Các Yếu Tố Đại Diện Cho Biến Nghiên Cứu Và Kỳ Vọng Dấu:


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM


Với chương này, tôi tiến hành kiểm định thống kê nhằm tìm ra câu trả lời cho câu hỏi về mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và khả năng sinh lời của NHTM tại Việt Nam thông qua mô hình nghiên cứu với mẫu nghiên cứu gồm 264 quan sát trong khoảng thời gian từ năm 2006–2016.


4.1 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm:


Các lược khảo bao gồm các bằng chứng thực nghiệm và lý thuyết của các nghiên cứu trong và ngoài nước, cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng tác động tới lợi nhuận NHTM nhằm xây dựng giả thuyết nghiên cứu đã được trình bày cụ thể trong chương 2, đặc biệt giả thuyết được đề nghị bởi Borio et al.(2017):

Phần tiếp theo luận văn căn cứ vào các bằng chứng lý thuyết và thực nghiệm ở chương 2, sẽ sử dụng phương pháp phân tích định lượng với dữ liệu thu thập đại diện cho các yếu tố nhằm trả lời các giải thuyết, tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu trên chương 2 như sau:

Giả thuyết H1: Có mối quan hệ dương tính và mang hình chữ U ngược giữa thu nhập lãi ròng với mức lãi suất và độ dốc đường cong lãi suất.

Giả thuyết H2: Có mối quan hệ âm tính và mang hình chữ U thuận giữa thu nhập ngoài lãi với mức lãi suất và độ dốc đường cong lãi suất.

Giả thuyết H3: Có mối quan hệ dương tính, và mang hình chữ U ngược giữa các khoản trích lập dự phòng với mức lãi suất và độ dốc đường cong lãi suất

Giả thuyết H4: Có mối quan hệ dương tính, và mang hình chữ U ngược giữa mức lãi suất và độ dốc đường cong lãi suất trên lợi nhuận toàn diện (ROA) của ngân


hàng, ghi nhận sự quan trọng của biên độ lãi suất cho lợi nhuận và ảnh hưởng lâu dài mà lãi suất tác động lên chúng.

Với mục tiêu đánh giá mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và khả năng sinh lời của NHTM tại Việt Nam, luận văn sẽ tham khảo mô hình nghiên cứu dựa trên cơ sở Claudio Borio và cộng sự (2017) cùng các phát hiện của các nghiên cứu trước đã thảo luận ở chương 2, tác giả dự kiến tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu định lượng để nhận dạng yếu tố ảnh hưởng và chiều hướng tác động của chính sách tiền tệ đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam.

Mô hình nghiên cứu:


Yk,j,t = Yk, j, t-1,+ α0*rj,t + α1*r2j,t0* θj,t + β1* θ2j,t+αj,t+ ϕt Ck,j,tt Xk,j,t-1+∂k+

crisis+k,j,t


Trong đó:


Biến phụ thuộc: Y đo lường lợi nhuận NHTM thông qua bốn chỉ tiêu nhằm mục đích đối chiếu kết quả nhằm cho bằng chứng tin cậy hơn

Y1,j,t : (NIM) Thu nhập lãi ròng/ Tổng tài sản

Y2,j,t : (NNIM) Thu nhập ngoài lãi/ Tổng tài sản

Y3,j,t : (PTT) Các khoản dự phòng rủi ro tín dụng/ Tổng tài sản

Y4,j,t : (ROA) Lợi nhuận trước thuế/ Tổng tài sản


Biến độc lập: là nhân tố ở phía bên phải của vế phương trình hồi quy. Các nhân tố có thể tác động đến tỷ lệ lợi nhuận trong các bằng chứng thực nghiệm và lý thuyết và quan điểm của các tác giả các bài nghiên cứu trước đây ở trong và ngoài nước tác động tới lợi nhuận NHTM đã được trình bày và đặt giải thuyết ở chương 2.


r: (STRATE) Lãi suất trung bình liên ngân hàng 3 tháng

r2: ( STRATE2) Bình phương lãi suất trung bình liên ngân hàng 3 tháng

θ : (SYIEDC) Độ dốc trái phiếu 10 năm, được đo lường bẳng chênh lệch lãi suất và lợi tức trái phiếu 10 năm.

θ2: (SYIEDC2) Bình phương độ dốc trái phiếu 10 năm


Các biến kiểm soát:


(GDP): Tốc độ tăng trưởng GDP

(STOCK) Chỉ số giá chứng khoán

(VSTRATE ) Phương sai của lãi suất trung bình liên ngân hàng 3 tháng.

(CRISIS) Biến giả khủng khoảng kinh tế, bằng 1 trong giai đoạn 2008- 2012, bằng 0 trong những năm còn lại.


Bảng tổng hợp chi tiết về công thức các biến được trình bày ở bảng sau:


Bảng 4.1: Các yếu tố đại diện cho biến nghiên cứu và kỳ vọng dấu:


STT

Ký hiệu biến

Đo lường


Biến phụ thuộc

1

NIM

Biên lãi ròng (tỷ lệ thu nhập lãi thuần) của ngân hàng, được tính giống như thu nhập lãi ròng, dưới dạng một phần của tổng tài sản sinh lợi

NIM =Thu nhập lãi−Chi phí lãi * 100

Tổng tài sản

2

NNIM

Biên thu nhập ngoài lãi (tỷ lệ thu nhập ngoài lãi) của ngân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thông qua lãi suất và độ dốc trái phiếu đến khả năng sinh lời của Ngân hàng thương mại Việt Nam - 7





hàng, được tính như thu nhập ngoài lãi, dưới dạng một phần của tổng tài sản sinh lợi

NNIM= Thu nhập ngoài trong lãi * 100

Tổng tài sản

3

PTT

Tỷ lệ các khoản dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản


PTT= Dự phòng rủi ro tín dụng * 100

Tổng tài sản

4

ROA

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản


ROA = Lợi nhuận sau thuế * 100

Tổng tài sản


Biến độc lập

1

STRATE

Lãi suất trung bình liên ngân hàng 3 tháng

2

STRATE2

Bình phương lãi suất trung bình liên ngân hàng 3 tháng

3

SYIEDC

Độ dốc trái phiếu 10 năm, được đo lường bẳng chênh lệch lãi suất và lợi tức trái phiếu 10 năm.

4

SYIEDC2

Bình phương độ dốc trái phiếu 10 năm.


Biến kiểm soát



1

STOCK

Chỉ số giá chứng khoán

2

GDP

Tốc độ tăng trưởng GDP

3

VSTRATE

Độ lệch chuẩn của lãi suất 3 tháng trong năm

4

SIZE

Quy mô Ngân hàng tính bằng Logarit tự nhiên tổng tài sản

5

ETTA

Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản

6

LIQ

Tỷ lệ Tài sản lưu động gồm tiền mặt và chứng khoán/Tổng tài sản

7

EFF

Sự không hiệu quả của Ngân hàng tính bằng Tổng chi phí chia cho Tổng thu nhập.

8

CRISIS

Biến giả khủng khoảng kinh tế, bằng 1 trong giai đoạn 2008- 2012, bằng 0 trong những năm còn lại.

Nguồn: Tác giả tổng hợp, cách tính dựa trên Borio et al.(2017,P.55)


Dữ liệu lãi suất lấy từ Ngân hàng Nhà nước, lãi suất trái phiếu 10 năm nguồn từ cơ sở dữ liệu IFS Quỹ tiền tệ thế giới IMF, các yếu tố nội tại Ngân hàng lấy từ báo cáo tài chính cuối năm đã kiểm toán.

Bài luận văn sẽ tiến hành kiểm định lại các khuyết tật trong mô hình nghiên cứu như: hiện tượng phương sai của sai số thay đổi, tự tương quan, đa cộng tuyến, và tương quan phụ thuộc chéo trước khi bắt đầu tiến hành lựa chọn phương pháp ước lượng hồi quy.


4.1.1 Dữ liệu nghiên cứu


Nghiên cứu này được tiến hành dựa trên mẫu nghiên cứu là các NHTM tại Việt Nam.Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp, được lấy từ các báo cáo tài chính được kiểm toán và công bố hằng năm của các ngân hàng, bankscope. Các biến về các số liệu của kinh tế vĩ mô được tôi thu thập dựa trên các trang website của các ngân hàng trên thế giới.

Bài nghiên cứu được tôi thu thập dựa trên các số liệu các NHTM tại Việt Nam với tổng là 24 Ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2006- năm 2016, tên và danh sách các ngân hàng sẽ được trình bày cụ thể ở phần phụ lục của bài. Việc lựa chọn các Ngân hàng để nghiên cứu được tôi xem xét thông qua các chỉ tiêu sau:

Các Ngân hàng trong mẫu không nằm trong nhóm đối tượng hợp nhất- sáp nhập và không được là các ngân hàng nước ngoài hày liên doanh giữa nước ngoài và Việt Nam tính đến thời điểm thực hiên chọn mẫu.

