Đặc Điểm Của Địa Bàn Nghiên Cứu


2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

Sau khi thu thập được các thông tin sơ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì phải lập trên bảng biểu.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

1.2.4.1. Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp được sử dụng rất rộng rãi trong công tác nghiên cứu . Thông qua phương pháp này ta có thể rút ra các kết luận về hiệu quả sản xuất của các giống chè nghiên cứu.

1.2.4.2. Phương pháp thống kê kinh tế

Dựa trên các số liệu thống kê cơ cấu diện tích các giống chè, hiệu quả kinh tế từ cây chè và sự tác động tới thu nhập, đời sống người dân. Xu hướng phát triển cây chè trong tương lai.

1.2.4.3. Phương pháp hồi quy

Để phân tích ảnh hưởng của một số nhân tố đến sản xuất chè và thu nhập của hộ, sử dụng phương pháp hồi quy để ước lượng, cụ thể là sử dụng hàm sản xuất Cobb - Douglas (CD).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Hàm CD có dạng:

Y=aX1b1 X2b2 X3b3 X4b4 X5b5

Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - 6

Y (biến phụ thuộc) là thu nhập lao động gia đình hay lợi nhuận của hộ gia đình trong năm.

a là hệ số hồi quy của mô hình.

b1, b2..., b6 là hệ số co dãn của biến phụ thuộc đối với các biến độc lập, các hệ số này được ước lượng bằng phương pháp hồi quy.

X1 là số lao động gia đình của hộ nông dân (lao động). X2 là diện tích đất trồng chè (sào).


X3 là biến giả, đại diện cho phương pháp bón phân, nhận giá trị là 0 nếu bón phân không hợp lý và nhận giá trị là 1nếu bón phân hợp lý.

X4 là biến giả, đại diện cho phương pháp tưới nước, nhận giá trị là 0 nếu tưới nước không hợp lý và nhận giá trị là 1 nếu tưới nước hợp lý.

X5 là kiến thức nông nghiệp của nông dân (điểm).

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích đất:

+ Giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích: GO/ha

+ Giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích: VA/ha

+ Thu nhập hỗn hợp trên một đơn vị diện tích: MI/ha

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của vốn đầu tư:

+ Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian: GO/IC

+ Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian: VA/IC

+ Thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian: MI/IC

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng sức lao động:

+ Giá trị sản xuất trên lao động: GO/lao động

+ Giá trị gia tăng trên lao động: VA/lao động

+ Thu nhập hỗn hợp trên lao động: MI/ lao động


Chương 3

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN‌‌


3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên, trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 80km, tiền thân là thị xã Thái Nguyên, được công nhận là thành phố ngày 19 - 10

- 1962. Nguyên là thủ phủ khu tự trị Việt Bắc. Tổng diện tích tự nhiên 189,70 km², phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía Đông giáp thị xã Sông Công, phía Tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp huyện Phổ Yên. Quốc lộ 3 từ Hà Nội chạy qua Thành phố nối với các tỉnh Bắc Cạn, Cao Bằng. Các quốc lộ 1b, 37, 279… cùng hệ thống đường liên huyện, liên xã, liên phường là những tuyến đường giao thông quan trọng nối thành phố Thái Nguyên với những vùng lân cận. Bên cạnh hệ thống đường bộ, Thành phố còn có hệ thống đường sắt từ Hà Nội chạy qua các trung tâm công nghiệp của tỉnh như: Khu công nghiệp Gang Thép, Sông Công rồi qua trung tâm Thành phố. Với vị trí và điều kiện như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hoá với các huyện trong tỉnh, các vùng lân cận và cả nước như thị xã Sông Công, các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn… nhất là với thủ đô Hà Nội.

3.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm hành chính của tỉnh Thái Nguyên có đặc điểm về thổ nhưỡng cơ bản khá phức tạp, địa hình thoải dần về phía Nam và


Đông Nam, với độ dốc trung bình là 70, tương đối bằng phẳng, xen kẽ những gò, đồi. Theo điều tra thổ nhưỡng của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Thái Nguyên năm 2004, thành phố Thái Nguyên cơ bản có các loại đất như:

- Đất Feralit màu nâu nhạt được phân bố ở phía Bắc và phía Tây Thành phố, đất này phù hợp với cây công nghiệp trồng lâu năm.

- Đất phù sa sông Cầu có thành phần cơ giới đất cát pha phù hợp với cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất phù sa trên nền Feralit là sản phẩm bồi tụ của hai con sông: Sông Cầu và sông Công phù hợp cho cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất đồi chủ yếu hình thành trên cát bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ, ở độ cao 150- 200m có độ dốc 50 - 200 phù hợp với các loại cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là cây chè, nhãn, vải, hồng. Với những đặc điểm thổ nhưỡng như trên đã hình thành những vùng cây trồng khác nhau và tạo ra những nông sản đặc trưng cho Thành phố.

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết, thủy văn

Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh giá, ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Khí hậu của Thành phố Thái Nguyên chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông và nằm trong vùng ấm của tỉnh, có lượng mưa trung bình khá lớn. Đặc điểm này đã tạo cho các vùng trong Thành phố sự đa dạng và phong phú về các loại cây trồng, đặc biệt là cây nhiệt đới. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng thì sự khác biệt về thời tiết ở đây cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của nông nghiệp. Vào mùa hè nóng ẩm m ưa nhiều, tập trung vào các tháng 6,7,8,9 thường xuyên gây úng lụt trên diện rộng đã tác động không tốt cho việc chăn nuôi và trồng trọt. Mùa đông lạnh và khô, nhiều năm giá rét và sương muối kéo dài làm ảnh hưởng không tốt đến sản xuất chè, gây nên những khó khăn cho sản xuất chè.


Thành phố Thái Nguyên lấy nước từ ba nguồn chính: Sông Công có lưu vực 951 km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hoá chạy dọc theo chân núi Tam Đảo. Dòng sông được ngăn lại ở Đại Từ tạo thành Hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25 km2, chứa 175 triệu m3 nước, dùng làm thuỷ lợi và nước sinh hoạt cho người dân thành phố; Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình có lưu vực 3.480 km2, bắt nguồn từ chợ Đồn (Bắc Kạn) chảy theo hướng Bắc - Đông Nam; ngoài ra thành phố còn có lượng nước ngầm khá lớn nhưng việc khai thác sử dụng còn hạn chế.

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

Thành phố Thái Nguyên có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú.

- Tài nguyên đất: so với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất phù sa không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35 ha, chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi hàng năm, chua, glây yếu có 100,19 ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bổ chủ yếu ở phường Phú Xá; đất phù sa được bồi hàng năm trung tính ít chua có 379,84 ha, chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất (Pcb1) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nhẹ có 271,3 ha, chiếm 1,53%; đất (Pcb2) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nặng có 545,6 ha, chiếm 3,08%...[Chi cục Thống kê TPTN, 2004].

- Tài nguyên rừng: rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM, vùng chè Tân Cương cùng với các loại cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải, quýt, chanh... Cây lương thực chủ yếu ở thành phố là cây lúa nước, ngô, đậu... thích hợp và phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển, đất glây trung tính ít chua.


- Tài nguyên khoáng sản: hàng năm 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công) đã cung cấp cho thành phố một lượng cát sỏi xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Thành phố nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than rất lớn.

3.1.1.5. Tình hình phân bố và sử dụng đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Thái Nguyên có 18.630,56 ha. Tổng diện tích đất nông nghiệp là 12.266,51 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp 9.021,64 ha chiếm 48,42% tổng diện tích đất tự nhiên; diện tích đất lâm nghiệp là 2.911,52 ha, chiếm 15,62% tổng diện tích đất tự nhiên [Chi cục Thống kê TPTN, 2011].

So với năm 2010, năm 2011, diện tích đất nông nghiệp giảm 83,55 ha, chủ yếu do sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế của các tổ chức xã hội và các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố và các dự án phục vụ cho cầu về đất ở tại địa phương. Tuy nhiên, quỹ đất nông nghiệp của thành phố còn khá lớn, đây là thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, bởi đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế của người nông dân. Tuy nhiên về thực trạng đất nông nghiệp vẫn tập trung phần ngoại thị, ven Thành phố, còn gần trung tâm thì đất nông nghiệp lại ít hơn. Vì vậy, việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn của thành phố cần phân chia theo khu vực, từ đó để tìm hướng phát triển cho các loại cây, con, đặc biệt là phát triển sản xuất chè để phát triển bền vững. Trong thời gian tới xu hướng đất nông nghiệp giảm, đất chuyên dùng sẽ tăng lên do tốc độ đô thị hoá của thành phố.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Nguồn nhân lực

Thành phố Thái Nguyên có 28 đơn vị hành chính (phường, xã), trong đó có 19 phường và 9 xã. Với số dân trên 330.000 người. Trên địa bàn thành


phố có đội ngũ sinh viên, học sinh tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp đáp ứng nhu cầu nhân lực trong thành phố.

3.1.2.2. Hệ thống kết cấu hạ tầng

Cấp điện: nguồn cung cấp điện cho thành phố Thái Nguyên hiện nay là nguồn điện lưới quốc gia với hệ thống đường dây cao thế 110kV và 220kV thông qua đường hạ thế xuống 35kV - 12kV - 6kV/380V/220V; 95% các đường phố chính đã có đèn chiếu sáng ban đêm với tổng chiều dài đường phố được chiếu sáng là 72km.

- Cấp nước: thành phố hiện có hai nhà máy nước là Nhà máy nước Thái Nguyên và Nhà máy nước Tích Lương với tổng công suất là 40.000m3/ngày đêm. Đảm bảo cung cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt ở mức 100 lít/người/ngày. Đến nay, đã có 93% số hộ khu vực nội thành được cấp nước sinh hoạt.

- Giao thông: Tổng diện tích đất dành để xây dựng đường giao thông trên địa bàn là 1.305 ha, chiếm 22% tổng diện tích đất tự nhiên của Thành phố.

- Thông tin liên lạc: Thành phố có 1 tổng đài điện tử và nhiều tổng đài khu vực. Mạng lưới viễn thông di động đã và đang được đầu tư đồng bộ hoàn chỉnh, trên địa bàn thành phố đã được phủ sóng và khai thác dịch vụ thông tin di động bởi 7 mạng di động. Báo chí: Có Báo Thái Nguyên, Báo Quân khu I, Báo Văn nghệ tỉnh và nhiều văn phòng đại diện của các báo Trung ương và khu vực. Phát thanh - Truyền hình: Có Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên, Đài truyền thanh truyền hình TP.Thái Nguyên.

3.1.2.3. Tiềm năng du lịch

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm du lịch của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Nơi đây có khu du lịch Hồ Núi Cốc nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, có Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam mới được cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thuỵ Điển SIDA tài trợ sửa chữa, nâng cấp, là nơi lưu giữ hầu hết các di sản mang đậm bản sắc của các


dân tộc Việt Nam, làng nghề chè Tân Cương nổi tiếng, đền thờ Đội Cấn và 91 di tích lịch sử văn hoá khác.

31.2.4. Kinh tế

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) trên địa bàn ước đạt 13.200 tỷ đồng, tăng 13,7% so với năm trước và bằng 90,2% kế hoạch cả năm; trong đó, doanh nghiệp nhà nước ước đạt 7.890 tỷ đồng, tăng 16,2%; khu vực ngoài nhà nước ước đạt 4.645 tỷ đồng, tăng 12,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 665,4 tỷ đồng, giảm 4,2% so năm trước.

Hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ trên địa bàn đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng xã hội; các mặt hàng chính sách phục vụ nhân dân miền núi, vùng cao đảm bảo chất lượng và cung ứng kịp thời. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được duy trì thường xuyên. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội năm 2011 ước đạt 11.502,6 tỷ đồng, tăng 23,8% so với năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá, mức tăng khoảng 4,5%); trong đó, khu vực kinh tế Nhà nước ước đạt 887,2 tỷ đồng (chiếm 7,7%), tăng 21,9%; khu vực doanh nghiệp dân doanh ước đạt 3.366,8 tỷ đồng (chiếm 29,3%), tăng 23,4%; khối cá thể chiếm tỷ trọng cao nhất ước đạt 7.248,6 tỷ đồng (chiếm 63%) tăng 24,3% cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2011 tăng 19,26% so với tháng 12/2010 và tăng 21,65% so với cùng kỳ.

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn có nhiều chủ động trong tìm kiếm, duy trì thị trường đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: may mặc, chè, công cụ, dụng cụ y tế và một số sản phẩm mới nên chỉ tiêu xuất khẩu cả năm 2011 đạt cao và hoàn thành kế hoạch; tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 134,2 triệu USD, tăng 35,7% so với năm 2010 và vượt kế hoạch năm 22%; tổng giá trị nhập khẩu ước đạt 329,6 triệu USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ. Hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn cơ bản đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất và đi lại của nhân dân, tiếp tục phát huy và nâng cao chất lượng hoạt động của các

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023