Thực Trạng Mở Rộng Hoạt Động Tín Dụng Đối Với Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Tại Vp Bank Giảng Võ


Biểu đồ 2.3: Nguồn vốn huy động theo thời gian


300000


200000


100000


0

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008


Nhìn vào bảng cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian ta thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng là rất tốt. Đối với những khoản tiền gửi không kỳ hạn ngân hàng luôn duy trì ở mức ổn định, vì đây là khoản vốn huy động mà ngân hàng không chủ động được thời gian, nên sẽ gặp nhiều khó khăn khi khi sử dụng nguồn vốn đó vào hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình bù lại chi phí trả lãi cho nguồn tiền này thấp. Đối với nguồn huy động tiền gửi có kỳ hạn, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn huy động được (luôn giữ ở mức trên 70 %). Đây là nguồn vốn mà ngân hàng có thể chủ động về mặt thời gian nên ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn. Ngân hàng rất ưa thích nguồn vốn huy động này, vì nó luôn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng diễn ra thường xuyên liên tục.

2.4.2. Hoạt động tín dụng

Việc huy động vốn quyết định đến khả năng cho vay của bất kỳ một ngân hàng nào, đồng thời sử dụng vốn có hiệu quả mới thúc đẩy được công tác huy động vốn. Do đó, việc huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả sẽ thúc đẩy ngân hàng tăng trưởng và phát triển. Vì vậy, ngân hàng cần phải đẩy mạnh công tác huy động vốn cũng như công tác tín dụng vì thông qua hoạt động cho vay ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận đồng thời chi trả cho các

khoản lãi huy động, các hoạt động của ngân hàng...Nắm bắt được điều này trong những năm qua toàn hệ thống VP Bank nói chung và VP Bank Giảng Võ nói riêng đã có những bước phát triển tăng cường hiệu quả sử dụng vốn năm sau cao hơn năm trước. Đối với VP Bank Giảng Võ đối tượng khách hàng vay vốn chủ yếu là các DNNQD.

- Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ của VP Bank Giảng Võ

Bảng 2.4: Tình hình cho vay của VP Bank Giảng Võ

Đơn vị: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm

2006

Năm 2007

Năm 2008

Số tiền

Số tiền

Tăng(giảm)

Số tiền

Tăng(giảm)



Số tiền

%


Số tiền

%

Doanh số cho

vay

187762

319195

131433

70

344730

42246

8

Thu nợ

40388

78976

38588

95

111718

32742

84

Dư nợ

147374

240219

92845

63

233012

(7207)

(3)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại VP bank Giảng Võ - 6


Biểu đồ 2.4: Tình hình dư nợ, doanh số cho vay, thu nợ


400000


300000


200000


100000


0

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Hoạt động kinh doanh của VP Bank Giảng Võ chủ yếu thực hiện nghiệp vụ cho vay. Đây là nghiệp vụ mang lại nguồn thu lớn nhất cho ngân hàng, do đó nếu mở rộng cho vay và tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro thì sẽ là tiền đề cho sự thành công của ngân hàng, nhất là trong tương lai môi trường cạnh tranh rất quyết liệt. Thực hiện tốt chỉ đạo của toàn hệ thống VP Bank nói chung và sự chỉ đạo trực tiếp của VP Bank Thăng Long về nâng cao chất lượng tín dụng do đó hoạt động tín dụng của VP Bank Giảng Võ đã được mở rộng năm sau cao hơn năm trước và mở rộng tín dụng ra nhiều đối tượng khách hàng, tìm thêm nhiều khách hàng mới và vẫn giữ được mối quan hệ tốt với các khách hàng cũ. Đây được xem là thành công của VP Bank Giảng. Nhìn vào bảng doanh số cho vay ta thấy:

+ Về doanh số cho vay: Năm 2006 doanh số cho vay của chi nhánh là 187762 triệu đồng nhưng đến năm 2007 doanh số tín dụng này đã tăng lên là 319195 triệu đồng tăng 70% so với năm 2006, đến năm 2008 con số này tăng lên 344730 triệu đồng tăng 8% so với năm 2007 là do năm 2007 VP Bank tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tín dụng, nỗ lực tiếp thị đến khách hàng mới, duy trì chặt chẽ mối quan hệ với các khách hàng cũ, vì vậy mà trước tình hình cạnh tranh gay gắt trong hệ thống ngân hàng, hoạt động tín dụng của VP Bank vẫn đạt được những kết quả khả quan. Nhưng đến năm 2008, ngay từ đầu năm với những khó khăn về nguồn vốn VP Bank Giảng Võ đã thống nhất chủ trương thu hẹp tín dụng, tập trung thu hồi nợ cũ, thận trọng đối với khoản cho vay mới. Do đó tình hình tín dụng của ngân hàng thu hẹp đáng kể.