Các số liệu, thông tin được lấy phải được minh bạch, công bố đầy đủ trên các kênh uy tín giai đoạn từ 2006-2016.

Các mẫu bị loại bỏ khỏi nghiên cứu do các nguyên nhân sau

Các Ngân hàng hợp nhất, sáp nhập thì tình hình kinh doanh, kết quả hoạt động số liệu sẽ không phản ứng chính xác.

Các Ngân hàng nước ngoài và liên doanh số liệu phần lớn không được công bố đầy đủ, rộng rãi và hoạt động cấu trúc của các Ngân hàng nước ngoài hay liên doanh thường sẽ bị ảnh hưởng, tác động bởi các Ngân hàng mẹ, với quy mômô hình hoạt động cũng không có sự tương đồng đối với ngân hàng trong nước. Do đó, kết quả có thể dẫn đến sai lệch.

Kết quả nghiên cứu có thể sai lệch hoàn toàn nếu mẫu thiếu hay các số liệu biến đo lường không được đầy đủ.


4.1.2 Sự phù hợp của kích thước mẫu


Dựa vào kỹ thuật xác định kích cỡ mẫu của Green (1991),công thức xác định cỡ mẫu được tác giả kiến nghị là:

n 50 + 8*m


Trong đó:


n : kích thước mẫu tối thiểu cần thiết


m: số lượng biến độc lập theo mô hình


Trong luận văn này, tôi lấy số liệu từ 2006-2016 của 24 các NHTM tại Việt Nam thì bài luận văn có 264 quan sát. Theo mô hình bài luận văn sử dụng thì số lượng biến độc lập là 13. Dựa vào công thức ở phía trên thì kích thước mẫu nghiên cứu tối thiều là 234 số mẫu quan sát. Vì kích cỡ mẫu nghiên cứu của bài luận văn là 264 quan sát lớn hơn 234 quan sát do đó mẫu bài luận văn có thể sử dụng được.


4.2 Phương pháp nghiên cứu và các kiểm định


4.2.1 Ưu điểm của sử dụng dữ liệu bảng


Bài luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng dữ liệu trình bày theo dữ liệu bảng.

Dữ liệu bảng (panel data) là các quan sát về một chỉ tiêu nào đó bao gồm quan sát không gian (cross-section) có nghĩa là các biến sẽ được thu thập cùng một thời điểm cho một đơn vị mẫu cùng với dữ liễu chuỗi thời gian (time series) có nghĩa là các biến sẽ được thu thập quan sát lại theo thời gian.


Dữ liệu bảng còn được gọi bằng các tên khác, như là dữ liệu gộp chung (gộp chung các quan sát chéo và chuỗi thời gian), là sự kết hợp của dữ liệu chéo và chuỗi thời gian, dữ liệu bảng vi mô (micropanel data), dữ liệu dọc (longitudinal data) (đó là một nghiên cứu nào đó theo thời gian về một biến hay một nhóm đối tượng), phân tích lịch sử sự kiện, phân tích theo tổ.Mặc dù có những sự thay đổi tinh tế, nhưng tất cả các tên gọi này thực chất muốn nói đến sự thay đổi theo thời gian của các đơn vị chéo. Vì thế, sử dụng thuật ngữ dữ liệu bảng theo nghĩa chung để bao gồm một hay nhiều hơn các thuật ngữ nói trên. Các mô hình hồi quy dựa trên dữ liệu như thế là các mô hình hồi quy dữ liệu bảng.

Các hoạt động không quan sát được trong dữ liệu chuỗi thời gian hay các dữ liệu chéo thuần túy thì dữ liệu bảng giúp đo lường hiệu quả hơn.Bằng việc cung cấp số lượng lớn, đa dạng dữ liệu với hàng nghìn đơn vị thì dữ liệu bảng sẽ giúp giảm tối đa hiện tượng chệch sẽ có thể xuất hiện các doanh nghiệp, cá nhân có số lượng tổng hợp cao.

Dó đó, luận văn kỳ vọng có thể đem lại kết quả có ý nghĩa cao khi sử dụng dữ liệu bảng cho mô hình nghiên cứu.

4.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu


Đầu tiên, tôi xem xét lần lượt các thông kê mô tả, kiểm tra giả thiết cổ điển của định lượng bao gồm tự tương quan và nội sinh, hiện tượng phương sai thay đổi.

Thống kê mô tả bao gồm xem xét những đại lượng thống kê tượng trưng cho mẫu như độ lệch chuẩn, trung bình, min, max, số lượng quan sát trong cỡ mẫu đối với cỡ mẫu tối thiểu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022