Kinh Nghiệm Hạn Chế Bất Cân Xứng Thông Tin Bằng Biện Pháp Kiểm Tra, Giám Sát


sơ vay:

- Singapore: Hiệp hội Ngân hàng tổ chức và quản lý thông tin tín dụng từ các thành viên. Hỗ trợ thông tin về các khoản tín dụng lớn.

- Thái Lan: Cục thông tin tín dụng được quản lý bởi công ty tư nhân, tất cả các Ngân hàng báo cáo thông tin về Cục, sau đó Cục thông tin kết xuất báo cáo về khách hàng vay và lịch sử trả nợ vay hàng tháng, không cung cấp thông tin thẩm

định tín dụng.

- Columbia: Ngân hàng báo cáo các khoản vay cho cơ quan giám sát theo định kỳ hàng tháng. Sau đó thông tin về giá trị khoản vay, lãi suất vay, chất lượng khoản vay và tư cách khách hàng vay sẽ được tập hợp lại.


1.6.2 Kinh nghiệm hạn chế bất cân xứng thông tin bằng biện pháp kiểm tra, giám sát

Kiểm tra và giám sát là các hoạt động thường xuyên được thực hiện trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay:

- Hồng Kông: sử dụng mô hình CAMEL (vốn, tài sản, quản lý, thu nhập, thanh khoản) để đánh giá.

- Hàn Quốc: sử dụng mô hình CAMELS (vốn, tài sản, quản lý, thu nhập, thanh khoản và thử nghiệm chịu đựng cực điểm). (Capital, Assets, Management, Earnings, Liquidity and Stress testing)

- Singapore: kiểm tra trong quá trình cho vay, báo cáo hàng tháng và hàng

quý.

- Thái Lan: kiểm tra trong quá trình cho vay và sau khi cho vay. Giám sát hệ

số đủ vốn dự báo. Có hệ thống báo cáo định kỳ.

- Columbia: kiểm tra trong quá trình cho vay, kiểm tra bởi Ủy ban giám sát Ngân hàng.


23


Kết luận chương 1:

Trên cơ sở lý thuyết đã đề ra, chương 1 đã khái quát về hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại đồng thời cũng đã tìm hiểu về sự bất đối xứng thông tin, những biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả của nó, lí do tại sao hệ thống Ngân hàng phải giải quyết hiện tượng bất đối xứng thông tin trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp. Đồng thời cũng đưa ra những kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc hạn chế bất cân xứng thông tin.


24


Chương 2‌

THỰC TRẠNG BẤT ĐỐI XỨNG THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU GIAI ĐOẠN NĂM 2006 - 2011

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp ngày 24/4/1993, và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.HCM cấp ngày 13/5/1993. Ngày 04/6/1993 ACB chính thức đi vào hoạt động, là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường và trụ sở chính được đặt tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3 TP.HCM.

- Về Quy mô hoạt động:


+ Năm 2006: Vốn chủ sở hữu là 1.630 tỷ đồng; Tổng tài sản là 44.346 tỷ đồng; Về mạng lưới kênh phân phối, tính đến cuối năm 2006, toàn hệ thống ACB có 80 chi nhánh và phòng giao dịch với tổng số nhân viên là 2.892, trong đó 90% số nhân viên có trình độ Đại học và Sau đại học.

+ Năm 2007: Vốn chủ sở hữu là 6.258 tỷ đồng; Tổng tài sản là 85.392 tỷ đồng; Về mạng lưới kênh phân phối, tính đến cuối năm 2007, toàn hệ thống ACB có 111 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc với tổng số nhân viên là 4.600, trong đó 93% số nhân viên có trình độ Đại học và Sau đại học.

- Quá trình phát triển và một số sự kiện đáng chú ý:


+ Năm 1996, ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-MasterCard.

+ Năm 1997, ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Visa. Và cũng trong năm này, ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại dưới hình thức của


25


một chương trình đào tạo nghiệp vụ ngân hàng toàn diện kéo dài hai năm do giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện. Thông qua chương trình này, ACB đã nắm bắt một cách hệ thống các nguyên tắc vận hành của một ngân hàng hiện đại, các chuẩn mực và thông lệ trong quản lý rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, và nghiên cứu ứng dụng trong điều kiện Việt Nam.

+ Năm 1999, ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch. Và cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lòi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung.

+ Năm 2000, sau những bước chuẩn bị từ năm 1997, ACB đã thực hiện tái cấu trúc như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000. Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Các khối kinh doanh gồm có: Khối khách hàng cá nhân, Khối khách hàng doanh nghiệp và Khối ngân quỹ. Các đơn vị hỗ trợ gồm có: Khối công nghệ thông tin; Khối Vận hành; Khối phát triển kinh doanh, Khối quản trị nguồn lực và một số phòng ban do Tổng Giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở giao dịch (TPHCM). Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo tính chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống, sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng, quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro.

+ Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực: Huy động vốn; Cho vay ngắn hạn và trung - dài hạn; Thanh toán quốc tế; và cung ứng các nguồn lực tại Hội sở.

+ Năm 2005, ACB và Ngân hàng Standard Chartered (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện. Và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân


26


hàng bao gồm các cấu phần: nâng cấp máy chủ, thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với công nghệ lòi hiện nay và lắp đặt hệ thống máy ATM.

+ Năm 2006, ACB được Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội chấp thuận cho đăng ký giao dịch tại trung tâm kể từ ngày 31/10/2006 theo Quyết định số 21/QĐ-TTGDHN ngày 31/10/2006.

+ Năm 2007, ACB mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh và phòng giao dịch, thành lập Công ty cho thuê tài chính ACB, hợp tác với các đối tác như Open Solutions (OSI) - Thiên Nam, hợp tác với Microsoft về việc áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý, hợp tác với Ngân hàng Standard Chartered về việc phát hành trái phiếu. ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu và thu được hơn 1.800 tỷ.

- Trong hoạt động, ACB luôn tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn. Và ACB cũng đã khẳng định được vị trí là một thương hiệu mạnh trong và ngoài nước. Tại Việt nam, ACB xếp hạng là “1 trong 500 thương hiệu nổi tiếng tại Việt nam” (do VCCI bình chọn năm 2005); và là nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ xuất sắc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (Chương trình “Tin & Dùng Việt Nam 2006” do Thời báo kinh tế Việt Nam tổ chức). Liên tiếp trong hai năm 2005 và 2006, ACB là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam nhận được 3 giải thưởng quốc tế danh giá do các tổ chức và tạp chí uy tín trong ngành ngân hàng trao tặng: The Banker, the Asean banker và Euromoney. Và trong năm 2007, ACB là đơn vị đầu tiên và duy nhất trong ngành ngân hàng Việt Nam được Hội đồng tư vấn doanh nghiệp (BAC) của Hiệp hội ASEAN tặng giải thưởng “Doanh nghiệp ASEAN xuất sắc nhất” trong lĩnh vực phát triển đội ngũ lao động.

- Song song với các thành tích đạt được trong kinh doanh, ACB còn được công nhận là doanh nghiệp tích cực hoạt động xã hội và có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của cộng đồng. Điển hình là công tác ủng hộ đồng bào bị thiên tai, hỗ trợ phẫu thuật cho 600 người mù nghèo, đóng góp xây dựng trường học và tài trợ


27


học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo…Trong năm 2007, ACB đã chi tổng cộng trên 10 tỷ đồng cho các hoạt động quan hệ cộng đồng. Đồng thời, ACB còn thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên, phát huy công tác Đảng, Đoàn thể tại đơn vị.

+ Năm 2009, 2010, 2011 ACB luôn đạt lợi nhuận cao nhất trong hệ thống NHTMCP và đạt những danh hiệu của các NH có uy tín trên thế giới.

+ Năm 2011 – 2015 ACB đặt ra mục tiêu trở thành một trong bốn NHTM hàng đầu Việt Nam. Để thực hiện thành công chiến lược này ACB đã tổ chức cuộc thi về truyền thông chiến lược của NH cho toàn thể nhân viên tham gia.

2.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu trong thời gian qua:

Sau 19 năm hoạt động, ACB luôn giữ vững sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định. Điều này được thể hiện bằng các chỉ số tài chính qua các năm như sau:

Bảng 2.1 : Tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của ACB

Đơn vị tính : triệu đồng


Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Tổng giá trị tài sản

44,650,235

85,392,010

105,305,761

167,723,847

205,102,950

281,019,319

Tổng vốn huy động

39,736,101

74,943,156

91,174,112

108,991,982

137,881,102

185,637,002

Tổng dư nợ

17,365,002

31,974,210

34,833,203

62,357,921

87,195,045

102,809,156

Thuế và các khoản

phải nộp


101,298


564,519


349,898


636,960


767,454


997,852

Lợi nhuận trước thuế

687,219

2,127,301

2,560,783

2,838,164

3,102,126

4,202,693

Lợi nhuận sau thuế

505,576

1,759,793

2,210,682

2,201,204

2,334,794

3,207,841

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của bất đối xứng thông tin trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Á Châu - 5

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính và bản cáo bạch qua các năm của ACB


Qua bảng số liệu trên, có thể nhận thấy tình hình kinh doanh khá hiệu quả và ổn định qua các năm. Một ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả là một ngân hàng huy động được nguồn vốn cần thiết cho hoạt động của mình. Trong tình hình cạnh tranh về lãi suất và thị trường có nhiều kênh thu hút vốn (cổ phiếu, trái phiếu,..) như hiện nay thì việc huy động vốn gặp không ít khó khăn, nhưng qua bảng số liệu trên cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng TMCP Á châu vẫn giữ tốc độ


28


tăng dần qua các năm: cuối năm 2011 đạt 185.637 tỷ đồng, tăng 34.63% so với năm 2010, đạt 93.76% so với kế hoạch trong khi đó bình quân ngành tăng trưởng 14.4%. Thị phần huy động của ACB ước tính 6.5% tăng 1% so với đầu năm. Trong đó huy động tiền gửi thanh toán và tiết kiệm từ dân cư tăng đáng kể. Điều này đã chứng tỏ sự tin tưởng của khách hàng vào ACB ngày càng cao. Nguyên nhân là do ngân hàng đã duy trì nhiều hình thức huy động đa dạng, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt cho từng địa bàn và tăng cường công tác quảng bá hình ảnh.

Sau khi đã huy động được nguồn vốn cần thiết, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải tìm được khách hàng để cấp tín dụng nhằm giải phóng nguồn vốn và tìm kiếm lợi nhuận. Năm 2011 dư nợ tín dụng đạt 102.809 tỷ đồng, tăng 17.9% so với năm 2010, đạt 98.29% so với kế hoạch đề ra, gấp 1.5 lần bình quân ngành, góp phần thị phần tín dụng ACB tăng thêm 0.2% lên 4%. Đây là thành quả của sự năng động tìm kiếm khách hàng, chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ và liên tục đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng.

Với định hướng chiến lược tăng trưởng cao, quản lý chi phí tốt và duy trì nợ quá hạn ở mức thấp đã giúp nâng cao lợi nhuận của ACB. Lợi nhuận trước thuế năm 2011 đạt 4.202 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2010, đứng đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần.

Biểu đồ 2.1 : Lợi nhuận sau thuế của ACB














































Lợi nhuận sau thuế

3,500,000

3,000,000

2,500,000

2,000,000

1,500,000

1,000,000

500,000

0

Lợi nhuận sau thuế

2006 2007 2008 2009 2010 2011

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính và bản cáo bạch qua các năm của ACB


29


2.1.2 Đánh giá chung về hoạt động tín dụng doanh nghiệp và rủi ro tín dụng: Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng d o a n h n g h i ệ p tại Ngân hàng TMCP Á Châu đã đạt được những kết quả đáng kể. Cụ thể:

Dư nợ cho vay d o a n h n g h i ệp tăng trưởng ở mức cao, quản lý rủi ro tốt và kinh doanh hiệu quả, trong đó ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng. Mặc dù chịu áp lực cạnh tranh khá lớn trên thị trường nhưng Ngân hàng TMCP Á Châu vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao cả về huy động vốn và cấp tín dụng. Ngân hàng đã tận dụng hệ thống giao dịch ngân hàng trực tuyến và danh mục sản phẩm huy động và cho vay phong phú, đa dạng của mình để tập trung thực thi chiến lược thâm nhập thị trường tại hai địa bàn trọng yếu là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, cùng với chiến lược phát triển thị trường tại các vùng kinh tế phát triển.

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo khu vực địa lý của ACB


Đơn vị tính : triệu đồng

Khoản mục

2006

2007

2008

2009

2010

2011

TP. Hồ Chí Minh

7,732,479

16,153,291

17,468,231

25,437,592

32,665,482

35,752,382

Đồng bằng Sông Cửu Long


301,728


692,346


776,283


1,021,387


2,109,658


3,174,726

Miền Trung

513,041

700,138

892,107

2,513,682

3,759,031

4,321,674

Miền Bắc

1,681,902

2,374,910

3,120,680

8,200,542

10,548,732

15,634,895

Miền Đông

720,134

1,724,003

1,613,956

1,056,421

3,189,572

3,357,274

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính và bản cáo bạch qua các năm của ACB


30

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí