Giáo Dục Trung Học Cơ Sở Thành Phố Thái Nguyên Trước Năm 2009

Hà Nội thông qua các tuyến quốc lộ: QL3 nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn

- Cao Bằng, cửa khẩu Tà Lùng Cao Bằng; QL1B nối Thái Nguyên - Lạng Sơn, cửa khẩu Hữu nghị quan; QL37 nối với các tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang với Bắc Giang - Bắc Ninh, hệ thống đường xe lửa Thái Nguyên - Bắc Giang - Lạng Sơn - Hà Nội; Đường cao tốc QL3 mới nối với Thủ đô Hà Nội đã được thông tuyến; Thành phố Thái Nguyên cách sân bay quốc tế Nội bài 52Km.

Thành phố Thái Nguyên có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, rất thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp. Trên địa bàn tập trung nhiều khu công nghiệp sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ và thương mại. Với vị thế là thành phố công nghiệp luyện kim đầu tiên và là cánh chim đầu đàn của Ngành Luyện kim Việt Nam. Thành phố Thái Nguyên có Khu công nghiệp Gang thép và các nhà máy luyện kim màu mỗi năm cung cấp cho cho Tổ quốc hơn nửa triệu tấn gang thép. Hiện nay đang được đầu tư, mở rộng giai đoạn 2 để đáp ứng thép gang cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm đào tạo lớn, đứng thứ 3 trong toàn quốc về giáo dục đào tạo chuyên nghiệp chỉ sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là trung tâm y tế lớn của cả vùng Trung du miền núi phía Bắc. Hiện nay, hai lĩnh vực này được quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị để đáp ứng tốt hơn sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.

Thành phố còn là trung tâm nối với các tuyến, tua, điểm du lịch của các tỉnh phía Bắc. Nơi có khu du lịch nổi tiếng Hồ Núi Cốc và vùng chè đặc sản Tân Cương. Hiện trên địa bàn có hơn 100 điểm di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh và quốc gia. Giữa trung tâm thành phố là Bảo tàng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam - nơi lưu giữ văn hóa của 54 dân tộc trên đất nước Việt Nam; Di tích Đại đội thanh niên xung phong 915... Đây là những tiền đề thuận lợi để thành phố Thái Nguyên đẩy mạnh đầu tư phát triển du lịch trong thời gian tới.

Ngày 20/12/2016, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 2486/QĐ-TTg Về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên, tỉnh

Thái Nguyên đến năm 2035. Theo đó, thành phố được định hướng phát triển hai bên bờ sông Cầu, theo mô hình đô thị sinh thái, đa trung tâm gắn với việc hình thành các khu chức năng: Trung tâm lịch sử hiện hữu; trung tâm giáo dục

- đào tạo, y tế chất lượng cao, thương mại - dịch vụ, tài chính - ngân hàng; các khu cải tạo nâng cấp; khu phát triển mới; khu vực phát triển công nghiệp, logistic phía Bắc; khu vực du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp chất lượng cao; khu dự trữ phát triển và nông nghiệp đô thị. Với mục tiêu xây dựng thành phố Thái Nguyên thành trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực của Quốc gia; trung tâm kinh tế - dịch vụ - du lịch, trung tâm y tế chăm sóc sức khỏe chất lượng cao gắn với nghiên cứu khoa học của vùng Trung du miền núi phía Bắc.

Tính đến 1/10/2017, thành phố Thái Nguyên có diện tích 222,93km2, dân số gần 40 vạn người với 32 đơn vị hành chính trực thuộc (gồm 21 phường: Cam Giá, Chùa Hang, Đồng Bẩm, Đồng Quang, Gia Sàng, Hoàng Văn Thụ, Hương Sơn, Phan Đình Phùng, Phú Xá, Quan Triều, Quang Trung, Quang Vinh, Tân Lập, Tân Long, Tân Thành, Tân Thịnh, Thịnh Đán, Tích Lương, Trung Thành, Trưng Vương, Túc Duyên; và 11 xã: Cao Ngạn, Đồng Liên, Huống Thượng, Linh Sơn, Phúc Hà, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Quyết Thắng, Sơn Cẩm, Tân Cương, Thịnh Đức); Thành phố có trên 30 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; 137 trường mầm non, tiểu học, THCS; tập trung 13 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa của trung ương và của địa phương [4, tr. 1-2].

1.2. Giáo dục trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên trước năm 2009

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

1.2.1. Thời kỳ từ năm 1962 đến năm 1985

Ngày 19/10/1962, Hội đồng Chính phủ ban hành quyết định số 114 thành lập thành phố Thái Nguyên, trực thuộc tỉnh Thái Nguyên. Trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới, Đảng bộ thành phố Thái Nguyên đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất từ ngày 22/5 đến 25/5/1963. Đó là một sự kiện chính trị quan trọng, mở ra một thời kỳ hoạt động mới của Đảng bộ và nhân dân thành phố

Giáo dục trung học cơ sở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 2009 - 2017 - 3

Thái Nguyên. Đại hội đã đề ra Nghị quyết đại biểu thành phố Thái Nguyên lần thứ nhất (5/1963) để tổ chức triển khai thực hiện.

Cùng với bước chuyển biến về kinh tế, ngành văn hóa, giáo dục thành phố cũng có những điều kiện thuận lợi để không ngừng nâng cao và mở rộng. Trong thời gian này, các trường lớp phổ thông tăng lên với nhịp độ khá nhanh. Năm học 1962-1963 toàn Thành phố có 77 lớp học phổ thông cấp I + II, tăng 1,3 lần so với năm học 1961-1962; có 3.884 học sinh, tăng gần 1,3 lần so với năm học 1961-1962 [1, tr110]. Các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương có nhiều có gắng trong việc vận động, tổ chức nhân dân đóng góp xây dựng trường sở, đáp ứng những yêu cầu cơ bản về phương tiện học tập, vui chơi cho học sinh các cấp. Phong trào thi đua “Hai tốt”, học tập các điển hình tiên tiến được phát động sâu rộng trong các trường học.

Bước sang giai đoạn 1965-1975, trước tình hình giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, ngành Giáo dục Thành phố đã phải có sự chuyển hướng trong đào tạo, thực hiện quyết định của Thành ủy tất cả các lớp học phải nhanh chóng rời khỏi thành phố; trường học ở các xã phải phân tán nhỏ về các xóm. Thành ủy còn chỉ thị các cấp ủy đảng cơ sở phải tận dụng mọi khả năng của nhân dân và của các cơ quan, công trường... để di chuyển và làm thêm trường lớp. Nhờ đó, năm học 1965-1966 ngành Giáo dục Thành phố trong thời gian ngắn đã xây được 75 phòng học mới, 16 dãy nhà tập thể và 2 nhà gửi trẻ.

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”, các năm học 1964-1965, 1965-1966 và 1966-1967, con em các dân tộc thành phố Thái Nguyên trong các trường học đều đạt tỷ lệ lên lớp và đỗ tốt nghiệp cao nhất tỉnh. Trong năm học 1967-1968, toàn thành phố có 6 trường cấp II đỗ chính thức 100%; đội học sinh giỏi văn và toán của thành phố đoạt giải nhất tỉnh, góp phần đưa đội giỏi văn lớp 7 đạt giải khuyến khích toàn miền Bắc; 60% học sinh thành phố được công nhận là cháu ngoan Bác Hồ. Trong phong trào thi đua “Hai tốt”, trường phổ thông cấp II Hoàng Văn Thụ là lá cờ đầu, được Hội đồng Chính phủ tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

Thời kỳ khôi phục kinh tế sau chiến tranh phá hoại lần I (1969-1972) là chặng đường rất có ý nghĩa đối với thành phố Thái Nguyên tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ III (6/1967). Tiếp đó, tháng 4/1971 Đại hội Đảng bộ thành phố Thái Nguyên lần IV được triệu tập và đề ra phương hướng, nhiệm vụ mới nhằm phát triển kinh tế, văn hóa. Những năm 1969-1972 cũng đánh dấu bước phát triển mới của ngành Giáo dục thành phố Thái Nguyên. Với phòng trào thi đua “Hai tốt”, các trường đều tích cực đi sâu vào việc cải tiến nội dung, phương pháp dạy và học. Trong năm học 1971- 1972, số học sinh cấp II được lên lớp đạt vượt xa chỉ tiêu do đại hội Đảng thành phố lần IV đề ra. Toàn thành phố có 20/34 trường đạt danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” cấp thành và cấp tỉnh (tăng hơn 18 đơn vị so với năm học 1970-1971) [1, tr138]. Ngành Giáo dục Thành phố đã chỉ đạo đưa lao động sản xuất vào trường học bước đầu có kết quả. Dựa vào sức lao động của thầy và trò, được sự ủng hộ của nhân dân địa phương, các trường đã tu sửa 63 phòng học, xây dựng thêm 45 phòng bằng tre, nứa, lá và 64 phòng học bằng gạch, ngói.

Sau khi đế quốc Mỹ ngừng ném bom lần II, học sinh, giáo viên của các trường đã di chuyển về thành phố, kịp thời khắc phục hậu quả chiến tranh, nhanh chóng khôi phục và ổn định trường lớp để đảm bảo tốt nhu cầu học tập của con em nhân dân. Phong trào “Hai tốt” vẫn được giữ vững, năm học 1972- 1973 các trường lớp đã đảm bảo cho 22.596 học sinh các cấp trở lại học tập bình thường mặc dù số học sinh tăng lên 1.800 em. Ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện phương châm “giáo dục kết hợp với lao động sản xuất”, các trường đều tổ chức nung vôi, làm gạch, tự sửa chữa trường lớp, điển hình là trường phổ thông Công nghiệp và trường cấp II xã Đồng Quang... Chất lượng giáo dục được giữ vững, số học sinh lên lớp ở các cấp học đều vượt chỉ tiêu từ 1% đến 5%. Toàn thành phố có 57% số trường đạt đơn vị tiên tiến cấp thành và cấp tỉnh; 85% số học sinh đạt tiêu chuẩn cháu ngoan Bác Hồ...

Đại hội lần thứ VI của Đảng bộ thành phố Thái Nguyên (từ 4/6 đến 8/6/1974) đã đề ra Nghị quyết tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp văn hóa, giáo dục

trong tình hình mới. Ngành Giáo dục Thành phố tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào thi đua “Hai tốt”; tăng cường cơ sở vật chất trong các trường học. Bằng kinh phí của Nhà nước, Tỉnh cùng với sự đóng góp của phụ huynh học sinh, các trường học tổ chức lao động xây dựng phòng học, tu sửa bàn ghế... do đó, số phòng học bán kiên cố từ 34% trong năm học 1972-1973 đã tăng lên 59% trong năm học 1973-1974.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, thành phố Thái Nguyên trở thành trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của tỉnh. Thành phố là nơi có nhiều trường đại học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học. Đội ngũ cán bộ chủ chốt của Thành ủy do Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ VI (1974) bầu gồm 25 ủy viên, do đồng chí Trần Tường làm Bí thư Thành ủy, các đồng chí Nguyễn Đình Hinh và Nguyễn Đức Tân làm Phó Bí thư - cơ bản ổn định nhiệm vụ và vị trí công tác, là một trong những thuận lợi để Đảng bộ trong việc lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục...

Thực hiện kế hoạch 5 năm (1976-1980), ngành Giáo dục thành phố Thái Nguyên đã hoàn thành nhiệm vụ năm học 1975-1976 với chất lượng cao và toàn diện nhất so với các năm học trước. Các trường phổ thông cấp I, II có 85% số học sinh đạt tiêu chuẩn “Cháu ngoan Bác Hồ”, thi tốt nghiệp cấp II đạt 93,9%, vượt chỉ tiêu 3%; tỷ lệ học sinh lên lớp ở các cấp I, II, III đều đạt từ 90% đến 95%, vượt chỉ tiêu kế hoạch từ 1% đến 5%. Tổ giáo viên bộ môn xã hội Trường cấp II Nha Trang và tổ giáo viên tự nhiên Trường cấp II Gia Sàng đạt danh hiệu “Tổ lao động xã hội chủ nghĩa”. Các trường cấp II Gia Sàng, cấp I - II Nha Trang đạt danh hiệu “Đơn vị tiên tiến xuất sắc”.

