Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất Chè Của Các Hộ Nghiên Cứu


Nghiên cứu cho thấy, thu nhập bình quân trong 1 năm của các hộ điều tra tại 5 xã có sự chênh lệch, nguyên nhân dẫn đến điều này là do diện tích đất trồng chè, năng suất, giá cả, kinh nghiệm sản xuất chè, đầu tư và các yếu tố liên quan đến công nghệ chế biến chè…

3.2.2.3. Đánh giá hiệu quả sản xuất chè của các hộ nghiên cứu


a. Các chỉ tiêu về kết quả sản xuất chè


Số liệu điều tra cho thấy, tổng giá trị sản xuất của các hộ trong vùng nghiên cứu tại 5 xã có sự chênh lệch không đáng kể. Xã Tân Cương, tổng giá trị sản xuất chè đạt 92,80 triệu đồng/năm cao gấp 1,38 lần so xã Quyết Thắng. Sự chênh lệch này là do yếu tố diện tích và mức độ thâm canh của các xã có sự khác nhau.

Về chỉ tiêu giá trị gia tăng, xã Quyết Thắng là xã có giá trị gia tăng trong sản xuất kinh doanh chè cao nhất đạt 19,38 triệu đồng/năm, xã Tân Cương là xã có giá trị gia tăng thấp nhất đạt 13,84 triệu đồng/ năm. Ba xã còn lại là xã Phúc Trìu, Phúc Xuân, Phúc Hà có giá trị gia tăng tương đương nhau ở mức 18 triệu đồng/năm.

Kết quả được thể hiện qua bảng 3.10 dưới đây:


Bảng 3.10: Chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất chè của hộ nghiên cứu


Chỉ tiêu

Bình quân (triệu đồng)

I. Vùng nghiên cứu

(n = 200)

1. GO

76,98

2. IC

59,38

3. VA

17,59

4. MI

11,26

II. Tân Cương

n = 40

1. GO

92,80

2. IC

78,96

3. VA

13,84

4. MI

7,48

III. Phúc Trìu

n = 40

1. GO

87,22

2. IC

69,21

3. VA

18,01

4. MI

11,64

III. Phúc Xuân

n = 40

1. GO

70,50

2. IC

51,98

3. VA

18,52

4. MI

12,76

IV. Phúc Hà

n = 40

1. GO

67,27

2. IC

49,05

3. VA

18,22

4. MI

13,20

V. Quyết Thắng

n = 40

1. GO

67,11

2. IC

47,73

3. VA

19,38

4. MI

14,18

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - 9


b. Các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất chè

Bảng 3.11: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất chè của các hộ nghiên cứu


Chỉ tiêu

ĐVT

Bình quân

(n = 200)

1. GO/diện tích

triệu đồng/sào

25,68

2. VA/diện tích

triệu đồng/sào

15,00

3. MI/diện tích

triệu đồng/sào

13,85

4. GO/IC

lần

2,40

5. VA/IC

lần

1,40

6. MI/IC

lần

1,30

7. GO/lao động

triệu đồng/sào

58,24

8. VA/lao động

triệu đồng/sào

34,01

9. MI/lao động

triệu đồng/sào

31,42


(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012)


Qua số liệu nghiên cứu tại bảng 3.11 cho thấy, tính trên toàn vùng nghiên cứu, khi tính trên 1 sào chè, giá trị sản xuất đạt 25,68 triệu đồng/năm. Giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đạt 15,00 triệu đồng/năm. Thu nhập hỗn hợp của hộ nông dân trên diện tích là 13,85 triệu đồng/năm.

Nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn của hộ nông dân trong vùng nghiên cứu cho thấy, nếu bỏ ra một đồng vốn thì thu về được 2,4 đồng.

Chỉ tiêu giá trị tăng thêm trên chi phí cho biết khi đầu tư thêm một đồng chi phí thì giá trị tăng thêm là 1,4 đồng.

Thu nhập hỗn hợp trên chi phí là 1,3 lần. Điều này cho ta biết, nếu bỏ ra một đồng chi phí thì thu nhập hỗn hợp thu về là 1,3 đồng.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của hộ nông dân trong vùng nghiên cứu cho thấy, giá trị sản xuất trên 1 lao động là 58,24 triệu đồng/lao động; Giá trị gia tăng tính trên một lao động là 34,01 triệu đồng/lao động; Thu nhập hỗn hợp tính trên 1 lao động là 31,42 triệu đồng/lao động.

59


Bảng 3.12: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất chè của các hộ nghiên cứu


Chỉ tiêu

ĐVT

Tân Cương

Phúc Trìu

Phúc Xuân

Phúc Hà

Quyết Thắng

1. GO/diện tích

triệu đồng/sào

19,19

30,83

25,65

29,10

30,86

2. VA/diện tích

triệu đồng/sào

10,82

17,72

15,25

17,34

18,59

3. MI/diện tích

triệu đồng/sào

9,83

16,52

14,10

16,13

17,25

4. GO/IC

lần

2,29

2,35

2,47

2,47

2,52

5. VA/IC

lần

1,29

1,33

1,47

1,47

1,52

6. MI/IC

lần

1,18

1,26

1,36

1,37

1,41

7. GO/lao động

triệu đồng/sào

61,91

62,02

53,99

59,19

52,76

8. VA/lao động

triệu đồng/sào

34,91

35,65

32,11

35,26

31,79

9. MI/lao động

triệu đồng/sào

31,73

33,23

29,68

32,81

29,50

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012)


Giá trị gia tăng trên chi phí đầu tư đối với cây chè xã Tân Cương, hộ nông dân đầu tư thêm một đồng chi phí thì tăng thêm 1,29 đồng, xã Phúc Trìu hộ nông dân đầu tư thêm một đồng chi phí tăng thêm 1,33 đồng, xã Phúc Xuân và xã Phúc Hà là 1,47 đồng, xã Quyết Thắng là 1,52 đồng.

Thu nhập hỗn hợp trên chi phí đối với cây chè tại xã Quyết Thắng 1,41 lần, xã Phúc Hà là 1,37 ần, xã Phúc Xuân là 1,36 lần, xã, xã Phúc Trìu là 1,26 lần và xã Tân Cương là 1,18 lần.

Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong vùng nghiên cứu cho thấy, giá trị sản xuất tính trên một lao động tại xã Phúc Trìu là 62,02 triệu đồng/lao động, xã Tân Cương là 61,91 triệu đồng/lao động và xã Phúc Hà là 59,19 triệu đồng/lao động.

3.2.2.4 Phương pháp bón phân cho cây chè

Theo tài liệu của viện KHKT Việt Nam (2012) khuyến cáo cho tỉnh Thái Nguyên và theo phân tích của tác giả kết hợp với kinh nghiệm của các chuyên gia về cây chè thì việc bón phân cho cây che trong thời kỳ kinh doanh theo mức sau được xem là hợp lý:

Phân NPK: 16 – 18 kg/sào và phân hữu cơ 12 – 14 kg/sào.

Bảng 3.13: Phương pháp bón phân cho cây chè của các hộ gia đình


STT

Phương pháp bón phân

Số hộ

Tỉ lệ %

1

Không hợp lý

120

60,0

2

Hợp lý

80

40,0


Tổng cộng

200

100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012)


3.2.2.5 Phương pháp tưới nước cho cây chè

Theo tài liệu của Viện khoa học thủy lợi Việt Nam và theo phân tích của tác giả đối với điều kiện thời tiết, khí hậu, lượng mưa của tỉnh Thái Nguyên,


đồng thời tham khảo kinh nghiệm của các chuyên gia về cây chè thì việc tưới nước cho cây chè theo mức sau được coi là hợp lý:

- Tổng mức tưới: 2.924 m3/ha/năm tương đương 105,6 m3/sào/năm

- Số lần tưới: 14 lần/năm

- Mức tưới một lần: 200 m3

Bảng 3.14: Phương pháp tưới nước cho cây chè của các hộ gia đình


STT

Phương pháp tưới nước

Số hộ

Tỉ lệ %

1

Không hợp lý

119

59,5

2

Hợp lý

81

40,5


Tổng cộng

200

100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012)


3.2.2.6 Diện tích, năng suất chè, lượng phân bón, nước tưới sử dụng và kiến thức nông nghiệp của hộ gia đình theo từng địa phương

Bảng 3.15: Diện tích, năng suất chè, lượng phân bón, nước tưới sử dụng và kiến thức nông nghiệp của hộ gia đình theo từng địa phương


TT


Chỉ tiêu


ĐVT

Tân Cương

Phúc Trìu

Phúc Xuân

Phúc Hà

Quyết Thắng

1

Diện tích chè thu

hoạch trung bình của một hộ


Sào


9,44


5,28


5,00


4,17


3,89

2

Năng suất bình

quân

Kg/sào

1.504,63

1.391,15

1.199,

85

1.184,

05

1.051,37

3

Lượng phân NPK

sử dụng

Kg/sào

32

34

31

38

49

4

Tưới nước

M3/sào

85

84

97

102

115

5

Kiến thức nông

nghiệp

Điểm

4,58

4,20

3,95

3,00

3,40

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012)


Bảng 3.15 cho thấy, lượng nước tưới cây ít tác động đến năng suất cây chè, sở dĩ lượng nước tưới ít tác động đến năng suất cây chè trên địa bàn 5 xã nghiên cứu là do khu vực này có lượng mưa trung bình hàng năm khoảng

2.000 đến 2.500 mm, nên địa phương này có tưới ít hơn địa phương kia thì sản lượng cũng không thay đổi nhiều.

Điểm trung bình kiến thức của hộ nông dân tại các xã trên địa bàn nghiên cứu không cao, điều này cho thấy sự hiểu biết về sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất chè nói riêng của hộ nông dân còn rất hạn chế, do trình độ văn hóa của hộ nông dân trên địa bàn còn thấp nên chưa tiếp cận được với những phương thức sản xuất tiên tiên, hiệu quả cao.

Qua nghiên cứu thực tế và số liệu thống kê về hoạt động sản xuất kinh doanh chè tại xã Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Phúc Hà, Quyết Thắng cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân bao gồm: diện tích đất trồng chè, phương pháp bón phân, phương pháp tưới nước, máy móc và kiến thức nông nghiệp. Để có thể đánh giá chính xác nhất về mối quan hệ giữa các yếu tố đã xác định ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân trong vùng nghiên cứu, tác giả sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas, với biến phụ thuộc là thu nhập và biến độc lập là số lao động, diện tích đất trồng chè, phương pháp bón phân, phương pháp tưới nước, máy móc và kiến thức nông nghiệp.

- Xây dựng mô hình hàm sản xuất thu nhập từ chè tính trong cả năm

Với kết quả tổng hợp số liệu, kiểm tra, tác giả sử dụng số liệu của 200 hộ điều tra trong tổng số 200 hộ điều tra tại 5 xã.

Đặt giả thuyết về mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc :

Giả thuyết H0: Thu nhập không có quan hệ với lao động, diện tích đất trồng chè, phương pháp bón phân, phương pháp tưới nước và kiến thức nông nghiệp.

Giả thuyết H1: Thu nhập có quan hệ với lao động, diện tích đất trồng chè, phương pháp bón phân, phương pháp tưới nước và kiến thức nông nghiệp.


Bảng 3.16: Hệ số hồi quy trong mô hình với biến phụ thuộc là thu nhập từ chè‌



Chỉ tiêu

Hệ số hồi quy


T_stat

Mức ý nghĩa

P-Value

Hệ số chặn

0,956

13,556

0,000

LnLaodong

0,322

15,153

0,000

LnDientich

0,161

31,086

0,000

PPbonphan

0,962

27,444

0,000

PPtuoinuoc

1,022

29,035

0,000

LnKienthucnn

0,255

31,290

0,000

Hệ số xác định R2 = 0.956




Số mẫu quan sát N = 200




(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012)

Kết quả phân tích cho thấy, mô hình hồi quy (CD) như sau (biến giả không lấy ln, các biến còn lại lấy ln):

LnThunhap = 0,956 + 0,322LnLaodong + 0,161LnDientich + 0,962PPbonphan + 1,022PPtuoinuoc + 0,255LnKienthucnn

Trong đó:

- Thunhap : Thu nhập từ chè của hộ gia đình tính trong cả năm ( ĐVT: Đồng)

- Laodong : Lao động (ĐVT: Số lao động)

- Dientich : Diện tích đất trồng chè (ĐVT: Sào)

- PPbonphan : Là biến giả. PPbonphan = 1 khi hộ gia đình bón phân hợp lý, PPbonphan = 0 khi hộ gia đình bón phân không hợp lý.

- PPtuoinuoc : Là biến giả. PPtuoinuoc = 1 khi hộ gia đình tưới nước hợp lý, PPtuoinuoc = 0 khi hộ gia đình tưới nước không hợp lý.

- Kienthucnn : Là kiến thức nông nghiệp của hộ gia đình (ĐVT: Điểm)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023