Tổng Hợp Mô Tả Thống Kê Các Thuộc Tính Của Mẫu Khảo Sát.


3.2.1.2. Thang đo sự cam kết gắn bó với tổ chức

Theo Đỗ Thụy Lan Hương, 2008 và sau quá trình thảo luận tay đôi, phần lớn ý kiến đồng ý các biến quan sát sau phù hợp với thang đo sự cam kết gắn bó với tổ chức như sau:

(1) Tôi chấp nhận mọi sự phân công công việc để có thể tiếp tục làm việc

(2) Tôi vui mừng vì đã chọn Ngân hàng này để làm việc

(3) Tôi cảm thấy tự hào là một thành viên trong Ngân hàng

(4) Tôi sẵn sàng nỗ lực hết mình cho thành công của Ngân hàng

Tuy nhiên, trong quá trình thảo luận, có 8 ý kiến cho rằng có 2 vấn đề mà họ quan tâm và gặp khó khăn khi nghĩ đến việc gắn bó với tổ chức đó chính là:

- Mặc dù muốn nhưng Tôi cảm thấy rời Ngân hàng lúc này là khó khăn cho Tôi và ảnh hưởng đến việc đảm bảo cho cuộc sống của Tôi;

- Nếu rời Ngân hàng trong lúc này, Tôi sẽ khó kiếm được việc làm khác như ở đây.

Từ kết quả nghiên cứu định tính cho thấy cần bổ sung thêm 2 biến quan sát là:

Biến quan sát “Mặc dù muốn nhưng Tôi cảm thấy rời Ngân hàng lúc này là khó khăn cho Tôi và ảnh hưởng đến việc đảm bảo cho cuộc sống của Tôi” vào thang đo này vì đa phần nhân viên đang hoạt động trong ngành Ngân hàng đều được hưởng chính sách vay cán bộ nhân viên với lãi suất vay ưu đãi. Do đó, khi quyết định rời bỏ tổ chức, thì họ phải đối mặt với việc trả phần nợ vay ưu đãi đó và việc này sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

Biến quan sát “Nếu rời Ngân hàng trong lúc này, Tôi sẽ khó kiếm được việc làm khác như ở đây” cũng được yêu cầu bổ sung thêm vào bảng câu hỏi khảo sát. Bởi vì theo ý kiến của cấp quản lý nhân viên, hiện nay đa số Ngân hàng đều cắt giảm bớt chi phí, giảm lương, giảm nhân viên thì việc tìm kiếm một một việc làm khác tại một Ngân hàng khác cũng gặp khó khăn. Do đó, nhân viên sẽ vẫn tiếp tục gắn bó với Ngân hàng vì muốn duy trì công việc làm ổn định. Do đó, thang đo sự cam kết gắn bó với tổ chức được hiệu chỉnh như sau:


Ký hiệu

biến

Sự cam kết gắn bó với tổ chức

Nguồn thang đo

CK1

Tôi chấp nhận mọi sự phân công công việc để có thể

tiếp tục làm việc

Đỗ Thụy Lan

Hương, 2008

CK2

Tôi vui mừng vì đã chọn Ngân hàng này để làm việc

Đỗ Thụy Lan

Hương, 2008

CK3

Tôi cảm thấy tự hào là một thành viên trong Ngân

hàng

Đỗ Thụy Lan

Hương, 2008

CK4

Tôi sẵn sàng nỗ lực hết mình cho thành công của

Ngân hàng

Đỗ Thụy Lan

Hương, 2008

CK5

Mặc dù muốn nhưng Tôi cảm thấy rời Ngân hàng lúc này là khó khăn cho Tôi và ảnh hưởng đến việc

đảm bảo cho cuộc sống của Tôi


Tác giả đề xuất

CK6

Nếu rời Ngân hàng trong lúc này, Tôi sẽ khó kiếm

được việc làm khác như ở đây

Tác giả đề xuất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó với tổ chức của nhân viên tại các Ngân hàng TMCP TPHCM - 5

3.2.2. Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu chính thức được tiến hành bằng phương pháp định lượng và được thực hiện thông qua phương pháp điều tra chọn mẫu thuận lợi là các nhân viên đang làm việc tại một số Ngân hàng TMCP khu vực TPHCM.

Kỹ thuật sử dụng cho nghiên cứu này là dùng bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp để thu thập dữ liệu. Dữ liệu trong nghiên cứu này được sử dụng để kiểm định các giả thuyết trong mô hình. Nghiên cứu được thực hiện tại TPHCM vào tháng 1 năm 2014.

3.2.2.1. Phương pháp chọn mẫu


a. Tổng thể

Tổng thể của nghiên cứu này là toàn bộ nhân viên đang làm việc tại các Ngân hàng TMCP khu vực TPHCM. Nhân viên trong nghiên cứu sẽ bao gồm toàn bộ những người làm việc ăn lương, tức không phải làm chủ, và đang làm việc tại các ngân hàng TMCP khu vực TPHCM.


b. Phương pháp chọn mẫu

Trong phương pháp chọn mẫu có 2 phương pháp là phương pháp chọn mẫu xác suất và phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Theo Cooper và Schindler (1998), lý do quan trọng khiến người ta sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất là tính tiết kiệm về chi phí và thời gian. Có nghĩa là đối tượng khảo sát trong nghiên cứu dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi khảo sát cũng như ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu . Đồng thời, hai tác giả cũng nhấn mạnh rằng không phải lúc nào phương pháp chọn mẫu xác suất cũng đạt được độ chính xác cao và trong một số trường hợp cụ thể thì chọn mẫu xác suất không thể thực hiện được.

Nghiên cứu này có những hạn chế về chi phí và thời gian, do đó mà phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận lợi được xem là lựa chọn hợp lý khi tiến hành nghiên cứu này. Các bảng câu hỏi khảo sát sẽ được gửi trực tiếp đến bạn bè, người quen đang là nhân viên tại các ngân hàng TMCP khu vực TPHCM để trả lời đồng thời cũng nhờ những người này gửi cho bạn bè của họ trong cùng ngành để trả lời thêm cho đến khi đạt được số lượng mẫu cần thiết.

c. Kích thước mẫu

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về kích thước mẫu phù hợp cho một nghiên cứu. Theo MacCallum và đồng tác giả (1999) đã tóm tắt các quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đó về con số tuyệt đối mẫu tối thiểu cần thiết cho phân tích nhân tố. Trong đó, Gorsuch (1983) và Kline (1979) đề nghị con số đó là 100 còn Guilford (1954) cho rằng con số đó là 200. Comrey và Lee (1992) thì không đưa ra một con số cố định mà đưa ra các con số khác nhau với các nhận định tương ứng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1000 hoặc hơn = tuyệt vời. Một số nhà nghiên cứu khác không đưa ra con số cụ thể về số mẫu cần thiết mà đưa ra tỉ lệ giữa số mẫu cần thiết và số tham số cần ước lượng. Theo nghiên cứu của Bollen (1989), số lượng mẫu tối thiểu phải gấp 5 lần so với số lượng biến. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cũng cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5 lần.


Nghiên cứu có tất cả 38 biến quan sát cần tiến hành phân tích nhân tố, vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 38 x 5 = 190

Như vậy, số lượng mẫu 200 là chấp nhận được đối với đề tài nghiên cứu này.


3.2.2.2. Thu thập dữ liệu

Việc thu thập dữ liệu sẽ được thực hiện bằng cách khảo sát thực tế thông qua bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn và phòng vấn bằng cách gửi bảng câu hỏi qua email, fax hoặc phỏng vấn trực tiếp.

Công cụ thu thập dữ liệu trong nghiên cứu này là bảng câu hỏi dùng để thăm dò lấy ý kiến của các đối tượng. Các câu hỏi được sử dụng chủ yếu là câu hỏi đóng với các câu trả lời được liệt kê sẵn và người được phỏng vấn chỉ việc chọn một câu trả lời theo mức độ đồng ý của cá nhân về câu hỏi đã được đề ra.

Nội dung bảng câu hỏi sẽ gồm có 3 phần:

Phần 1: thu thập thông tin liên quan đến ý kiến cá nhân của nhân viên về các khía cạnh văn hóa doanh nghiệp và sử dụng thang đo cấp quãng (thang đo Likert 1932 với 5 mức độ từ (1)Rất không đồng ý đến (5) Rất đồng ý).

Phần 2: thu thập thông tin liên quan đến ý kiến cá nhân của nhân viên về sự cam kết gắn bó với tổ chức và sử dụng thang đo cấp quãng (thang đo Likert 1932 với 5 mức độ từ (1) Rất không đồng ý đến (5) Rất đồng ý).

Phần 3: thu thập thông tin mô tả về đối tượng tham gia phỏng vấn dùng để phân loại và gạn lọc đúng đối tượng phù hợp cho nghiên cứu. Thang đo được sử dụng trong phần này là thang đo cấp định danh

3.2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi thu thập xong kết quả khảo sát, toàn bộ dữ liệu sẽ được kiểm tra, gạn lọc, mã hóa, và làm sạch. Sau đó, tiến hành phân tích dữ liệu trên chương trình thống kê SPSS phiên bản 11.5. Các phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu, cụ thể như sau:


a. Phân tích mô tả

Phân tích mô tả dùng để thống kê tần số xuất hiện của các thuộc tính củ một nhóm mẫu khảo sát. Ví dụ như: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, nơi làm việc, vị trí công tác, thâm niên công tác...

b. Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Nghiên cứu sẽ sử dụng hệ số Cronbach alpha nhằm kiểm tra đánh giá mức độ tin cậy của các tham số ước lượng trong tập dữ liệu theo từng nhóm yếu tố trong mô hình nghiên cứu. Từ đó, những biến không đạt độ tin cậy sẽ được loại bỏ khỏi tập dữ liệu

c. Phân tích nhân tố (mô hình EFA)

Sau khi sử dụng phương pháp Cronbach Alpha để đánh giá độ tin cậy thang đo đồng thời loại đi các biến không đủ độ tin cậy. Vấn đề tiếp theo của nghiên cứu là đánh giá giá trị của thang đo thông qua kiểm định KMO và Barlett, phân tích EFA. Phương pháp phân tích nhân tố được sử dụng để thu gọn tham số ước lượng, nhận diện các nhân tố và chuẩn bị cho các phân tích tiếp theo.

d. Phân tích mối quan hệ

Để kiểm tra mối liên hệ giữa các khía cạnh văn hóa doanh nghiệp và sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên, nghiên cứu sẽ sử dụng hệ số tương quan “Pearson correlation coefficient” (ký hiệu r). Công thức tính của r như sau:


xy

x2 y2

r (-1 ≤ r ≤ 1)


1. Giá trị r nằm trong khoảng -1 đến +1.

- Nếu r > 0 thể hiện tương quan đồng biến. Ngược lại, r < 0 thể hiện tương quan

- nghịch biến. Giá trị r = 0 cho thấy hai biến không có mối liên hệ tuyến tính.

- |r| → 1 : quan hệ giữa hai biến càng chặt

- |r| → 0 : quan hệ giữa hai biến càng yếu


2. Mức ý nghĩa “sig” của hệ số tương quan, cụ thể như sau:

- Sig. < 5% : mối tương quan khá chặt chẽ

- Sig. < 1% : mối tương quan rất chặt chẽ

Bước kế tiếp, sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội để xác định mức ý nghĩa và mối tương quan tuyến tính giữa các biến trong mô hình.

3.3. Tóm tắt chương 3

Chương này đã trình bày được phương pháp nghiên cứu gồm có hai bước chính là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính thông qua phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn thử. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng. Chương này cũng đã trình bày được kết quả nghiên cứu sơ bộ và kế hoạch thu thập dữ liệu và xử lý số liệu trong nghiên cứu chính thức.

Chương tiếp theo sẽ trình bày kết quả nghiên cứu.


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Khảo sát chính thức được thực hiện từ ngày 02/01/2014 đến ngày 30/01/2014, do trên địa bàn TPHCM có khá nhiều Ngân hàng TMCP đang hoạt động. Do đó, theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất đã nêu tại chương 3, tiến hành khảo sát trên 5 ngân hàng TMCP tại khu vực TPHCM gồm:

Số thứ tự

Ngân hàng

1

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

2

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)

3

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

4

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)

5

Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank)


Về kích thước mẫu, số lượng mẫu cần thiết cho khảo sát cần thu về là 200 mẫu với tổng số bảng câu hỏi được phát ra là 150 phiếu khảo sát được phát trực tiếp cho các ngân hàng TMCP, đồng thời gửi link khảo sát https://docs.google.com/forms/d/1uo3B7uTJs6wdfXQnH0A15Ib4SeXm8ZW_udt dTi5hIOw/viewform

tới email cá nhân của các nhân viên ngân hàng.

Đến hết ngày 30/01/2014, kết quả khảo sát thu về như sau:

Về phiếu khảo sát bằng giấy: thu về được 142 phiếu khảo sát giấy (trong đó có 27 bảng khảo sát không đạt yêu cầu do người được phỏng vấn trả lời không đầy đủ bảng câu hỏi hoặc chọn nhiều lựa chọn trong cùng một câu hỏi phỏng vấn). Như vậy, thu về được 115 phiếu khảo sát hợp lệ.

Về phiếu khảo sát online: có tổng cộng 133 người tham gia phỏng vấn (trong đó có 32 phiếu khảo sát không đúng đối tượng khảo sát ví dụ như không phải làm việc tại các ngân hàng TMCP hoặc không làm việc tại TPHCM). Như vậy, thu về được 101 phiếu khảo sát online hợp lệ.

Số phiếu khảo sát hợp lệ (216 phiếu) được xử lý và phân tích với phần mềm SPSS 11.5 trong thời gian từ ngày 03/02/2014 đến ngày 28/02/2014.


Kết quả nghiên cứu gồm các phần chính như sau:

(1) Phân tích thống kê mô tả;

(2) Đánh giá độ tin cậy thang đo;

(3) Phân tích nhân tố;

(4) Điều chỉnh mô hình nghiên cứu;

(5) Kiểm định sự phù hợp của mô hình bằng phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính;

(6) Kiểm định các giả thuyết.


4.1. Phân tích thống kê mô tả mẫu quan sát

Kết quả tổng hợp mô tả thuộc tính của mẫu khảo sát dựa trên thống kê tần suất (Frequencies) được trình bày trong Bảng 4.1

Bảng 4.1: Tổng hợp mô tả thống kê các thuộc tính của mẫu khảo sát.


Loại thông tin

Tần suất xuất

hiện

Tỷ lệ (%)trên

nhóm mẫu

Giới tính

216

100%

Nam

Nữ

102

114

47,20

52,80

Độ tuổi

216

100%

Dưới 25 tuổi

26 – 30 tuổi

31 – 35 tuổi

36 – 40 tuổi

41 – 45 tuổi

Trên 45 tuổi

11

113

59

33

0

0

5,10

52,30

27,30

15,30

0

0

Trình độ học vấn

216

100%

Đại học, trên đại học

Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp Trung học phổ thông

201

15

0

93,10

6,90

0

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022