phap-luat/luat-dan-su-moi-bo-ngo-lai-suat-ngan-hang-165216.html
Có thể bạn quan tâm!
- Quy định pháp luật về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 2
- Khái Quát Pháp Luật Về Lãi Suất Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại
- Thực Trạng Pháp Luật Về Lãi Suất Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại Ở Việt Nam
- Ưu Điểm Và Hạn Chế Trong Các Quy Định Hiện Hành Về Lãi Suất Đối Với Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại
- Định Hướng Và Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Lãi Suất Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại Ở Việt Nam
- Quy định pháp luật về lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 8
Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.
vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam thuộc các lĩnh vực ưu tiên quy định tại Thông tư 39.
Hai là, Thông tư 39 bổ sung quy định về nghĩa vụ trả lãi cho tiền lãi chậm trả, cụ thể: Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do TCTD và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
Ba là, Thông tư 39 cũng quy định trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên phần dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả; lãi suất áp dụng do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
Bốn là, thỏa thuận cho vay giữa TCTD và khách hàng phải có nội dung thỏa thuận về mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay. Trường hợp mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ %/năm và/hoặc không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm (1 năm là 365 ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó.
Năm là, trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, tổ chức tín dụng và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay. Trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất.
Như vậy hiện tại, lãi suất cho vay trong hoạt động kinh doanh của NHTM sẽ không chịu sự điều chỉnh của BLDS 2015 về trần lãi suất cho vay. Do đó các NHTM được cho vay theo lãi suất thỏa thuận không có trần lãi suất
trừ quy định về trần lãi suất áp dụng với trường hợp cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam thuộc các lĩnh vực ưu tiên.
2.1.2 Quy định về lãi suất trong hoạt động điều hành chính sách tiền tệ
NHNN không chỉ thực hiện quản lý lãi suất thông qua thị trường 1 mà còn thực hiện quản lý lãi suất thông qua thị trường 2 để điều hành chính sách tiền tệ. Lãi suất được NHTW dùng như là một công cụ thực thi chính sách tiền tệ, do đó NHTW áp dụng đối với các NHTM với tư cách là người cho vay cuối cùng thông qua các nghiệp vụ tái chiết khấu các giấy tờ có giá; nghiệp vụ tái cấp vốn. NHNN sử dụng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu để điều tiết tiền tệ và tác động gián tiếp tới lãi suất kinh doanh của các NHTM. Do đó các loại lãi suất này là cơ sở để các NHTM áp dụng hình thành nên lãi suất giao dịch với các doanh nghiệp, khách hàng.
Điều 12 Luật NHNN năm 2010 quy định:
“1. NHNN công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi.
2. Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, NHNN quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác.”
Đối với nước ta, cơ chế điều hành lãi suất có sự thay đổi qua nhiều giai đoạn. Trong giai đoạn từ năm 2008 trở lại đây, NHNN đã có những điều chỉnh về lãi suất trong quan hệ giữa NHNN và NHTM (lãi suất trên thị trường
2) cụ thể:
Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, ngày 1/2/2009, thực hiện chủ trương của Chính phủ và căn cứ vào tình hình thực tế, NHNN đã từng bước cho phép các NHTM thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay tiêu dùng và khoản vay trung hạn, dài hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đầu tư phát triển. Theo đó, NHNN đã ban hành Thông tư số 12/2010/TT-NHNN cho phép các TCTD thực hiện cho
vay bằng đồng Việt Nam theo cơ chế lãi suất thỏa thuận. Đồng thời để hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ và giảm sức hấp dẫn của việc nắm giữ USD, NHNN cũng ban hành Thông tư số 03/2010/TT-NHNN quy định mức lãi suất tối đa tiền gửi bằng ngoại tệ đối với khách hàng là tổ chức kinh tế, mức lãi suất tiền gửi theo cơ chế thỏa thuận đối với khách hàng là cá nhân. Trong giai đoạn này, NHNN cũng công bố lãi suất cơ bản hàng tháng nhằm điều tiết lãi suất thị trường.
Năm 2010, tình hình lãi suất trong nước diễn ra khá ổn định và các loại lãi suất chạy sát với mục tiêu của NHNN. Nhưng đến tháng 11/2010 thì tình hình bắt đầu nóng lên, thanh khoản các ngân hàng bắt đầu thiếu hụt khi lượng vốn huy động từ dân cư bị hạn chế do lãi suất huy động thấp hơn lạm phát kỳ vọng. Lãi suất liên ngân hàng không những vượt lên những đỉnh cao mới mà còn bung ra khỏi mô mục tiêu của NHNN. Thời gian này, lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam không còn phát huy tác dụng đối với chính sách tiền tệ vì lãi suất cơ bản do NHNN công bố có tính chất hành chính vì nó được làm cơ sở để xác định trần lãi suất cho vay nhưng NHNN không có cơ chế “bảo vệ hữu hiệu” cho mức lãi suất này nên trong thực tế khi thị trường khan hiếm vốn, các NHTM tìm cách lách trần lãi suất. Hơn nữa, lãi suất cơ bản dường như tách rời không có liên hệ với hai công cụ còn lại của NHNN là lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu khi NHNN sử dụng lãi suất tái cấp vốn làm lãi suất trần còn lãi suất tái chiết khấu làm lãi suất sàn để điều tiết lãi suất liên ngân hàng nằm trong biên độ trần sàn, từ đó gián tiếp tác động đến lãi suất cho vay của NHTM trong khi đó lãi suất cơ bản lại tác động trực tiếp tới dân chúng và doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế do việc xác định quy mô tổng hạn mức chiết khấu, tổng hạn mức tái cấp vốn chưa thật sự linh hoạt để một mặt bám sát với nhu cầu thị trường nhưng mặt khác vẫn đảm bảo được mục tiêu của mức cung tiền, nên lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu
không hiếm lần trở nên lạc lõng, mất vai trò trần/sàn của mình khi nhiều lần lãi suất liên ngân hàng liên tục vượt trần, thậm chí gấp 2-3 lần lãi suất trần19.
Trong năm 2011, khi lạm phát tăng cao, NHNN đã tăng dần các mức lãi suất chủ chốt. Theo đó, NHNN đã 5 lần tăng lãi suất tái cấp vốn (từ mức 9%/năm lên mức 15%/năm) và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng (từ mức 9%/năm lên mức 16%/năm); lãi suất tái chiết khấu cũng 3 lần tăng (từ mức 7%/năm lên mức 13%/năm) để ngăn chặn lạm phát và ổn định tỷ giá. Bên cạnh đó, NHNN đã thực hiện cơ chế kiểm soát lãi suất trực tiếp (quy định trần lãi suất huy động và lãi suất cho vay đối với đồng Việt Nam và ngoại tệ). Việc NHNN tăng mạnh các lãi suất chủ chốt trên thị trường liên ngân hàng cũng khiến nguồn cung tiền từ NHTW bị thắt lại mạnh mẽ, buộc các ngân hàng phải áp dụng biện pháp truyền thống tăng lãi suất huy động để hút vốn. Tuy nhiên, trần lãi suất huy động đã bị khống chế ở mức 14%/năm cũng khiến các NHTM quy mô nhỏ gặp bất lợi so với các ngân hàng lớn trong việc hút vốn. Trong khi các ngân hàng nhỏ đang phải chịu áp lực về tăng trưởng. Điều này đã buộc các ngân hàng này thường xuyên phải lách luật, châm ngòi cho các cuộc đua lãi suất. Cạnh tranh hút vốn của các ngân hàng tái diễn không chỉ khiến mặt bằng lãi suất huy động đang vượt “trần”, mà còn tạo áp lực lạm phát do chi phí đẩy đang mạnh lên cùng với việc hàng loạt các mặt hàng thiết yếu tăng giá. Khi lãi suất đầu vào bị đẩy lên cao, lãi suất đầu ra cũng bắt buộc tăng để ngân hàng đảm bảo lợi nhuận, do đó cản trở quá trình giảm lãi suất theo chủ trương của Chính phủ. Bởi lãi suất đầu ra sẽ bằng lãi suất danh nghĩa gồm chi phí thu hút vốn, cộng với phần lợi nhuận dự kiến của ngân hàng. Hơn nữa, áp lực tăng lãi suất này đang tăng gánh nặng chi phí lên nền kinh tế. Không ít doanh nghiệp sẽ không thể “kham” được mức lãi suất vay quá cao, khi đó dòng vốn sẽ không thể hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, điều đó sẽ kìm hãm tăng trưởng. Hoặc nếu
19 TS. Hoàng Công Gia Khánh (2010), “Cơ chế điều hành lãi suất tại một số nước và Việt Nam”,
Tạp chí Tài chính, số 2-2010, Tr.41-42, Hà Nội.
phải vay lãi suất cao, doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc cân đối lợi nhuận, thậm chí đứng trước nguy cơ thua lỗ, phá sản20. Như vậy vô tình rủi ro đẩy về phía ngân hàng khi nợ xấu tăng, nền kinh tế bị đe dọa về tăng trưởng bền vững. Trong bối cảnh các dòng tiền trong lưu thông đang bị siết lại để ngăn chặn lạm phát, nếu không quản lý được lãi suất đầu ra, áp lực lạm phát do chi phí đẩy lên nền kinh tế sẽ càng gia tăng.
Từ năm 2012 trở lại đây với mục tiêu giảm và ổn định lãi suất thị trường để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, các mức lãi suất này đã được NHNN điều chỉnh giảm dần. NHNN từng bước cho phép các TCTD được chủ động quyết định mức lãi suất huy động đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên và sau đó là kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Đến thời điểm hiện tại, mức lãi suất này được áp dụng theo Quyết định số 496/QĐ – NHNN ngày 17/03/2014:
- Lãi suất tái cấp vốn: 6,5%/năm.
- Lãi suất tái chiết khấu: 4,5%/năm.
- Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN Việt Nam đối với các ngân hàng: 7,5%/năm.
Bên cạnh đó, ngày 9/9/2013, NHNN đã ban hành Thông tư số 20/2013/TT-NHNN quy định về tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC). Hiện Thông tư này đã được thay thế bởi Thông tư số 18/2015/TT-NHNN ngày 22/10/2015. Trong đó, trái phiếu đặc biệt được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử với mệnh giá có giá trị bằng giá mua của khoản nợ xấu. Trái phiếu đặc biệt được phát hành bằng đồng Việt Nam có thời hạn tối đa 5 năm và lãi suất bằng 0%; được sử dụng để vay tái cấp vốn
20 Quỳnh Chi (2011), “Chạy đua tăng lãi suất huy động: Lợi bất cập hại”, xem thêm tại http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/chay-dua-tang-lai-suat-huy-dong-loi-bat-cap-hai- 20110404035658369.chn
của NHNN. Về mức lãi suất tái cấp vốn trái phiếu đặc biệt sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ. Lãi suất tái cấp vốn quá hạn bằng 150% lãi suất tái cấp vốn ghi trên hợp đông tín dụng giữa NHNN và TCTD.
Theo Thông tư 18/2015/TT-NHNN, thì các NHTM có thể vay tái cấp vốn NHNN trên cơ sở trái phiếu đặc biệt VAMC, với giá trị lên đến 70% tổng mệnh giá trái phiếu đặc biệt, nhưng nếu là tổ chức tín dụng đang tái cơ cấu thì có thể được vay tái cấp vốn lên tới 100% mệnh giá trái phiếu đặc biệt. Hiện nay, lãi suất tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt VAMC hiện thấp hơn 2% mức lãi suất tái cấp vốn thông thường (theo Quyết định số 2358/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 4/12/2013), tức ở mức 4,5%.
Như vậy, các NHTM khi cần vốn có thể cầm trái phiếu đặc biệt đến NHNN và vay tái cấp vốn với lãi suất khá ưu đãi. Với giá trị trái phiếu đặc biệt VAMC hơn 230 nghìn tỷ đồng (cập nhật đến 22/12/2016), thì nguồn tái cấp vốn qua kênh này là rất lớn. Từ năm 2015 trở lại đây, NHNN cũng đã tăng tái cấp vốn qua trái phiếu đặc biệt VAMC để tái tạo nguồn cũng như hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, từ đó góp phần ổn định mặt bằng lãi suất.
Nếu lãi suất tái cấp vốn giảm xuống từ mức 6,5% như hiện nay, thì dĩ nhiên lãi suất tái cấp vốn qua trái phiếu đặc biệt VAMC cũng sẽ giảm theo, đảm bảo chênh lệch duy trì ở mức 2%, và khi đó các NHTM có thể tiếp cận nguồn vốn qua kênh này với chi phí rẻ hơn, do đó càng tạo điều kiện để không gây áp lực lên mặt bằng lãi suất huy động từ thị trường
2.1.3 Quy định về thanh tra, giám sát, tuân thủ quy định về lãi suất
Để đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng và ổn định thị trường tiền tệ, Luật NHNN năm 2010 đã quy định một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN chính là kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật. Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 7/4/2014 đã