Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên - 9

Nó ôm trùm tương lai. Người ta không thể hiểu được nó vì nó nói những cái vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lý...

Rõ ràng, với tập thơ đầu tay, cùng với lời tựa như trên, chúng ta thấy rõ quan niệm về nhà thơ của Chế Lan ViênLàm thơ là làm sự phi thường. Người làm thơ không phải là người thường, thậm chí là sự đối lập với người thường.

Cách mạng thành công đem đến sự diệu kì cho cả một dân tộc, cho cả một nền thơ ca hiện đại. Chế Lan Viên cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc

đời. Quan niệm của ông về nhà thơ, về thơ cũng có sự biến chuyển. Từ việc coi nhà thơ là người Mơ, người Say, người Điên đến việc quan niệm thi sĩ là của nhân dân, vì nhân dân là một bước ngoặt lớn trong đời thơ Chế Lan Viên. Từ chỗ lạc vào cõi âm của quá khứ mà khóc thương cho một dân tộc đã bị diệt vong, giờ đây ông đã khoác ba lô tham gia chiến trường, hòa mình với cuộc kháng chiến của dân tộc. Và Gửi các anh; ¸nh sáng và phù sa; Hoa ngày thường, chim báo bão; Đối thoại mới; Hoa trước lăng Người lần lượt ra

đời đã khẳng định một nhà thơ lấy thực tế, lấy cuộc sống lao động và chiến

đấu của nhân dân làm đề tài cho thơ ca. Cuộc sống xung quanh nhà thơ chính là nguồn cảm hứng vô tận:

Nhựa sống mười năm nhân dân máu đổ Tây Bắc ơi! Người là mẹ của hồn thơ.

Thế rồi đất nước sạch bóng quân thù, lại một lần nữa Chế Lan Viên có sự đổi mới trong quan niệm về nhà thơ. Cuối đời, chợt nhận ra cuộc sống đa dạng, nhiều chiều và phức tạp, nên ngưòi nghệ sĩ cũng không thể nhìn cuộc sống một chiều. Nhà thơ phải chia bản thể của mình ra nhiều khuôn mặt, quan sát và chiêm nghiệm cuộc sống, vui buồn cùng cuộc đời mới có thể phản ánh chân thực cuộc đời vào thơ. Cho nên có thể nói bài Anh là tháp Bay

on bèn mỈt là một cách đổi mới quan niệm của tác giả về nhà thơ.

Suốt hành trình thơ ca, Chế Lan Viên luôn băn khoăn về nhà thơ, về vị trí nhà thơ trong cuộc đời. Đặc biệt ở giai đoạn cuối đời, ông cũng dành rất nhiều trang viết nêu lên suy ngẫm của bản thân về nhà thơ. Trong Di cảo thơ, Chế Lan Viên nhận thấy, mỗi nhà thơ phải tự khẳng định mình bằng chính tác phẩm, bằng sự lao động sáng tạo không ngừng của bản thân:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Nghệ sĩ là người biết gián cách họ với ta bằng tác phẩm

Đem tất cả cái bên trong tạo hình thức bên ngoài

Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên - 9

(Tạo hóa - tạo hình)

Và cao hơn, theo Chế Lan Viên, sáng tạo còn là lẽ sống của người cầm bút: Đời một thi sĩ là thơ như đời một nông dân là lúa.

Chết! Con người ai cũng phải chết theo nghĩa trần gian thông thường của từ này. Nhưng với nhà thơ- Chế Lan Viên cho rằng Giờ báo tử không phải là giờ từ giã cõi đời mà là lúc:

Ngòi bút trang thơ anh bất lực Từ lúc nhựa hồn anh khô kiệt

Thấy hoa mai mà không biết đấy xuân về.

Chỉ có sáng tạo mới thật sự làm cho nhà thơ trở thành bất tử. Vì tác phẩm văn học chân chính nằm ngoài quy luật băng hoại của thời gian, trở thành tài sản của mọi thế hệ, mọi thời đại. Một tác phẩm như thế bao giờ cũng là mong muốn, là cái đích vươn tới của người nghệ sĩ đích thực.

Sáng tạo- bản thân khái niệm ấy đã là một đòi hỏi cao về phẩm chất của người nghệ sĩ. Chế Lan Viên phẫn nộ, lên án sự dập khuôn, máy móc, phản

đối những con đường mòn mà không ai dám phá bỏ:

Thế nhưng hễ hoan hô thì ba lần ta phải hoan hô Người người làm như vậy

Cứ mỗi ngày như thế

Mà ý các câu thơ mòn dần

Mà ta không thấy lộc cây ra tán lá Mà ta với hồn thơ thành xa lạ Dần dần...

(Ba lần)

Chính những cái đó giết chết năng lực sáng tạo của người nghệ sĩ. Nghệ thuật đòi hỏi không được lặp lại người khác mà cũng không được lặp lại chính mình. Đây là một đòi hỏi có tính tất yếu để khẳng định tài năng và phong cách của nghệ sĩ. L. Tolstoi đã có lần nói: Khi chúng ta đọc hoặc quan sát một tác phẩm nghệ thuật của một tác giả mới thì câu hỏi chủ yếu nảy ra trong lòng chúng ta bao giờ cũng là như sau: Nào, anh ta là con người như thế nào đây? Anh có khác gì với tất cả những người mà tôi đã biết, mà anh có thể nói cho tôi một điều gì mới về việc cần phải nhìn cuộc sống của chúng ta như thế nào?(3, 31). Đây cũng là điều trăn trở của nhà văn Nam Cao đã bộc lộ qua tâm trạng nhân vật Hộ trong Đời thừa: Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương. Thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích, một người thừa. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu

đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có.

Nhà thơ, nghệ sĩ nói chung phải là người có vốn sống phong phú. Thực chất của thơ là gì? Chế Lan Viên đã nói rõ điều này:

Vực sự sống ba chiều Lên trang thơ

Hai mặt phẳng

(Thơ bình phương đời lập phương)

Hóa ra thơ và truyện đều giống nhau về bản chất ở chỗ cùng bắt nguồn từ đời sống, cùng phản ánh hiện thực đời sống. Cái khác là ở phương thức phản ánh. Truyện phản ánh đời sống một cách khách quan còn thơ phản ánh

đời sống thông qua những cảm nhận chủ quan của nhà thơ. Vì thế tích lũy vốn sống chính là một cách thức tốt nhất nuôi dưỡng nguồn cảm hứng sáng

tạo nói chung và đối với thơ ca nói riêng. Ngày xưa Lê Quý Đôn nhận xét: Muốn văn hay phải hiểu biết và từng trải nhiều. Văn chương chữ nghĩa không phải là lời nói suông. Trong bụng không có ba vạn quyển sách, trong mắt không có núi sông kì lạ của thiên nhiên thì không thể làm văn được.( 86, 88)

Chế Lan Viên đã đưa ra những quan niệm hết sức đúng đắn và giải quyết triệt để mối quan hệ của văn học với đời sống, hiện thực và sáng tạo ở nhà thơ. Những vấn đề lí luận Chế Lan Viên đưa ra không phải mới mẻ như- ng mới mẻ ở cách diễn đạt giản dị, dễ đi vào lòng người:

Bài thơ anh làm một nửa mà thôi Còn một nửa cho mùa thu làm lấy

Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá Nó không phải là anh, nhưng nó là mùa

Thơ chính là cuộc sống muôn màu với cả vẻ đẹp êm đềm cũng như sự dữ dội, gai góc của nó. Thời chống Mĩ, Chế Lan Viên đòi hỏi nhà thơ phải là một chiến sĩ trên trận tuyến đánh giặc:

Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy

Bên những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi.

Đến Di cảo thơ- thời kì đổi mới, nhà thơ- trong con mắt Chế Lan Viên chỉ còn là nhà thơ cưỡi trâu- đánh trận giặc cờ lau.

Nhưng theo ông, nhà thơ vẫn có một nét chung ở bất cứ thời đại nào, đó là sự đơn độc và đau khổ:

Hàng ngày anh khoét sâu vào hang, vào giếng thẳm lòng mình Xem cái vết thương nội tâm kia làm tài sản.

Nghệ sĩ đích thực phải đau nỗi đau của xã hội, của đời người để từ đó cất lên tiếng nói diễn đạt nỗi đau chung của nhân loại. Nghệ sĩ được hưởng những niềm vui mà người bình thường không có. Nhưng anh ta lại có những giọt nước mắt mà đời không thấy, những vết thương mà người thường không phải chịu. (61, 68)

Đem cuộc sống của mình ra để thế chấp cho món nợ cuộc đời, người làm thơ phải vắt trái tim mình, moi bộ óc không phải bằng vàng ra để trả, đốt cháy mình làm lửa châm vào đống chất liệu của đời mình mà thắp lên ngọn lửa thơ ca, để người đọc thơ không còn thấy câu chữ, vần điệu mà chỉ thấy bầu trời cảm xúc, bể thẳm tâm hồn. Nhà thơ chân chính không phải là người sống hời hợt để chạy theo những danh vọng tầm thường. Trong quan niệm của Chế Lan Viên, nhà thơ không thể tách rời cuộc sống của dân tộc, giai cấp và thời đại.

Hãy mang con mắt của thời đại anh để nhìn trời mưa cũ

Nếu không, dù anh có tuôn xuống trăm câu nghìn chữ cũng thừa

(Thơ bình phương đời lập phương)

Khi hạ bút những dòng này, chắc chắn Chế Lan Viên đã bình tĩnh kiểm nghiệm quan điểm của mình qua những Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Hồ Chí Minh...

Theo Chế Lan Viên, thơ đã bị hạ thấp ý nghĩa bởi sự dễ dãi, cẩu thả của những người làm thơ. Ông chua xót đánh giá cách dùng từ của một số nhà thơ với việc đổi tiền trong thời buổi đồng tiền luôn bị mất giá:

Những nhà thơ mất giá Lại thường hay đổi tiền Mong dùng nhiều chữ lạ Lừa người tiêu quá quen.

(Mất giá)

Ông cũng nhận thấy rằng nhân cách và cái tâm, cái tài nhà thơ thời đại mới cũng đã có sự sa sút. Đáng ra, nhà thơ phải là người làm cho cuộc sống lung linh bằng những tác phẩm thơ có giá trị thì nay có nhiều nhà thơ tên tuổi chói lọi mà tài năng thơ họ đóng góp cho đời không đáng là bao:

Thế mà có nhiều nhà thơ đã không trả, còn vay, còn ăn quỵt Họ có mười mà tên tuổi đến mười mươi

(Nỵ)

Họ nợ nhân loại thật là nhiều, có lẽ cả đời không trả đủ:

Nhà thơ, anh dành dụm từng đồng xu nhỏ, đồng kẽm, đồng chì. Mà phải trả các món nợ, bán đời đi để trả.

Vét cả tâm hồn, dốc cả hai túi áo ra không đủ

...

Nợ xương máu, áo cơm, một ngụm nước khát lòng

(Nỵ)

Không chỉ phê phán những nhà thơ đi vay, đi ăn quỵt của đời, ông còn phê phán những kẻ làm thơ mà thiếu đi một chữ tâm, mải chạy theo danh lợi mà quên đi thiên chức của mình:

Những nhà thơ bị sách phản thùng, phản chủ Anh ta bảo: Tôi viết với tất cả tâm hồn, tất cả Sách cãi lại: Cái tâm hồn thổ tả

Thiếu tâm đi thì nào có ra hồn Thà cứ là trang trắng xóa còn hơn.

Nếu không có cái tâm của người nghệ sĩ, những vần thơ chỉ là cái xác không hồn, đâu còn giá trị gì của văn chương chân chính?

Ngược lại, có những nhà thơ có nhân cách, có tài năng thì vẫn sống trong cảnh nghèo túng khiến Chế Lan Viên vô cùng ái ngại, xót xa:

Giờ hòa bình tôi vẫn làm thơ - nhặt lá

Không phải vì đất nước mình còn chiến tranh nghèo khó Mà vì có bao nhiêu thằng đang sống xa hoa

Vì có bọn người thoái hóa

Khiến cho thắng trận rồi mà vẫn còn nhặt lá - kẻ làm thơ

(Hốt lá)

Lý giải sự nghèo của nhà thơ như vậy, Chế Lan Viên muốn nhắc nhở chúng ta rằng: cuộc đấu tranh chống bất công, ngang trái còn ghê gớm và dai dẳng hơn cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.

Chế Lan Viên vẫn luôn nặng lòng với những suy tư về chính bản thân nghệ thuật, về văn chương, về thơ, về những gì được xem là tồn tại, là sứ mệnh cao quý của thơ, nhưng đồng thời cũng lại với bao băn khoăn và hoài nghi về nó:

Khi ta kỷ niệm Nguyễn Du chả có ích gì cho Nguyễn Chả qua để kẻ yêu thơ khỏi tủi lòng

Ông đã hóa mây trắng ngang trời hoài niệm Hóa ra Kiều cao gấp mấy đời ông.

(Kỷ niệm Nguyễn Du)

Ông đã ngẫm suy, trăn trở bên trang viết của mình một cách hết sức có trách nhiệm với thơ ca. Khảo sát toàn bộ ba tập Di cảo, ta sẽ bắt gặp không ít những bài thơ nói lên sự băn khoăn về vị trí nhà thơ, về vai trò của thơ với cuộc sống đủ thấy ông là nhà thơ có tâm huyết với nghề mà ông theo đuổi

đến trọn đời.

2.2.3.2. Suy nghĩ về nghề thơ

Lấy thơ làm lẽ sống thật là một sự lựa chọn nghiệt ngã. Vì thơ mà cả cuộc đời Chế Lan Viên chả phút nào thanh thản. Đọc thơ Chế Lan Viên, hiểu thêm con ngời ông và hiểu thêm về lao động sáng tạo của nhà thơ.

Người ta vẫn nói Tê hoa của Nguyễn Tuân là một tuyên ngôn nghệ thuật. Tôi nghĩ - cụ thể hơn - đó là tuyên ngôn về lao động nghệ thuật của người cầm bút : Rằng muốn có được những trang viết đẹp, có ích, người cầm bút phải lao tâm khổ tứ, âm thầm khổ luyện, nhiều khi phải trải qua cả những

đau đớn, xót xa. Tuyên ngôn ấy lập tức đi vào lòng người đọc, thuyết phục chúng ta vì nó bắt đầu bằng những sự việc cụ thể. Muốn có một giọt mật ong ngọt ngào kia con ong mật phải có vô số lần bay đi. Hạt ngọc trai tròn trặn

ánh ngời trên tay, trên cổ người phụ nữ là cả một quá trình đau xót, là máu và nước mắt hạch trai tiết ra để bao lấy hạt cát buốt sắc trong bụng nó. Một ngọn hoa sáng chói giữa bầu trời phải nhờ có những cái rễ con âm thầm hút màu trong lòng đất... Để rồi Nguyễn Tuân kết luận rằng : mình cũng là một con sinh vật đang nung nấu thứ mật gì. Sự tích lũy ở mình cũng ngày ngày có giọt ra mà phần nào đem thơm thảo vào sự sống. ë phương diện này, Chế Lan Viên hoàn toàn thống nhất với Nguyễn Tuân khi nhà thơ viết:

Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật Một giọt mật thành, đòi vạn chuyến ong bay Nay rừng nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ Bắc


và:

Ngọt mật ở đồng bằng mà hút nhị tận miền Tây

(Ong và mật)


Rễ sâu ai biết là hoa

Xoắn đau núm ruột làm ra nụ cười Im trong lòng đất rối bời

Chắt chiu từng giọt, từng lời lặng im Uống từng giọt nước đời quên

Ăn từng thớ đá dựng nên sắc hồng...

(RÔ ... hoa)

Đó là bài học về lòng kiên trì, về sự tích lũy và sáng tạo ở nhà thơ.

Chế Lan Viên chưa bao giờ ảo tưởng về hai chữ tài năng. Ông nói với các nhà thơ rằng, không có tài năng nào không đồng hành cùng khổ luyện:

Dù ong phải bay ngàn cánh bay mới nên giọt mật Hay tằm giam mình tại chỗ nhả ra tơ

Trong sáng tạo chúng ở đầu hai cực

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 28/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí