Ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 3


dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho rằng: Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Từ các quan điểm trên có thể kết luận: Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.

2.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng

Nếu căn cứ vào khả năng giảm thiểu rủi ro, RRTD được chia ra thành hai loại là rủi ro có hệ thống và không hệ thống.

Theo Yurdakul (2013) thì RRTD mà ngân hàng đối mặt có hai thành phần chính, đó là RRTD có hệ thống và không hệ thống. Rủi ro hệ thống bắt nguồn từ những thay đổi của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và ảnh hưởng đến tất cả các thị trường tài chính (tiền tệ và vốn) và tất cả các chứng khoán (tài sản tài chính) được giao dịch trên thị trường. Mặt khác, RRTD không hệ thống là loại rủi ro được tạo ra bởi một công ty hay các đặc điểm của ngành mà công ty đó hoạt động. Các yếu tố như khả năng quản lý yếu kém, phát triển công nghệ, phát minh mới và những thay đổi trong thị hiếu của người tiêu dùng có thể dẫn đến biến động không hệ thống. Rủi ro tài chính, quản lý, hoạt động và công nghiệp là những rủi ro không hệ thống (Tuna, 2009). Rủi ro hệ thống có thể được phân loại như rủi ro thị trường, rủi ro chính trị, rủi ro lạm phát, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động và rủi ro tỷ giá. Rủi ro tỷ giá liên quan đến những thay đổi có thể xảy ra trong các tài sản hoặc nợ phải trả là kết quả của những thay đổi trong tỷ giá hối đoái. Rủi ro lãi suất được định nghĩa như là khả năng gia tăng nói chung trong lãi suất thị trường. Những thay đổi trong lãi suất thị trường ảnh hưởng đến giá chứng khoán (tài sản tài chính). Rủi ro lạm phát liên quan đến sự không chắc chắn của lợi nhuận kỳ vọng từ các khoản đầu tư trong quá trình lạm phát (Dağlı, 2004). Rủi ro chính trị là những thay đổi xảy ra trong giá tài sản tài chính và lợi nhuận do những thay đổi trong điều kiện chính trị. Rủi ro hoạt động biểu thị nguy cơ tổn thất phát sinh từ những quy trình nội bộ


không đầy đủ hoặc thất bại, con người, và các hệ thống hoặc các yếu tố bên ngoài. Rủi ro thị trường là loại rủi ro mất mát do những thay đổi trong giá trị tài sản tài chính và bao gồm các thành phần như: rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá và rủi ro hoạt động, mà những rủi ro này nằm ngoài sự kiểm soát của nhà đầu tư (Demireli, 2007).

Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, RRTD được chia ra thành hai loại là rủi ro giao dịch (transaction risk) và rủi ro danh mục (portfolio risk) (Theo Trần Huy Hoàng (2011)).

Rủi ro giao dịch: là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Về rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.

Về rủi ro bảo đảm: phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo.

Ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 3

Về rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.

Rủi ro danh mục: là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành hai loại: rủi ro nội tại (intrinsic risk) và rủi ro tập trung (concentration risk).

Về rủi ro nội tại: rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.

Về rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng


một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.

2.1.3. Đánh giá rủi ro tín dụng

Việc đo lường chất lượng tín dụng là rất cần thiết trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và mức độ an toàn của các NHTM. Việc đánh giá RRTD giúp các NHTM kiểm soát tốt hoạt động cấp tín dụng và đề ra các giải pháp thích hợp nhằm hạn chế những tổn thất khi rủi ro xảy ra. Các chỉ số thường được sử dụng để đánh giá RRTD là (theo Trần Huy Hoàng (2011)):

2.1.3.1. Tỷ lệ nợ quá hạn

𝐓ỷ 𝐥ệ 𝐧ợ 𝐪𝐮á 𝐡ạ𝐧 = 𝐃ư 𝐧ợ 𝐪𝐮á 𝐡ạ𝐧

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐝ư 𝐧ợ 𝐜𝐡𝐨 𝐯𝐚𝐲


× 𝟏𝟎𝟎%

Tỷ lệ trên chỉ đề cập đến những khoản nợ đã quá hạn, mà không đề cập đến những món vay có một kỳ hạn bị quá hạn (lúc này, toàn bộ dư nợ từ kỳ hạn đó trở về sau sẽ bị chuyển nợ quá hạn). Như vậy, chính xác hơn:

𝐓ỷ 𝐥ệ 𝐝ư 𝐧ợ 𝐪𝐮á 𝐡ạ𝐧 = 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐝ư 𝐧ợ 𝐜ó 𝐧ợ 𝐪𝐮á 𝐡ạ𝐧 × 𝟏𝟎𝟎%

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐝ư 𝐧ợ 𝐜𝐡𝐨 𝐯𝐚𝐲

Quy định hiện nay của NHNN Việt Nam cho phép tỷ lệ nợ quá hạn của các NHTM không được vượt quá 5%, nghĩa là trong 100 đồng vốn ngân hàng bỏ ra cho vay thì nợ quá hạn tối đa chỉ được phép là 5 đồng.‌

2.1.3.2. Tỷ lệ nợ xấu

𝐓ỷ 𝐥ệ 𝐧ợ 𝐱ấ𝐮 = 𝐃ư 𝐧ợ 𝐱ấ𝐮

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐝ư 𝐧ợ 𝐜𝐡𝐨 𝐯𝐚𝐲

2.1.3.3. Hệ số rủi ro tín dụng


× 𝟏𝟎𝟎%

𝐇ệ 𝐬ố 𝐫ủ𝐢 𝐫𝐨 𝐭í𝐧 𝐝ụ𝐧𝐠 = 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐝ư 𝐧ợ 𝐜𝐡𝐨 𝐯𝐚𝐲 × 𝟏𝟎𝟎%

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧 𝐜ó

Hệ số này cho thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời RRTD cũng rất cao. Thông thường, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng được chia thành ba nhóm:


Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu: Là những khoản cho vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt: Là những khoản cho vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho ngân hàng. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: Là những khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mang lại cho ngân hàng là vừa phải. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng nên hệ số rủi ro tín dụng thường được viết như sau:

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐝ư 𝐧ợ 𝐜ủ𝐚 𝐜á𝐜 𝐤𝐡𝐨ả𝐧 𝐜𝐡𝐨

𝐇ệ 𝐬ố 𝐫ủ𝐢 𝐫𝐨 𝐭í𝐧 𝐝ụ𝐧𝐠 =

𝐯𝐚𝐲 𝐜ó 𝐜𝐡ấ𝐭 𝐥ượ𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐛ì𝐧𝐡

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧 𝐜ó

× 𝟏𝟎𝟎%


2.1.3.4. Tỷ lệ xóa nợ

𝐓ỷ 𝐥ệ 𝐱ó𝐚 𝐧ợ = 𝐂á𝐜 𝐤𝐡𝐨ả𝐧 𝐱ó𝐚 𝐧ợ 𝐫ò𝐧𝐠 × 𝟏𝟎𝟎%

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐝ư 𝐧ợ 𝐜𝐡𝐨 𝐯𝐚𝐲


Theo Rose (2001), các khoản cho vay được xóa nợ là những khoản cho vay được ngân hàng tuyên bố là không còn giá trị và được xóa khỏi sổ sách. Nếu một trong những khoản cho vay này cuối cùng cũng tạo ra thu nhập cho ngân hàng thì tổng số thu sẽ được khấu trừ khỏi tổng các khoản xóa nợ tạo thành các khoản xóa nợ ròng.‌‌

2.1.3.5. Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro tín dụng

𝐓ỷ 𝐥ệ 𝐤𝐡ả 𝐧ă𝐧𝐠 𝐛ù đắ𝐩 𝐑𝐑𝐓𝐃 = 𝐃ự 𝐩𝐡ò𝐧𝐠 𝐑𝐑𝐓𝐃 đượ𝐜 𝐭𝐫í𝐜𝐡 𝐥ậ𝐩 × 𝟏𝟎𝟎%

𝐍ợ 𝐪𝐮á 𝐡ạ𝐧 𝐤𝐡ó đò𝐢

2.1.4. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng

2.1.4.1. Nguyên nhân khách quan

Theo giả thuyết “kém may mắn” của Berger và DeYoung (1995) thì hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro từ môi trường kinh tế nằm ngoài tầm


kiểm soát của ngân hàng, có thể kể đến một số yếu tố ảnh hưởng như: chu kỳ kinh tế, sự thay đổi tỷ giá hối đoái, lãi suất, chính sách pháp luật của Nhà nước,… Theo thời gian, các yếu tố này sẽ thay đổi một cách thường xuyên và liên tục, từ đó có ảnh hưởng đến RRTD của ngân hàng. Có yếu tố thay đổi sẽ tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng nhưng cũng có thể có những thay đổi làm xấu đi chất lượng tín dụng, từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và gia tăng nợ xấu cũng như RRTD cho ngân hàng.

Chu kỳ kinh tế

Khi nền kinh tế tăng trưởng, nhu cầu đầu tư vào các sản phẩm, dịch vụ tăng cao, điều này làm cho tín dụng tăng trưởng nhanh. Trong giai đoạn này, do điều kiện kinh tế thuận lợi nên người đi vay thường có những khoản thu nhập đủ để trang trải tất cả các chi phí đi vay, RRTD vì thế được hạn chế. Mặt khác, trong giai đoạn suy thoái, nền kinh tế trì trệ, hiệu quả hoạt động cho vay giảm sút, thu nhập của người đi vay không ổn định, chính điều này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng ngân hàng. Đặc biệt là đối với các khoản vay trung dài hạn được quyết định cho vay dễ dàng trong giai đoạn nền kinh tế phát triển, thì khả năng trả nợ của khách hàng trong giai đoạn suy thoái là một vấn đề rất đáng quan tâm.

Lạm phát, lãi suất

Khi lạm phát gia tăng, NHNN bắt buộc phải có sự điều chỉnh, và điều này sẽ kéo theo sự gia tăng trong lãi suất. Chính sự gia tăng lãi suất trong nền kinh tế làm cho ngân hàng phải điều chỉnh lãi suất sao cho phù hợp với yêu cầu khách quan cũng như đảm bảo có lời trong kinh doanh. Lãi suất cho vay này sẽ cản trở khả năng trả nợ của người đi vay do trong giai đoạn lạm phát tăng cao như vậy, hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng sẽ thấp đi và bắt buộc khách hàng phải có những tính toán nhất định khi đi vay hoặc thực hiện những phương án kinh doanh mạo hiểm. Chính điều này đã làm cho RRTD ngân hàng tăng cao.

Môi trường pháp lý


Hoạt động ngân hàng luôn phải chịu sự điều tiết của khuôn khổ pháp lý do tính chất đặc biệt của ngành là kinh doanh tiền tệ. Một môi trường pháp lý vững chắc sẽ tạo tiền đề cho tăng trưởng tín dụng lành mạnh, hạn chế được rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng và góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Mặt khác, khi hành lang pháp lý lỏng lẻo, thiếu đồng bộ sẽ tạo ra những khe hở pháp luật cho cả người cho vay và người đi vay và vô hình chung đã đẩy hoạt động ngân hàng rơi vào những rủi ro và nhiều khả năng sẽ đi đến phá sản.

2.1.4.2. Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân từ phía khách hàng

Khách hàng trong hoạt động ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng vì chính khách hàng đem lại hiệu quả hoạt động cho ngân hàng. Tuy nhiên, việc thẩm định khách hàng vay luôn là vấn đề mà hầu hết các ngân hàng đang quan tâm, bởi vì RRTD ngân hàng một phần là do năng lực tài chính, năng lực quản trị kinh doanh yếu kém của khách hàng vay, có thể kể đến một số nguyên nhân như sau:

Năng lực quản trị kinh doanh

Năng lực quản trị kinh doanh đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của khách hàng. Việc phản ứng chậm với những thay đổi của môi trường kinh tế, đối thủ cạnh tranh,… cũng như những yếu kém trong quản lý sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng. Một doanh nghiệp có đội ngũ quản lý tốt, luôn biết thích ứng với môi trường sẽ tìm ra những biện pháp tốt nhất cho mình, từ đó sẽ đáp ứng được những cam kết và nghĩa vụ với ngân hàng.

Năng lực tài chính

Khả năng tài chính của khách hàng là yếu tố cốt lòi quyết định khả năng trả nợ ngân hàng. Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh sẽ không gặp khó khăn gì khi vay vốn ở ngân hàng. Do đó, việc thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng là vấn đề hàng đầu của ngân hàng trước khi ra quyết định cấp tín dụng. Liệu ngân hàng có thu hồi được đầy đủ nợ hay không là do khâu thẩm định năng lực tài chính.


Chính vì thế, RRTD có thể hạn chế được là do việc xem xét dòng tiền từ khách hàng.

Đạo đức

Đạo đức của khách hàng tác động đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Khách hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả nhưng cố tình dùng nhiều thủ đoạn để không trả nợ ngân hàng, lừa đảo vốn ngân hàng,… Với mục đích của mình, khách hàng sẽ tìm mọi cách để chiếm dụng vốn của ngân hàng cũng như sử dụng vốn sai mục đích, chẳng hạn như: sử dụng vốn vào các hoạt động có rủi ro cao dẫn đến thua lỗ không có khả năng trả nợ, sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn không có tính thanh khoản cao,… Chính những hành động này đã góp phần làm cho việc trả nợ ngân hàng gặp khó khăn hoặc ngân hàng đứng trước nguy cơ mất vốn, không kiểm soát được dòng vốn đã cho vay.

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Chính sách và quy trình cấp tín dụng

Hoạt động tín dụng ngân hàng luôn có những văn bản, quy định hướng dẫn cụ thể. Chính những văn bản này sẽ giúp cán bộ tín dụng định hướng được những công việc cần phải làm, từ khâu tiếp xúc khách hàng, thẩm định hồ sơ, giải ngân,

…Tuy nhiên, khi chính sách, văn bản, quy định này thiếu nhất quán, lỏng lẻo, không phù hợp với thực tế tình hình nền kinh tế và đặc điểm ngân hàng sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Hiện nay, các quy định của ngân hàng vẫn chưa chặt chẽ, có khi một cán bộ làm hết tất cả các khâu trong quá trình cấp tín dụng mà không phân công theo từng mảng nghiệp vụ. Chính điều này đã tạo nhiều khe hở cho những đối tượng lừa đảo vốn ngân hàng dễ dàng thực hiện.

Năng lực, đạo đức của nhân viên

Con người luôn là vấn đề quyết định đến sự tồn tại của một tổ chức. Ngân hàng là tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nên ẩn chứa nhiều rủi ro, do đó vấn đề năng lực và đạo đức con người rất quan trọng. Cán bộ tín dụng không chấp hành đúng quy chế cho vay, không đánh giá đầy đủ năng lực khách hàng, cho vay khống, không có tài sản bảo đảm, hoặc cho vay vượt tỷ lệ an


toàn của ngân hàng, ... sẽ làm cho RRTD của ngân hàng gia tăng, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, năng lực của cán bộ tín dụng cũng có nhiều ảnh hưởng đến RRTD. Chẳng hạn: Ngân hàng đánh giá khách hàng sơ sài, thiếu kiến thức thẩm định có thể dẫn đến việc cho vay nhưng phương án/dự án vay không hiệu quả.

2.1.5. Hậu quả của rủi ro tín dụng

Khi RRTD xảy ra sẽ gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng, không chỉ đối với bản thân ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế.

2.1.5.1. Đối với ngân hàng

Khi RRTD xảy ra, ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thất thoát vốn, hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn do việc chậm thu hồi được nợ gốc và lãi tiền vay. Ngân hàng là trung gian tài chính, huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để cung cấp vốn tín dụng cho các đối tượng bị thiếu hụt vốn. Hoạt động tín dụng gặp khó khăn do phải đối mặt với RRTD nhưng ngân hàng vẫn phải chi trả các khoản lãi tiền gửi khi đến hạn cho khách hàng, chính điều này đe dọa đến khả năng thanh khoản của ngân hàng cũng như niềm tin của khách hàng vào tiềm lực tài chính của ngân hàng bị sụt giảm. Bên cạnh đó, việc RRTD cao đồng nghĩa với việc ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn nhằm hạn chế những tổn thất có thể xảy ra, chính việc trích lập dự phòng này làm gia tăng chi phí hoạt động, làm giảm sút lợi nhuận của ngân hàng. Nếu lợi nhuận không đủ thì bản thân ngân hàng phải sử dụng đến vốn tự có để bù đắp chi phí và các thiệt hại do RRTD gây ra.

2.1.5.2. Đối với nền kinh tế

Hoạt động của hệ thống ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, bởi vì ngân hàng là một kênh thu hút nguồn vốn và cung ứng tín dụng cho các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế. Do đó RRTD có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của nền kinh tế. RRTD xảy ra ở mức độ thấp sẽ gây khó khăn cho các cá nhân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. RRTD ở mức độ cao hơn sẽ

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí