Kế Hoạch Của Hộ Nông Dân Thành Phố Thái Nguyên Trong Thời Gian Tới


hàng loạt cá. Tốc độ ĐTH nhanh làm lượng xe lưu thông trên các tuyến đường ngày càng nhiều. Vì thế, lượng bụi và lượng khí độc thải ra mỗi ngày một nhiều hơn. Các công trình lớn liên tục được xây dựng trên địa bàn thành phố ngày càng gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí. Vì vậy có đến 25,83% trong tổng số ý kiến cho rằng môi trường xấu đi nhiều và 39,17% ý kiến cho rằng môi trường xấu đi vừa (như cũ).

Tóm lại, các lĩnh vực của Thành phố đã có những chuyển biến tốt hơn hoặc xấu đi do tác động của ĐTH. Vì thế, để có thể phát triển được bền vững trong tương lai, cần phát huy những tác động tích cực và hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của ĐTH đến mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội.

2.7.3. Kế hoạch của hộ nông dân thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới

Chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của hộ nông dân về kế hoạch của họ trong tương lai. Qua khảo sát, chúng tôi đã thấy 64,17% ý kiến hộ mong muốn vừa sản xuất nông nghiệp vừa hoạt động dịch vụ; 20,83% ý kiến hộ sẽ đầu tư vào làm nhà ở do diện tích đất thổ cư bị thu hồi tương đối lớn không đáp ứng được nhu cầu về nhà ở; 4,17 % ý kiến hộ cho biết sẽ cho thuê hoặc bán đất, di rời nơi cư trú...

Bảng 2.13 Ý kiến của các hộ điều tra về kế hoạch trong thời gian tới

ĐVT: %

Diễn giải

Ý kiến hộ điều tra

1. Xây dựng nhà ở

20,83

2. Vừa SXNN vừa KDDV

64,17

3. Bán, cho thuê đất

4,17

4. Làm SXKD phi NN

5

5. Chờ Nhà nước đầu tư

0

6. Chưa biết

5,83

Tổng

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của xu hướng đô thị hóa đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - 12

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2007)


Đa số người nông dân vẫn mong muốn được tiếp tục sản xuất nông nghiệp (64,17% ý kiến) và họ sẽ kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp với kinh doanh dịch vụ và sản xuất TTCN. Để thu nhập từ nông nghiệp tăng lên, hộ nông dân có kế hoạch đầu tư hơn nữa cho sản xuất nông nghiệp cũng như chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại cây có giá trị kinh tế cao.

Tuy nhiên, một số hộ nông dân chỉ chờ nhà nước đền bù hoặc chưa có kế hoạch gì cho tương lai (5,83% ý kiến). Nhưng những hộ này lại không mong mất toàn bộ đất nông nghiệp, họ vẫn muốn sau khi nhà nước thu hồi thì còn lại một ít đất để sản xuất. Đó là do tâm lý không tin tưởng vào việc có thể tìm được việc làm ổn định của người dân gây nên.

2.8. Đánh giá chung tác động của ĐTH tới sản xuất nông nghiệp trên đại bàn thành phố Thái Nguyên

Từ việc phân tích đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp của toàn thành phố cũng như của các hộ đại diện, chúng tôi nhận thấy quá trình ĐTH đã có nhiều tác động tích cực

2.8.1. Tác động tích cực

Một là, ĐTH góp phần làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích canh tác.

ĐTH diễn ra mạnh mẽ làm diện tích nông nghiệp bị thu hẹp dần. Do đó, các hộ nông dân đã hướng tới việc sử dụng đất có hiệu quả hơn bằng cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang các loại cây ăn quả đặc sản, cây rau có giá trị kinh tế cao. Vùng chuyên canh cây ăn quả được mở rộng.

Cũng do quá trình ĐTH mà dân cư đô thị được mở rộng, đời sống người dân cũng được tăng lên nên nhu cầu tiêu dùng hàng nông sản có chất lượng cao được tăng lên đáng kể. Giá bán các loại quả đặc sản từ đó cũng được nâng cao làm tăng giá trị thu được từ vườn quả, tăng thu nhập cho người nông dân.


Hai là, ĐTH giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đô thị được mở rộng, mật độ dân cư tăng nhanh nên nhu cầu tiêu dùng hàng nông sản tăng mạnh, đặc biệt là đối với sản phẩm tươi như rau xanh. Lượng tiêu thụ những sản phẩm này ngày càng nhiều.

Quá trình ĐTH cũng góp phần nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông làm cho giao lưu hàng hoá được phát triển. Do đó, người từ nơi khác có thể dễ dàng đến mua sản phẩm do nông dân sản xuất ra cũng như người dân có thể thuận tiện mang hàng nông sản ra bán ở những chợ đầu mối lớn của thành phố: Chợ Thái, chợ Đống Quang...

Ba là, ĐTH góp phần tăng khả năng tích tụ ruộng đất.

ĐTH mở ra những cơ hội việc làm mới cho người lao động. Họ không nhất thiết phải bám trụ lấy mảnh đất của mình mới có thể sinh sống được. Những hộ mà có lao động chuyển sang các ngành phi nông nghiệp, không đủ lao động hoặc không đủ vốn đầu tư sản xuất thì sẽ cho mượn, cho thuê đất. Nhờ vậy, những hộ mong muốn có được nhiều đất để sản xuất đã có thêm đất, thuận tiện cho việc chăm sóc cả một vườn cây theo hướng: “một công đôi ba việc”. Doanh thu của hộ đó từ sản xuất nông nghiệp nhờ vậy cũng được tăng lên.

Bốn là, ĐTH giúp sản xuất nông nghiệp có nhiều thuận lợi.

ĐTH mang lại cơ sở hạ tầng phát triển tương đối toàn diện: đường giao thông thuận tiện, mạng lưới điện an toàn và toàn vẹn, hệ thống thuỷ lợi được kiên cố hoá, tạo điều kiện thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp.

ĐTH góp phần làm cho thương mại dịch vụ phát triển mạnh. Do đó các khâu cung ứng các loại hình dịch vụ nông nghiệp cũng được phát triển. Nhiều tụ điểm buôn bán phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, các loại thức ăn gia súc, gia cầm mọc lên đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người sản xuất. ĐTH gắn với CNH nên máy móc cơ giới phục vụ sản xuất không ngừng tăng, giải


phóng được sức lao động cho nông dân. Dịch vụ cày bừa, tuốt lúa thuê liên tục phát triển.

Bên cạnh cơ sở hạ tầng phát triển, các hộ nông dân còn được hưởng sự trợ giúp đắc lực từ các cấp chính quyền như hội khuyến nông, hội làm vườn của thành phố, của tỉnh... Họ truyền đạt khoa học kỹ thuật và cung cấp kiến thức, thông tin cần thiết đến người nông dân.

Việc vay vốn của người nông dân để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp cũng được dễ dàng hơn. Họ có thể vay tiền từ ngân hàng hay từ quỹ tín dụng nhân dân. Nhờ đó mà hộ nông dân có thể chủ động được trong sản xuất lẫn trong kinh doanh.

ĐTH làm tăng khả năng nhận thức, tiếp thu của người nông dân. Trình độ dân trí của người nông dân mỗi ngày được nâng cao do họ thường xuyên được tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng, với khoa học kỹ thuật hiện đại. Do đó người nông dân ngày càng thể hiện được tính năng động, chủ động, sáng tạo của mình. Họ mạnh dạn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng những giống mới có năng suất và giá trị kinh tế cao. Họ ham học hỏi, tìm tòi những quy trình kĩ thuật chăm sóc tiên tiến; sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón ngày càng hợp lý và có hiệu quả. Năng suất sản xuất nông nghiệp cũng nhờ vậy mà ngày càng ngày phát triển.

Như vậy, ảnh hưởng tích cực của ĐTH đến ngành sản xuất nông nghiệp rất lớn, nó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân. Do đó các hộ nông dân cũng như các ban ngành đoàn thể cần phải phối hợp hài hoà, hợp lý, đồng bộ trong hầu hết công việc để phát huy những ảnh hưởng tích cực của quá trình ĐTH đến sản xuất nông nghiệp.

2.8.2. Tác động tiêu cực

Ngoài những tác động tích cực như đã phân tích ở phần trên thì ĐTH còn có những tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp của hộ.


