Tổng Hợp Một Vài Nghiên Cứu Điển Hình Về Văn Hóa Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại

gồm các nhóm giải pháp về điều chỉnh loại hình văn hóa doanh nghiệp, nhóm giải pháp nâng cao biểu hiện văn hóa doanh nghiệp trong ngân hàng hoặc thay đổi văn hóa doanh nghiệp để tác động tới hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Luận án có thể kế thừa được cơ sở lý luận, khung đo lường văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng dựa theo khung giá trị cạnh tranh và kinh nghiệm thực tiễn phong phú về nghiên cứu thực nghiệm văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại khác nhau trên thế giới và trong nước.

Tiêu biểu trong số đó là nghiên cứu của Cameron và Quinn (1999), Anjan Thakor (2016), Phạm Thị Tuyết (2015) và Nguyễn Hải Minh (2017). Các tác giả khác cũng phân tích các mối quan hệ của VHDN với các yếu tố khác như giá trị cổ đông, hiệu quả hoạt động, năng suất lao động của nhân viên và rủi ro kinh doanh. Vai trò nâng cao lợi thế cạnh tranh của tổ chức của VHDN được nhấn mạnh trong các nghiên cứu này, đặc biệt là trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế (Bảng 1.1).

Bảng 1.2. Tổng hợp một vài nghiên cứu điển hình về văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại

Tác giả

Nội dung nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu


Cameron và Quinn (1999)


Định hình và thay đổi văn hóa doanh nghiệp


Định tính

Xây dựng mô hình OCAI dựa trên lý thuyết về Khung giá trị cạnh tranh đã phân loại VHDN:

-Văn hóa gia đình (Clan)

- Văn hóa thứ bậc (Hierarchy)

- Văn hóa cạnh tranh (Market)

- Văn hóa sáng tạo (Adhocracy).


Anjan Thakor (2016)


VHDN trong

ngân hàng thương mại


Định tính kết hợp định lượng

Đưa ra cơ sở lý luận về khái niệm VHDN, vai trò của VHDN trong NHTM.

Sử dụng khung CVF làm mô hình nghiên cứu như một công cụ để chẩn

đoán và thay đổi VHDN trong các NHTM.

Phạm Thị Tuyết

(2015)

VHDN trong

hoạt động kinh

Định tính kết

hợp định

Khái quát chung cơ sở lý

luận về VHDN trong

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại ở tỉnh Quảng Ngãi - 6

doanh ngân hàng

lượng

hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Đánh giá VHDN trong các NHTM Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển VHDN tại

các NHTM Việt Nam.


Nguyễn Hải Minh (2017)

VHDN tại các NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế - Phân tích trường hợp NHTMCP

Ngoại thương Việt Nam


Định tính

Đánh giá các cấp độ VHDN, xác định mô hình VHDN và sự thay đổi của các cấp độ VHDN, mô hình VHDN tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giữa hai thời kỳ trước và

sau khi Việt Nam gia nhập WTO.


Nguồn: Tác giả tổng hợp Về phương pháp nghiên cứu, các phương pháp được sử dụng trong các nghiên

cứu về văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại khá đa dạng, bao gồm cả những phương pháp định tính, định lượng, và kết hợp cả định tính và định lượng. Hầu hết các công trình đều sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, và so sánh để thực hiện nghiên cứu. Một số tác giả sử dụng phân tích kinh tế lượng, chạy mô hình hồi quy để đưa ra các kết luận. Phương pháp điều tra xã hội học được các tác giả ưu tiên sử dụng để có thể tiếp cận với người dân và thu thập những căn cứ và bằng chứng thực tiễn cần thiết.

1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giả nhận thấy các hướng tiếp cận trước đây đa số là trường hợp cụ thể của một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp có chung đặc điểm hoạt động kinh doanh. Cách thức nghiên cứu này vẫn còn thiếu về mặt nội dung là cách thức xây dựng VHDN phù hợp ở từng hình thái doanh nghiệp cụ thể. Điển hình là các nghiên cứu VHDN trong ngành ngân hàng Việt Nam và thế giới, các tác giả thiên về nghiên cứu trường hợp từng chi nhánh ngân hàng cụ thể tại địa phương, hoặc riêng nhóm NHTM khối nhà nước. Đặc biệt, VHDN mới được các tác giả xem xét dưới góc độ các nhân tố cấu thành, mô hình VHDN hiện tại, rất ít nghiên cứu đưa ra những xu hướng hoặc những loại hình văn hóa doanh nghiệp mà đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngân hàng kỳ vọng phát triển

trong tương lai để có thể xây dựng các giải pháp nhằm thay đổi hoặc tái định hình loại hình VHDN tại ngân hàng.

Ngoài ra, đa phần các nghiên cứu về VHDN tại các ngân hàng ở Việt Nam chỉ tập trung đo lường VHDN thông qua các tiêu chí hoặc chẩn đoán loại hình VHDN thông qua các mô hình nghiên cứu, rất ít nghiên cứu phân tích đánh giá cụ thể các yếu tố tác động tích cực đến VHDN tại các NHTM. Thực tế, khi hoạt động kinh doanh, quá trình xây dựng và hình thành VHDN của các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng đều ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường bên ngoài ngân hàng và yếu tố môi trường nội bộ ngân hàng. Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới, mở cửa thị trường trong nước, môi trường kinh doanh trở nên cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết, các NHTM phải nhận định được tầm ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến văn hóa doanh nghiệp của ngân hàng nhằm duy trì hoặc phát triển theo hướng mang lại hiệu quả về cạnh tranh tốt hơn.

Bên cạnh đó, các bài nghiên cứu ở nội dung Việt Nam chỉ mới đưa ra các nhận định, đánh giá về các NHTM tập trung ở các thành phố lớn, hội sở hoặc đánh giá chung cho hệ thống, chưa có nghiên cứu nào về các NHTM ở tỉnh Quảng Ngãi. Ngoài hệ thống giá trị chung được thống nhất từ Hội sở trung ương của các NHTM, văn hóa doanh nghiệp tại các chi nhánh địa phương còn có thể bị ảnh hưởng với các yếu tố văn hóa địa phương, đặc biệt là yếu tố con người.

Qua việc tổng quan các nghiên cứu có trước, tác giả nhận thấy những tồn tại nêu trên đã tạo nên khoảng trống trong nghiên cứu liên quan đến VHDN, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng thương mại. Vì vậy, luận án sẽ đi theo hướng làm rõ khái niệm VHDN của riêng hình thái ngân hàng thương mại, vận dụng các mô hình nghiên cứu phù hợp để đánh giá nhận dạng loại hình VHDN tại các ngân hàng thương mại hiện tại và đang kỳ vọng hướng tới trong tương lai, đặc biệt tiến hành so sánh sự khác biệt về loại hình VHDN giữa hai nhóm NHTM có sở hữu nhà nước chi phối và tư nhân. Không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu biểu hiện thực tế và loại hình của VHDN tại các NHTM ở tỉnh Quảng Ngãi, tác giả tiếp tục phân tích khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến VHDN tại ngân hàng thương mại, từ đó tìm ra các vấn đề còn vướng mắc và đề xuất các giải pháp phát triển VHDN tại các NHTM ở tỉnh Quảng Ngãi nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh, phát triển bền vững.

Tiểu kết chương 1


Qua tổng quan các công trình nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp nói chung và văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại nói riêng có thể thấy đây là đề tài đã được rất nhiều nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới quan tâm đến dưới các góc nhìn về lý thuyết, nghiên cứu thực tiễn và xây dựng giải pháp phát triển hay thay đổi văn hóa doanh nghiệp. Việc tổng quan các công trình nghiên cứu này giúp cho luận án kế thừa được cơ sở lý luận và kinh nghiệm nghiên cứu thực tiễn vô cùng đa dạng. Đồng thời, việc thực hiện tóm tắt kết quả đạt được của các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại đã giúp xây dựng một cách nhìn toàn diện hơn về vấn đề nghiên cứu, tác giả cũng đã đưa ra những nhận xét đánh giá về tổng quan tình hình nghiên cứu từ đó rút ra khoảng trống nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại ở tỉnh Quảng Ngãi. Tính tới thời điểm hiện nay, vấn đề văn hóa doanh nghiệp với các biểu hiện dưới dạng vật chất và tinh thần, các đánh giá thuộc tính của văn hóa doanh nghiệp của các loại hình sở hữu khác nhau trong cùng một lĩnh vực, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp, đặc biệt là tại các ngân hàng thương mại ở tỉnh Quảng Ngãi chưa được nghiên cứu trong một công trình nào. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại tại tỉnh Quảng Ngãi, văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững và gia tăng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Do vậy, những khoảng trống này cũng là những nội dung trọng tâm trong luận án của nghiên cứu sinh, cả về mặt lý luận và nghiên cứu thực tiễn.

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1. Một số vấn đề lý luận về văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại

2.1.1. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa là một khái niệm trừu tượng được sử dụng rất phổ biến trong nhiều nghiên cứu, bài viết nhưng không có ý nghĩa cố định hoặc mô tả hữu hình nào.

Theo tác giả Trần Đình Sử (1997), từ “văn hóa” trong tiếng Hán cổ chỉ việc “văn trị, giáo hóa”. Người Nhật vốn sử dụng từ này để dịch ý từ tiếng Anh là “culture” tức là chỉ toàn bộ các giá trị tinh thần và vật chất mà con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử của mình. Trong đó, văn hóa tinh thần hay còn gọi là văn hóa phi vật chất là những ý niệm, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, giá trị và các chuẩn mực... tạo nên một hệ thống nhất định. Hệ thống này chịu sự chi phối của các giá trị khác mang lại cho văn hóa sự thống nhất và khả năng tiến hóa. Còn văn hóa vật chất bao gồm tất cả những sáng tạo hữu hình của con người như cơ sở hạ tầng, phương tiện, dụng cụ, máy móc thiết bị, ... được gọi chung là đồ tạo tác.

Văn hóa bao gồm nhiều loại đối tượng, tính chất và hình thức biểu hiện khác nhau trong từng môi trường. Các yếu tố văn hóa được tạo ra trong môi trường xã hội và môi trường tổ chức được thể hiện rõ ràng hơn khái niệm văn hóa nói chung. Khái niệm văn hóa được sử dụng ở nhiều hình thái khác nhau, ví dụ văn hóa có thể là ý tưởng và nhận thức, là biểu tượng và ý nghĩa, là giá trị và ý thức hệ, là quy tắc và chuẩn mực, là cảm xúc và biểu cảm, là các mẫu hành vi, cấu trúc, v.v... tất cả đều có thể là văn hóa. Trên thực tế, hầu hết các khái niệm đặc trưng trong các nghiên cứu tổ chức và khoa học xã hội có xu hướng đi kèm với nhiều ý nghĩa và định nghĩa khác nhau. Văn hóa nói chung có thể được định nghĩa là các chuẩn mực, giá trị và niềm tin mà các thành viên của một nhóm chia sẻ, được tạo ra bởi các thành viên thông qua chia sẻ kinh nghiệm và sự kỳ vọng.

Theo tác giả Đỗ Minh Cương (2001), văn hóa được hiểu một cách phổ biến là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin. Văn hóa

có thể được hiểu là nguồn lực nội sinh của con người, là kiểu sống và bảng giá trị của các tổ chức, cộng đồng người, trung tâm là các giá trị chân - thiện - mỹ [3, tr 8].

Năm 2002, UNESCO tái khẳng định về văn hóa như là một tập hợp của những đặc trưng về tinh thần, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng văn học, nghệ thuật, lối sống, phương cách sống trong cộng đồng, hệ thống giá trị, truyền thống và tín ngưỡng [81].

Có thể nhận thấy điểm chung của các khái niệm trên cho rằng văn hóa hình thành dựa trên thái độ, niềm tin, phong tục, và các quy tắc hữu hình và vô hình đã được phát triển theo thời gian và được coi là hợp lệ. Văn hóa bao gồm tầm nhìn, giá trị, tiêu chuẩn, hệ thống, biểu tượng, ngôn ngữ, giả định, niềm tin và thói quen của tổ chức.

Tóm lại, tác giả có thể nhận định: Văn hóa là tất cả những hoạt động về vật chất và tinh thần mà con người đã tạo ra từ mối quan hệ của con người với con người, với tự nhiên, và với xã hội, được đúc kết lại thành một hệ thống các giá trị và chuẩn mực xã hội.

Chúng ta không thể đóng khung văn hóa trong các ranh giới địa lý, bởi vì nhiều nhóm văn hóa có thể tồn tại trong các ranh giới này. Teerikangas và Very (2006) đã đưa ra một định nghĩa: nền văn hóa quốc gia được cấu thành bởi văn hóa của tầng lớp xã hội, bởi nghề nghiệp, bởi các ngành công nghiệp và cuối cùng là văn hóa doanh nghiệp. Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về văn hóa doanh nghiệp đã và đang tồn tại, nhưng hầu hết các khái niệm này thường đề cập đến các chuẩn mực, giá trị và niềm tin mà các thành viên của một tổ chức duy trì về các quy tắc ứng xử, phong cách lãnh đạo, các thủ tục hành chính, nghi lễ và phong tục. Những chuẩn mực, giá trị và niềm tin được chia sẻ này thể hiện bằng kinh nghiệm, sự thành công trong quá khứ và ngôn ngữ chuyên ngành. Xã hội, nghề nghiệp, môi trường pháp lý và lịch sử tạo ra bối cảnh văn hóa ảnh hưởng đến văn hóa của tổ chức; và bên cạnh đó, văn hóa của tổ chức bị ảnh hưởng bởi văn hóa của quốc gia, của ngành nghề và của lĩnh vực kinh doanh.

Có lập luận cho rằng văn hóa của một tổ chức là một trong những các phương pháp để đo lường cách các tổ chức tương tác với môi trường của họ, nhưng cũng rất khó thay đổi [39]. Hơn nữa, tổ chức và các nền văn hóa quốc gia là các lĩnh vực riêng biệt, và vì vậy văn hóa quốc gia hoạt động ở cấp độ sâu hơn văn hóa doanh nghiệp.

Do đó, văn hóa quốc gia xác định hình dạng của văn hóa doanh nghiệp; và đây có thể là mối quan hệ duy nhất giữa nền văn hóa quốc gia và văn hóa doanh nghiệp [71].

Nếu văn hóa là những hệ thống chuẩn mực và giá trị mà mọi người trong một cộng đồng người được chia sẻ thực hiện, thì văn hóa doanh nghiệp cũng là những chuẩn mực hay những giá trị mà những người trong công ty cùng được chia sẻ và tuân thủ theo trong quá trình làm việc. Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống giá trị tinh thần của doanh nghiệp, vừa là các giá trị vô hình được cảm nhận được, vừa được biểu hiện thông qua sản phẩm hay dịch vụ cụ thể của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp bao gồm một tập hợp các thành tố như: các giá trị hữu hình, giao tiếp, câu chuyện, huyền thoại, lễ nghi, hội họp, chuẩn mực hành vi, biểu tượng, hình tượng, giá trị, niềm tin, thái độ, chuẩn mực đạo đức, triết lý, lịch sử [31].

Theo nhận định của Edgar H. Schein, văn hóa doanh nghiệp sẽ là mô hình mẫu của các cách nghĩ căn bản được chia sẻ mà nhóm đó đã học hỏi được khi sử dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc điều chỉnh phù hợp với bên ngoài và hội nhập bên trong [67]. Các giá trị này đã vận hành đủ tốt và hiệu quả để có thể được đánh giá là phù hợp và được hướng dẫn lại cho các thành viên mới như một phương pháp giải quyết các vấn đề như trên.

Theo Dương Thị Liễu (2009), Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nghiệp, chi phối hoạt động của mọi thành viên trong doanh nghiệp và tạo nên bản sắc kinh doanh riêng của doanh nghiệp [7].

Cụ thể hơn, tác giả Nguyễn Mạnh Quân cho rằng Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của một tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của các thành viên [20].

Theo Đỗ Hữu Hải (2014), Văn hoá doanh nghiệp được quan niệm là toàn bộ những giá trị tinh thần mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của các thành viên cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp [4].

Điểm chung của các khái niệm trên là xem văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại của doanh nghiệp, có tác động sâu

sắc tới động cơ hành động của doanh nghiệp, chi phối tình cảm, thái độ, suy nghĩ và hành vi ứng xử của các thành viên trong doanh nghiệp, tạo thành định hướng có tính chất chiến lược và nét khác biệt mang tính truyền thống riêng cho bản thân doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp có vai trò là một lực lượng hướng dẫn, là ý chí thống nhất của tất cả lãnh đạo và cán bộ nhân viên của doanh nghiệp.

Dựa vào những nghiên cứu nêu trên, văn hóa doanh nghiệp trong luận án này được hiểu như sau: “Văn hóa doanh nghiệp là tất cả những giá trị vật thể và phi vật thể được doanh nghiệp lựa chọn, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong quá trình hoạt động kinh doanh, tạo nên nét đặc trưng của doanh nghiệp đó”.

2.1.2. Văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại

2.1.2.1. Đặc trưng hoạt động của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tín dụng, thông qua việc cung cấp các dịch vụ tín dụng để tìm kiếm lợi nhuận. Các ngân hàng là loại hệ thống tài chính trung gian truyền thống và điển hình nhất và chiếm ưu thế trong toàn bộ hệ thống trung gian tài chính. Thuật ngữ Bank bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ xưa. Các ngân hàng đơn giản tồn tại ở Hy lạp cổ đại, và các ngân hàng có tổ chức đầu tiên bao gồm một loạt các công việc lần đầu tiên xuất hiện ở Ý thời Phục hưng. Quá trình hình thành và hoàn thiện hệ thống Ngân hàng đã tạo ra các ngân hàng thương mại, được biết đến với chức năng kinh doanh tiền tệ. Hơn bất cứ tổ chức tài chính nào khác, NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và cũng thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế để xây dựng khái niệm NHTM, có thể dựa vào tính chất và mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính, hoặc kết hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động.

Ở Việt Nam, theo quy định tại điều 4, Luật các Tổ chức tín dụng Số 47/2010/QH12 được Quốc hội khoá XII thông qua ngày 16/6/2010:

“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.”.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/12/2023