- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lãi lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai
- Nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất cao.
• Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai bị quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
- Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ được đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
Mặc dù có tiêu chí thời gian quá hạn trả nợ cụ thể để phân loại nợ như trên, tổ chức tín dụng vẫn có quyền chủ động tự quyết định phân loại bất kỳ khoản nợ nào vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro nếu đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm.
Bảng 2.5: Tỉ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ
Tỉ lệ dự phòng | |
1 | 0% |
2 | 5% |
3 | 20% |
4 | 50% |
5 | 100% |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Biểu Hiện Của Bất Đối Xứng Thông Tin Trong Quy Trình Cho Vay Của Ngân Hàng Thương Mại
- Kinh Nghiệm Hạn Chế Bất Cân Xứng Thông Tin Bằng Biện Pháp Kiểm Tra, Giám Sát
- Dư Nợ Cho Vay Doanh Nghiệp Theo Khu Vực Địa Lý Của Acb
- Thống Kê Nguyên Nhân Nợ Quá Hạn Bắt Nguồn Từ Hiện Tượng Bất Đối Xứng Thông Tin Trong Hoạt Động Tín Dụng Doanh Nghiệp Của Acb
- Phát Hiện Sớm Những Thay Đổi Bất Thường Của Doanh Nghiệp
- Cần Chặt Chẽ Hơn Trong Khâu Tuyển Dụng, Tuyển Những Người Có Đức, Có Tài, Xem Ngân Hàng Là Nơi Phấn Đấu Cho Sự Nghiệp.
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
2.2.3.3 Dự phòng rủi ro
Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi
39
ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của đơn vị gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể.
Dự phòng chung : là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể, bằng 0.75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
Dự phòng cụ thể : là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ.
2.2.3.4 Nhóm khách hàng có liên quan
Đó là hai hay nhiều khách hàng quan hệ tín dụng với Ngân hàng thuộc trong các trường hợp sau:
+ Quan hệ gia đình: vợ, chồng, cha mẹ ruột, anh chị em ruột.
+ Quan hệ sở hữu: tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ACB, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối vớ một khách hàng và người có liên quan của khách hàng không vượt quá 25% vốn tự có của ACB.
+ Quan hệ quản trị, điều hành, thành viên.
2.3 Thực trạng bất đối xứng thông tin của hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Á Châu năm 2006 – 2011
2.3.1 Thực trạng bất đối xứng thông tin trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Á Châu:
2.3.1.1 Giai đoạn thẩm định gây ra lựa chọn nghịch :
2.3.1.1.1 Đơn vị sử dụng thông tin thẩm định không chính xác :
Trong quy trình cấp tín dụng, thẩm định được xem là bước quan trọng và ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả của khoản vay của ACB. Rủi ro tín dụng sẽ xảy ra nếu công tác thẩm định không được thực hiện tốt. Khi tiến hành thẩm định, cán bộ tín dụng phải tiến hành thẩm định thông tin khách hàng một cách chính xác nhất về năng lực tài chính, uy tín. Theo thống kê của Ban Chính sách của ACB thì
40
nguyên nhân nợ quá hạn của Kênh phân phối trong việc sử dụng thông tin thẩm định không chính xác xuất phát chủ yếu từ :
- Năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng còn yếu kém, nhiều cán bộ tín dụng chưa có đầy đủ kinh nghiệm để thu thập nhưng thông tin liên quan đến khách hàng.
- Công việc đánh giá uy tín của khách hàng đang là vấn đề thật sự khó khăn khi nguồn thông tin và khả năng phát tín hiệu của khách hàng còn hạn chế. Cán bộ tín dụng khi đánh giá chủ yếu dựa vào cảm tính và chủ quan, như căn cứ vào các quan hệ trong quá khứ: khách hàng vay trả đúng hạn được xem là khách hàng có uy tín, còn đối với khách hàng mới quan hệ thì chủ yếu dựa vào ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng khi tiếp xúc với khách hàng, hoặc qua một số thông tin thu thập được.
- Việc thu thập thông tin của ngân hàng về khách hàng, về ngành nghề, về môi trường kinh tế mà khách hàng đang hoạt động, về các văn bản mới được ban hành, về tình hình diễn biến giá cả thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là những cảnh báo về các ngành ngân hàng đang và sẽ đầu tư chưa được thực hiện một cách thường xuyên và có tính hệ thống.