Một là, quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp dần làm quy mô sản xuất nhỏ lại. Quá trình ĐTH diễn ra, các khu đô thị, khu công nghiệp, các tuyến đường liên tỉnh.. liên tiếp được xây dựng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, hầu hết lấy từ diện tích đất nông nghiệp. Tới đây, diện tích đất nông nghiệp ở thành phố Thái Nguyên sẽ lại tiếp tục bị thu hẹp, dự án gần nhất trong tương lai sẽ là xây dựng khu đô thị. Do đó, quy mô sản xuất nông nghiệp của hộ sẽ bị giảm đi.

Đất nông nghiệp bị giảm, làm chăn nuôi gia súc, gia cầm bị giảm đi. Đất nông nghiệp bị thu hồi, nhiều lao động sẽ không có kế sinh nhai. Lao động nông nghiệp là lao động phổ thông, hầu hết chưa qua đào tạo tay nghề. Nếu bị thu hồi hết đất thì nhiều lao động, đặc biệt là những người đã có tuổi, chỉ quen với công việc đồng áng sẽ lâm vào tình cảnh thất nghiệp hoặc làm những việc không có tính ổn định lâu dài. Đây là một vấn đề nan giải mà Đảng và Nhà nước cần chú tâm giải quyết.

Hai là, ĐTH gây lãng phí tài nguyên đất.

Thực tế diện tích đất canh tác mà hộ nông dân coi như không sử dụng được còn lớn hơn so với diện tích đất nông nghiệp mà hộ được đền bù. Lý do của hiện tượng này là sau khi bị mất đất, nhiều hộ vẫn còn một dải đất sát cạnh khu đất bị thu hồi. Tuy nhiên, hộ không thể gieo trồng trên diện tích đất này vì nó quá nhỏ hoặc theo một dải dài, rất khó có thể canh tác được.

Các công ty, xí nghiệp mọc lên, dân cư đông đúc nên nước thải ra nhiều, làm cho đất thay đổi, đồng thời cũng gây ô nhiễm môi trường, kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Năng suất lúa cũng như nuôi trồng thủy sản vì vậy bị giảm đi nhiều. Các cơ sở sản xuất TTCN cũng đã và đang đưa vào môi trường một lượng chất thải khá lớn, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản cũng như sức khoẻ con người.


Ba là, một phần lớn lao động nông nghiệp chuyển sang làm phi nông nghiệp do quá trình ĐTH.

Nhiều nông dân nhất là tầng lớp thanh niên đã di chuyển sang khu vực khác làm giảm lao động nông nghiệp. Như vậy, nếu xét riêng ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, sự giảm bớt lao động nông nghiệp sẽ gây khó khăn cho sản xuất, đặc biệt là vào thời gian chính vụ. Nhiều hộ nông dân thành phố Thái nguyên hiện nay vào thời điểm cấy, gặt đã phải thuê lao động từ các huyện, thị xã lân cận Đại Từ, Phú Lương, thị xã Sông Công...với chi phí cao. Năm 2007 thuê cấy là 50.000 đồng/công, thuê gặt là 70.000 đồng/công. Nhưng xem xét trên tổng thể nền kinh tế thì đây là một hiện tượng tích cực, nó thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.

Bốn là, ĐTH làm giảm sự mạnh dạn đầu tư vào nông nghiệp của hộ nông

dân.

Nhiều hộ nông dân không dám đầu tư nhiểu vào nông nghiệp, đặc biệt là

cho trồng cây ăn quả. Nguyên do vì các cấp chính quyền thường không có quy hoạch tổng thể cũng như quy hoạch chi tiết lâu dài cho địa phương. Người nông dân muốn có một sự đảm bảo an toàn cho những gì họ đầu tư về công sức và tiền của. Những người đầu tư nhiều vốn cho sản xuất nông nghiệp luôn có tâm trạng thắc thỏm, không biết khi nào thì Nhà nước thu hồi đất.

Do đó, nhiều hộ đã không mạnh dạn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp.

Một số hộ cầm chừng đợi Nhà nước thu hồi đất để nhận được tiền đền bù.

Tóm lại, ĐTH là một xu hướng tốt nhưng những mặt tích của nó chỉ thực sự phát huy một cách hiệu quả khi chúng ta đồng bộ thực hiện ở các giai đoạn của quá trình dựa trên sự bố trí và quy hoạch tổng thể phù hợp, hạn chế được những tác động tiêu cực của ĐTH.


Chương 3

MỘ T SỐ GIẢ I PHÁP NÂNG CAO ĐỜI SỐNG KINH TẾ HỘ TRONG QUÁ TRÌ NH ĐÔ THỊ HÓ A TẠ I THÀ NH PHỐ

THÁI NGUYÊN


3.1. Định hướng phát triển đô thị hoá thành phố Thái Nguyên tới năm 2020

3.1.1. Định hướng phát triển không gian đô thị

Dự báo quy mô đất đai thành phố Thái Nguyên đến năm 2020

Với dự kiến mở rộng địa giới hành chính, sáp nhập thêm một số xã của một số huyện phụ cận vào thành phố Thái Nguyên, diện tích thành phố Thái Nguyên đến năm 2020 sẽ là 18.707 ha (tăng 1.000 ha), trong đó 17.707 ha đất tự nhiên hiện nay của thành phố và 1.000 ha tăng lên theo hướng về phía Bắc Sông Cầu thuộc địa phận xã Cao Ngạn và xã Đồng Bẩm của huyện Đồng Hỷ [10].

Phát triển không gian thành phố Thái Nguyên theo các hướng sau:

- Phía Bắc thành phố: Xây dựng khu công nghiệp tập trung để di chuyển một số nhà máy, xí nghiệp nằm rải rác trong nội thành.

- Phía Nam thành phố: Phát triển đến hết xã Lương Sơn, xây dựng các khu ở mới kết hợp cải tạo các khu ở hiện có, dành quỹ đất phí Đông giáp sông Cầu của xã này cho xây dựng khu du lịch sinh thái.

- Phía Tây thành phố: Xây dựng khu công viêncây xanh thể dục - thể thao cấp vùng tới hết phường Thịnh Đán.

- Phía Đông thành phố: Phát triển sang xã Cao Ngạn và xã Đồng Bẩm, chủ yếu khai thác cảnh quan, hạn chế xây dựng tập trung để đảm bảo thoát lũ sông Cầu. Khai thác cảnh quan hai bên sông Cầu đoạn từ Quán Triều đến bến Oánh.


3.1.2. Phân khu chức năng

a) Các khu dân cư

Bao gồm khu dân cư phía Bắc và khu dân cư phía Nam Thành phố:

- Khu dân cư phía Bắc Thành Phố bao gồm ba khu ở:

* Khu ở số 1 (thuộc các phường Tân Long, Quán Triều, Quang Vinh; khu đô thị mới thuộc phường Thịnh Đán và các xã Đồng Bẩm, Cao Ngạn thuộc huyện Đồng Hỷ hiện nay) với diện tích khoảng 900 ha, dân số khoảng 11,9 vạn người;

* Khu ở số 2 (thuộc các phường Túc Duyên, Trưng Vương, Hoàng Văn Thụ, Đồng Quang, Quang Trung, Phan Đình Phùng và Gia Sàng) với diện tích khoảng 610 ha, dân số khoảng 9,1 vạn người;

* Khu ở số 3 (thuộc các phường Tân Thịnh, Tân Lập và Thịnh Đán) với diện tích khoảng 600 ha, dân số khoảng 9 vạn người;

- Khu dân cư phía Nam Thành phố bao gồm hai khu ở:

* Khu ở số 4 (thuộc các phường Phú Xá, Trung Thành và Tân Thành) được hình thành trên cơ sở quy hoạch cải tạo các khu dân cư cũ và xây dựng các khu ở mới với diện tích khoảng 650 ha, dân số khoảng 7,8 vạn người;

* Khu ở số 5 (thuộc các phường Cam Giá và Hương Sơn) được hình thành trên cơ sở quy hoạch cải tạo các khu dân cư cũ với diện tích khoảng 600 ha, dân số khoảng 7,2 triệu người.

b) Các khu công nghiệp

Tổng diện tích các cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố đến năm 2020 vào khoảng 700 ha với 5 cụm chính như sau:

- Cụm công nghiệp số 1 (khoảng 100 ha) nằm ở phía Tây Bắc Thành phố, thuộc phường Tân Long.

- Cụm công nghiệp số 2 (khoảng 60 ha) gồm các khu công nghiệp hiện có ở phía Bắc, trong đó giữ lại các cơ sở không độc hại, không gây ô nhiễm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022