Những Biểu Hiện Của Bất Đối Xứng Thông Tin Trong Quy Trình Cho Vay Của Ngân Hàng Thương Mại


Nhiều doanh nghiệp sử dụng không đúng mục đích đăng ký ban đầu trong hồ sơ xin vay vốn. Đồng vốn không sử dụng đúng mục đích tất yếu sẽ khó khăn trong việc kiểm soát dòng vốn cũng như kiểm soát rủi ro của đồng vốn.

Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch. Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rò ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Do đó, khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực.

Chưa thực sự thay đổi quan điểm, còn xem vốn ngân hàng là vốn nhà nước nếu doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả thì ngân hàng chịu, ngân hàng thua lỗ thì nhà nước chịu.

Doanh nghiệp cố tình lừa đảo ngân hàng.

Khách hàng vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng dưới một danh nghĩa hay nhiều thực thể khác nhau nên thiếu sự phân tích trên tổng thể, khó theo dòi được dòng tiền dẫn đến việc sử dụng vốn vay chồng chéo và mất khả năng thanh toán dây chuyền.

Ngoài những nguyên nhân trên còn phải kể đến ý thức trả nợ của doanh nghiệp vay vốn nhiều khi chưa tốt, nhiều đối tượng doanh nghiệp sau khi nhận được tiền vay rồi bỏ trốn gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngân hàng cho vay.

Các yếu tố chủ quan từ phía doanh nghiệp vay vốn cũng gây nên các tổn thất cho các ngân hàng cho vay. Trường hợp này nếu ngân hàng cho vay phát hiện ra sớm thì rủi ro có thể được ngăn chặn.


15

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.


1.4 Hậu quả bất đối xứng thông tin

Ảnh hưởng của bất đối xứng thông tin trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Á Châu - 4

1.4.1 Đối với người cho vay - Ngân hàng thương mại

Thông thường trong giao dịch tín dụng, các doanh nghiệp thường có động cơ che dấu hoặc khai man thông tin để chứng tỏ năng lực tài chính vững mạnh của mình để được Ngân hàng xét cho vay. Do đó, hiện tượng bất cân xứng thông tin đã gây nên hậu quả cho NHTM đó là sự lựa chọn nghịch.

Bất đối xứng thông tin thường dẫn tới hai sai lầm cơ bản đối với việc ra quyết định tín dụng của NHTM:

+ Ngân hàng chấp nhận một khoản đáng lẽ không cho vay. Điều này gây nên việc khách hàng không trả nợ được dẫn tới phá sản.

+ Ngân hàng từ chối một khoản đáng lẽ nên cho vay khiến Ngân hàng mất lợi nhuận, mất uy tín, khiến kết quả hoạt động kinh doanh giảm sút.

Từ những sai lầm trên dẫn đến ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, vòng quay vốn tín dụng giảm làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả, chi phí của ngân hàng tăng lên so với dự kiến.

Nếu một khoản vay nào đó bị mất khả năng thu hồi thì ngân hàng phải sử dụng các nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền, đến một chừng mực nào đấy, ngân hàng không có đủ nguồn vốn để trả cho người gửi tiền thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, có thể dẫn đến nguy cơ gặp rủi ro thanh khoản. Kết quả là làm thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút, uy tín, sức cạnh tranh giảm không những trong thị trường nội địa mà còn lan rộng ra các nước, kết quả kinh doanh của ngân hàng ngày càng xấu có thể dẫn ngân hàng đến thua lỗ hoặc đưa đến bờ vực phá sản nếu không có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.


16


1.4.2 Đối với người đi vay - doanh nghiệp

Bất cân xứng thông tin sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp sử dụng vốn không đúng mục đích. Điều này được xem là rủi ro đạo đức, hậu quả thứ hai của bất đối xứng thông tin.

Khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích dẫn tới hậu quả cho doanh nghiệp đó là không có vốn bổ sung vốn lưu động, xây dựng cơ sở sản xuất, thực hiện dự án đầu tư…Điều này làm ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân: không công việc, không sản xuất, không buôn bán … Từ đó làm cho nền kinh tế phát triển càng trì trệ.

1.4.3 Đối với nền kinh tế

Bắt nguồn từ bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay lại. Do đó, thực chất quyền sở hữu những khoản cho vay là quyền sở hữu của người đã gửi tiền vào ngân hàng. Bởi vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì không những ngân hàng chịu thiệt hại mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng.

Ngành tài chính ngân hàng có một đặc thù đó là chứa đựng hiệu ứng domino rất mạnh mẽ. Điều này có nghĩa là có một ngân hàng phạm phải một và/ hoặc hai sai lầm trên dẫn tới phá sản ngân hàng đó thì đây sẽ là dấu hiệu xấu cho toàn bộ hệ thống ngân hàng. Một ngân hàng sụp đổ, hai ngân hàng sụp đổ…khiến nhiều ngân hàng sụp đổ và cuối cùng phá vỡ hệ thống ngân hàng. Nói tóm lại, hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế được ví như tuần hoàn của máu trong cơ thể con người, tức là đóng vai trò rất quan trọng. nếu một đất nước không tồn tại bất kì ngân hàng nào: mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, mua sắm…đều dừng lại. Cuối cùng là một nền kinh tế không tăng trưởng, một quốc gia không phát triển.

Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vì ngày nay, nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Kinh nghiệm cho ta thấy cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á (1997) và cuộc khủng hoảng tài chính Nam Mỹ (2001-2002) đã làm rung chuyển toàn cầu.


17


Mặt khác, mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh nên rủi ro tín dụng tại một nước ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước có liên quan.


1.5 Những biểu hiện của bất đối xứng thông tin trong quy trình cho vay của ngân hàng thương mại

Bảng1.1: Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp



Doanh

nghiệp

Dự án

Tài sản

đảm bảo

Giám sát quá trình sử

dụng vốn vay


Bất đối xứng thông tin trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp của NHTM thường hay xảy ra ở giai đoạn thẩm định, giải ngân và thu hồi vốn và lãi. Ở giai đoạn thẩm định, Ngân hàng thường mắc sai lầm đó là sự lựa chọn nghịch. Còn giai đoạn giải ngân và thu hồi vốn cùng lãi thì lại gây cho doanh nghiệp sự rủi ro đạo đức.

1.5.1 Giai đoạn thẩm định tín dụng gây hậu quả là lựa chọn nghịch

Khi nhận được hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp, trước khi ra quyết định, ngân hàng phải thực hiện việc thẩm định các thông tin liên quan đến khách hàng, dự án vay vốn và tài sản bảo đảm tiền vay. Trong cả ba khâu thẩm định này, vấn đề lựa chọn nghịch đều có thể gây ra rủi ro cho quyết định đầu tư của ngân hàng.


18


Đánh giá uy tín thông qua lịch sử giao dịch với Ngân hàng của doanh nghiệp

Đánh giá uy tín của khách hàng là vấn đề khó khăn của Ngân hàng. Hiện nay, Ngân hàng chủ yếu dựa vào quan hệ trong quá khứ: khách hàng vay trả đúng hạn được xem là khách hàng có uy tín, còn đối với khách hàng mới quan hệ thì chủ yếu dựa vào ý kiến chủ quan của cán bộ nghiệp vụ khi tiếp xúc với khách hàng, hoặc qua một số thông tin thu thập được từ các khách hàng có quan hệ với khách hàng mới này. Trong khi đó đối tượng khách hàng được xem là chiến lược phục vụ của Ngân hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn non trẻ, chưa có danh tiếng trên thị trường, ý thức của doanh nghiệp trong việc xây dựng uy tín và thương hiệu chưa cao, các hiệp hội ngành thì chưa phát huy vai trò của mình, chưa hỗ trợ nhiều cho các công ty thành viên phát triển, nhất là việc giới thiệu các thành viên cho thị trường. Điều này dẫn đến việc thu thập thông tin để đánh giá đối với khu vực kinh tế trên là rất khó khăn. Chưa có cơ sở khoa học nên việc đánh giá năng lực của khách hàng phụ thuộc nhiều vào năng lực và đạo đức của cán bộ Ngân hàng. Do đó, việc lựa chọn bất lợi là vấn đề không thể tránh khỏi.

Đánh giá hiệu quả dự án

Đánh giá hiệu quả dự án vay vốn là khâu quan trọng, ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng. Khi nhận được một dự án vay vốn cán bộ thẩm định sẽ phải tiến hành thẩm định các khía cạnh như yếu tố thị trường, kỹ thuật, công nghệ và cả các yếu tố kinh tế, xã hội của dự án. Việc thẩm định dự án trong một môi trường thông tin vừa thiếu, vừa yếu của Việt Nam là một thách thức lớn đối với các cán bộ thẩm định. Hơn nữa, trình độ xây dựng dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn yếu kém. Trên thị trường hiện nay, có rất ít công ty hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường. Do đó, khi đánh giá thị trường đối với sản phẩm của dự án cán bộ thẩm định chủ yếu phải dựa vào các nguồn thông tin không chính thức, thu thập qua internet,… Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách thường xuyên thay đổi, không có tính minh bạch và không có tính dự báo của Việt


19


Nam cũng có thể gây ra nhiều rủi ro cho dự án, như các chiến lược phát triển vùng, ngành; các quy định liên quan đến xuất nhập khẩu; các tiêu chuẩn về môi trường, …

Đánh giá giá trị tài sản đảm bảo

Giải pháp khắc phục rủi ro bằng việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay cũng không khắc phục được rủi ro mà có nguy cơ làm cho rủi ro lại càng tăng lên từ giải pháp này. Đó là do Ngân hàng không có thông tin đầy đủ và chính xác về tài sản nhận thế chấp, cầm cố nên đánh giá không chính xác về giá trị thị trường của tài sản và cũng chính việc cho vay dựa trên tài sản bảo đảm nên tạo ra tâm lý ỷ lại trong quyết định cho vay.

Khi dùng tài sản để thế chấp, cầm cố cho Ngân hàng để vay vốn thì chỉ có khách hàng là biết rò về hiện trạng của tài sản như sự hỏng hóc trong các dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, hoặc là ngôi nhà rất khó bán do một số đặc điểm gì đó, trong khi trình độ cán bộ Ngân hàng không có đầy đủ chuyên môn trong nhiều lĩnh vực nên họ không thể đánh giá được chính xác hiện trạng của các máy móc thiết bị cũng như nắm được những thông tin không tốt về ngôi nhà; điều này ảnh hưởng rất lớn đến giá trị mua bán của nó và họ thường đánh giá dựa trên vị trí và hiện trạng của ngôi nhà; vì vậy khi xảy ra rủi ro thì việc phát mãi tài sản để thu hồi nợ thì gặp khó khăn và có thể không thu hồi được nợ. Ngoài ra, tâm lý dựa chủ yếu vào tài sản bảo đảm đã làm cho chất lượng thẩm định khoản vay nên không đánh giá chính xác hiệu quả và an toàn của khoản vay, dễ dẫn đến việc cho vay những dự án rủi ro, khách hàng không uy tín, làm giảm chất lượng tín dụng. Đây là thực trạng đáng lo ngại trong quan điểm cấp tín dụng hiện nay của các Ngân hàng, nhất là các khách hàng là hộ tư nhân dùng đất nhà để thế chấp. Từ sự lựa chọn không chắc chắn khách hàng tốt để cung cấp tín dụng nên để giảm bớt rủi ro Ngân hàng đã tính một phần rủi ro vào trong lãi vay, làm cho doanh nghiệp tốt phải gánh chịu một mức lãi vay cao hơn mức đáng ra họ được hưởng.


20


1.5.2 Giai đoạn giải ngân và thu hồi khoản nợ gốc và lãi dẫn tới rủi ro đạo đức

Rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng của NHTM thể hiện chủ yếu ở hai hành vi, đó là bên vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích như hợp đồng đã ký mà sử dụng vào những mục đích khác có mức sinh lợi cao; doanh nghiệp thiếu sự nỗ lực trong quá trình thực hiện dự án để đảm bảo dự án hiệu quả như đánh giá ban đầu, vốn vay không được trả đúng hạn và đầy đủ cho Ngân hàng cả gốc lẫn lãi.

Hành vi sử dụng vốn vay không đúng mục đích - vi phạm hợp đồng tín dụng

Do việc lựa chọn ngược nên đã dẫn đến Ngân hàng cho vay những khách hàng thiếu uy tín và dự án rủi ro. Sở dĩ doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích chủ yếu là do cơ chế giám sát khách hàng vay của các Ngân hàng còn nhiều hạn chế. Công tác này xuất phát từ thói quen sử dụng tiền mặt của xã hội, trong khi doanh nghiệp một lúc quan hệ với nhiều Ngân hàng nên một số khoản sử dụng rất khó kiểm soát, việc sử dụng vốn vay chồng chéo giữa các Ngân hàng là rất phổ biến mà Ngân hàng rất khó có thể phát hiện. Chính vì những hạn chế trong việc giám sát khách hàng vay vốn nên đã dẫn đến vốn vay bị sử dụng sai mục đích, gây ra rủi ro cho Ngân hàng.

Rủi ro đạo đức còn thể hiện ở trong hành vi trả nợ đúng hạn của doanh nghiệp. Trong một số trường hợp do ỷ lại là hiếm khi bị pháp luật trừng trị khi vi phạm hợp đồng nên doanh nghiệp đã dùng khoản tiền trả nợ cho Ngân hàng để dùng vào mục đích khác, làm cho nợ vay không được trả đúng hạn, thể hiện ở những khoản nợ gia hạn và quá hạn.

Việc kiểm soát doanh nghiệp không tốt cũng dẫn đến việc không phát hiện kịp thời những trường hợp bên vay gặp khó khăn trong kinh doanh, hoặc có sự cố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ vay cho ngân hàng để giải pháp xử lý hiệu quả, như ngưng cho vay, thu hồi nợ trước hạn nhằm giảm thấp tổn thất. Đây không phải do rủi ro đạo đức của doanh nghiệp nhưng nó cũng gây ra rủi ro rất lớn cho Ngân hàng.


21


Doanh nghiệp không nỗ lực tối đa để sử dụng vốn vay hiệu quả.

Vấn đề này rất là phổ biến trong cho vay các doanh nghiệp nhà nước. Do có tâm lý ỷ lại vào cơ chế xử lý của nhà nước, kinh doanh có thua lỗ thì cũng được tồn tại, trả nợ vay không được thì nhà nước cũng sẽ có cơ chế xử lý. Chính vì tâm lý này mà một số doanh nghiệp nhà nước rất thiếu sự cẩn trọng trong việc quyết định đầu tư. Chỉ cần có ý tưởng là làm dự án và vay vốn ngân hàng thực hiện. Chính vì không có sự nghiêm túc trong quyết định đầu tư nên quá trình triển khai thực hiện dự án gặp rất nhiều trục trặc, có khi dẫn đến dự án bị phá sản, toàn bộ nguồn vốn đã đầu tư đều bị mất.

Một phổ biến trong tâm lý ỷ lại của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay là do sự can thiệp của nhà nước vào việc vay vốn Ngân hàng, việc nhận được nguồn vốn vay dồi dào so với các thành phần kinh tế khác đã làm cho vốn vay sử dụng không được cẩn trọng, hiệu quả và gây thất thoát vốn, vốn Ngân hàng gặp nhiều rủi ro. Đơn cử như Công ty TNHH một thành viên Công nghệ tàu thủy (CNTT) Cái Lân (thuộc Vinashin) số nợ của Vinashin lên tới gần 19.900 tỉ đồng. Tỉ lệ tổng số nợ phải trả

trên vốn chủ sở hữu vượt 10,9 lần. Số nợ quá hạn của Vinashin sấp xỉ 3.900 tỉ đồng, chiếm 91,4% tổng số nợ quá hạn của cả 7 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.1 Trong đó nợ các ngân hàng thương mại đến hết năm 2008 là 19.885 tỷ đồng, mà trong khi đó Vinashin còn được đầu tư con tàu “Hoa sen” gần 1.300 tỉ đồng chạy tuyến Bắc- Nam vẫn chưa đi vào hoạt động.


1.6 Kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc hạn chế bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng

1.6.1 Kinh nghiệm hạn chế bất cân xứng thông tin bằng biện pháp quản trị hệ thống thông tin tín dụng :

Tổ chức tốt hệ thống thông tin tín dụng sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác thẩm định khách hàng vay, giúp hạn chế phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu thẩm định hồ




1 Theo báo cáo kết quả giám sát các tập đoàn, tổng công ty nhà nước của UB Thường vụ Quốc hội


22

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2022