- Một nguyên nhân nữa, các cán bộ tín dụng chủ quan trong việc đánh giá lại khách hàng đã có quan hệ tín dụng. Trường hợp này thường rơi vào khách hàng đã vay tại đơn vị nhiều lần và đều thực hiện tốt các nguyên tắc tín dụng, khi khách hàng có nhu cầu tăng thêm hạn mức tín dụng hoặc các hồ sơ tái cấp vốn thường chủ quan đôi khi cả nể trong quan hệ với khách hàng mà bỏ qua vài bước trong quy trình xét duyệt cho vay như : đánh giá và phân tích nguồn thu nhập của khách hàng.
Tuy nhiên, nhóm nguyên nhân này có xu hướng giảm qua các năm là do ACB hàng năm đều tổ chức các khóa học chuyên môn cũng như kỹ năng cho các cán bộ tín dụng, hàng năm đều tổ chức các kỳ thi nghiệp vụ cho tất cả các nhân viên. Khối KHDN, khối KHCN đã có bộ phận chuyên nghiên cứu, cung cấp thông tin những khách hàng có uy tín trên thị trường, hay cung cấp thông tin các mặt hàng và giá cả hàng hóa mà ACB nhận thế chấp. Đây cũng là nhóm nguyên nhân nợ quá hạn chiếm tỷ trọng cao ở ACB. Nhóm nguyên nhân này năm 2011 là 11.71 % cao hơn năm
41
2010 (10%) , 2009 (11.6%) chủ yếu là do ACB mở nhiều chi nhánh, phòng giao dịch mà nhân sự thẩm định có kinh nghiệm chưa phân bổ kịp đến chi nhánh, phòng giao dịch mới này. Hơn nữa, áp lực chỉ tiêu dư nợ, lơi nhuận khiến cho các kênh phân phối thẩm định, thu thập thông tin khách hàng không chính xác.
2.3.1.1.2. Đơn vị đề xuất mức cấp tín dụng vượt khả năng trả nợ của khách hàng, hay đơn vị dự phóng doanh thu lợi nhuận cao hơn thực tế nên khi cho vay thì khách hàng không đủ nguồn trả nợ:
Công việc đánh giá k h á c h h à n g được thực hiện chủ yếu dựa vào việc phân tích số liệu trên các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp. Hiện nay do Việt Nam chưa có quy định về minh bạch thông tin nên có thể nói độ tin cậy của các báo cáo tài chính chưa thật sự cao, nhất là đối với các DNTN. ACB dù biết kiểm toán báo cáo tài chính là tốt nhưng cũng không dám đề nghị khách hàng thực hiện vì sợ mất khách hàng. Từ những số liệu chưa thực sự tin cậy nên việc phân tích báo cáo tài chính sẽ không phản ánh đúng thực chất năng lực tài chính của khách hàng. Trên thị trường hiện nay, có rất ít doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường. Do đó, khi đánh giá thị trường đầu ra đầu vào của khách hàng, cán bộ thẩm định chủ yếu phải dựa vào các nguồn thông tin không chính thức, thu thập qua báo chí, internet,…Ngoài ra, các cán bộ tín dụng chủ yếu dựa vào báo cáo này và thu thập thông tin trong quá trình thẩm định thực tế để dự phóng doanh thu lợi nhuận cao hơn thực tế. Từ đó đề xuất mức cấp tín dụng cao hơn khả năng trả nợ của khách hàng.
- Ngoài ra, hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách của Nhà Nước thường xuyên thay đổi, không có tính minh bạch và không có tính dự báo cũng có thể gây ra nhiều rủi ro cho dự án
- Tiêu chuẩn thống nhất chung về mặt bằng đánh giá, xếp loại doanh nghiệp giữa các ngân hàng chưa có sự thống nhất, chưa được tiến hành thường xuyên, định kỳ, một số ngân hàng còn xem việc này chỉ mang tính hình thức.
42
Kết quả là việc đánh giá dự án không mang tính khả thi, nhất là trong điều kiện trình độ cán bộ thẩm định còn chưa được chuyên sâu.
Ngoài ra, các cán bộ tín dụng cũng như các chi nhánh, phòng giao dịch do chịu áp lực chỉ tiêu kinh doanh từ Hội sở đã dự phóng doanh thu, lợi nhuận của khách hàng khá cao so với thực tế để đề xuất một mức cấp tín dụng không phù hợp dẫn đến vượt khả năng trả nợ của khách hàng.
Nhóm nguyên nhân nợ quá hạn do đơn vị dự phóng doanh thu, lợi nhuận có xu hướng giảm từ năm 2006 đến năm 2008 ( 1.84 % xuống 1.5% ) nhưng từ năm 2009 xu hướng tăng đến năm 2011 (tỷ lệ 2.2 % lên 4,12%) . Còn nguyên nhân từ việc đơn vị đề xuất mức cấp tín dụng vượt khả năng trả nợ của khách hàng có xu hướng giảm từ 12% xuống 8.9%. Đặc biệt năm 2011 tỷ lệ này tăng cao, xuất phát từ tình hình kinh tế ngày càng khó khăn như thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, doanh thu bán hàng giảm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh và thu nhập trả nợ. Hơn nữa, cán bộ tín dụng chưa tìm hiểu kỹ thông tin ngành cũng như diễn biến ngành để đề xuất mức cấp tín dụng cho phù hợp. Nợ quá hạn ở nhóm nguyên nhân này chủ yếu là doanh nghiệp ngành bất động sản, thủy sản, … Các doanh nghiệp ngành này thường vay với dư nợ lớn, nhưng về mặt số lượng hồ sơ có nợ quá hạn từ nhóm nguyên nhân này giảm là do ACB áp dụng các biện pháp ban hành những định hướng chính sách tín dụng trong từng thời kỳ đã giúp ích rất nhiều trong công tác tìm kiếm cũng như thẩm định khách hàng. Ngoài ra, ACB có áp dụng những biện pháp kỷ luật thật nghiêm đối với những cá nhân hay đơn vị có tỷ lệ nợ quá hạn vượt so với tỷ lệ chuẩn như : có văn bản kỷ luật trên toàn hệ thống, cắt thưởng, hoặc ngưng công tác thẩm định và chuyển sang công tác thu hồi nợ quá hạn tại đơn vị, hạ bậc phê duyệt tín dụng của chuyên viên hay đơn vị có tỷ lệ nợ quá hạn cao.
2.3.1.1.3. Báo cáo tài chính thiếu minh bạch, không trung thực. Hầu hết các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều thiếu minh bạch do các doanh nghiệp này đều muốn tránh thuế, trừ một số doanh nghiệp lớn đã được công ty kiểm toán. Từ năm 2006 – 2011 tỷ lệ nợ quá hạn từ nguyên nhân này giảm dần ( từ 6.8 % xuống còn 2.4%). Nhóm nguyên nhân
43
chiếm tỷ trọng khá nhỏ, thực tế nhóm nguyên nhân này tồn tại chủ yếu là do cán bộ tín dụng thiếu kinh nghiệm, năng lực kém, không phát hiện ra sự gian dối trong báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp.
đạo đức :
2.3.1.2 Giai đoạn giải ngân và thu hồi nợ gốc và lãi dẫn đến rủi ro
2.3.1.2.1. Không thực hiện kiểm tra, giám sát sau cho vay đúng quy định.
Do áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, chạy theo thành tích muốn tăng nhanh dư nợ vào thời gian những tháng cuối năm, không chỉ riêng ACB mà hầu hết các NHTM đều xảy ra tình trạng hạ thấp lãi suất cho vay, hạ thấp điều kiện tín dụng để thu hút khách hàng, dẫn đến việc cạnh tranh thiếu lành mạnh. Công tác thẩm định chỉ được thực hiện mang tính hình thức, buông lỏng khâu kiểm tra, giám sát trước, trong và đặc biệt là sau khi cho vay.
Đơn vị không kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay đầy đủ, đúng quy định, do vậy không phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay vào mục đích khác/không phát hiện tình hình tài chính của khách hàng biến động theo chiều hướng xấu. Do đó mỗi năm ACB vẫn tồn tại một số nợ dưới tiêu chuẩn và nợ xấu. Đặc biệt năm 2011 tỷ lệ này tăng so với 2010, năm 2011 có 69 trường hợp chiếm 9,5 % nợ quá hạn của toàn hệ thống.
Ví dụ : 1/ Đối với Khách hàng vay vốn là doanh nghiệp thì định kỳ kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng theo quy định, cho đến tới lúc khách này không trả được nợ mới kiểm tra thì doanh nghiệp này đã ngừng hoạt động.
2/ Công ty thời trang A vay vốn ngân hàng với mục đích bổ sung vốn lưu động nhưng công ty này đã dùng tiền vay đầu tư vào bất động sản dẫn đến mất cân đối vốn, do đó công ty không trả được nợ. Cán bộ tín dụng đã không định kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng thường xuyên và yêu cầu khách hàng bổ sung chứng từ, cung cấp báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng tháng để kiểm tra.
44
2.3.1.2.2. Đơn vị không tuân thủ những quy định hiện hành của ACB
Mặc dù ACB thường xuyên ban hành những quy định trong công tác kiểm soát tín dụng nhưng còn một số đơn vị không tuân thủ quy định như: không tuân thủ quy định của sản phẩm như bao thanh toán ( không đối chiếu công nợ của khách hàng trước khi giải ngân khoản vay mới, dẫn đến ACB tài trợ lại cho những hóa đơn bán hàng mà Bên mua hàng đã thanh toán cho khách hàng, cho vay tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng theo phương thức LC (tiền thanh toán từ nước ngoài về một số đơn vị không thu nợ …., không thực hiện đúng phê duyệt tín dụng. Nhóm nguyên nhân nợ quá hạn này vẫn tồn tại qua các năm nhưng riêng năm 2011 là cao nhất (3.56%) , phát sinh chủ yếu ở sản phẩm bao thanh toán.
2.3.1.2.3. Nhân viên ngân hàng cấu kết với khách hàng giả mạo hồ sơ vay vốn
Một số cán bộ tín dụng có dấu hiệu cấu kết với khách hàng giả mạo hồ sơ vay vốn, đưa thông tin không chính xác, tạo chứng từ giả mạo chứng từ sử dụng vốn để vay vốn ngân hàng, định giá tài sản đảm bảo cao hơn giá trị thực tế. Đồng thời, nhân viên thẩm định sơ sài, chủ quan, không kiểm tra kỹ hồ sơ vay vốn khách hàng, không đối chiếu các chứng từ, thực hiện sai quy định của ACB. Tỷ lệ nợ quá hạn ở nhóm nguyên nhân này luôn tồn tại qua các năm nhưng ở tỷ lệ nhỏ vì luôn tồn tại các cá nhân chỉ vì lợi ích cá nhân, làm ảnh hưởng đến uy tín và lợi ích của ngân hàng. Mặc dù ngân hàng đã đưa ra nhiều biện pháp xử lý như cảnh cáo trên toàn hệ thống, bồi thường … nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để được.
Ví dụ : 1/ Cán bộ tín dụng đã dùng những hóa đơn cũ của khách hàng cạo sửa thời gian để chứng minh doanh thu đầu vào đầu ra, định giá tài sản đảm bảo cao hơn quy định của ACB.
2/ Trường hợp thẩm định sơ sài, chủ quan : Cán bộ tín dụng không đi thẩm định bất động sản thế chấp, dẫn đến việc đến lúc khách hàng không trả được
45
nợ mới thực hiện kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh lẫn tài sản thế chấp thì mới biết bất động sản thế chấp này một ngôi chùa.
2.3.1.2.4. Khách hàng giả mạo chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay/chứng minh nguồn thu nhập trả nợ để vay thêm nhiều vốn/vay để sử dụng vào mục đích khác.
Khách hàng tạo khống công nợ để phát triển khả năng vay nợ, khoản phải thu. Đó có thể là những hóa đơn chưa bao giờ tồn tại, hoặc là các hóa đơn phát sinh từ giao dịch với bạn bè hoặc những doanh nghiệp có liên quan, trong đó cả doanh nghiệp lẫn đối tác của doanh nghiệp đều ghi nhận doanh thu bán hàng trên sổ sách kế toán của mình. Đây là hành vi gian lận nghiêm trọng nhất và nguy hiểm nhất. Từ năm 2006 - 2011 khách hàng giả mạo chứng từ có khuynh hướng giảm dần từ 12% (năm 2006) xuống còn 4.4% (năm 2011) vì một phần ACB đã ban hành thủ tục kiểm soát chứng từ, thường xuyên tổ chức các lớp học nâng cao nghiệp vụ thẩm định khách hàng cho các cán bộ tín dụng.
Ví dụ: Công ty A vay đầu tư xây dựng nhà hàng, thế chấp bất động sản của vợ chồng người đại diện theo Pháp luật của công ty, công ty này đã giả mạo chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay như : giả mạo dự toán hạng mục thi công xây dựng nhà hàng, và giả chữ ký của viên góp vốn còn lại của công ty trên giấy cam kết đồng trả nợ cho công ty này. Sau khi khoản vay được phê duyệt thì vợ chồng người đại diện theo pháp luật của công ty cũng bỏ trốn.
2.3.2 Nguyên nhân của bất đối xứng thông tin trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Á Châu
Ngân hàng TMCP Á Châu đã thực hiện thống kê những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn bắt nguồn từ hiện tượng bất đối xứng thông tin trong thời gian vừa qua. Trong đó nguyên nhân từ việc ngân hàng sử dụng thông tin thẩm định không chính xác chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm nhưng nguyên nhân này lại có xu hướng giảm dần, chủ yếu là do áp lực kinh doanh của từng kênh phân phối dẫn tới việc lơ
46