Nhu Cầu Được Sống Trung Thực Với Bản Thân Mình

Nhưng có lẽ, điều ám ảnh, khiến nhà thơ sợ nhất là cái chết về mặt tinh thần. Vì thế nên không ít khi nhà thơ đã day dứt vì mình đã có lúc chạy theo cái hư danh láo nháo. Với ông, sống là phải cho ra sống, phải có ích cho người, cho đời. Sống là phải có trách nhiệm, có khát vọng, hoài bão, có niềm say mê...

Thể hiện khát vọng sống cả sau khi khép lại sự sống, ông viết:

Anh tồn tại mãi

Không bằng tuổi tên, mà như tro bụi Như ngọn cỏ tàn đến tiết lại trồi lên

Đó phải chăng là không gian tiên đoán, mang hồn sự sống và khát vọng mà Chế Lan Viên luôn ám ảnh chập chờn trong mê tỉnh?

Ông cũng đã từng khuyên người thương yêu nhất của mình: Đừng quá nghiêm trọng về cái chết, cái đau, sống mà làm việc. Cuộc sống đối với nhà thơ quả là nhiều ước vọng, quả là thật đáng yêu... Nên dù có vất vả, bệnh tật cỡ nào trong tâm hồn ông vẫn nảy sinh khát vọng sống mãnh liệt. Viết về cái chết nhiều như vậy chẳng qua nhà thơ cũng chỉ muốn tự nhủ lòng mình : cái chết là vậy đấy, là đáng sợ, là đối lập hẳn với cuộc sống tràn đầy thanh âm và hương sắc ngoài kia. Và Chế Lan Viên đau xót nhất không phải vì lo cái chết

đã gần kề mà băn khoăn nhất chính vì cuộc sống không còn như nhà thơ mong đợi:

Còng lưng tưới nước vạt rau khô Bơm hỏng mà đâm khổ cả ngày

Đêm ngủ chỉ lo toàn vật giá

Xa dần truyện ngắn, bớt dần thơ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

(Cảnh điền viên)

Nhà thơ lo sợ những giá trị đạo đức đã bị xuống cấp trước cuộc sống vật chất. Xã hội đảo lộn vì những cuộc mua bán, đổi chác bằng tiền. Mọi thứ đều mua được bằng tiền. Nỗi lo đó chẳng khác gì nỗi lo của Nam Cao ngày nào.

Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên - 8

Những Hộ, những Điền, những Thứ... đã từng vật vã với cái đói, cái nghèo. Giờ đây cũng vẫn vậy. Người ta lao tâm khổ tứ vì đồng tiền, bát gạo, làm mọi việc chỉ để thỏa mãn lòng tham, muốn làm giàu bằng mọi cách. Đồng tiền đã chi phối hành động và suy nghĩ của con người thời đại mới. Những truyện, những thơ bị người đời dần lánh xa. Thật đáng lo cho đời sống tinh thần của cả một thời đại. Đâu rồi những ước mơ, những khát khao vươn tới cái đẹp, cái lãng mạn... Đâu rồi những giá trị đích thực của cuộc sống?

Chính bản thân Chế Lan Viên cũng lo lắng cho mình khi cay đắng nghĩ rằng, rồi sẽ có ngày đôi cánh nàng thơ sẽ biến thành cánh tay trần tục:

Ôi! Sức hút của cái nheo nhóc hàng ngày làm sao anh thoát ly được nó Nghĩ lắm thì đôi cánh hóa đôi tay!

(Làm sao anh thoát ly được nó)

Từ nỗi ưu tư trĩu nặng của cuộc sống, những day dứt cứ trở đi trở lại trong hồn thơ Chế Lan Viên khiến ông phải bật lên những vần thơ đầy nuối tiếc:

Chả ai còn yêu vầng trăng và hương lúa ngoài đồng Yêu bà Tiên hay đám mây trên lầu Hoàng Hạc

...Chả ai nhớ bà mẹ cắm chông tóc bạc Nhớ một cô gái chèo đò vượt lửa qua sông.

(Thời thượng)

So với những nhà thơ cùng thời, Chế Lan Viên là người hết sức trân trọng sự sống, khát khao sự sống. Ngay cả khi sống trong trạng thái thấp thỏm lo âu: Biết đâu đêm nay là đêm anh từ giã cõi đời. Sau vạn đêm đêm này kết thúc, Chế Lan Viên vẫn mở rộng lòng mình với cuộc đời, với con người. Không khi nào nhà thơ quay mặt trước thiên nhiên, hoa cỏ. Thỉnh thoảng, ta bất chợt bắt được con mắt nhà thơ đa tình đắm say trong muôn hoa rực rỡ:

Đã hoa nhài trắng còn sen trắng Mùa hè ơi, ngươi khéo đa tình

Đầy đường phượng đỏ, bằng lăng tím Vẫn chọn cho lòng sắc trắng tinh.

Cũng có khi ta bắt gặp trong thơ ông những vần thơ đượm cảm xúc với đời:

Như cốm mùa thu nằm mát giữa tờ sen Màu xanh của nắng trời chừng dịu lại Những yêu thương của lòng tôi, tôi gói Trong lá thơ vừa hái ở đời lên

(Như cốm mùa thu)

2.2.2. Nhu cầu được sống trung thực với bản thân mình

ë Di cảo thơ, dường như Chế Lan Viên nhìn thẳng vào sự thật đời mình, thơ mình mà suy ngẫm, trăn trở, tự vấn. Ông không hề né tránh bất cứ điều gì, dù điều ấy có thể bất lợi cho uy tín của chính bản thân ông. Bài Tháp Bay- on bốn mặt có thể khiến cho người đọc hiểu rằng té ra từ trước tới giờ, Chế Lan Viên là con người nhiều mặt:

Anh là tháp Bay-on bốn mặt Giấu đi ba còn lại đó là anh

Chỉ mặt đó mà nghìn trò cười, khóc Làm đau ba mặt kia trong cõi ẩn hình

Chính bài thơ này và những bài Lộn trái, Thơ hiện đại,... thoạt nhìn tưởng như ông có mâu thuẫn trong quan niệm. Và thực tế, có nhiều cách hiểu, cách đánh giá khác nhau. Nhưng chúng ta cũng nên biết rằng, không ai hiểu mình và hiểu thơ mình như Chế Lan Viên. Và ông mong người đời hiểu

ông, hiểu nhiệm vụ của thơ ông thời nó sống, xin đừng trách: Lật trái trang thơ, may ra anh đọc được trên kia đời tôi một ít Thơ không phản ánh đời mình thì nó cũng phản ánh các mùa hoa. (Dệt thảm)

Trong bài Những câu thơ, Chế Lan Viên đã nói lên những nghĩ suy, những mâu thuẫn có thật của mình:

Những câu thơ ta gửi lại

Một phần khôn, chín phần trót dại

Nhưng biết đâu chính ở những câu thơ dại khờ ta mới thực là ta? Hoa dại giữa rừng ai chẳng bảo là hoa?

Vân thực là Vân khi là Vân dại

Những hoa dại khờ không biết đến công viên khoe sắc Những câu thơ lẫn khuất

Mọi góc xa của rừng

Thời đại nào, hoàn cảnh nào có nhà thơ, có thơ của thời đại ấy, hoàn cảnh ấy. Nhưng nhà thơ vẫn có chút ngậm ngùi tiếc nuối. Nhưng điều cốt yếu là ở chỗ, nhà thơ đã trung thực và hết mình với thơ, với mình, với thời đại.

Hay như ở bài Hoa sóng, chúng ta được biết thêm nỗi buồn hoa súng và cái chất giọng trầm buồn đầy ám ảnh của thơ Chế Lan Viên.

Ông nhìn thẳng vào mình để thấy rõ sự hữu hạn của thi tài mình trước cái vô hạn của nghệ thuật (Hồi kí bên trang viết, Thu quân). Không bao giờ tự bằng lòng với bản thân, với tài năng của mình, có lẽ chính điều này là

động lực sáng tạo của Chế Lan Viên.

Ngay trong hạnh phúc ông cũng thấy thật mong manh, thấp thoáng quanh nó là nỗi đau khổ ( Hai chiều).

Cuối đời, ông càng ám ảnh về nỗi đau khổ của cuộc đời ( Nỵ). Điều

đáng nói là ông dũng cảm đem mình ra hứng chịu những nỗi buồn đau ấy chứ không hề tránh né ( Dạy đời; Sân bay).

Ông đi vào tận sâu thẳm lòng mình để tìm lại những nỗi đau mà trước

đây ông đã chôn vùi. Ông phanh phui những vết thương mà tưởng như thời gian đã hàn gắn trong lòng mình để sống lại một lịch sử anh hùng nhưng xót xa của dân tộc.

Chế Lan Viên viết nhiều về những chiến sĩ đã hy sinh, đặc biệt là những liệt sĩ vô danh, ông nhắc chúng ta cần phải nhớ:

Hàng nghìn mộ cát vô danh, vô danh, vô danh Một tấm sắt sơn đỏ, thời gian xóa nhòa tên tuổi Cả một đời không có một phút giây hạnh phúc Cái hạnh phúc lớn lao là cuộc đấu tranh

Giờ lại vô danh trong nấm mồ bằng cát. Hoa dại mọc lên mồ, màu tím vô danh.

(Mộ cát vô danh)

Không những chất vấn lương tâm mình, nhà thơ đã chất vấn lương tâm của cả một dân tộc, một thời đại. Cuộc chiến tranh đã xa dần vào dĩ vãng, nhưng mãi mãi còn đó những nấm mồ không có tuổi tên của biết bao anh hùng đã ngã xuống vì đất nước. Đó là thực tế đau thương mà chúng ta không thể phủ nhận. Chúng ta không thể lãng quên những người anh hùng ấy...Biết

được cuộc sống tự do hôm nay đã phải trả giá như thế nào, chắc hẳn ta sẽ sống tốt hơn, sống đúng nghĩa hơn.

Nhà thơ sợ chúng ta quên mất công ơn của những người anh hùng ấy.

Ông nhắc nhở chúng ta không được quên đi những đau thương mất mát, nhưng lại có lúc ông khuyên chúng ta đừng buồn, mà hãy tự hào về những

đau thương mà chúng ta đã vượt qua:

Buổi ấy khi hy sinh chỉ có nụ cười, không có lời rên rỉ Nguyễn Văn Trỗi thế mà Bế Văn Đàn lấp lỗ châu mai vẫn thế Máu họ dângTổ Quốc thắm tươi rạng rỡ ngắm nhìn

Anh đến sau đừng nhỏ vào đấy giọt buồn cho nó bầm đen

(Giọt buồn)

Có lúc, nghĩ đến con đường hun hút về với cõi vô tận, để tự trấn an, Chế Lan Viên đã dặn mình: Đừng tuyệt vọng, đừng buồn:

Từ đây đến mồ Còn chán thì giờ Cho anh sống

Miễn anh đừng tuyệt vọng

...Tiếc nuối làm gì? Vô ích

Chết được còn lâu !

Cho đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, trước khi giờ báo tử

đã điểm, ông vẫn gắn cuộc đời mình với thơ, vẫn không ngừng sáng tạo, khám phá. Vẫn luôn băn khoăn, trăn trở với bao câu hỏi cho thơ mình mặc dù vẫn tâm niệm rằng: Nhìn trang giấy biết mình hữu hạn.

Và chính thơ đã giúp ông bộc lộ thế giới nội tâm đa chiều nhiều mặt, phong phú của chính mình. Đó chính là điều mà nhà thơ gọi là:“ Bớt cái điều trọng đại. Ông bớt đề cập đến những vấn đề đao to búa lớn liên quan đến chính trị, an ninh quốc gia. Giờ đây thơ ông tập trung nói đến những điều thường nhật của cuộc sống, nói đến những con người mà ông yêu, nói đến những suy nghĩ, trăn trở của ông với người, với nghề.

Chế Lan Viên luôn mong muốn người đọc hiểu mình, hiểu những điều phức tạp trong thế giới thơ mình, hiểu những điều khờ dại mà ông đề cập đến trong thơ:

Một phần khôn chín phần chót dại

Nhưng biết đâu ở chính giữa những câu thơ dại khờ ta mới thực là ta?

2.2.3. Những suy nghĩ về nhà thơ và nghề thơ

2.2.3.1. Suy nghĩ nhà thơ

Trong nền văn học của dân tộc và nhân loại, thơ là thể loại văn học có truyền thống lâu đời nhất. Nhưng để trả lời câu hỏi thơ là gì, hay nói cách khác để định nghĩa được thơ là gì vẫn là điều khiến con người phải nhọc

lòng, tốn giấy mực. Người ta thường nói không ngoa rằng: Có bao nhiêu nhà thơ, có bao nhiêu nhà nghiên cứu văn học thì có bấy nhiêu định nghĩa về thơ. Cổ kim đông tây đã quá nhiều các tìm kiếm, lí giải. Dưới đây chỉ là một phần rất nhỏ trong vô vàn cách lí giải đó:

1. Vua ThuÊn nãi: Thơ là để nói lên cái chí, lời ca là để làm cho lời nói

được lâu dài.

2. John Stuart Mill (nhà Triết học Anh 1806-1873) : Thơ là nhu cầu mình tâm sự với chính mình những lúc cô đơn.

3. Leopardi (nhà thơ Italia 1798 - 1837): Thơ trữ tình có thể cói như tổng hợp hết cả thơ, là tuyệt đỉnh của thơ, cũng như thơ là tuyệt đỉnh tiếng nói của loài người.

4. Tố Hữu: Nói cho cùng thơ là kết quả của sự nhập tâmđời sống, trí tuệ, tài năng của nhân dân, nhập tâm được bao nhiêu là nhờ cuộc đời mình gắn bó được bao nhiêu với nhân dân mình. Nhập tâm từ tâm hồn, tình cảm

đến dáng đi, giọng nói, tiếng khóc, tiếng cười. Nhập tâm đến mức độ nào đó thì thơ ấy thành hình. Có thể nói thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy.

5. Xuân Diệu: Thơ trước tiên là cuộc đời, là hiện thực và thơ còn là thơ nữa...Thơ là một sản phẩm của tâm hồn và trí tuệ con người...Thơ là tiếng gọi

đàn, là sự đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầucủa những con người lao động phấn đấu, suy nghĩ, yêu thương trong cái phần cao nhất, sâu nhất của họ tức là tâm trí.

6. Mã Giang Lân Thơ là một thông báo thẩm mĩ trong đó kết hợp 4 yếu tố ý -tình - hình - nhạc, v.v

Rõ ràng trong tất cả những định nghĩa trên đây- mỗi định nghĩa đều bao hàm một phần của chân lí nhưng chưa một định nghĩa nào hoàn hảo. Khó thay! Thế mới thấy lời người xưa quả là có lí: Cái tinh túy, chỉ có thể lĩnh ý theo mà thôi, nếu giải thích được thì thành cái thô thiển (Trang Tư). Chỗ kì

diệu của thơ trong suốt, lung linh, không thể nắm bắt được, như thanh âm giữa trời, sắc đẹp trong dung nhan, ánh trăng dưới đáy nước, hình ảnh trong gương, lời có hạn mà ý vô cùng (Nghiêm Vũ). Thế mới biết cần phải thông cảm với suy nghĩ của Blaga Dimitrova khi tác giả viết trong Ngày phán xử cuối cùn: Ôi, nếu tôi biết thơ là gì thì cả đời tôi chẳng đau khổ thế này. Thế mới biết nỗi trăn trở của Chế Lan Viên là hết sức chân thực: Thơ là gì? Thơ là thế nào? Điện là gì? Tình yêu thế nào ư?...Chả lẽ tôi hì hục làm thơ mấy chục năm trời lại trả lời là thơ cũng khó định nghĩa như điện, như tình yêu ấy. Thế thì điệu quá, làm bộ làm tịch quá. Nhưng thực ra tôi chưa hiểu hết thơ đâu. Tôi cũng định nghĩa nhiều lần đấy, nói hẳn hoi, viết hẳn hoi. Nhưng lần này định nghĩa thì lần sau nắn lại, chỗ này định nghĩa thì chỗ khác bổ sung...vẫn còn nghĩ tiếp, nghĩ tiếp mà. Tại sao thơ lại kì ảo, biến hóa khôn lường, không thể dập vào một cái khuôn, không thể định nghĩa được như vậy? Phải chăng vì nhà thơ là kiểu người đặc biệt? Sáng tạo thơ ca là một thứ lao động đặc thù?

Nhà thơ là một khái niệm mang tính xã hội. Nhà thơ chỉ tồn tại và được phân biệt khi có sự so sánh đối chiếu với những người không phải là nhà thơ trong cộng đồng. Dấu hiệu trước tiên để xác định tư cách nhà thơ chính là tác phẩm của họ. Ngay từ thuở Điêu tàn, Chế Lan Viên đã khẳng định chỗ đứng của mình trong phong trào Thơ mới. Tuy không phải là nhà thơ mới nhất như Xuân Diệu, cũng không phải là người đi đầu trong phong trào, nhưng Chế Lan Viên đã khẳng định một chỗ đứng không gì thay thế được. Chàng trai trẻ Chế Lan Viên đã tìm đến một khoảng trời riêng, đi con đường riêng là tìm

đến cõi âm của đất nước Chàm xưa cũ. Cũng như những nhà thơ thời ấy, Chế Lan Viên thoát li thực tại, phủ định thực tại bởi thực tại đâu còn chỗ đứng cho thơ. Ngay trong lời tựa cuốn Điêu tàn, Chế Lan Viên đã đưa ra quan

điểm về thơ của mình:

Thi sĩ không phải là người. Nó là người Mơ, người Say, người Điên. Nó là tiên, là ma, là quỷ, là tinh, là yêu. Nó thoát hiện tại. Nó xối trộn dĩ vãng.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/09/2023