Ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 2


VAMC : Vietnam Asset Management Company

(Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam)

WB : World Bank

(Ngân hàng thế giới)

WTO : World Trade Organization

(Tổ chức Thương mại Thế giới)


Bảng 2.1. Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm 24

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về tình hình nền kinh tế vĩ mô Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2014 26

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Bảng 3.2. Dư nợ tín dụng bình quân của các NHTM từ năm 2007 đến năm 2014 34

Bảng 3.3. Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2014 37

Ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

Bảng 3.4. Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam và một số quốc gia 39

Bảng 3.5. Chi phí dự phòng RRTD của các NHTM Việt Nam từ năm 2007 đến 2014 .. 40 Bảng 4.1. Định nghĩa các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu 57

Bảng 4.2. Thống kê mô tả các biến 58

Bảng 4.3. Kết quả hồi quy từ mô hình dạng bảng động 65

Bảng 4.4. Tổng hợp kết quả hồi quy 66

Bảng 4.5. Tổng hợp kết quả từ bốn mô hình hồi quy 67


Biểu đồ 3.1. Tốc độ tăng trưởng GDP thực từ năm 2007 đến năm 2014 26

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2014 28

Biểu đồ 3.3. Lãi suất thực của Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2014 30

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2014 31

Biểu đồ 3.5. Tỷ giá hối đoái của Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2014 32

Biểu đồ 3.6. Dư nợ tín dụng bình quân của các NHTM từ năm 2007 đến năm 2014 37

Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2014 37

Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam và một số quốc gia 40

Biểu đồ 3.9. Chi phí dự phòng RRTD của các NHTM Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2014 41

Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ dự phòng RRTD và tỷ lệ nợ xấu 43

Biểu đồ 3.11. Tỷ số hiệu quả hoạt động và tỷ lệ nợ xấu 44

Biểu đồ 3.12. Tác động đòn bẩy và tỷ lệ nợ xấu 45

Biểu đồ 3.13. Tỷ số khả năng thanh toán và tỷ lệ nợ xấu 45

Biểu đồ 3.14. Thu nhập ngoài lãi và tỷ lệ nợ xấu 46

Biểu đồ 3.15. Tổng tài sản bình quân và tỷ lệ nợ xấu 47

Biểu đồ 3.16. Khả năng sinh lợi và tỷ lệ nợ xấu 48

Biểu đồ 3.17. Tốc độ tăng trưởng GDP thực và tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam 49

Biểu đồ 3.18. Tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam 50

Biểu đồ 3.19. Lãi suất thực và tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam 51

Biểu đồ 3.20. Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu 52

Biểu đồ 3.21. Tỷ giá hối đoái và tỷ lệ nợ xấu 52


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU‌


1.1. Sự cần thiết của đề tài

Dưới tác động mạnh mẽ và có sức ảnh hưởng sâu rộng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế thế giới đã gặp không ít khó khăn. Việt Nam đang trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế cũng gặp phải những bất ổn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này, các chỉ tiêu tài chính phản ánh sức khỏe của nền kinh tế không khả quan, hoạt động ngân hàng – trung gian tài chính cung ứng vốn cho nền kinh tế cũng đang đối mặt với nhiều rủi ro và trong đó RRTD là loại rủi ro tiềm ẩn nguy cơ cao nhất, ảnh hưởng mạnh nhất và quyết định đến sự tồn tại của một Ngân hàng. Việc phân tích RRTD là cần thiết bởi vì nó cung cấp một dấu hiệu cảnh báo khi mà lĩnh vực tài chính trở nên dễ bị tổn thương đối với các cú sốc, điều này giúp cho các nhà làm chính sách đưa ra được các giải pháp để ngăn ngừa một cuộc khủng hoảng có thể xảy ra (Agnello và Sousa, 2011). Có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã tìm hiểu các yếu tố nào trong nền kinh tế cũng như các yếu tố đặc trưng nào của ngành có tác động đến RRTD trong hoạt động Ngân hàng, yếu tố nào tác động mạnh hơn hay yếu hơn. Do đó, trên cơ sở tìm hiểu và vận dụng những mô hình nghiên cứu trên thế giới, tác giả đã chọn đề tài: “Ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam” để tìm hiểu một vấn đề: Liệu rằng sức chịu đựng RRTD của các NHTM Việt Nam bị ảnh hưởng bởi những yếu tố đặc trưng cũng như những yếu tố kinh tế vĩ mô nào để từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế RRTD trong hoạt động của các NHTM Việt Nam.‌‌

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung

- Xác định các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô tác động đến RRTD tại các NHTM Việt Nam.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Xác định các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô tác động đến RRTD tại các NHTM;


- Thực trạng RRTD của các NHTM Việt Nam thông qua đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng và kinh tế vĩ mô;

- Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến RRTD tại các NHTM Việt Nam;

- Gợi ý giải pháp nhằm hạn chế RRTD tại các NHTM Việt Nam.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu

RRTD của các NHTM Việt Nam chịu ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô nào?

Thực trạng RRTD của các NHTM Việt Nam như thế nào dưới tác động của các yếu tố đặc trưng và kinh tế vĩ mô?

Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến RRTD như thế nào?

Những giải pháp nào để hạn chế RRTD trong hoạt động ngân hàng?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến RRTD tại 25 NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2014. Theo báo cáo của NHNN năm 2014, quy mô tổng tài sản của hệ thống NHTM Việt Nam vào thời điểm 31/12/2014 là hơn 5.600 nghìn tỷ đồng; do đó việc lựa chọn mẫu bao gồm 25 NHTM Việt Nam (với quy mô tổng tài sản chiếm trên 70%) để thực hiện việc nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến RRTD sẽ có tính đại diện cao.

1.5. Phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả: Phân tích thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng và kinh tế vĩ mô đến RRTD tại các NHTM Việt Nam.

- Sử dụng phương pháp so sánh: Đánh giá, so sánh các yếu tố tác động đến RRTD của các NHTM Việt Nam qua các năm.

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng: Ứng dụng mô hình hồi quy dạng bảng động để kiểm định sự ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng và kinh tế vĩ mô đến RRTD tại các NHTM Việt Nam. Dữ liệu thứ cấp của các


biến đặc trưng ngân hàng như: Tỷ lệ dự phòng RRTD, tỷ số hiệu quả hoạt động, tác động đòn bẩy, tỷ số khả năng thanh toán, thu nhập ngoài lãi, quy mô, khả năng sinh lợi được thu thập từ các báo cáo thường niên của các NHTM Việt Nam. Dữ liệu thứ cấp của các biến kinh tế vĩ mô như: tốc độ tăng trưởng GDP thực, tỷ lệ lạm phát, lãi suất thực, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá hối đoái được thu thập từ các trang web của WB, ADB và vietstock trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2014.

1.6. Kết cấu của đề tài

Đề tài nghiên cứu bao gồm các chương sau:

Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Trong chương này, tác giả trình bày những nội dung cốt lòi của đề tài cần nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa khoa học của đề tài.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại. Trong chương này, tác giả trình bày lý thuyết có liên quan và những kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng và kinh tế vĩ mô đến RRTD tại các NHTM.

Chương 3: Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong chương này, tác giả trình bày thực trạng nền kinh tế vĩ mô Việt Nam và thực trạng RRTD của các NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2014. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích tác động của các yếu tố như tỷ lệ dự phòng RRTD, tỷ số hiệu quả hoạt động, tác động đòn bẩy, tỷ số khả năng thanh toán, thu nhập ngoài lãi, quy mô, khả năng sinh lợi, tốc độ tăng trưởng GDP thực, tỷ lệ lạm phát, lãi suất thực, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ giá hối đoái đến RRTD trong hoạt động của các NHTM Việt Nam.

Chương 4: Phương pháp, dữ liệu và kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng tại các Ngân


hàng thương mại Việt Nam. Trong chương này, tác giả phân tích mối quan hệ và đưa ra kết quả hồi quy về ảnh hưởng của các biến đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến RRTD tại các NHTM Việt Nam bằng việc sử dụng mô hình hồi quy dạng bảng động.

Chương 5: Kết luận và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong chương này, tác giả đưa ra những kết luận về mô hình nghiên cứu được sử dụng trong Chương 4. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế RRTD trong hoạt động của các NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm hoàn thiện hơn về vấn đề phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến RRTD tại các NHTM Việt Nam.

1.7. Ý nghĩa khoa học của đề tài

Đề tài đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho thấy RRTD trong hệ thống NHTM Việt Nam chịu sự tác động của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô. Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa các biến thông qua mô hình hồi quy, đề tài cho thấy đối với bất kỳ sự thay đổi nào trong các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đều có tác động đến RRTD ngân hàng. Kết quả này giúp cho các NHTM Việt Nam nhận dạng được RRTD cũng như có những giải pháp thích hợp nhằm hạn chế RRTD trong hoạt động ngân hàng.

Kết luận chương 1


Hoạt động của các NHTM luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và rủi ro tín dụng là loại rủi ro tiềm ẩn nguy cơ cao nhất và quyết định đến sự tồn tại của một ngân hàng. Để đánh giá về rủi ro tín dụng ngân hàng, tác giả đã trình bày tổng quan các nội dung về ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam như: Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết cấu của đề tài nghiên cứu và ý nghĩa khoa học của đề tài.


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẶC TRƯNG NGÂN HÀNG VÀ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Trong chương này, tác giả trình bày cơ sở lý thuyết liên quan cũng như những kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến RRTD tại các NHTM.

2.1. Nền tảng lý thuyết về rủi ro tín dụng ngân hàng‌

2.1.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng

Theo Fitch (1997): Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người đi vay không thanh toán nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. Là loại rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Theo Santomero (1997): Rủi ro tín dụng phát sinh từ việc không thực hiện nghĩa vụ của người đi vay. Nó phát sinh từ việc không có khả năng hoặc không có thiện chí để thực hiện các điều khoản trong hợp đồng đã được cam kết trước.

Theo Heffernan (2004): Rủi ro tín dụng là loại rủi ro mà người đi vay mất khả năng chi trả các khoản vay ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng rơi vào tình trạng phá sản là do việc tăng quá cao tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.

Theo Gup, Kolari, Wiley & Sons (2005): Rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi khách hàng mất khả năng chi trả trong hoạt động tín dụng, từ đó gây ra tổn thất cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng áp dụng cho cả các khoản vay, phái sinh, các giao dịch về tỷ giá hối đoái, danh mục đầu tư và các hoạt động tài chính khác. Đối với các khoản cho vay, thì rủi ro tín dụng xảy ra khi người đi vay mất khả năng chi trả các khoản vay, gây tổn thất cho người cho vay.

Theo Gestel và Baesens (2008): Rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi người vay bị vỡ nợ và không thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. Rủi ro này xảy ra khi người vay không có khả năng trả nợ hoặc không trả nợ đúng hạn.

Tại Việt Nam, theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022