+ Về hoạt động thu nợ của ngân hàng các cán bộ A/O đã thực hiện tốt nhiệm vụ thu nợ. Năm 2006 đã thu nợ được 40388 triệu đồng, năm 2007 đã thu được 78976 triệu đồng (tăng 95% so với năm trước) và đến năm 2008 đã thu hồi được những khoản nợ khó đòi, quá hạn của một số công ty con số này tăng lên là 111718 triệu đồng tăng 84 % so với năm 2007. Đây là sự cố gắng

rất lớn của cán bộ A/O trong việc việc thu nợ nhất là những khoản nợ khó đòi, nợ xấu.

+ Về dư nợ: hoạt động cho vay vẫn ở mức cao so với quy mô của chi nhánh. Dự nợ năm 2006 là 147374 triệu đồng, năm 2007 là 240219 triệu tăng 63% so với năm 2006, năm 2008 là 233012 triệu đồng giảm 3% so với năm 2007 do: khi nguồn vốn trên thị trường trở nên khan hiếm, nhằm đảm bảo thanh khoản VP Bank Giảng Võ đã thực hiện nhiều biện pháp hạn chế tín dụng: ngừng cho vay kinh doanh bất động sản, hạn chế các khoản vay của khách hàng mới, tiếp tục thắt chặt hoạt động cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng bằng cách sàng lọc khách hàng tốt, từ chối nhu cầu tín dụng của các khách hàng không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về tín dụng hoặc đáp ứng ở mức thấp, tạm dừng cho vay đối với khách hàng liên quan đến lĩnh vực rủi ro cao (kinh doanh bất động sản, chứng khoán, đầu cơ tích trữ xi măng, săt thép…)

- Nợ quá hạn của VP Bank Giảng Võ

Bảng 2.5 : Nợ quá hạn của VP Bank Giảng Võ

Đơn vị: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Dư nợ

147374

240219

233012

Nợ quá hạn(NQH)

17242

32429

43340

(%) NQH/dư nợ

11.7

13.5

18.6

Nhìn vào bảng nợ quá hạn của ngân hàng ta thấy: Năm 2006 nợ quá hạn của ngân hàng là 17242 chiếm 11.7% dư nợ của ngân hàng, năm 2007 là 32429 chiếm 13.5% dư nợ của ngân hàng, nhưng đến năm 2008 là 43340 chiếm 18.6% là do: Mặc dù VP Bank Giảng Võ đã thực hiện các biện pháp rà soát, xử lý nợ xấu, củng cố bộ máy thu hồi nợ nhưng do ảnh hưởng chung từ những biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước các doanh nghiệp là khách hàng của VP Bank cũng gặp nhiều khó khăn, nên tỷ lệ nợ quá hạn, nợ

xấu tăng cao là điều không tránh khỏi. Dự kiến năm 2009 VP Bank Giảng Võ vẫn tiếp tục phải đối mặt với tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu khi nền kinh tế vẫn tiếp tục giảm tốc độ tăng trưởng và thị trường bất động sản chưa tan băng. Các cán bộ A/O cần phải cố gắng hơn nữa không chỉ trong hoạt động tín dụng mà còn trong hoạt động thu nợ giảm các khoản nợ quá hạn, đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng, từ đó nâng cao uy tín cho ngân hàng.‌

II. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI VP BANK GIẢNG VÕ

1. Nguyên tắc và điều kiện vay vốn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại VP Bank Giảng Võ

1.1. Nguyên tắc vay vốn

Cho vay có hiệu quả là điều kiện và biện pháp hàng đầu đảm bảo cho ngân hàng duy trì sự tồn tại và phát triển ổn định. Do đó, hoạt động cho vay của ngân hàng phải lành mạnh, hiệu quả. VP Bank Giảng Võ phải thực hiện tốt việc kiểm tra khả năng hoàn trả của khách hàng trước khi cho vay, đảm bảo tính độc lập trong quá trình kiểm tra, tuôn thủ quy trình cho vay….

Ngân hàng chỉ cho vay đối với khách hàng khi khách hàng đảm bảo được các nguyên tắc sau:

+ Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Đây là nguyên tắc cơ bản, vì có sử dụng vốn đúng mục đích thì khách hàng mới có thể thực hiện được dự án, phương án sản xuất kinh doanh theo lợi ích dự kiến và mới có thể thu hồi được vốn để hoàn trả nợ cho ngân hàng. Nguyên tắc này nhằm hạn chế rủi ro đạo đức và hạn chế khả năng khách hàng dùng vốn vay để thực hiện các hành vi mà pháp luật cấm.

+ Phải hoàn trả gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc này đảm bảo phương châm hoạt động của VP Bank Giảng Võ là “đi vay để cho vay”.

1.2. Điều kiện cho vay

Điều kiện vay vốn là những quy định cụ thể đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn. Ngân hàng chỉ cho vay đối với khách hàng đáp ứng được các yêu cầu do ngân hàng đề ra. Ngân hàng VP Bank Giảng Võ cho khách hàng vay vốn khi khách hàng đáp ứng các điều kiện sau:

+ Có tư cách pháp nhân (đối với công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh), có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự (đối với doanh nghiệp tư nhân) và hoạt động theo luật doanh nghiệp.

+ Có khả năng tài chính và đảm bảo trả nợ đúng hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký kết. Khả năng tài chính của khách hàng được thể hiện thông qua mức độ vốn chủ sở hữu của khách hàng tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ: tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh có lãi và cam kết mua bảo hiểm đối với tài sản là đối tượng vay vốn.

+ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp: khách hàng không được vay vốn để sử dụng cho các mục đích mà pháp luật cấm và phải sử dụng vốn vay đúng mục đích.

+ Có kết quả sản xuất kinh doanh ổn định có lãi, có dự án, phương án đầu tư sản xuất kinh doanh khả thi.

+ Có tài sản đảm bảo cho khoản vay, giá trị TSĐB lớn hơn giá trị khoản vay. Thông thường, ngân hàng cho khách hàng vay vốn không qua 70% giá trị TSĐB.

2. Thực trạng mở rộng cho vay dối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

2.1. Tình hình cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Mở rộng cho vay có thể hiểu là việc ngân hàng thực hiện những biện pháp nhằm đáp ứng được nhu cầu vay vốn ngày càng gia tăng của khách hàng. Đó là sự tăng lên của tỷ trọng cho vay trong tổng tài sản của ngân hàng, tăng lên cả về qui mô cũng như chất lượng, cơ cấu của khoản mục cho vay

Bảng 2.6: Số lượng khách hàng DNNQD vay


Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Số lượng DNNQD vay vốn

1198

1756

3040

Tổng số khách hàng vay vốn

2536

3329

4635

Biểu đồ 2.5: Số lượng DNNQD được vay vốn


5000


4000


3000


2000


1000


0

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008


Số lượng DNNQD vay vốn tại ngân hàng đã tăng lên qua các năm. Năm 2006 là 1198 doanh nghiệp chiếm 47.2% tổng số khách hàng vay vốn, năm 2007 là 1756 doanh nghiệp chiếm 52.75%, năm 2008 là 3040 doanh nghiệp chiếm 65.5% tổng số khách hàng vay vốn. Do chính sách hỗ trợ cho các DNNQD nên VP Bank Giảng Võ đã quan tâm mở rộng đối tượng cho vay là các DNNQD. Đặc biệt khi thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất theo quyết định 131/QĐ –TTg từ ngày 01-02-2009 thì số lượng khách hàng sẽ tăng lên nhanh chóng. Với ngân hàng VP Bank Giảng Võ, các DNNQD là mục tiêu hàng đầu vì khách hàng là người mang lại nguồn thu chính cho ngân hàng. Việc mở rộng cho vay đối với DNNQD hiện nay là điều cần thiết, không những giải quyết tình trạng thiếu vốn của các doanh nghiệp mà còn giúp ngân hàng mở rộng phạm vi kinh doanh của mình.

Bảng 2.7: Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ đối với DNNQD

tại VP Bank Giảng Võ

Đơn vị: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008


Số tiền


Số tiền

Tăng(giảm)


Số tiền

Tăng(giảm)

Số

tiền

%

Số tiền

%

Doanh số cho vay

85957

141829

55872

65

156012

14183

7

Thu nợ

15634

34238

18604

119

49497

15259

29

Dư nợ

70323

107591

37268

53

106515

(1076)

(1)



200000

Biểu đồ 2.6: Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ đối với DNNQD


150000


100000


50000


0

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008


Nhìn vào bảng doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ của VP Bank Giảng Võ ta thấy: Do số lượng các DNNQD tăng nên doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên cụ thể: Năm 2006 doanh số cho vay là 85957 triệu đồng, năm 2007 đạt 141829 triệu đồng tăng 65% so với năm 2006, năm 2008 doanh số cho vay đạt 156012 triệu đồng tăng 10% so với năm 2007. Do năm 2008 có nhiều biến động, tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động đến chính sách tín dụng của VP Bank nói chung và của VP Bank Giảng Võ nói riêng. Do đó doanh số cho vay không cao như năm 2007. Dư nợ tăng lên, năm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/05/2022