là trong công tác thẩm định thông tin liên quan đến khách hàng. Liên quan đến trình độ còn yếu kém của các cán bộ tín dụng đã giảm hẳn , là vì ACB thường xuyên tổ chức các khóa học liên quan đến việc thu thập và thẩm định tình hình tài chính của khách hàng doanh nghiệp.
Ví dụ : Khi lấy thông tin CIC của doanh nghiệp vay vốn, nhiều cán bộ tín dụng không lấy CIC của các thành viên chủ yếu của công ty, CIC của vợ chồng bên bảo đảm, thông tin liên quan đến tài sản thế chấp … dẫn đến việc không có thông tin đầy đủ về các khoản vay của những người liên quan.
Việc lấy thông tin doanh nghiệp không đây đủ và chính xác sẽ dẫn đến việc cấp tín dụng vượt khả năng trả nợ của khách hàng, mà tỷ lệ này dẫn đến tình trạng bất cân đối thông tin chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong tất cả các nguyên nhân gây nên tình trạng bất cân xứng thông tin. Nhưng tỷ lệ này cũng có xu hướng giảm dần, vì ACB kịp thời ban hành những quy định trong quá trình thẩm định, những quy định ràng buộc trách nhiệm của người thẩm định, kiểm soát việc thẩm định và người phê duyệt khoản vay. Hơn nữa, nếu hồ sơ khách hàng đưa lên chuyên viên, Ban tín dụng, Hội đồng tín dụng mà phát hiện những sai sót liên quan đến việc thu thập thông tin không đầy đủ hay che giấu thông tin khách hàng sẽ bị xử lý kỷ luật người thẩm định và người kiểm soát việc thẩm định.
Nguyên nhân chiếm tỷ trọng cao tiếp theo là việc khách hàng doanh nghiệp giả chứng từ sử dụng vốn, chứng từ chứng minh thu nhập, nhưng tỷ lệ này giảm rò rệt qua các năm chủ yếu là do trình độ thẩm định của các cán bộ tín dụng đã được nậng cao rò rệt, và họ cũng ý thức trách nhiệm của mình hơn trong việc thu thập chứng từ của khách hàng.
Ngoài ra, nguyên nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp như cung cấp báo cáo tài chính kém minh bạch, khả năng quản lý và kinh doanh kém hiệu quả, nguồn trả nợ được sử dụng vào mục đích khác cũng có xu hướng giảm dần qua các năm, là vì doanh nghiệp cũng ý thức việc tạo dựng thương hiệu đối với ngân hàng, việc này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể vay vốn một cách dễ dàng.
47
Còn nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng như không kiểm tra giám sát mục đích sử dụng vốn vay theo quy định cũng chiếm tỷ trọng cao. Nhưng nguyên nhân này có tỷ trọng cao vào các năm 2008, 2009 chủ yếu cán bộ tín dụng không thường xuyên kiểm tra giám sát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và chỉ tập trung vào công tác huy động vì thời điểm đó việc xét duyệt cho vay cực kỳ khó khăn.
Ngoài ra, các nguyên nhân còn lại chiếm tỷ trọng không cao và cũng có xu hướng giảm dần qua các năm, vì ACB đã ban hành những quy định, văn bản hướng dẫn phù hợp, cũng như các biện pháp chế tài.
48
Bảng 2.6: Thống kê nguyên nhân nợ quá hạn bắt nguồn từ hiện tượng bất đối xứng thông tin trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp của ACB
Biểu hiện bất đối xứng thông tin trong hoat động tín dụng doanh nghiệp | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | |
A | NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN | ||||||
I | Từ phía khách hàng | ||||||
1 | Khách hàng giả mạo chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn/chứng minh nguồn thu nhập trả nợ để vay thêm nhiều vốn/vay để sử dụng vào mục đích khác. | 12.00% | 10.70% | 9.20% | 7.90% | 6.10% | 4.40% |
2 | Báo cáo tài chính thiếu minh bạch, không trung thực. | 6.80% | 5.20% | 4.30% | 3.20% | 2.90% | 2.40% |
3 | Khả năng quản lý, kinh doanh kém khiến việc sử dụng vốn vay không hiệu quả. | 9.00% | 10.40% | 13.40% | 12.00% | 10.40% | 6.03% |
4 | Nguồn trả nợ được sử dụng vào mục đích khác (đầu tư, mua sắm …), không dùng để trả nợ | 2.70% | 5.00% | 6.10% | 4.70% | 5.10% | 3.30% |
II | Từ phía ngân hàng | ||||||
1 | Đơn vị sử dụng thông tin thẩm định không chính xác. | 17.20% | 15.69% | 12.20% | 11.60% | 10.00% | 11.71% |
2 | Đơn vị đề xuất mức | 12.00% | 11.00% | 10.10% | 9.50% | 8.60% | 8.90% |
3 | Đơn vị dự phóng doanh thu, lợi nhuận cao hơn thực tế, nên khi cho vay thì khách hàng không đủ nguồn trả nợ. | 1.84% | 1.80% | 1.50% | 2.20% | 2.80% | 4.12% |
4 | Nhân viên ngân hàng cấu kết với khách hàng để giả mạo hồ sơ vay vốn | 1.10% | 1.43% | 2.00% | 1.95% | 2.43% | 2.69% |
5 | Đơn vị không tuân thủ quy định hiện hành của ACB dẫn đến khoản vay phát sinh NQH | 2.21% | 2.33% | 2.10% | 2.34% | 2.50% | 3.56% |
6 | Không thực hiện kiểm tra, giám sát sau cho vay đúng quy định. | 8.71% | 7.90% | 10.00% | 9.10% | 8.80% | 9.50% |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Hạn Chế Bất Cân Xứng Thông Tin Bằng Biện Pháp Kiểm Tra, Giám Sát
- Dư Nợ Cho Vay Doanh Nghiệp Theo Khu Vực Địa Lý Của Acb
- Tỉ Lệ Trích Lập Dự Phòng Đối Với Từng Nhóm Nợ
- Phát Hiện Sớm Những Thay Đổi Bất Thường Của Doanh Nghiệp
- Cần Chặt Chẽ Hơn Trong Khâu Tuyển Dụng, Tuyển Những Người Có Đức, Có Tài, Xem Ngân Hàng Là Nơi Phấn Đấu Cho Sự Nghiệp.
- Ảnh hưởng của bất đối xứng thông tin trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Á Châu - 11
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của Ban chính sách của ACB qua các năm
49
2.3.3 Ảnh hưởng của bất đối xứng thông tin đến hoạt động tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Á Châu
19 năm hoạt động của Ngân hàng TMCP Á Châu, dưới sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo cùng với đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, thì hiện tượng bất đối xứng thông tin vẫn xảy ra nhưng tỷ lệ nợ quá hạn xuất phát từ hiện tượng này chiếm tỷ lệ không cao. Tuy nhiên, cũng như các Ngân hàng khác, ACB vẫn gặp một số khó khăn trong việc thu hồi nợ. Phần lớn các khoản nợ được đảm bảo bằng các bất động sản nên có nhiều khả năng thu hồi.
Bảng 2.7: Phân loại nhóm nợ doanh nghiệp của ACB
Đơn vị tính : triệu đồng
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | |
Nợ nhóm 1 | 10,317,843 | 21,613,365 | 23,325,084 | 38,402,365 | 51,946,091 | 61,404,431 |
Nợ nhóm 2 | 121,408 | 50,959 | 211,902 | 283,884 | 179,067 | 194,758 |
Nợ nhóm 3 | 10,041 | 8,167 | 169,605 | 19,776 | 34,759 | 174,973 |
Nợ nhóm 4 | 8,776 | 6,078 | 51,982 | 68,502 | 48,399 | 271,655 |
Nợ nhóm 5 | 99,115 | 9,320 | 17,127 | 121,402 | 121,648 | 198,339 |
Tổng | 10,557,183 | 21,687,889 | 23,775,700 | 38,895,929 | 52,329,964 | 62,244,156 |
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính và bản cáo bạch qua các năm của ACB
Biểu đồ 2.3 Phân loại nhóm nợ nợ doanh nghiệp của ACB
70,000,000
60,000,000
50,000,000
40,000,000
30,000,000
20,000,000
Nợ nhóm 1
Nợ nhóm 2
Nợ nhóm 3
Nợ nhóm 4
Nợ nhóm 5
10,000,000
0
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính và bản cáo bạch qua các năm của ACB
50
Nhìn vào biểu đồ ta thấy nợ nhóm 1, tức là các khoản nợ mà khách hàng doanh nghiệp đã thực hiện cam kết trả nợ tốt và không có nghi ngờ gì về việc thanh toán đầy đủ lãi và gốc chiếm tỉ trọng chủ yếu và luôn tăng theo thời gian. Còn lại nợ từ nhóm 2 tới nhóm 5 rất ít. Có được điều này là do ACB luôn kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng để duy trì chất lượng tín dụng từ khi thành lập tới nay.
Lý giải nguyên nhân vẫn tồn tại nợ nhóm 2 tới nhóm 5 là do ACB mỗi năm mở ra khá nhiều phòng giao dịch và chi nhánh và tuyển thêm số lượng lớn nhân viên mới. Những chi nhánh, phòng giao dịch này còn non trẻ, nhân viên ở đây còn trẻ và ít kinh nghiệm trong quá trình làm hồ sơ và thẩm định khách hàng nên dẫn tới tình trạng vẫn có một số khách hàng không đủ khả năng vay vốn đã tận dụng khuyết điểm này của ngân hàng để làm đơn vay vốn. Điều này dẫn tới sự lựa chọn nghịch của cán bộ tín dụng: cho vay đối với khách hàng có khả năng trả nợ thấp. Sau khi giải ngân, số nhân viên này chủ quan không theo dòi cẩn thận quá trình sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ và gốc của khách hàng nên dẫn tới hiện tượng rủi ro đạo đức: khách hàng có thể sử dụng vốn sai mục đích và hoàn toàn không có khả năng trả nợ. Do đó mỗi năm ACB vẫn tồn tại một số nợ dưới tiêu chuẩn và nợ xấu. Tuy nhiên số nợ này không nhiều, nếu nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy là hầu như không tồn tại nợ xấu nếu so với số nợ đủ tiêu chuẩn.
51
2.4 Những biện pháp giảm thiểu hậu quả của sự bất đối xứng thông tin tại Ngân hàng TMCP Á Châu giai đoạn năm 2006 - 2011
Năm 2006 - 2011 là giai đoạn phát triển rất tốt và có những tín hiệu lạc quan của Ngân hàng TMCP Á Châu. Tín dụng là một nghiệp vụ được Ngân hàng tập trung nhiều nhất vì đây là một trong những điều tạo nên uy tín của ACB. Hiện tượng bất đối xứng thông tin rất ít xảy ra, có xảy ra cũng không đáng kể. Đó là do công tác quản lí rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tuân thủ những quy tắc rất nghiêm ngặt từ nhân viên phân tích tín dụng, nhân viên thẩm định, từ hồ sơ tới thời gian giải ngân… tuy có hơi rườm rà và mất thời gian hơn so với các Ngân hàng khác nhưng có như vậy mới đảm bảo an toàn và hiệu quả. Ban lãnh đạo ACB đã sớm tìm ra nguyên nhân chính của rủi ro tín dụng và dựa vào đó tìm cách hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh gian lận là tình trạng bất đối xứng thông tin giữa khách hàng và ACB.
Đây là khía cạnh khó quản lý nhất trong công tác cho vay vì nó liên quan tới việc cố ý gian lận. Người cho vay phải có hai biện pháp đồng thời để quản lí rủi ro gian lận:
+ Phòng ngừa
+ Phát hiện sớm
2.4.1 Phòng ngừa
Ngân hàng tập trung vào những tiêu chí sau trước khi cấp một khoản vay:
Nguyên tắc 6C:
(1) Tư cách người vay (Character)
Cán bộ tín dụng phải làm rò mục đích xin vay của khách hàng, mục đích xin vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng và phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng hay không, có người bảo lãnh cho khoản vay hay không, đồng thời xem xét lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách hàng cũ; còn khách hàng mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như từ: trung tâm CIC, từ ngân hàng bạn, từ các cơ quan thông tin đại chúng,…
52
(2) Năng lực của người vay (Capacity)
- Tùy thuộc vào quy định pháp luật của quốc gia. Đòi hỏi doanh nghiệp phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự : năng lực hành vi dân sự của chủ doanh nghiệp và của người bảo lãnh, năng lực pháp lý của doanh nghiệp,
….
- Những hồ sơ pháp lý chứng minh năng lực pháp lý của doanh nghiệp vay vốn
- Mô tả quá trình hoạt động của doanh nghiệp đến thời điểm hiện tại, cơ cấu sở hữu, chủ sở hữu, tính chất hoạt động, sản phẩm, khách hàng chính, người cung cấp chính của doanh nghiệp.
(3) Thu nhập của người đi vay (Cash)
Trước hết, CBTD phải xác định được nguồn trả nợ của doanh nghiệp như :
- Thu nhập đã qua, tình hình phân chia cổ tức, doanh thu bán hàng
- Dòng tiền hiện tại và dự kiến
- Tính thanh khoản của tài sản lưu động
- Vòng quay nợ phải thu, phải trả và tồn kho
- Cơ cấu nguồn vốn, tình trạng vay nợ
- Kiểm soát chi phí
- Các tỷ lệ về khả năng trả lãi
- Khả năng và chất lượng quản lý
- Những thay đổi gần đây trong phương pháp hạch toán kế toán
(4) Bảo đảm tiền vay (Collateral)
Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng. Khi thẩm định các CBTD cần thẩm định các yếu tố sau:
- Doanh nghiệp có các tài sản gì
- Khả năng bị lỗi thời, mất giá của tài sản
- Giá trị tài sản
53
- Mức độ chuyên biệt của tài sản
- Tình trạng đã bị cầm cố, thế chấp của tài sản, các hạn chế khác
- Tình trạng bảo hiểm
- Đã được dùng để bảo lãnh cho người khác
- Vị thế của Ngân hàng đối với việc đòi cầm cố/thế chấp đối với tài sản
(5) Các điều kiện (Conditions)
ACB luôn thận trọng, bảo thủ và luôn tính đến tình huống xấu nhất có thể xảy ra.CBTD cần phải xác định và giải thích rò những điều kiện kinh tế, tình hình ngành vàkhả năng cạnh tranh dự kiến sẽ có tác động (cả tích cực lẫn tiêu cực) đến hoạt độngcủa doanh nghiệp
- Địa vị cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp và thị phần dự kiến
- Kết quả hoạt động của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành
- Tình hình cạnh tranh của sản phẩm
- Mức độ nhạy cảm của doanh nghiệp đối với chu kỳ kinh doanh và những thay đổi về công nghệ
- Điều kiện/tình trạng thị trường lao động trong ngành hay trong khu vực thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động
- Ảnh hưởng của nền kinh tế đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
- Tương lai của ngành
- Các yếu tố chính trị, pháp lý, xã hội, công nghệ, môi trường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, ngành nghề của doanh nghiệp.
(6) Kiểm soát (Control)
Trong quá trình vay vốn, các CBTD thường xuyên phải kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh, việc thực hiện các điều kiện cấp tín dụng
- Tập trung vào những vấn đề như sự thay đổi của luật pháp có liên quan và quy chế hoạt động mới có ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp hay không.
54