Đánh Giá Thuận Lợi Và Khó Khăn Trong Quá Trình Sản Xuất – Kinh Doanh Chè Tại Thành Phố Thái Nguyên


tuyến xe buýt, taxi... góp phần nâng cao văn minh đô thị và phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân đặc biệt là học sinh, sinh viên; doanh thu vận tải cả năm ước đạt 1.220 tỷ đồng, tăng 21,4% so với cùng kỳ, trong đó vận tải hàng hóa tăng 23%, vận tải hành khách tăng 15,1%, hoạt động dịch vụ vận tải tăng 17%. Hệ thống bưu chính, viễn thông, thông tin truyền thông tiếp tục được đầu tư, nâng cấp và mở rộng, từng bước đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về thông tin của nhân dân. (UBND tỉnh Thái Nguyên, 2011).

3.1.3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất – kinh doanh chè tại Thành phố Thái Nguyên

3.1.3.1. Thuận lợi

Thực hiện Quyết định số 2214/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên ngày 21 tháng 8 năm 2011 về việc phê duyệt Đề án nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2015.

Đảng bộ và chính quyền Thành phố đã có nhiều chủ trương, đồng thời xây dựng Đề án phát triển vùng chè đặc sản Tân Cương thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2007 - 2010. Đó là những căn cứ pháp lý quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh chè phát triển.

Năm 2010, Thành phố Thái Nguyên được công nhận là đô thị loại I, cùng với đó là đầu tư về kết cấu hạ tầng điện, đường, trường, trạm chợ đặc biệt là hình thành các điểm chợ giao dịch thương mại riêng cho chè, sẽ tạo điều kiện cho người trồng chè nắm bắt thêm thông tin, tìm kiếm thị trường mới, bạn hàng mới, mở rộng giao lưu, thông thương hàng hóa, thuận lợi trong quá trình tiêu thụ chè.

Thái Nguyên đã có nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” và chỉ dẫn địa lý đối chè Thái Nguyên. Việc thành lập các làng nghề về chè, quy hoạch vùng chè thành các điểm trình diễn, tham quan du lịch cũng tạo điều kiện thuận lợi trong việc giới thiệu quảng bá sản phẩm chè Thái Nguyên. Sở Công thương Thái Nguyên đã có nhiều biện pháp xúc tiến thương mại, nhất là tới đây đưa sàn giao dịch thương mại điện tử vào hoạt động sẽ tạo điều kiện đề chè Thái Nguyên vươn xa và khẳng định thương hiệu.


Năm 2006 Việt Nam tham gia vào thị trường chung ASEAN và trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam thâm nhập thị trường Quốc tế nhất là thị trường có tiềm năng như Mỹ, Nhật, EU. . . và tham gia sâu rộng hơn vào quá trình ph ân công lao động, phân chia thị trường trong khu vực và hợp tác kinh tế, sẽ tạo ra sức hấp dẫn hơn đối với đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, sự phát triển của các mạng lưới thông tin, tuyên truyền, sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể, người dân Thái Nguyên ngày càng có nhiều điều kiện tiếp cận với thông tin trên các lĩnh vực, dân trí ngày một nâng lên, khả năng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp cũng được cải thiện, nâng cao năn g suất và hiệu quả lao động. Nghề trồng chè đã từng bước cơ giới hóa, giảm lao động trực tiếp, nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích.

Thành phố Thái Nguyên có vị trí địa lý kinh tế chiến lược với đầu mối giao thông trọng yếu, có cự ly đến cảng hàng không Quốc tế Nội Bài lý tưởng, là vùng đệm giữa khu kinh tế năng động với các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng thời thành phố có cơ sở hạ tầng đô thị, xã hội tương đối thuận lợi do đó việc thông thương, trao đổi hàng hóa thuận lợi.

3.1.3.2. Khó khăn

Trên địa bàn thành phố có 13 doanh nghiệp tham gia sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè, nhưng chưa có vùng nguyên liệu ổn định, do đó không chủ động nguồn nguyên liệu cho chế biến. Hộ nông dân tự canh tác, thu hái và chế biến vẫn mang tính phổ biến. Hầu hết các hộ trồng chè bán chè khô cho tư thương mua gom để bán lại cho doanh nghiệp, người dân không có lợi về giá và bị mất thương hiệu.

Hiện tại, sản phẩm chè của Thái Nguyên cả nội tiêu và xuất khẩu không chủ động được thị trường, giá bán thấp chưa mang lại hiệu quả cao tương xứng với vị thế của chè Thái Nguyên. Thương hiệu chè Thái Nguyên chưa được quản lý nghiêm ngặt và chưa được quan tâm đúng mức, nhiều hộ trồng


chè chưa nhận thức đầy đủ về giá trị của thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa chè Thái Nguyên.

Việc tham gia vào WTO sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn ngay trong thị trường nội địa, trong khi còn yếu về tài chính, năng lực kỹ thuật, hiểu biết về thị trường quốc tế.

Các cơ sở kinh doanh chậm đầu tư thiết bị công nghệ, năng suất chất lượng sản phẩm chưa cao, sản phẩm kém sức cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp là một trong những yếu tố làm hạn chế đến khả năng tăng trưởng kinh tế, đặc biệt ảnh hưởng tới phát triển sản xuất chè.

Cơ sở hạ tầng được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế. Tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng chậm, công tác quy hoạch đô thị chưa theo kịp tốc độ phát triển.

3.2. Thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tại TP Thái Nguyên

3.2.1. Tình hình chung về sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên

* Diện tích trồng chè: Giai đoạn 2007 - 2011, diện tích chè toàn Thành phố liên tục được mở rộng và tăng nhanh qua các năm: Năm 2007 diện tích chè của Thành phố chỉ có 1.161 ha, đến năm 2011 diện tích chè của Thành phố là 1.255 ha tăng 1,08 lần so với năm 2007, đã hình thành vùng chuyên canh chè với các xã trọng điểm như: Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Quyết Thắng. Tổng diện tích chè trồng mới và trồng lại giai đoạn 2007 - 2011 là

1.501 ha. Trong đó: Diện tích trồng mới: 284,5 ha, bình quân 56,9 ha/năm; Diện tích trồng lại: 1.216 ha, bình quân 243,2 ha/năm. (Bảng 3.1)

43


Bảng 3.1: Diện tích trồng mới, trồng lại chè trên địa bàn thành phố giai đoạn 2007 - 2011



TT


Đơn vị

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Tổng 5 năm

Trồng mới

Trồng lại

Trồng mới

Trồng lại

Trồng mới

Trồng lại

Trồng mới

Trồng lại

Trồng mới

Trồng lại

Trồng mới

Trồng lại


Tổng

1

Phúc Xuân

14,5

8

10

9

13

4

12,6

20

18,4

280

68,5

321

389,5

2

Phúc Trìu

13

9

12

7

14

4

7

13

12,6

260

58,6

293

351,6

3

Tân Cương

11

8

10

8

10

7

6

10

9

144

46

177

223

4

Quyết Thắng

7

0,5

6

3

6

7

3

7

5

133

27

150,5

177,5

5

Thịnh Đức

8

2,5

40

2

4

6

5

8

7

131,6

64

150,1

214,1

6

Phúc Hà

2

1,5

4


3

2

1


1,4

120

12

123,5

134,9

7

Xã khác



9

1







9

1

10

Tổng cộng

55,5

29,5

91

30

50

30

34,6

58

53,4

1.068,6

284,5

1.216

1.501

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - 7

(Nguồn: Phòng NN&PTNT TPTN)


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn


* Sản xuất chè nguyên liệu: Tổng diện tích chè toàn Thành phố năm 2007 là

1.161 ha, năm 2011 là 1.255 ha, tăng 94 ha. Sản lượng chè búp tươi năm 2006 là 10.846 tấn đến năm 2011 là 15.954 tấn, tăng 5.108 tấn. (Bảng3.2)

Bảng 3.2: Diện tích, sản lượng, năng suất, chè trên địa bàn thành phố giai đoạn 2007 - 2011‌


TT


Chỉ tiêu


ĐVT

Năm

2007

2008

2009

2010

2011

1

Tổng diện tích

ha

1.161

1.179

1.207

1.302

1.255

2

Sản lượng

Tấn

10.846

12.211

13.040

14.670

15.954

3

Năng suất

Tấn/ha

9,3

10,4

10,8

11,3

12,7

(Nguồn: Cục Thống kê Thái Nguyên)


* Tình hình chế biến và tiêu thụ chè: Hiện nay, trên địa bàn thành phố 13 doanh nghiệp tham gia sản xuất, chế biến chè, tuy nhiên lượng chế biến của các doanh nghiệp chưa cao, do doanh nghiệp chưa có vùng nguyên liệu nhưng thu mua nguyên liệu với giá thấp, chưa hợp đồng chặt chẽ với người dân. Bên cạnh đó người dân ít bán chè nguyên liệu chủ yếu chế biến tại gia đình. Hầu hết chè nguyên liệu tươi được chế biến tại chỗ, trong đó chế biến bằng tôn quay lăn kết hợp vò thủ công chiếm 32%, chế biến bằng máy tôn sao quay lăn + máy vò có gắn mô tơ điện chiếm 68%.

Về tiêu thụ sản phẩm: Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tập trung vẫn hướng chủ yếu cho xuất khẩu chè bán thành phẩm, một số ít đã đầu tư dây chuyền sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh để phục vụ thị trường trong và ngoài nước. Đối với hộ trồng chè, thường bán tại địa bàn thông qua tư thương thu mua tại nhà, tại các chợ địa phương, thị trường hạn chế.

3.2.2. Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè của các hộ nghiên cứu

3.2.2.1. Đặc điểm chung của hộ nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu tiến hành trên 200 hộ. Cụ thể: mỗi xã điều tra 40 hộ. (Bảng 3.3)


Bảng 3.3: Tổng hợp đặc điểm chung của hộ nghiên cứu


TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Tân Cương

Phúc Trìu

Phúc Xuân

Phúc Hà

Quyết Thắng

Tổng cộng


1

Số hộ điều tra

Hộ

40

40

40

40

40

200

- Hộ chuyên chè

Hộ

03

04

02

02

0

11

- Hộ kiêm chè - lúa


Hộ


34


33


37


36


32


172

- Hộ chè - kinh doanh

Hộ

03

03

01

02

08

17


2


Giới tính của chủ hộ

Nam

36

34

38

36

38

182

Nữ

04

06

02

04

02

18


3


Dân tộc

Kinh

40

40

40

31

40

191


Thiểu số


0


0


0


09


0


09


4


Trình độ văn hóa


Tiểu học


0


0


06


05


0


11

THCS

33

35

30

34

36

168

THPT

07

05

04

01

04

21


CĐ, ĐH


0


0


0


0


0


0


5

Độ tuổi bình quân của chủ hộ


Tuổi


46


45


45


44


45



6

Số nhân khẩu trung bình/hộ


Người


4,2


4,06


4,16


4,08


4,18



7

Số lao động trung bình/hộ


Người


2,93


2,63


2,38


2,05


2,28


(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012)


* Về giới tính và dân tộc: Trong 200 hộ điều tra, có 191 chủ hộ là dân tộc kinh (chiếm 95,5%) và 9 chủ hộ hộ là dân tộc thiểu số (chiếm 4,5%). Chủ hộ là nam giới chiếm 91% và nữ giới chiếm 9%.

* Về trình độ văn hóa: Qua điều tra nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ chủ hộ có trình độ học vấn tốt nghiệp Trung học cơ sở chiếm tỉ lệ khá cao 84%, tốt nghiệp Tiểu học chiếm 5,5% và tốt nghiệp Trung học phổ thông chiếm 10,5% trong tổng số 200 hộ điều tra. Các chủ hộ hầu hết tốt nghiệp Trung học cơ sở, không có trình độ Cao đẳng, Đại học.

* Về đặc điểm của hộ trong lĩnh vực sản xuất: Trong tổng số 200 hộ điều tra, có 11 hộ chuyên chè, 172 hộ kiêm chè lúa (chiếm 86%) và 17 hộ kiêm chè - kinh doanh. Hầu hết các hộ đều thuộc diện có mức sống trung bình khá, cá biệt có một số hộ giàu do có mô hình làm chè theo hướng chuyên canh gắn với cơ sở sản xuất - kinh doanh chè. Với đặc điểm là các xã thuần nông nên tỉ lệ hộ trồng chè - lúa chiếm tỉ lệ cao trong tổng số hộ điều tra, cho thấy người dân trong vùng chè đã sử dụng tối đa diện tích hiện có của gia đình trong hoạt động nông nghiệp đặc biệt là không bỏ trồng lúa và đây cũng là đặc điểm của nền nông nghiệp nước ta.

* Về nguồn nhân lực của hộ: Kết quả điều tra cho thấy, số khẩu của các hộ điều tra từ 2 đến 8 khẩu và số lao động của hộ từ 1 đến 6 người. Số lao động của hộ tập trung từ 2 đến 4 người và chiếm tỉ lệ 93,8% (trong đó: số hộ có 2 lao động chiếm 63%; số hộ có 3 lao động chiếm 22% và số hộ có 4 lao động chiếm 9% trong tổng số 200 hộ điều tra). Do phần đa là các gia đình trẻ, nhiều gia đình có con cái thoát ly, không theo nghề chè nên số người trong độ tuổi lao động ít từ 2 - 3 người (bình quân là 2,4 lao động/hộ).

* Về điều kiện sản xuất:

- Đất đai: Do việc tăng nhân khẩu, chia tách hộ gia đình nên đã có sự phân chia nhỏ đất đai canh tác. Số hộ có diện tích từ 0,14 – 0,22 ha là phổ biến, cá biệt có một số hộ có diện tích trồng chè từ 0,05 – 0,11 ha. Qua điều


tra cho thấy, ở xã Tân Cương, diện tích đất trồng chè của hộ lớn hơn các xã Phúc Xuân, Phúc Trìu, Phúc Hà Và Quyết Thắng, số hộ có diện tích từ 10 sào (tương đương với 0,36 ha) rất ít. (Bảng 3.4)

Bảng 3.4: Đặc điểm diện tích đất trồng chè của các hộ nghiên cứu



TT


Chỉ tiêu


ĐVT


Tân Cương


Phúc Trìu


Phúc Xuân


Phúc Hà


Quyết Thắng

1

Diện tích đất bình quân/hộ

ha

0,51

0,45

0,40

0,30

0,28

2

Diện tích đất chè bình quân/hộ

ha

0,34

0,19

0,18

0,15

0,14

3

Tổng diện tích chè của các hộ

ha

13,6

7,6

7,2

6,0

5,6

4

Hộ có diện tích trồng chè lớn nhất

ha

0,79

0,43

0,39

0,29

0,27


5

Hộ có diện tích trồng chè nhỏ nhất


ha


0,11


0,09


0,07


0,06


0,05

6

Số hộ có diện tích >= 0,36 ha

hộ

17

7

5

0

0

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012)


- Máy móc, công cụ: Do ở vùng chè trọng điểm nên các gia đình đã có sự đầu tư máy móc, thiết bị theo hướng cơ giới hóa. 100% các gia đình có máy sao chè, vò chè, máy bơm nước, một số gia đình có từ 04 máy sao chè trở lên, một số có máy cắt dùng để đốn chè… Việc đầu tư trên đã đem lại lợi ích về nhiều mặt, giảm lao động thủ công, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí nhân công, đồng thời việc dùng máy móc sao chè đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm chè.

3.2.2.2. Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè của hộ nghiên cứu

a. Về sản xuất, chế biến của hộ nghiên cứu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023