Giới Thiệu Về Sự Bất Đối Xứng Thông Tin Trong Hoạt Động Tín Dụng Của Nhtm:


- Cho vay mua bán bất động sản, ….

Căn cứ vào phương thức cho vay :

- Cho vay theo món vay: là loại hình cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: là loại hình cho vay mà tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.

- Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng.

Căn cứ vào mức độ tín nhiệm khách hàng :

- Cho vay có đảm bảo : là loại hình cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.

- Cho vay không có đảm bảo : là loại hình cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

1.2 Giới thiệu về sự bất đối xứng thông tin trong hoạt động tín dụng của NHTM:

1.2.1 Khái quát bất đối xứng thông tin trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại

Ảnh hưởng của bất đối xứng thông tin trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Á Châu - 3

Bất đối xứng thông tin ( asymmetric information) xảy ra khi một bên giao dịch có ít thông tin hơn bên đối tác hoặc có thông tin nhưng thông tin không chính xác. Điều này khiến cho bên có ít thông tin hơn có những quyết định không chính xác khi thực hiện giao dịch đồng thời bên có nhiều thông tin hơn cũng sẽ có những hành vi gây bất lợi cho bên kia khi thực hiện nghĩa vụ giao dịch.

Bất đối xứng thông tin bao gồm các dạng: thông tin không đầy đủ, thông tin không chính xác, thông tin không thể thu thập được, và thông tin bị che dấu.



7


Hiện tượng bất đối xứng thông tin trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp thể hiện ở chỗ Ngân hàng có những thông tin về Doanh nghiệp: không đầy đủ, không chính xác, hoặc là Ngân hàng không thể thu thập được, cũng có thể là doanh nghiệp che dấu thông tin. Thông tin ở đây bao gồm nhiều vấn đề, như là lịch sử tín dụng của khách hàng: đã từng có mối quan hệ tín dụng với những tổ chức nào, năng lực trả nợ ra sao, uy tín làm việc thế nào, cơ sở sản xuất kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, dự án kinh doanh…Nếu như những thông tin này mà không được cung cấp đầy đủ hoặc chính xác thì sẽ ảnh hưởng tới việc ra quyết định cấp tín dụng của Ngân hàng.

1.2.2 Vấn đề bất đối xứng thông tin trong hoạt động tín dụng ngân hàng :

Ngân hàng đơn thuần chỉ là một tổ chức kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Hoạt động ngân hàng bao gồm nhiều sản phẩm dịch vụ: cho vay, huy động, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế…Trong tất cả các loại hình dịch vụ trên thì tín dụng là sản phẩm mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng, đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Thực tế cho thấy hầu hết các vụ phá sản đều liên quan ít nhiều tới hoạt động cho vay.

Các giao dịch diễn ra trong ngân hàng thường có sự căng thẳng tự nhiên giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp có động cơ che dấu bớt rủi ro và khuếch đại tiềm năng sinh lời của công ty mình. Chính việc này làm nảy sinh một vấn đề căn bản vì doanh nghiệp luôn hiểu về tình hình tài chính cũng như triển vọng tương lai của mình rò hơn nhiều so với ngân hàng. Các doanh nghiệp có xu hướng tạo ra sự mù mờ về thông tin. Điều đó có nghĩa là tồn tại hiện tượng bất đối xứng thông tin giữa những gì doanh nghiệp biết về chất lượng ( rủi ro và khả năng sinh lời dự kiến của công ty mình) và những gì Ngân hàng biết - trong đó lợi thế thông tin nghiêng về phía doanh nghiệp. Đây được gọi là hiện tượng bất đối xứng thông tin giữa hai bên muốn kí hợp đồng với nhau ( doanh nghiệp và ngân hàng). Điều này làm nảy sinh hai vấn đề: lựa chọn nghịch (adverse selection) và rủi ro đạo đức (moral hazard) hay còn gọi là tâm lý ỷ lại.


8


1.2.2.1 Lựa chọn nghịch :

Lựa chọn nghịch là hành động xảy ra trước khi ký kết hợp đồng của bên có nhiều thông tin có thể gây tổn hại cho bên ít thông tin hơn.

Đây là những khó khăn ngân hàng gặp phải ở giai đoạn đầu tiên của quá trình cho vay, khi bắt đầu phải quyết định có nên cho vay hay không. Nói một cách đơn giản, vấn đề ở đây là phân biệt các mức độ chất lượng (chất lượng là lợi nhuận cao và rủi ro thấp). Trong thực tế không phải lúc nào cũng phân biệt được khách hàng chất lượng tốt với khách hàng chất lượng kém. Tất nhiên là các báo cáo tài chính, báo cáo tín dụng, thẩm định tín dụng … cũng có ích nhưng chỉ đến một mức độ nào đó thôi. Nhà doanh nghiệp sẽ khiến cho toàn bộ việc này không dễ dàng chút nào bởi ai cũng khẳng định là mình tốt, nhưng trong thực tế một số đúng là tốt, một số khác lại hoàn toàn không.

1.2.2.2 Rủi ro đạo đức

Rủi ro đạo đức là hành động của bên có nhiều thông tin hơn thực hiện sau khi ký kết hợp đồng có thể gây tổn hại cho bên có ít thông tin hơn.

- Rủi ro từ phía khách hàng : khi doanh nghiệp đã có tiền trong tay. Hơn nữa doanh nghiệp có tiền với một lãi suất thỏa thuận. Chừng nào doanh nghiệp vẫn duy trì mức rủi ro như cũ thì không vấn đề gì cả - ít nhất là theo quan điểm của ngân hàng. Song trên thực tế, doanh nghiệp có giữ mức độ rủi ro như cũ hay không, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng kinh doanh thuận lợi, có những lúc doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn và do đó đe dọa đến các khoản nợ. Vấn đề rủi ro đạo đức bắt nguồn từ động cơ của doanh nghiệp cố tình tăng mức rủi ro của mình sau khi đã vay được tiền cố tình tăng mức độ rủi ro của mình sau khi đã vay được tiền. Động cơ này tồn tại bởi lẽ cho dù rủi ro bao hàm khả năng xảy ra tình huống xấu, song nó cũng bao hàm xảy ra tình huống tốt và chủ sở hữu sẽ nhận phần lời nếu tình huống tốt, còn nếu tình hình xấu đi thì ngân hàng sẽ nhận phần lớn tổn thất về mình. Một cách để nhìn nhận vấn đề này là bản thân sự tồn tại của khoản tiền vay đã thôi thúc thêm động lực của doanh nghiệp theo đuổi những động cơ làm ăn liều lĩnh hơn.


9


1.3 Nguyên nhân của tình trạng bất đối xứng thông tin trong lĩnh vực tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại

1.3.1 Những nguyên nhân khách quan

Khi khách hàng nhận khoản giải ngân từ ngân hàng, họ sẽ dùng đồng vốn vào mục đích kinh doanh như: Đầu tư vào dây chuyền sản xuất, đầu tư mua nguyên vật liệu… Trong quá trình sản xuất kinh doanh tất yếu sẽ phát sinh những rủi ro không mong muốn mà đôi khi các doanh nghiệp không lường trước được như:

Rủi ro do nền kinh tế không ổn định.

Từ tình hình kinh tế trong nước

Hoạt động tín dụng của ngân hàng là một hoạt động rất nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế xã hội.

Trong giai đoạn kinh tế suy thoái thường xuất hiện những doanh nghiệp thua lỗ và phá sản, từ đó có các khoản tiền vay ngân hàng không trả được. Điều này làm cho nợ quá hạn của ngân hàng tăng lên nhanh chóng.

Trong giai đoạn nền kinh tế có lạm phát cao và ngày càng gia tăng cũng có thể dẫn đến rủi ro tín dụng. Bởi vì trong giai đoạn này người gửi tiền có tâm lý lo sợ rằng đồng tiền của mình bị mất giá khi gửi trong ngân hàng, cho nên họ muốn rút tiền ra khỏi ngân hàng. Trong khi đó những doanh nghiệp thì lại muốn gia tăng nhu cầu vay vốn và muốn kéo dài thời hạn vay. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn hoạt động của ngân hàng cũng như những khoản đầu tư của ngân hàng không hiệu quả. Nguy cơ này có thể làm hoạt động tín dụng của ngân hàng bị phá sản.

Từ tình hình thế giới

Trong thời đại ngày nay mỗi quốc gia là một tế bào của nền kinh tế chung thế giới. hoạt động kinh tế các nước đều có tác động ảnh hưởng lẫn nhau vì xu hướng toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới. Nhiều tập đoàn công ty có xu hướng mở rộng ra nước ngoài. Sự hình thành các khu vực kinh tế và các khu vực mậu dịch tự do cho chúng ta thấy sự ảnh hưởng không nhỏ của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới đối với mỗi nước thành viên.


10


Chính vì vậy khi có những biến cố về tình hình kinh tế, chính trị, quân sự xảy ra ở bất kỳ một nước nào thì cũng có tác động mạnh đến các nước khác trên toàn thế giới, và sẽ dẫn đến biến động kinh tế trong nước và tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng.

Tình hình kinh tế thế giới có thể ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng như: biến động của giá vàng thế giới, giá dầu mỏ, giá một số ngoại tệ mạnh hoặc giá một số vật tư chủ yếu có xu hướng tăng cao.

Từ những tác động khác:

Những tai nạn bất ngờ như: chủ doanh nghiệp bị tai nạn, chết, mất tích, nhà xưởng bị hỏa hoạn, thiên tai ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh, bao giờ doanh nghiệp cũng tiến hành đánh giá tình hình thị trường cũng như đưa ra những dự báo phát triển thị trường, dự báo tăng trưởng doanh số. Nếu nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế quốc nội vận hành theo quỹ đạo đã dự báo thì doanh nghiệp sẽ thực hiện tốt các kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, nền kinh tế không phải lúc nào cũng phát triển như ý muốn của con người mà còn do các yếu tố thiên tai địch họa, khủng hoảng…sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh.

Rủi ro do các thủ tục pháp lý còn rườm rà.

Sự chậm trễ, rườm rà trong các thủ tục cấp giấy phép, các thủ tục hải quan… nhiều lúc ảnh hưởng lớn đến cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp. Ta biết rằng, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp có tính thời điểm, nhưng nó sẽ không thể thực hiện nhanh chóng nếu không được “cởi trói” bởi các thủ tục pháp lý. Việc chậm trễ sẽ dẫn đến hệ quả của hàng loạt các hợp đồng kinh tế bị đình trệ, các dự án đầu tư “buộc lòng” phải “treo” trên giấy. Điều này gây tổn thất lớn về mặt kinh tế đối với các doanh nghiệp vay vốn.

Rủi ro từ chính sách Nhà nước

Hiện nay cùng với chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế, doanh nghiệp thường gặp rủi ro sau :


11


- Thiệt hại từ phía thị trường đầu vào: Giá cả của các yếu tố đầu vào tăng cùng với các chi phí phục vụ cho sản xuất tăng làm giảm đi nguồn dự thu dự tính của khách hàng, như vậy việc trả nợ cho các ngân hàng cho vay sẽ gặp nhiều khó khăn.

- Do thị trường đầu ra: Thị trường đầu ra nếu có biến động phức tạp, giá cả giảm thấp cũng làm nguồn thu của khách hàng không đảm bảo. Ngoài ra, sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng, cung vượt quá cầu, hoạt động marketing yếu kém… cũng gây nên tình trạng ứ đọng sản phẩm làm ảnh hưởng tới nguồn trả nợ cho các ngân hàng cho vay.

- Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập. Hiện nay, trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của Ngân hàng nhà nước đã hoạt động hơn một thập niên và đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin tín dụng. Tuy nhiên, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin.

1.3.2 Những nguyên nhân chủ quan

Rủi ro chủ quan đến từ cả hai phía là Ngân hàng và Doanh nghiệp đi vay.

Đối với Ngân hàng

Các ngành nghề của các doanh nghiệp đi vay là rất đa dạng. Đa phần các cán bộ tín dụng Ngân hàng không thể có đầy đủ thông tin cũng như hiểu biết về các ngành nghề lĩnh vực mà doanh nghiệp đang đầu tư kinh doanh. Hơn nữa, các cán bộ ngân hàng cũng rất khó thẩm định được số liệu tài chính do các doanh nghiệp cung cấp có “đúng đắn” và chính xác tuyệt đối hay không. Vì thế, khi các cán bộ ngân hàng sử dụng các báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp để phân tích trong công tác thẩm định sẽ đưa ra cái nhìn lệch lạc thiếu chuẩn xác.

Chính vì rất khó khăn trong việc đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, nên Ngân hàng thường có xu hướng ưu tiên các hồ sơ vay vốn có tài sản thế chấp, đảm bảo. Tuy nhiên khi dẫn đến việc xử lý thu hồi nợ cũng rất khó khăn.

Theo các văn bản hướng dẫn cưỡng chế thu hồi nợ đều ghi rò: "Trong trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán, Ngân hàng có quyền xử lý tài sản nợ vay". Trên thực tế, Ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là một


12


cơ quan quyền lực Nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Hơn nữa các thủ tục pháp lý kiện ra tòa án để thực hiện xử lý tài sản thế chấp cũng rất rườm rà, gây mất chi phí đối với Ngân hàng.

Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng. Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Nhưng trong thời gian trước đây, công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trên hình thức. Kiểm tra nội bộ cần phải được xem như hệ thống “thắng” của cỗ xe tín dụng. Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này càng phải an toàn, hiệu quả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủi ro vốn luôn luôn tồn tại thường trực trên con đường đi tới.

Chạy theo lợi nhuận, chấp nhận các khoản cho vay không lành mạnh.

Vi phạm các nguyên tắc cho vay, cho vay vượt tỷ lệ an toàn, thiếu tài sản thế chấp và cầm cố, cho vay khống…

Khi quyết định cho vay, thiếu căn cứ khoa học, không phân tích tình hình khả năng sử dụng vốn và hoàn trả nợ của doanh nghiệp, do vậy đã đưa vốn vào những doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ dẫn đến nợ quá hạn, nợ tồn đọng.

Trình độ của các cán bộ tín dụng còn khá hạn chế. Ngoài ra còn có nhiều cán bộ tín dụng vì những lợi ích vật chất sẵn sàng tiếp tay cho các doanh nghiệp làm giả hồ sơ giấy tờ để xin vay vốn. Chính điều này đã dẫn đến những rủi ro rất lớn ngay từ khâu giải ngân. Hơn nữa các doanh nghiệp này phần nhiều có tình hình tài chính không minh bạch, không đáp ứng được những điều kiện giải ngân từ phía ngân hàng đề ra. Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng một số cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cùng nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng.

Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay. Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình


13


kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả. Theo dòi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của CBTD nói riêng và của ngân hàng nói chung. Việc theo dòi hoạt động của KH vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa KH và ngân hàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên trong thời gian qua các NHTM chưa thực hiện tốt công tác này. Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho KH của cán bộ ngân hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin mà NHTM yêu cầu.

Ngoài ra, còn do sự yếu kém trong công tác điều hành quản trị : một số ngân hàng áp dụng việc giải quyết cho vay theo kiểu “trực tuyến cá nhân” từ cán bộ tín dụng đến trưởng phòng tín dụng đến giám đốc. Thực tế, việc áp dụng tổ chức cho vay này thì quyền lực tập trung vào giám đốc còn trách nhiệm của cá nhân bên dưới thường không rò ràng, từ đó dẫn đến thiếu tinh thần trách nhiệm, dễ xảy ra rủi ro tín dụng.

Đối với doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp không đánh giá hết được những rủi ro khi sử dụng đồng vốn, đánh giá chi phí vốn cũng như khả năng sinh lợi của đồng vốn. Đa phần các doanh nghiệp khi dùng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh thường đầu tư vào mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào cơ sở vật chất mà cái quan trọng nhất là đầu tư phát triển kỹ năng của lực lượng nhân lực của công ty. Khi doanh nghiệp mở rộng quy mô mà tư duy quản lý không thay đổi, trình độ của đội ngũ quản lý không được đảm bảo thì doanh nghiệp tất yếu phải đối mặt với những rủi ro về khả năng quản lý sản xuất, dẫn đến nhiều sai lầm trong quá trình ra quyết định quản lý kinh doanh.

Không thường xuyên kiểm tra tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh.

Chạy theo doanh thu, mở rộng kinh doanh quá mức kiểm soát…


14

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí