Thực Trạng Văn Hoá Doanh Nghiệp Trong Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam 47060


doanh giữa ngân hàng quốc doanh Việt Nam với các ngân hàng nước ngoài có trụ sở đóng tại Việt Nam.

Như vậy sau hơn mười năm hoạt động, hệ thống NHTM Việt Nam đã có bước phát triển cả về số lượng định chế và loại hình.

2. Các mô hình ngân hàng thương mại ở Việt Nam


2.1 Ngân hàng thương mại quốc doanh

Các ngân hàng thương mại quốc doanh là những ngân hàng chiếm vị trí ưu thế trong hệ thống các tổ chức tín dụng ở nước ta.

Tính chất sở hữu: là doanh nghiệp Nhà Nước (là một tổ chức kinh doanh, được Nhà Nước bổ nhiệm người lãnh đạo và điều hành).

Về phương diện pháp lý: ngân hàng quốc doanh là một pháp nhân công lập, do Nhà Nước cấp vốn điều lệ. Luật đều quy định ngân hàng thương mại quốc doanh là ngân hàng thương mại được thành lập 100% bằng vốn ngân sách Nhà Nước. Quy định này có tính đến việc hình thành và phát triển cơ chế cổ phần sau này. Nếu sau này chế độ cổ phần hoá cho phép thì từ chỗ có một cổ đông duy nhất là Nhà Nước, có thể mở rộng cổ phần cho công chúng.

Về tính chất nội dung hoạt động kinh doanh: các ngân hàng thương mại quốc doanh được hoạt động cả trong lĩch vực ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, tuỳ theo tính chất nguồn vốn huy động, được hoạt động cả trong nội địa và đối ngoại và các dịch vụ khác theo luật quy định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Về phạm vi hoạt động: đa năng kinh doanh tiền tệ đối với mọi thành phần kinh tế, mọi lĩnh vực sản xuất lưu thông, xây dựng trong và ngoài nước.

2.2 Ngân hàng thương mại cổ phần

Văn hoá doanh nghiệp trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 7

Là một công ty cổ phần (các nước đều quy định ngân hàng phải được thành lập theo luật công ty cổ phần)


Tính chất sở hữu: thuộc sở hữu của các cổ đông, sở hữu của những người góp vốn.

Về pháp lý: Ngân hàng cổ phần là một thực thể pháp lý thành lập trên cơ sở tự nguyện của các cổ đông, họ cùng nhau góp vốn để hình thành và hoạt động theo quy định của pháp luật.

Trong kinh tế thị trường, vai trò của ngân hàng cổ phần rất quan trọng, nó dễ dàng thích ứng với thị trường.

Về nội dung và phạm vi hoạt động: cũng tương tự như các ngân hàng thương mại quốc doanh. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay các ngân hàng thương mại cổ phần chưa chiếm được vị trí cao trong hệ thống các ngân hàng thương mại.

2.3 Ngân hàng liên doanh

Là ngân hàng được thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Vốn điều lệ là vốn góp của bên ngân hàng Việt Nam và bên ngân hàng nước ngoài, có trụ sở chính tại Việt Nam và chịu sự điểu chỉnh của pháp luật Việt Nam.

Theo luật chỉ cho phép liên doanh giữa ngân hàng nước ngoài và ngân hàng Việt Nam tạo lập ra một pháp nhân mới là ngân hàng liên doanh.

Ngân hàng liên doanh được hoạt động cả bằng đồng tiền Việt Nam và ngoại tệ theo quy định trong giấy phép.

Ngân hàng liên doanh chỉ đủ tư cách pháp nhân khi được cấp giấy nhận đăng ký kinh doanh.

2.4 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Là một bộ phận của ngân hàng nước ngoài (ngân hàng nguyên xứ) hoạt động tại Việt Nam, chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.

Chi nhánh chỉ đủ tư cách pháp nhân khi được cấp giấy đăng ký kinh doanh.


Ngoài chi nhánh chính có thể được phép mở “chi nhánh phụ”, chi nhánh phụ là bộ phận của chi nhánh nước ngoài.

Trường hợp một ngân hàng nước ngoài có nhiều chi nhánh tại Việt Nam, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nhiều chi nhánh phụ thì tât cả các chi nhánh đó cũng chỉ là pháp nhân duy nhất.

3. Thực trạng văn hoá doanh nghiệp trong các ngân hàng thương mại Việt Nam

3.1 Văn hoá nội bộ ngân hàng


3.1.1 Văn hoá nhà lãnh đạo

Những thành công trong kinh doanh của các ngân hàng thương mại đạt được là nhờ đóng góp to lớn của các thành viên trong vai trò quản lý.

Nhìn chung, về trình độ học vấn, những nhà quản lý ngày nay trong các ngân hàng thương mại có trình độ chuyên môn tốt hơn nhiều, họ cũng không ngừng tham gia vào các lớp huấn luyện quản lý để nâng cao khả năng bản thân và hiệu quả trong công việc. Đội ngũ quản lý ngày càng được trẻ hoá, nhanh nhạy và có trình độ học vấn cao.

Tuy nhiên ở một số ngân hàng thương mại nhà nước, hiện tượng những nhà lãnh đạo cao tuổi, thiếu kĩ năng về quản lý, kinh doanh vẫn còn tồn tại. Đây thường là những người có công lớn trong thời kì trước và được đưa lên làm quản lý dù sự am hiểu về lĩnh vực ngân hàng còn hạn chế. Những cán bộ này thường không theo kịp với sự thay đổi trong cung cách làm ăn mới, họ bảo thủ, lạc hậu, ít chịu thay đổi cách nghĩ, cách làm, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra, một điểm yếu kém nữa của các cán bộ ngân hàng là trình độ ngoại ngữ. Theo thống kê của ngành ngân hàng thì 100% giám đốc các chi nhánh có trình độ tiếng Anh. Nhưng liệu bao


nhiêu người trong số họ có thể sử dụng thành thạo? Trong quá trình hội nhập phát triển vươn ra thế giới hiện nay thì khả năng sử dụng thành thạo một ngoại ngữ chính là yếu tố bắt buộc đối với một nhà lãnh đạo. Có thể công việc của họ ít khi phải sử dụng đến khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ nhưng việc am hiểu nó rõ ràng là cần thiết cho việc tìm kiếm thông tin, tài liệu, học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài.



hàng

3.1.2 Văn hoá trong mối quan hệ công việc

a. Thực tế xây dựng hệ thống giá trị thống nhất giữa nhân viên và ngân


Trên cơ sở nhận thức được giá trị, tầm quan trọng của việc hướng các

nhân viên làm việc trong ngân hàng có cùng lý tưởng, mục đích phấn đấu chung với định hướng của ngân hàng đã đặt ra, Ngân hàng thương mại ngày nay đưa ra những phương châm hoạt động rất cụ thể: “công nghệ hiện đại mang đến sự thành đạt cho khách hàng”, “lấy khách hàng là trung tâm và đồng thời là mục tiêu phục vụ của ngân hàng”, “sự phồn thịnh của khách hàng là niềm vui của chúng tôi”, hay “ngân hàng quốc tế am hiểu địa phương”…Để hướng các nhân viên thực hiện phương châm, mục đích đó, đa số các ngân hàng thương mại sử dụng phương pháp truyền đạt thông qua quá trình làm việc. Có nghĩa là đối với các nhân viên mới vào làm việc, trong quá trình công tác, họ sẽ được các nhân viên lâu năm chỉ bảo về phương thức cũng như phong cách làm việc, hướng họ vào những nếp nghĩ, nếp làm truyền thống. Dần dần, những nhân viên đó sẽ học được những “ thói quen làm việc” của ngân hàng. Tất nhiên, điều này là tốt đối với những ngân hàng có truyền thống vững mạnh và tác phong làm việc hiên đại, quy củ. Nhưng đối với các ngân hàng thương mại mà đặc biệt là những ngân hàng thương mại nhà nước mới trong thời gian “lột xác” thay đổi phong cách giao dịch và phục vụ khách


hàng thì những “thói quen làm việc” cũ không còn phù hợp nữa. Việc tiếp tục áp dụng biện pháp hướng dẫn này hoàn toàn không có lợi. Các ngân hàng thương mại cần tìm ra một giải pháp mới phù hợp hơn nhằm làm cho các nhân viên của mình thấm nhuần tư tưởng, phương châm hoạt động và các mục tiêu được đặt ra nhằm “đồng nhất” quan điểm của các thành viên trong tổ chức, xây dựng một giá trị quan thống nhất trong hệ thống ngân hàng.

b. Vấn đề bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ và chất lượng nguồn nhân lực

- Về năng lực làm việc của nhân viên ngân hàng

Nguồn nhân lực tài năng luôn là mục đích hướng tới của các ngân hàng thương mại ngày nay. Nếu như trước kia một người mới chỉ tốt nghiệp cấp 3 cũng có thể làm việc trong ngành ngân hàng thì ngày nay có thể khẳng định rằng điều đó không còn tồn tại trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Tại thời điểm này, trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trừ những cán bộ, nhân viên tuổi đời trên 45 (nhiều người trong số họ được bổ nhiệm trong chế độ cũ), những người còn lại đều có bằng từ trung cấp ngân hàng trở lên và số người có bằng đại học, thậm chí 2,3 bằng ngày càng phổ biến.

Đối với những cán bộ cao tuổi, được giáo dục trong chế độ cũ, để giúp họ bắt kịp với sự thay đổi trong công việc, các ngân hàng thương mại luôn tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và buộc họ phải theo học. Nói “bắt buộc” vì nếu không họ sẽ bị áp dụng một chế độ lương khác “cao đẳng ăn lương trung cấp”. Đây chính là một động lực thôi thúc những cán bộ nhân viên này tham gia các khoá huấn luyện nghiệp vụ. Ngoài ra, với những cán bộ công nhân viên khác trong ngân hàng, các lớp huấn luyện tư tưởng, đường lối, kĩ năng luôn được tổ chức thường kì. Ví dụ như ở các chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp


và Phát triển Nông thôn tại Hải Phòng, hàng tuần họ tổ chức những buổi họp bàn về nghiệp vụ ngân hàng, về phong cách phục vụ khách hàng do chính các cán bộ ngân hàng đã đi học về giảng dạy hoặc mời các chuyên gia về trực tiếp hướng dẫn.

Chủ trương thực hiện là như vậy nhưng các ngân hàng không thể quản lý được chất lượng học của các cán bộ công nhân viên này. Đa số những cán bộ cao tuổi đi học chỉ mang tính chất chống đối, đi học chỉ để điểm danh có mặt còn khi thi để lấy bằng thì tìm mọi cách thức để đạt yêu cầu. Đây là tình trạng chung của tất cả các ngân hàng, thậm chí là ở tất cả các cơ quan nhà nước nói chung. Sở dĩ nó vẫn còn tồn tại vì những cán bộ đó thường giữ những vị trí quan trọng trong ngân hàng (do thâm niên làm việc mà có). Tâm lý e ngại, né tránh, không kiên quyết xử lý làm cho chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng không được nâng cao nhiều dù chi phí cho việc học hành là khá lớn.

- Vấn đề tuyển dụng nhân viên mới

Hiện nay, với các ngân hàng thương mại cổ phần hay các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh, việc tuyển dụng diễn ra khá nghiêm túc và có chất lượng thông qua các kì thi tuyển với nhiều vòng khắt khe, chọn lọc được những người có năng lực và phẩm chất làm việc. Nhiều ngân hàng thực hiện tuyển dụng các sinh viên giỏi ngay từ khi còn ngồi trên ghế các trường đại học. Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương… đã làm tốt điều này qua việc trao các suất học bổng, cơ hội thực tập và làm việc. Việc đưa ra các cam kết ràng buộc làm việc cho ngân hàng sau tốt nghiệp giúp ngân hàng giữ chân các nhân tài có hiệu quả, nâng cao chất lượng nguồn lực trẻ cho tương lai.

Tuy vậy ở các ngân hàng thương mại nhà nước, hiện tượng “ưu tiên


con em trong ngành” vẫn còn tồn tại, đặc biệt ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Nguồn nhân lực này có một số ưu điểm nhất định: họ có bố mẹ, anh chị làm ngân hàng nên có thể từ nhỏ đã được định hướng làm và có những hiểu biết nhất định về môi trường làm việc, do đó việc hoà nhập với môi trường làm việc có phần thuận lợi. Tuy nhiên chất lượng làm việc, chất lượng bằng cấp của họ thì còn rất nhiều vấn đề cần phải xem xét. Không phủ nhận là trong số họ có những người tốt nghiệp các trường đại học đào tạo chính quy về ngân hàng nhưng còn rất nhiều người thậm chí chưa từng tham gia bất cứ lớp học nào về nghiệp vụ ngân hàng. Họ học ở các trường đại học khác không có liên quan đến ngân hàng: Đại học Nông nghiệp, Đại học Thuỷ lợi, Đại học dân lập,…tốt nghiệp ra trường và thay thế vị trí của cha, mẹ mình làm việc trong ngân hàng. Hậu quả là các ngân hàng phải bỏ ra rất nhiều tiền của, thời gian để đào tạo lại những nhân viên mới này. Nhanh nhất là một năm hoặc lâu hơn để có thể sử dụng họ. Đây là một sự lãng phí lớn cho ngân hàng và bất công với những người tham gia thi tuyển có trình độ thực sự. Các ngân hàng cần có những cải tổ trong vấn đề này.

c. Thực tế xây dựng kênh giao lưu

“Kênh giao lưu” mà người viết muốn đề cập ở đây được thể hiện trong mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên và trong mối quan hệ giữa các nhân viên trong một ngân hàng (mối quan hệ đồng nghiệp). Đây là một khía cạnh được phản ánh nhiều trong các doanh nghiệp kinh doanh nhưng vẫn còn ít được nhắc đến trong các hoạt động của ngân hàng thương mại.

- Mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên trong hệ thống hoạt động của NHTM

Kiểu lãnh đạo theo phương thức “trên bảo - dưới nghe”, mọi quyền


định đoạt và ra lệnh thuộc về người quản lý hiện nay ngày càng ít được sử dụng. Ở các ngân hàng thương mại, mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên dần trở nên thân mật hơn, khoảng cách giữa lãnh đạo - nhân viên ngày càng được thu hẹp lại. Người lãnh đạo quan tâm nhiều hơn tới công việc cũng như cuộc sống của nhân viên, lắng nghe họ nhiều hơn và những nhân viên ngân hàng ngày nay cũng tự tin, thoải mái hơn khi tiếp xúc với lãnh đạo của mình.

Trước kia, tồn tại một thực tế là các giám đốc hay phó giám đốc thường xuyên đến công sở và ngồi vào phòng làm việc của riêng mình từ sáng đến hết giờ làm việc, mọi giấy tờ xin chữ ký sẽ được chuyển qua thư ký để đưa vào phòng giám đốc. Nhiều nhân viên thậm chí cả ngày làm việc ở công sở cũng không nhìn thấy lãnh đạo của mình.

Các giám đốc nói riêng và các nhà lãnh đạo nói chung ngày nay không như vậy. Bước chân vào một chi nhánh ngân hàng bất kỳ nào, khách hàng có thể thấy hình ảnh của các cán bộ lãnh đạo đi đến từng phòng ban, hỏi han và giải quyết các khúc mắc cho các nhân viên. Việc chuyện trò, trao đổi giữa các nhân viên và lãnh đạo không còn quá khó khăn như trước. Các lãnh đạo biết nhiều hơn về nhân viên qua hoạt động của hệ thống công đoàn. Việc thăm hỏi, chăm sóc và động viên kịp thời đến các cá nhân gặp khó khăn càng làm tăng lòng tin của nhân viên vào lãnh đạo. Rất nhiều chi nhánh ngân hàng thương mại đã xây dựng cho mình một mối quan hệ trên dưới thực sự đoàn kết, bền chặt.

Dù vậy vẫn phải nhìn nhận một thực tế là sự thuận hoà trên dưới ở các ngân hàng thương mại vẫn chỉ dừng lại ở mức độ hợp tác trên tinh thần tôn trọng. Các nhân viên cấp dưới vì nể phục cấp trên về phong cách lãnh đạo mềm mỏng, quan tâm mà sẵn sàng tuân thủ các quyết định của người lãnh đạo. Đôi khi sự “nghe lời” đó xuất phát từ lòng kính trọng cấp trên vì họ là người làm việc lâu năm, có thâm niên công tác và tuổi đời cao. ít khi có sự

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí