Dư Nợ Cho Vay Doanh Nghiệp Theo Khu Vực Địa Lý Của Acb


Biểu đồ 2.2 Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo khu vực địa lý của ACB


40,000,000


35,000,000


30,000,000


25,000,000


20,000,000

TP. Hồ Chí Minh

Đồng bằng Sông Cửu Long Miền Trung

Miền Bắc

Miền Đông

15,000,000


10,000,000


5,000,000


0

2006

2007

2008

2009

2010

2011


Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính và bản cáo bạch qua các năm của ACB

Với vai trò là hạt nhân kinh tế của cả nước, khu vực TP. Hồ Chí Minh vẫn là địa phương hấp thu nguồn vốn tín dụng cao. Mới xuất hiện trong danh mục cho vay của năm 2006, thị trường miền Đông Nam bộ đã chứng tỏ được tiềm năng của mình thông qua số dư nợ chiếm 5,48% trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng. Thị trường miền đông nam bộ, trừ thành phố Hồ Chí Minh, hiện đang trên đà phát triển, có nhiều dự án nên nhu cầu vay vốn đã nhanh hình thành. Nhưng năm 2011 tín dụng doanh nghiệp khu vực Miền Trung tăng trưởng cao hơn Khu vực Miền Đông và tăng 39% so với năm 2010, đây là mức tăng khá cao.

Ngân hàng đã có kế hoạch và nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cho vay. Cụ thể, cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao; tỷ trọng cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn được điều chỉnh hợp lý.

Bảng 2.3 Dư nợ doanh nghiệp ACB phân theo loại hình cho vay


Đơn vị tính : triệu đồng

Khoản mục

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Cho vay ngắn hạn

6,170,474

12,493,467

10,944,060

20,618,575

33,269,354

41,112,674

Cho vay trung hạn

4,807,165

2,762,500

3,267,278

7,537,709

9,870,669

14,484,058

Cho vay dài hạn

307,011

3,554,890

4,221,416

9,201,694

11,434,480

11,963,784

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của bất đối xứng thông tin trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Á Châu - 6

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính và bản cáo bạch qua các năm của ACB


31


Qua bảng số liệu trên cho thấy, cho vay ngắn hạn vẫn luôn tăng và cao hơn so với cho vay trung dài hạn và cho vay hợp vốn. Cho vay ngắn hạn là những khoản vay dưới 12 tháng. Khách hàng tới giao dịch với ACB chủ yếu là cho vay để bổ sung vốn lưu động do đó mà cho vay trung dài hạn vẫn thấp hơn cho vay ngắn hạn. Nhưng năm 2008 dư nợ tín dụng doanh nghiệp thấp hơn 2007 do năm 2008 khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì vậy mà việc vay vốn cũng như xét duyệt cho vay có phần hạn chế. Năm 2011 dư tín dụng trung hạn cao hơn dài hạn, chủ yếu là do ngân hàng hạn chế những khoản vay đầu tư dự án của các doanh nghiệp. Hơn nữa, năm 2011 thật sự là năm khó khăn trong hoạt động của cả doanh nghiệp và ngân hàng, chính sách ngân hàng không mạnh dạn cho vay các khoản dài hạn để đảm bảo thanh khoản ; do tình hình giá cả tăng nhanh, chỉ số lạm phát tăng, lãi suất cho vay cao, nếu đẩy mạnh cho vay dài hạn cao sẽ không đảm bảo an toàn vốn.


Bảng 2.4 : Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh

Đvt : triệu đồng


Khoản mục

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Thương mại

5,124,972

8,012,741

8,164,228

19,815,975

27,586,762

36,748,899

Nông lâm nghiệp

136,125

116,274

221,790

166,870

249,095

333,288

Sản xuất và gia công

chế biến


3,848,511


5,428,273


1,132,669


11,130,297


13,202,929


15,188,861

Xây dựng

429,966

722,166

940,135

2,367,245

3,534,433

4,862,518

Kho bãi, giao thông vận tải và thông tin

liên lạc


377,576


763,208


738,853


1,750,868


2,600,582


3,070,449

Giáo dục và đào tạo

45,274

58,545

2,595

31,255

80,160

105,762

Tư vấn và kinh doanh

bất động sản


150,213


360,108


608,307


519,614


1,276,296


1,449,056

Nhà hàng và khách

sạn


175,542


354,585


493,586


997,745


1,474,081


2,174,478

Dịch vụ tài chính

80,836

5,620

4,300

630,766

667,142

703,532

Các ngành nghề khác

24,117

1,005,087

1,030,713

1,676,607

2,568,137

2,853,394

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính và bản cáo bạch qua các năm của ACB


32


Vị trí then chốt trong danh mục cho vay phân theo ngành nghề là cho vay sản xuất gia công chế biến, và thương mại. Lý giải về sự tăng trưởng ổn định trong dư nợ của hai ngành này có thể kể đến các đóng góp từ chính sách lãi suất cho vay cạnh tranh của ACB, sự cải thiện trong chất lượng phục vụ khách hàng, chính sách tín dụng linh hoạt của ACB trong suốt giai đoạn 2006 - 2011.

Kết luận: Trong giai đoạn 2006 - 2011, ACB luôn chứng minh là Ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, dư nợ tín dụng doanh nghiệp luôn tăng với tốc độ khá nhanh và ổn định, đi đúng mục tiêu ngay từ lúc đầu đó là trở thành Ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt nam. Có được điều này là do:

Thứ nhất là ACB rất phong phú sản phẩm. ACB hiện là ngân hàng có danh mục sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng đa dạng, phong phú nhất với hơn 250 loại sản phẩm. Trung bình mỗi tháng ACB đưa ra thị trường từ 3-5 sản phẩm, dịch vụ mới, từng sản phẩm tung ra, ACB đều nghiên cứu kỹ nhu cầu khách hàng doanh nghiệp và sản phẩm mới đó sẽ có một đặc điểm riêng được thiết kế phù hợp với từng nhóm đối tượng doanh nghiệp.


Thứ hai, ACB có chiến lược phát triển là không bỏ sót khách hàng doanh nghiệp. Những sản phẩm, dịch vụ của ACB hầu như không bỏ sót một đối tượng khách hàng doanh nghiệp nào. Cũng như khách hàng có quyền lựa chọn sản phẩm thích hợp tùy theo tình hình tài chính cá nhân. Với mạng lưới hoạt động của ACB hiện tại là 326 chi nhánh và phòng giao dịch đặt tại những vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước đã góp phần đưa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến gần khách hàng doanh nghiệp hơn. Và đây chính là yếu tố giúp khách hàng doanh nghiệp tìm đến với ACB ngày một nhiều hơn, góp phần quan trọng trong việc gia tăng thị phần của ACB trên thị trường là mạng lưới hoạt động hiệu quả.


33


2.2 Các chính sách quản lý tổng thể hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng

2.2.1 Vai trò của Nhà nước

Các quy định pháp lý

Ở Việt Nam, hoạt động Ngân hàng nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng được quy định bởi văn bản cao nhất là Luật các tổ chức tín dụng. Ngoài ra còn có các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng. Các quy định về hoạt động tín dụng tại Việt Nam được đánh giá là tương đối đầy đủ và theo thông lệ chung với các hướng dẫn rò ràng, quyền tự chủ dành cho bên cấp tín dụng trên cơ sở bảo đảm những quy định về an toàn.

Hệ thống thông tin kế toán và báo cáo tài chính

Hệ thống thông tin kế toán và báo cáo tài chính là một cơ sở cực kỳ quan trọng giúp cho các bên có liên quan nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu một hệ thống thông tin kế toán và báo cáo tài chính không được tổ chức tốt và không minh bạch và có độ tin cậy cao sẽ rất khó có thể căn cứ để xem xét "sức khoẻ" của doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, Luật kế toán năm 2003 quy định đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Đơn vị kế toán có trách nhiệm công khai các báo cáo tài chính. Mặt khác, các chuẩn mực kế toán theo thông lệ chung đã dần được áp dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên hiện tại, hệ thống tiêu chuẩn kế toán Việt Nam (VAS) vẫn còn những khác biệt so với với hệ thống tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IAS).

Việc sử dụng các báo cáo tài chính để làm căn cứ thẩm định dự án của các tổ chức tín dụng chưa có đủ độ tin cậy như các DN vừa và nhỏ thường xây dựng báo cáo tài chính mang tính chất đối phó với cơ quan thuế; báo cáo chính thức (báo cáo được pháp luật công nhận) thường thấp hơn tình trạng thực tế, không đảm bảo đủ


34


điều kiện vay vốn ngân hàng'. 2 Những vấn đề nêu trên đã tạo ra kẽ hở để một doanh nghiệp có nhiều hệ thống sổ sách báo cáo kế toán (thường là 3). Một dùng để báo cáo thuế (kết quả kinh doanh thấp hơn thực tế). Một dùng để vay vốn ngân hàng (kết quả báo cáo thường hơn thực tế). Một dùng cho nội bộ (số liệu thực). Với tình trạng như vậy, khi doanh nghiệp gặp khó khăn thì ngân hàng rất khó nhận biết tình trạng thực của doanh nghiệp là như thế nào.

Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu

Hiện nay, Trung tâm tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC) là tổ chức duy nhất thực hiện công tác thu thập thông tin của các khách hàng có quan hệ tín dụng với tất cả các tổ chức tín dụng. Cơ chế thu thâp thông tin của CIC theo quy chế hoạt động thông tin tín dụng do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Trong đó quy định các tổ chức tín dụng theo định kỳ có trách nhiệm báo cáo các thông tin liên quan đến khách hàng cho CIC và các tổ chức tín dụng được quyền khai thác thông tin của CIC. Trên thực tế, các thông tin hiện có của CIC có độ cập nhật không cao và các chỉ tiêu còn chung chung. Những thông tin cần thiết để xác định lịch sử, độ tin cậy của ban điều hành doanh nghiệp hầu như không có. Mặt khác, do chưa thực sự ý thức về tầm quan trọng của tính cập nhật và chính xác về thông tin nên các tổ chức tín dụng chưa có sự quan tâm đúng mức đến các thông tin, dữ liệu khi báo cáo cho CIC. Khi thẩm định doanh nghiệp, rất ít ngân hàng lấy thông tin từ CIC.

Tuy nhiên vào ngày 12/2/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2010/NĐ-CP về hoạt động thông tin tín dụng (gọi tắt là Nghị định 10), và ngày 15/4/2010 Nghị định 10 chính thức có hiệu lực, tạo một tiền đề quan trọng để thị trường thông tin tín dụng (TTTD) Việt Nam phát triển theo hướng chuyên nghiệp. Nghị định quy định rằng lịch sử tín dụng của khách hàng vay sẽ được lưu giữ tại trung tâm thông tin tín dụng tư nhân, giúp ngân hàng có thể đưa ra quyết định cho vay nhanh chóng hơn và giảm thiểu rủi ro cho các khoản tín dụng thay vì tập trung thông tin vào một trung tâm chính là CIC. Nghị định 10 sẽ tạo ra một khung pháp lý




2 Theo http://www.vnn.vn/kinhte/taichinhnganhang/2003/12/39942


35


cần có để thiết lập hoạt động của các trung tâm TTTD, đồng thời cũng hỗ trợ việc quản lý TTTD của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng như thúc đẩy thị trường tài chính hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả.

Hi vọng với sự nỗ lực này của Chính phủ, tình trạng bất đối xứng thông tin sẽ giảm đi đáng kể và ngành tín dụng ngân hàng sẽ phát triển an toàn hơn.

Hệ thống đăng ký giao dịch đảm bảo :

Để tránh tình trạng khách hàng sử dụng một tài sản thế chấp, cầm cố vay vốn nhiều ngân hàng hoặc tạo điều kiện cho khách hàng có một tài sản có giá trị lớn có thể vay vốn nhiều tổ chức tín dụng, hiện nay có các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm bao gồm: Cơ quan đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm và chi nhánh; Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực; Cục Hàng không dân dụng Việt Nam; Sở Tài nguyên môi trường; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Mỗi cơ quan nêu trên thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo mỗi loại tài sản theo quy định.


2.2.2 Vai trò ổn định các hoạt động tổ chức tài chính của Ngân hàng Nhà nước

Một trong những mục tiêu của NHNN đó là sự ổn định của thị trường tài chính và các tổ chức tài chính. Do thị trường tài chính là cầu nối giữa người tiết kiệm và người đi vay, sự can thiệp của NHNN vào thị trường này nhằm tăng cường sự tồn tại và phát triển của thị trường này, nhằm chuyển vốn tín dụng và vốn đầu tư ngày càng nhiều từ người tiết kiệm đến người cần vay và tránh được những vụ khủng hoảng tài chính, tiền tệ, chứng khoán trong nước, giúp các ngân hàng và các tổ chức tài chính tồn tại và phát triển. Do đó NHNN đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường tài chính nói chung và các ngân hàng nói riêng. Để thực hiện được điều này, NHNN sử dụng những công cụ sau: lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu; dự trữ bắt buộc; và hạn mức tín dụng.

Lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu

Đây còn được gọi là chính sách chiết khấu. Chính sách chiết khấu liên quan đến sự thay đổi của lãi suất chiết khấu và làm thay đổi dự trữ của hệ thống ngân hàng. Khi


36


NHNN cấp cho NHTM một món vay chiết khấu, thì dự trữ của NHTM đó tăng lên bằng với món cho vay. Với tư cách người cho vay cuối cùng, NHNN cho các NHTM vay khi không còn một ai khác có thể tham gia vào để tránh các cuộc sụp đổ của nền tài chính - tiền tệ. Chính sách chiết khấu là một phương thức đặc biệt cung ứng dự trữ cho hệ thống Ngân hàng trong những giai đoạn khủng hoảng, bởi lẽ, chiết khấu ngay lập tức thu hút dự trữ vào ngân hàng là nơi cần dự trữ nhất.

Dự trữ bắt buộc

Luật Ngân hàng các nước đều quy định rằng các ngân hàng đều phải dự trữ một phần quan trọng trong tài sản của mình dưới dình thức “ dự trữ bắt buộc”, tiền gửi tại NHNN. Luật pháp quy định như vậy nhằm mục đích trả tiền gửi đến hạn cho khách hàng theo yêu cầu, khi Ngân hàng không có khả năng thanh toán.

Hạn mức tín dụng

Trong trường hợp lạm phát tăng nhanh, NHNN tổ chức việc kiểm soát tất cả các khoản cho vay lớn của các NHTM lớn, hạn chế cho vay tiêu dùng, cho vay trả chậm, cho vay cầm cố, các khoản cho vay đầu tư cũng bị quản lí bằng cách quy định hạn mức tín dụng - số tiền cho vay tối đa. NHNN cũng có thể gián tiếp thay đổi lưu lượng cấp phát tín dụng tiêu dùng, từ ngắn hạn sang trung hạn hoặc ngược lại từ trung hạn sang ngắn hạn, đồng thời khuyến khích cho vay các ngành sản xuất mũi nhọn, sản xuất hàng xuất khẩu hoặc thay đổi cơ cấu đầu tư.


2.2.3 Các quy định đối với Ngân hàng thương mại

2.2.3.1 Hệ số an toàn vốn

Tất cả các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam, trừ quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, phải duy trì tỉ lệ đảm bảo an toàn sau:

- Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu

Duy trì tỉ lệ tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “có” rủi ro ( trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài)


37



Tỉ lệ an toàn vốn =

Vốn tự có



Tài sản có rủi ro

Tổng tài sản “Có” rủi ro là tổng tài sản “Có” nội bảng (bao gồm, ngoài những mục khác, tiền mặt, vàng, tiền gửi, các khoản cho vay và các khoản phải đòi) và tài sản “Có” ngoại bảng (bao gồm, ngoài các mục khác, cam kết bảo lãnh, cho vay, thư tín dụng và chấp nhận thanh toán) được điều chỉnh theo hệ số rủi ro.

2.2.3.2 Phân loại nhóm nợ

Là việc phân chia các khoản nợ trong danh mục cho vay của tổ chức tín dụng vào các nhóm khác nhau tương ứng với mức độ rủi ro của khoản nợ đó đối với tổ chức tín dụng.

Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm

- Nợ trong hạn được đánh giá có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.

- Nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn

Nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu

- Nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ

Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày

- Các khoản nợ được gia hạn

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

- Nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn

Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày


38

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí