Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - 12


doanh chè của tỉnh Thái Nguyên để phát huy tối đa lợi thế theo quy mô, khả năng đầu tư về bề rộng, bề sâu, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, công nghệ sinh học của mô hình này. Song song với việc đầu tư mở rộng diện tích chè tại những vùng phù hợp theo quy hoạch, hay thay thế vườn cây già cỗi, kém phát triển, phải chú ý kỹ thuật trồng, chăm sóc để tạo được sản phẩm có chất lượng ổn định, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu; thứ hai, việc đa số các hộ gia đình bón phân không hợp lý đã ảnh hưởng lớn đến năng suất, hiệu quả kinh doanh, vì vậy thời gian tới cần áp dụng chặt chẽ phương pháp bón phân khoa học, thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật chăm sóc cây chè; thứ ba, do đa số kiến thức nông nghiệp của người dân còn thấp vì họ ít có cơ hội tiếp cận hoạt động khuyến nông, thiếu thông tin chung về ngành chè, không được cán bộ khuyến nông hướng dẫn cụ thể kỹ thuật trồng, chăm sóc chè. Vì vậy, một chính sách nữa phải tập trung giải quyết là nâng cao trình độ kiến thức nông nghiệp cho hộ sản xuất để họ có khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, phối hợp sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý, khi đó cây chè sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững.

Về sản xuất nguyên liệu: Người trồng chè đã ý thức hơn về sản xuất chè an toàn. Thông qua các lớp tập huấn, người dân đã lựa chọn được những giống chè phù hợp, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật theo khuyến cáo khoa học kỹ thuật, kỹ thuật hái, sao chè được quan tâm, công cụ, máy móc phục vụ cho sản xuất được đầu tư khá đầy đủ. Năng suất, sản lượng và chất lượng chè nguyên liệu ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên việc sản xuất chè tại các hộ gia đình còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết, hỗ trợ do đó chưa tạo được vùng nguyên liệu lớn có chất lượng đồng đều.

Về chế biến: Hiện trên địa bàn tỉnh có 41 đơn vị chế biến - kinh doanh chè thì riêng thành phố có 13 đơn vị. Đây là thành phần quan trọng tham gia vào sản xuất hàng hóa, tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp đều phải thu mua chè nguyên liệu mà không chủ động được nguồn nguyên liệu do đó chưa hoạt


động hết công suất của dây chuyền công nghệ, dẫn đến sự lãng phí về đầu tư thiết bị. Người nông dân vẫn giữ truyền thống sản xuất, chế biến thủ công tại nhà do đó sản phẩm có những hạn chế về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng, bao bì…, giá trị sản phẩm không cao.

Về tiêu thụ: Chè Thái Nguyên có mặt các thị trường trong và ngoài nước. Đối với thị trường trong nước, Thái Nguyên được biết đến với các vùng chè nổi tiếng: Tân Cương, La Bằng, Trại Cài, Sông Cầu, Bắc Sơn, Tức Tranh, Vô Tranh và có mặt ở khắp các tỉnh thành. Thị trường ngoài nước, chè Thái Nguyên đã xuất khẩu chủ yếu đi các nước Đài Loan, Trung Quốc, Pakistan, ngoài ra còn một số thị trường như Hà Lan, Ấn Độ, Anh, Srilanka, Nga… Tuy nhiên giá còn thấp so với giá quốc tế. Đối với các hộ gia đình không gắn với cơ sở kinh doanh thì chủ yếu bán cho tư thương, ít bạn hàng và thường bị tư thương ép giá, đặc biệt là vụ mùa, sản lượng cao nhưng giá thấp.

Với những kết quả nghiên cứu trên chúng tôi rút ra một số vấn đề:

- Sản xuất chè theo hướng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng mô hình thí điểm, chưa nhân rộng trong vùng chè. Người trồng chè vẫn chạy theo lợi nhuận trước mắt nên chưa đảm bảo các nguyên tắc trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Chưa tổ chức bài

bản và hiệu quả khâu giám sát, đánh giá, công nhận các hộ gia đình đạt chuẩn về sản xuất nông nghiệp tốt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

- Các doanh nghiệp chế biến chưa tham gia hiệu quả vào quá trình sản xuất hàng hóa, phần lớn chè xuất khẩu ở dạng bán thành phẩm và bị mất thương hiệu trên thị trường quốc tế.

- Vẫn còn nhiều khó khăn ở khâu tiêu thụ sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp, chủ yếu hướng vào thị trường xuất khẩu, chưa chú trọng thị trường trong nước. Đối với người dân thì gần như không chủ động thị trường, bạn hàng, chủ yếu bán tại nhà hoặc tại chợ địa phương cho tư thương.

Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - 12


- Việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa tập thể trong sản xuất - kinh doanh, nhất là các hộ nông dân chưa rộng rãi, nhận thức của người dân chưa đầy đủ về giá trị và tầm quan trọng của việc sử dụng nhãn hiệu và xây dựng thương hiệu chè Thái Nguyên.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tham khảo tiếng Việt:

1. Đỗ Quang Quý (2010) Giáo trình kinh tế nông nghiệp. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

2. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch (2005) Kinh tế học. Nhà xuất bản Thống kê.

3. Nguyễn Hữu Khải (2005) Cây chè Việt Nam: năng lực cạnh tranh và xuất khẩu. Nhà xuất bản Lao động xã hội.

4. Đỗ Ngọc Quỹ, Đỗ Thị Ngọc Oanh (2008) Kỹ thuật trồng và chế biến chè năng suất cao – chất lượng tốt. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

5. Nguyễn Công Giáo (2006) „Nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất chè đặc sản trên địa bàn thành phố Thái Nguyên‟. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên.

6. Đỗ Thị Thúy Phương (2007) „Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại tỉnh Thái Nguyên‟. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên.

7. Phạm Văn Việt Hà (2007) „Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè tại thành phố Thái Nguyên‟. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên.

8. Mạc Thị Khánh Linh (2011) „Nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh chè tại thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên‟. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên.

9. Tổng cục Thống kê (2011) „Sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm‟, http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=390&idmid=3&ItemID=11578.

10.UBND tỉnh Thái Nguyên (2011) „Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2010‟.


11. VNEconomy (2009) „Chè Việt Nam, càng xuất khẩu nhiều càng mất giá‟, http://vneconomy.vn/20091014092050723P19C9931/che-viet-nam-cang- xuat-khau-nhieu-cang-mat-gia.htm.

12. Chuyên trang Chè ( 2010) „Giá chè tại phiên đấu giá tuần tại Kenya‟, http://xttm.agroviet.gov.vn/XTTM/vi-VN/67/55/20/791/0/Default.aspx.

13. FAO statistical yearbook (2010) „Production of tea‟, http://www.fao.org/economic/ess/ess-publications/ess-yearbook/ess- yearbook2010/yearbook2010-production/en/.

14. Tổng cục Thông kê ( 2011) „Diện tích gieo trồng một số cây lâu năm‟, http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=390&idmid=3&ItemID=11588.

15. Wikipedia (2011) „Bách khoa toàn thư mở Wikipedia‟, http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A8_(th%E1%BB%B1c_v%E1%BA

%ADt).

16. Thị trường chè thế giới năm 2009 và dự báo 2010 (2010), http://www.vietrade.gov.vn/che/1192-th-trng-che-th-gii-nm-2009-va-d-bao2010.html

16. Đinh Phi Hổ, Lê Thị Thanh Tùng (2001) „Thị trường tín dụng nông thôn: Vai trò của khu vực chính thức và không chính thức trong quá trình phát triển kinh tế - Tranh luận và một số gợi ý chính sách‟, Tạp chí phát triển kinh tế, tháng 2/2001.

17. Đinh Phi Hổ (2003) Kinh tế nông nghiệp. Nhà xuất bản Thống kê.

18. Đinh Phi Hổ (2005) „Kinh tế trang trại nhìn từ góc độ kinh tế học‟, Tạp chí phát triển kinh tế, tháng 9/2005.

19. Đinh Phi Hổ (chủ biên), Lê Ngọc Uyển, Lê Thị Thanh Tùng (2006)

Kinh tế phát triển. Nhà xuất bản Thống kê TP. Hồ Chí Minh.

20. Hoàng Hùng (2007) „Hiệu quả kinh tế trong các dự án phát triển nông thôn‟, http://www.clst.ac.vn/AP/tapchitrongnuoc/hdkh/2001/so01/16.html.


21.Lê Dân (2007) „Hiệu quả kinh tế‟, http://baotrung44.blogspot.com/2007/10/phng-php-xc-nh-hiu-qu-kinh-t- hqkt-ca-cc.html.

22. Lê Quốc Doanh, Nguyễn Văn Bộ, Hà Đinh Tuấn (2003). Nông nghiệp vùng cao: thực trạng và giải pháp. NXB Nông nghiệp

23. Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện hôi nghị lần thứ 9 Ban chấp hành TW khóa IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Tài liệu tham khảo tiếng Anh:

1. FAO Statistical Yearbook 2010

2. Africa Tea Brokers LTD

Phụ lục 1


BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT


Tên cán bộ điều tra:…...………….……………………………… Ngày điều tra: …………………………….………………………….…

Xin Ông/ Bà vui lòng sắp xếp thời gian để trả lời phỏng vấn hoặc điền câu trả lời vào bảng câu hỏi khảo sát dưới đây. Những thông tin cá nhân/hộ gia đình sẽ được Giữ Kín, chúng tôi chỉ công bố thông tin tổng hợp của 200 cuộc khảo sát để phục vụ cho đề tài nghiên cứu.


Code:


Họ tên chủ hộ (Gia đình trồng chè):……………………..…………………. Tổ/Thôn/Xóm:……………………………………..………………………… Xã/Phường/Thịtrấn:…………………………………………………...………. Huyện/ Thị xã:………………………………………………………..…

1. Hộ gia đình ông bà có đồi chè đã hoặc đang thu hoạch (kinh doanh) trong năm 2011 không?

� Có Vui lòng trả lời tiếp các câu hỏi sau.

� Không Xin cảm ơn ông bà.

2. Trình độ học vấn của chủ hộ/người trực tiếp quản lý, chăm sóc đồi chè:

� Mù chữ

� Cấp I

� Cấp II

� Cấp III

3. Trình độ chuyên môn của chủ hộ/ người trực tiếp quản lý, chăm sóc đồi chè:

� Sơ cấp

� Trung cấp

� Cao đẳng, đại học

� Trên đại học

� Không có chuyên môn

4. Diện tích trồng chè:

* Tổng diện tích trồng: …………………….Ha (1 Ha = 10.000m2)

* Tổng diện tích thu hoạch năm 2011:.…….Ha

5. Mật độ cây trồng: ……………………………………..Cây/Ha

6. Giống cây chè:

� Cũ, truyền thống

� Mới

7. Lượng phân bón sử dụng trong năm 2011 (tính trên toàn bộ diện tích đất trồng chè):

* Phân NPK: …………………...Tấn (Bìnhquân……..…. kg/cây)

* Phân hữu cơ (bò, gà…): …….. Tấn (Bìnhquân….……. kg/cây)

* Phân khác (ghi rõ): ………….. Tấn (Bìnhquân……….. kg/cây)

8. Số lần tưới nước trong năm 2011:

� 1 lần

� 2 lần

� 3 lần

� Trên 3 lần

Số lít nước tưới trong 1 lần (tính trên toàn bộ diện tích trồng chè): ………. m3

(Bình quân …………….lít/cây)

9. Thời gian kiến thiết cơ bản (từ khi trồng đến khi có thu hoạch đầu tiên):..………năm.

10. Dự kiến thời gian khai thác, kinh doanh (Từ khi thu hoạch sản phẩm đến khi chặt bỏ cây): ……năm.

11. Chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản, chưa cho thu hoạch sản phẩm (tính trên toàn bộ diện tích trồng chè):

� Chi phí làm đất: …………….…….triệu đồng

� Cây giống:…………………....…...triệu đồng

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 27/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí