Tần suất xuất hiện | Tỷ lệ (%)trên nhóm mẫu | |
Vị trí làm việc | 216 | 100% |
Giao dịch viên Nhân viên dịch vụ khách hàng Nhân viên quan hệ khách hàng cá nhân Nhân viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp Nhân viên thanh toán quốc tế Nhân viên hỗ trợ tín dụng Nhân viên thẩm định Công nghệ thông tin Nhân viên hành chính Kế toán | 34 27 15 63 16 33 22 1 3 2 | 15,70 12,50 6,90 29,20 7,40 15,30 10,20 0,50 1,40 0,90 |
Thâm niên công tác | 216 | 100% |
Dưới 1 năm 1 – 3 năm Trên 3 năm | 36 83 97 | 16,70 38,40 44,90 |
Cơ quan công tác | 216 | 100% |
ACB DongABank SHB SCB Sacombank | 49 40 44 37 46 | 22,70 18,50 20,40 17,10 21,30 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mối Liên Hệ Giữa Văn Hóa Doanh Nghiệp Và Cam Kết Gắn Bó Với Tổ Chức
- Các Bước Tiến Hành Nghiên Cứu.
- Tổng Hợp Mô Tả Thống Kê Các Thuộc Tính Của Mẫu Khảo Sát.
- Bảng Thống Kê Số Lượng Biến Quan Sát Cho 7 Nhân Tố Mới Được Hình Thành
- So Sánh Kết Quả Nghiên Cứu Với Các Nghiên Cứu Trước Đây
- Hạn Chế Của Đề Tài Nghiên Cứu Và Các Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả từ dữ liệu điều tra của Tác giả.
Theo như bảng phân tích mô tả mẫu khảo sát ở trên, thì sự phân bố mẫu có tỷ lệ tương ứng là 47,20% nam và 52,80% nữ. Đa phần đối tượng khảo sát còn khá trẻ chiếm đến 52,30% ở độ tuổi từ 26 – 30 tuổi, tiếp đến là độ tuổi từ 31 – 35 tuổi chiếm 27,30%. Còn các độ tuổi khác chiếm tỷ lệ thấp. Về trình độ học vấn, khoảng 93,1% đối tượng khảo sát có trình độ đại học và trên đại học. Về thâm niên công tác, có đến 44,9% đối tượng khảo sát đã và đang làm việc tại cơ quan trên 3 năm, 38,3% có thâm niên công tác từ 1 – 3 năm và 16,7% có thâm niên công tác dưới 1 năm. Về cơ quan công tác, nhóm mẫu khảo sát được phân bổ đều cho 5 ngân hàng TMCP là 22,7% làm việc tại ACB, tiếp đến là 21,3% làm việc tại Sacombank, 20,4% tại SHB, 18,5% tại DongABank và 17,1% tại SCB.
4.2. Kiểm định thang đo
4.2.1. Phân tích Cronbach Alpha
4.2.1.1. Thang đo khía cạnh văn hóa doanh nghiệp
Kết quả Cronbach Alpha của các thành phần trong thang đo khía cạnh văn hóa doanh nghiệp được trình bày ở bảng 4.3 với kết quả cụ thể như sau:
Thành phần 1: Giao tiếp trong tổ chức: thành phần này có hệ số Cronbach Alpha tương đối (0,7729) > 0,6 và tất cả các biến quan sát (GT1, GT2, GT3, GT4) đều có hệ số tương quan biến – tổng (Corrected Item – Total Correlation) lớn hơn 0,3. Do đó, đây là một thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy và tất cả các biến quan sát đều thỏa điều kiện phân tích nhân tố EFA.
Thành phần 2: Đào tạo và phát triển: Hệ số Cronbach Alpha của thành phần này là 0,8440. Tất cả các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3. Như vậy, đây là một thang đo có độ tin cậy tốt và tất cả các biến quan sát đều thỏa điều kiện phân tích nhân tố EFA
Thành phần 3: Phần thưởng và sự công nhận: thành phần này có hệ số Cronbach Alpha là 0,7896. Biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3. Như vậy, tất cả các biến quan sát đều thỏa điều kiện phân tích nhân tố EFA và đây là một thang đo có độ tin cậy tốt.
Thành phần 4: Hiệu quả trong việc ra quyết định: có Cronbach Alpha tương đối (0,7265). Nhìn vào bảng 4.2 ta thấy nếu loại biến HQ1 sẽ dẫn đến Cronbach Alpha tăng lên 0,7769 > 0,7265. Do đó nên loại biến quan sát HQ1 ra khỏi thang đo. Ngoài ra, các biến quan sát (HQ2, HQ3, HQ4) có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3. Như vậy, các biến quan sát (HQ2, HQ3, HQ4) thỏa điều kiện phân tích nhân tố EFA và đây là một thang đo có độ tin cậy tốt.
Thành phần 5: Chấp nhận rủi ro do sự sáng tạo và cải tiến: Hệ số Cronbach Alpha của thành phần này cao (0,8308) và tất cả các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3. Như vậy, đây là một thang đo có độ tin cậy tốt và tất cả các biến quan sát đều thỏa điều kiện phân tích nhân tố EFA.
Thành phần 6: Định hướng về kế hoạch tương lai: có hệ số Cronbach Alpha cao (0,8349) và các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0,3
. Cho nên, đây là một thang đo có độ tin cậy tốt và tất cả các biến quan sát đều thỏa điều kiện phân tích nhân tố EFA.
Thành phần 7: Làm việc nhóm: thành phần này có hệ số Cronbach Alpha cao (0,7700) và các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều thỏa điều kiện phân tích nhân tố EFA tiếp theo.
Thành phần 8: Sự công bằng và nhất quán trong các chính sách quản trị: thành phần này có hệ số Cronbach Alpha rất cao (0,8805) và các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3. Do đó, đây là một thang đo có độ tin cậy tốt và tất cả các biến quan sát trong thành phần này đều thỏa điều kiện phân tích nhân tố EFA tiếp theo.
Như vậy, tất cả 8 thành phần có hệ số Cronbach Alpha tương đối cao (lớn hơn 0,6), cùng với 32 biến quan sát đều có hệ số tương quan biến – tổng (Corrected Item – Total Correlation) đều lớn hơn 0,3 cho thấy tất cả các biến quan sát trong các thành phần đều thỏa điều kiện phân tích nhân tố EFA trong phần tiếp theo.
Bảng 4.2: Hệ số Cronbach Alpha của thang đo của 8 khía cạnh văn hóa doanh nghiệp.
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến-tổng | Cronbach Alpha nếu loại biến | |
Giao tiếp trong tổ chức (Alpha = 0.7729) | ||||
GT1 | 11.4352 | 3.4469 | 0.6344 | 0.6874 |
GT2 | 11.5185 | 3.4694 | 0.6051 | 0.7024 |
GT3 | 11.2407 | 3.6069 | 0.5160 | 0.7500 |
GT4 | 11.4722 | 3.6085 | 0.5484 | 0.7321 |
Đào tạo và phát triển (Alpha = 0.8440) | ||||
DT1 | 10.6713 | 5.3194 | 0.6079 | 0.8325 |
DT2 | 10.9491 | 4.8486 | 0.7149 | 0.7864 |
DT3 | 10.9537 | 5.1978 | 0.6871 | 0.7994 |
DT4 | 10.7315 | 4.9694 | 0.7107 | 0.7884 |
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến-tổng | Cronbach Alpha nếu loại biến | |
Phần thưởng và sự công nhận (Alpha = 0.7896) | ||||
CN1 | 10.6019 | 4.3524 | 0.5244 | 0.7766 |
CN2 | 10.6898 | 4.5685 | 0.5703 | 0.7517 |
CN3 | 10.7870 | 3.8800 | 0.7064 | 0.6793 |
CN4 | 10.4630 | 4.3335 | 0.6003 | 0.7366 |
Hiệu quả trong việc ra quyết định (Alpha = 0.7265) | ||||
HQ1 | 10.8565 | 4.7840 | 0.3610 | 0.7769 |
HQ2 | 10.4167 | 4.6349 | 0.6360 | 0.6003 |
HQ3 | 10.5880 | 4.4852 | 0.5683 | 0.6334 |
HQ4 | 10.7361 | 5.1254 | 0.5611 | 0.6496 |
Chấp nhận rủi ro do sáng tạo và cải tiến (Alpha = 0.8308) | ||||
RR1 | 9.7083 | 5.6215 | 0.6581 | 0.7869 |
RR2 | 9.5833 | 5.5465 | 0.6678 | 0.7825 |
RR3 | 9.7222 | 4.9643 | 0.7087 | 0.7635 |
RR4 | 9.8611 | 5.7202 | 0.6052 | 0.8096 |
Định hướng về Kế hoạch tương lai (Alpha = 0.8349) | ||||
DH1 | 11.0370 | 4.1661 | 0.6335 | 0.8069 |
DH2 | 11.2176 | 4.2455 | 0.7065 | 0.7735 |
DH3 | 10.9537 | 3.9606 | 0.7103 | 0.7704 |
DH4 | 10.9722 | 4.6411 | 0.6194 | 0.8114 |
Làm việc nhóm (Alpha = 0.7700) | ||||
LVN1 | 11.9537 | 3.6165 | 0.4929 | 0.7557 |
LVN2 | 11.9861 | 3.1300 | 0.6842 | 0.6514 |
LVN3 | 11.9861 | 3.3161 | 0.5782 | 0.7117 |
LVN4 | 12.0046 | 3.7163 | 0.5384 | 0.7324 |
Sự công bằng và nhất quán trong các chính sách quản trị (Alpha = 0.8805) | ||||
CB1 | 10.4630 | 5.8963 | 0.7526 | 0.8424 |
CB2 | 10.6806 | 6.0324 | 0.7513 | 0.8436 |
CB3 | 10.7685 | 6.0578 | 0.7168 | 0.8560 |
CB4 | 10.6296 | 5.4529 | 0.7513 | 0.8448 |
Nguồn: Kết quả từ dữ liệu điều tra của Tác giả.
4.2.1.2. Thang đo sự cam kết gắn bó với tổ chức
Thang đo Sự cam kết gắn bó với tổ chức có hệ số tin cậy Cronbach Alpha tương đối cao (0,7829 > 0,6), hệ số tương quan biến – tổng của các biến quan sát (CK1, CK2, CK3, CK4, CK6) lớn hơn 0,3, ngoại trừ biến quan sát CK5 (0,2838). Và nếu loại biến quan sát CK5, CK6 sẽ làm cho Cronbach Alpha tăng (theo Bảng 4.3). Do đó cần xem xét có nên loại biến quan sát CK5, CK6 ra khỏi thang đo này không.
Bài nghiên cứu thực hiện phân tích Cronbach Alpha một lần nữa với 4 biến quan sát (sau khi đã loại CK5, CK6 ra khỏi thang đo, chỉ còn lại CK1, CK2, CK3, CK4). Kết quả cho thấy Cronbach Alpha đã tăng lên 0,8083 và các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3 (theo Bảng 4.4).
Như vậy, thang đo Sự cam kết gắn bó với tổ chức sẽ loại biến quan sát CK5, CK6 và được đo lường bởi 5 biến quan sát còn lại là CK1, CK2, CK3, CK4.
Bảng 4.3: Cronbach Alpha của thang đo sự cam kết gắn bó với tổ chức.
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến-tổng | Cronbach Alpha nếu loại biến | |
CK1 | 19.1250 | 9.4587 | 0.5248 | 0.7531 |
CK2 | 18.9815 | 7.9624 | 0.7796 | 0.6861 |
CK3 | 19.1157 | 8.4842 | 0.6579 | 0.7187 |
CK4 | 18.8519 | 8.9919 | 0.6359 | 0.7287 |
CK5 | 18.8889 | 10.0899 | 0.2838 | 0.8083 |
CK6 | 19.2500 | 8.7744 | 0.4080 | 0.7915 |
Alpha = 0.7829 |
Nguồn: Kết quả từ dữ liệu điều tra của Tác giả.
Bảng 4.4: Cronbach Alpha của thang đo sự cam kết gắn bó với tổ chức sau khi loại 2 biến quan sát, còn lại 4 biến quan sát (CK1, CK2, CK3, CK4).
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến-tổng | Cronbach Alpha nếu loại biến | |
CK1 | 15.1713 | 7.3705 | 0.5474 | 0.7857 |
CK2 | 15.0278 | 6.0829 | 0.7963 | 0.7066 |
CK3 | 15.162 | 6.4155 | 0.7074 | 0.7362 |
CK4 | 14.8981 | 6.8733 | 0.6869 | 0.7481 |
Alpha = 0.8083 |
Nguồn: Kết quả từ dữ liệu điều tra của Tác giả.
4.2.2. Phân tích nhân tố - EFA
Sau khi đánh giá thang đo bằng Cronbach Alpha, thì các biến quan sát đạt yêu cầu sẽ được đưa vào để phân tích nhân tố EFA. Phân tích nhân tố được thực hiện theo phương Pháp rút trích Principal Components với phép quay Varimax được thực hiện nhằm nhận diện các nhân tố cho phân tích tiếp theo.
Điều kiện sử dụng phân tích nhân tố EFA:
- Kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin measure of sampling adequacy) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (từ 0,5 đến 1) thì phân tích nhân tố EFA là thích hợp. Trị số KMO < 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với bộ dữ liệu.
- Hệ số tải nhân tố (Factor loadings): hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố. Khi hệ số này nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại.
- Xác định số lượng nhân tố dựa vào giá trị eigenvalue. Những nhân tố nào có Giá trị eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích với tổng phương sai trích lớn hơn 50%.
4.2.2.1. Phân tích nhân tố cho thang đo khía cạnh văn hóa doanh nghiệp
Tiến hành phân tích nhân tố tổ hợp 32 biến quan sát theo phương pháp rút trích Principal Components với phép quay Varimax. Các bước tiến hành phân tích được thực hiện như sau:
Bước 1:
Phân tích nhân tố tổ hợp 32 biến quan sát. Kết quả thu được như sau:
Trong kiểm định KMO and Barlett’s Test, hệ số KMO là 0,876 với mức ý nghĩa Sig. là 0,000. Như vậy ta bác bỏ giả thuyết H0 (32 biến quan sát trong tổng thể là ma trận đồng nhất) hay nói cách khác 32 biến quan sát có mối tương quan với nhau và thỏa điều kiện trong phân tích nhân tố EFA.
Từ 8 thành phần của khía cạnh Văn hóa doanh nghiệp, Phân tích nhân tố EFA đã tổ hợp được 7 nhân tố với giá trị Eigenvalue là 1,084, phương sai trích là 66,555%. Tức là có 2 thành phần (Định hướng về kế hoạch tương lai (6) và Hiệu quả trong việc ra quyết định (4)) được gộp vào chung trong 1 nhân tố.
Theo nhận định, việc gộp chung 2 thành phần Định hướng về kế hoạch tương lai (6) và Hiệu quả trong việc ra quyết định (4) được xem là phù hợp vì việc ra quyết định của ngày hôm nay một cách có hiệu quả sẽ là cơ sở để hoạch định chiến lược ngắn hạn hay dài hạn của ngân hàng và các định hướng kế hoạch cho tương lai. Hoặc chỉ những nhân viên nắm rò được các tầm nhìn, chiến lược và mục tiêu của ngân hàng thì mới có thể có được những quyết định sáng suốt nhất nhằm mang lại nhiều lợi ích tốt nhất cho ngân hàng.
Bước 2:
Phân tích nhân tố tổ hợp 31 biến quan sát còn lại. Kết quả phân tích như sau:
Hệ số KMO = 0,876 với mức ý nghĩa Sig. = 0,000 cho thấy 31 biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau. Do đó, thỏa điều kiện trong phân tích nhân tố.
Như vậy, với mức giá trị Eigenvalue là 1,075 (lớn hơn 1) và phương sai trích 67,501% (lớn hơn 50%), các hệ số tải nhân tố (factor loading) của các biên quan sát đều lớn hơn 0,5. Điều này cho thấy mô hình đã phù hợp với 31 biến quan sát, được tổ hợp thành 7 nhân tố.
Như vậy, kết quả phân tích nhân tố EFA cho thấy, từ 8 khía cạnh của thang đo Văn hóa doanh nghiệp đã được nhóm lại thành 7 nhân tố với 31 biến quan sát. Trong đó, Thành phần 4 - “Hiệu quả trong việc ra quyết định” chỉ còn lại 3 biến
quan sát (HQ2, HQ3, HQ4) được nhóm chung với Thành phần 6 - “Định hướng về kế hoạch tương lai” với 4 biến quan sát (DH1, DH2, DH3, DH4).
Kết quả phân tích nhân tố thể hiện trong Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhân tố - Thang đo khía cạnh văn hóa doanh nghiệp.
Từ kết quả phân tích nhân tố của thang đo khía cạnh văn hóa doanh nghiệp, 7 nhân tố hình thành được định danh theo Bảng 4.5.
Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhân tố - Thang đo khía cạnh văn hóa doanh nghiệp.
Nhân tố | |||||||
Biến | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
DH3 | 0.755 | ||||||
DH1 | 0.705 | ||||||
DH2 | 0.680 | ||||||
DH4 | 0.658 | ||||||
HQ2 | 0.589 | ||||||
HQ4 | 0.572 | ||||||
HQ3 | 0.571 | ||||||
DT4 | 0.778 | ||||||
DT1 | 0.708 | ||||||
DT2 | 0.692 | ||||||
DT3 | 0.641 | ||||||
CB1 | 0.793 | ||||||
CB3 | 0.688 | ||||||
CB2 | 0.668 | ||||||
CB4 | 0.605 | ||||||
RR4 | 0.830 | ||||||
RR2 | 0.778 | ||||||
RR3 | 0.688 | ||||||
RR1 | 0.659 | ||||||
GT3 | 0.754 | ||||||
GT1 | 0.752 | ||||||
GT2 | 0.693 | ||||||
GT4 | 0.641 | ||||||
LVN4 | 0.732 | ||||||
LVN2 | 0.701 | ||||||
LVN3 | 0.608 | ||||||
LVN1 | 0.523 | ||||||
CN3 | 0.718 |