Năm học 1975-1976, Thành phố có trên 2000 học viên theo học các lớp bổ túc văn hóa ban đêm. Trường bổ túc văn hóa cấp II Trưng Vương mở thêm 2 phân hiệu Nha Trang và Đội Cấn. Các đồng chí lãnh đạo Thành ủy và Uỷ ban nhân dân thành phố vừa quan tâm động viên phong trào, vừa gương mẫu theo

học các lớp bổ túc văn hóa, do đó phong trào phát triển mạnh, số học viên tăng 400 người so với năm học trước, tỷ lệ thi tốt nghiệp bổ túc cấp II đạt 96% (vượt chỉ tiêu trên 26%), tỷ lệ lên lớp đạt 75% (vượt chỉ tiêu trên 5%).

Năm học 1976-1977, thành phố có 34.875 học sinh, tăng 3.403 học sinh so với năm học trước, trong đó tỷ lệ học sinh phổ thông tăng 11,1% học sinh bổ túc văn hóa tăng 60%. Trước tình hình đó, việc xây dựng trường sở, đảm bảo trang thiết bị dạy và học, đáp ứng yêu cầu học tập của con em nhân dân là nhiệm vụ nặng nề và cấp thiết của Đảng bộ Thành phố. Ngày 8/9/1976, Thành ủy ra Nghị quyết số 15/NQ-TP “Tăng cường lãnh đạo công tác giáo dục, phát động cuộc vận động toàn dân tham gia xây dựng trường sở”, thành lập Ban Chỉ đạo cuộc vận động do đồng chí Trần Tường, Bí thư Thành ủy làm Trưởng ban. Tiếp đó, ngày 26/3/1977, Thành ủy ra Nghị quyết “Đẩy mạnh lãnh đạo thực hiện cuộc vận động toàn dân tham gia xây dựng trường sở”. Ngày 22/10/1977, Thành ủy tổ chức Hội nghị tổng kết cuộc vận động: “Trong cuộc vận động này, toàn Thành phố đã xây dựng và đưa vào sử dụng 171 phòng học kiên cố và bán kiên cố, vượt 23 phòng học so với kế hoạch đề ra (trong số 171 phòng học, có 2 nhà 2 tầng, với 22 phòng); đã phân phối tới các trường 3.527 bộ bàn ghế, chấm dứt tình trạng một số nơi phải học 3 ca trong ngày; chấm dứt tình trạng học sinh các cấp phải ngồi học bàn tròn” [2, tr35].

Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Thái Nguyên lần thứ VII vòng 2 (27/1 đến 31/1/1978) đã quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu lãnh đạo của Đảng bộ trong 2 năm 1978-1979 và các năm tiếp theo. Thực hiện Nghị quyết của Đại hội, Ngành Giáo dục Thành phố cũng có bước tiến mới. Trong năm học 1978-1979, tổng số học sinh các cấp lên tới 41.000 em, tăng hơn

3.000 học sinh so với năm học trước. Các trường đã khắc phục khó khăn, xây dựng được 90 phòng học bán kiên cố và kiên cố. Các trường cấp I + II Tân Long, Quan Triều, Hoàng Văn Thụ, Nha Trang, Hương Sơn, Núi Voi, Trại Cau, Gia Sàng, Túc Duyên tổ chức cho học sinh lao động sửa chữa trường lớp,

bàn, ghế hư hỏng. Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố trang bị thêm cho các trường trên 2000 bộ bàn ghế, cử 350 giáo viên theo học các hệ tại chức. Chất lượng dạy và học trong các trường được nâng lên: số giờ dạy có chất lượng khá và giỏi tăng 50% so với năm học trước; có 3 học sinh đạt giải nhất, 1 học sinh đạt giải nhì trong kỳ thi chọn học sinh giỏi toán và văn lớp 7 của tỉnh... Đảng bộ Thành phố lãnh đạo hoàn thành xuất sắc việc xây dựng trường sở kiên cố, nửa kiên cố, đảm bảo đủ chỗ ngồi học cho con em nhân dân, chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng được nâng lên, các chỉ tiêu trong 3 năm học đều vượt kế hoạch. Vì vậy, Thành phố Thái Nguyên là một trong hai đơn vị được Uỷ ban nhân dân tỉnh tặng cờ và tiền thưởng vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua xây dựng trường (1976-1978).

Bước sang năm 1979, tình hình biên giới phía Bắc có nhiều diễn biến phức tạp. Thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương Đảng và của Tỉnh ủy, Ngành Giáo dục Thành phố thực hiện bản Tuyên bố ngày 17/2/1979 của Chính phủ và Thông báo ngày 18/2/1979 của UBND tỉnh Thái Nguyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục. Toàn Ngành quyết tâm cùng các tầng lớp nhân dân Thành phố sẵn sàng lên đường chiến đấu và phục vụ chiến đấu chống xâm lược. Đảng bộ Thành phố đã lãnh đạo công tác giáo dục chuyển hướng kịp thời, thực hiện thắng lợi năm học 1978-1979. Số học sinh được lên lớp ở các cấp đạt từ 95% đến 98% (vượt kế hoạch từ 1% đến 3%), thi tốt nghiệp cấp II phổ thông đạt từ 89% đến 97% (vượt chỉ tiêu từ 7,8% đến 9%)... [2, tr. 73-78].

Bên cạnh đó, hưởng ứng chiến dịch “Trần Quốc Toản ra quân đánh thắng quân xâm lược” do Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố phát động, Liên hội thiếu niên tiền phong các Trường phổ thông cấp II đã tích cực quyên góp, ủng hộ lương thực, thực phẩm cho bộ đội và thương binh, tiêu biểu điển hình như Trường phổ thông cấp II Đồng Quang quyên góp được 794 đậu xanh, 806 quả trứng và 38 kg đường ủng hộ bộ đội và thương binh... Ngay sau khi quân xâm lược rút về nước, Ngành Giáo dục Thành phố tiếp tục cùng nhân dân thành phố

quyên góp, ủng hộ đồng bào Cao Bằng nhanh chóng ổn định đời sống và khôi phục sản xuất. Nhiều giáo viên và sinh viên được cử, chia làm nhiều đoàn lên các tỉnh biên giới công tác hỗ trợ các tỉnh khắc phục hậu quả chiến tranh.

Sau gần 5 năm đẩy mạnh khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội (1976- 1979). Đến năm 1980 Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Thái Nguyên lần thứ VIII (từ ngày 4/2 đến 7/2/1980) quyết định phương hướng, nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể về kinh tế, xã hội, giáo dục trong 2 năm 1980-1981. Sự nghiệp giáo dục tiếp tục đạt được nhiều kết quả.

Thực hiện Nghị quyết số 14 của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục, từ năm 1981 cuộc cải cách giáo dục đã đưa hệ thống giáo dục của nước ta thống nhất thực hiện trong 12 năm (bỏ lớp vỡ lòng), kéo theo sự đổi mới chương trình sách giáo khoa và cải tiến chữ viết. Ngày 27/3/1981 Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 135-CP về hệ thống giáo dục phổ thông mới. Theo đó Hệ thống giáo dục phổ thông trong cả nước là hệ thống trường phổ thông 12 năm, được chia làm hai bậc: Bậc phổ thông cơ sở, từ lớp 1 đến lớp 9; Bậc phổ thông trung học, từ lớp 10 đến lớp 12. Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định sáp nhập cấp 1 và cấp 2 thành trường phổ thông cơ sở.

Ngành Giáo dục Thành phố thực hiện nghiêm túc cuộc cải cách giáo dục năm 1981 theo chỉ đạo của Trung ương, Bộ GD&ĐT. Trong 3 năm (1980- 1982) Ngành đã tập trung huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp cho con em địa phương học tập, xây dựng 40 phòng học mới, tu sửa hàng trăm phòng học cũ, mua sắm trên 4.000 bộ bàn ghế trang bị cho các trường học. Năm học 1982-1983 phong trào thi đua “Hai tốt” tiếp tục được duy trì, bậc phổ thông cơ sở thành phố có 805 lớp với tổng số 31.900 học sinh (tăng

2.361 em học sinh so với năm học trước) trong đó có 8.775 học sinh chiếm 1/3 tổng số học sinh phổ thông cơ sở học theo chương trình cải cách mới.

Hầu hết con em cán bộ và Nhân dân của thành phố Thái Nguyên được đến trường học. Các bậc học phát triển cân đối và không ngừng nâng cao chất

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/04/2023