Giọng Điệu Thơ Trữ Tình Thế Sự Của Chế Lan Viên‌

đối lập về không gian lại thường được Chế Lan Viên kết cấu theo trục : trên dưới, trước - sau, trong - ngoài, xa - gần, đông - tây, nam - bắc, ngược xuôi, rộng - hẹp :

- Đất nước mênh mông đời anh nhỏ hẹp Tàu gọi anh đi sao anh chửa ra đi

- Ngò rất cụt mà lòng sâu thẳm Ngò bảy thước mà lòng muôn dặm

- Ngôi sao sáng đưa ta qua đêm trường thế kỷ Đã thành mặt trời chói lọi bình minh

- Hỡi em rất xa Sao nhớ rất gần ?

- Ai đi lên phía trước Chớ quên sau lưng mình Cái cửa hồng bình minh Chốn hang sâu mở nước

Thông qua các đối lập về không gian, thời gian ấy, tư tưởng và tâm trạng của nhà thơ được bộc lộ và nói qui định giọng thơ khẳng định, giọng thơ ca ngợi vui tươi, phấn khởi của nhà thơ đối với hiện thực.

2.4.2. Hình ảnh đối lập giữa hiện tượng và bản chất:‌

Chế Lan Viên cũng thường xuyên khám phá và phát hiện được bản chất của sự vật thông qua các tương quan đối lập giữa hiện tượng với bản chất, điều đó góp phần tạo nên giọng điệu thơ trữ tình - triết học của ông.

Chế Lan Viên có tư duy nghệ thuật sắc sảo, ông biết xuyên qua các hiện tượng ở bên ngoài để nhìn xoáy vào thực chất bên trong của đối tượng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Giặc Mỹ giết người rất đỗi văn minh


Giọng điệu thơ Chế Lan Viên - 9

Bom đạn chúng làm theo hình chim bay, theo hình quả chín Phi cơ Mỹ mang cánh những thiên thần bay liệng

Giặc Mỹ cầm dao bằng những dáng hòa bình


(Cái hầm chông giản dị)

- Chúng biểu diễn hoàn bình như diễn xiếc Bọn giết người cũng tỏ tình và hát tình ca

(Tuyên bố của mỗi lòng người, khẩu súng, cành hoa)


Chính cái nhìn phát hiện được sự đối lập giữa hiện tượng bên ngoài và bản chất bên trong này cũng góp phần tạo nên giọng điệu thơ trữ tình - chính tri đanh thép của Chế Lan Viên trong những tập thơ "Đối thoại mới" "Những bài thơ đánh giặc"

- Cái hầm chông là điều nhân đạo nhất


- Diệt Mỹ là cao cả của tình yêu


- Khẩu súng ta ơi ! khẩu súng rất nhân tình


- Một cái hôn cân vạn ngày lửa đạn

2.4.3. Hình ảnh đối lập giữa nguyên nhân và kết quả:‌

Quan hệ nhân quả cũng là một phạm trù triết học được Chế Lan Viên vận dụng tài tình trong thơ, qui định giọng trữ tình - triết học rất uyên bác, minh triết của ông.

Khi khai thác mối quan hệ đối lập nhân - quả, nhà thơ đã làm nổi bật quá trình vận động, chuyển hoa của sự vật hiện tượng mà các từ công cụ của nó là "hóa", "thành", "nên", "cho":

- Đi hết lòng, tiếng hóa lời ca


(Nhật ký một người chữa bệnh)


- Việt Nam chịu vạn ngày đạn lửa


Cho nghìn năm nhân loại ngẩng cao đầu


(Thời sự hè 72 - Bình luận)


- Những kẻ quê mùa đã trở thành trí thức


(Người đi tìm hình của Nước)


- Cho lớp đất phù sa thành sữa lúa Cho lá dâu non dệt thành tơ lụa

(Nhật ký một người chữa bệnh)


- Lòng ta thành con rối Cho cuộc đời giật dây

(Người đi tìm hình cửa Nước)


- Anh đã biến đau thương thành sức mạnh Biến cái cúi đầu thành trận đánh

Nỗi lặng im thành sóng vỗ muôn trùng Biến cái rụng rơi thành sự vun trồng

(Giữa Tết trồng cây)


Hai vế nguyên nhân và kết quả luôn luôn có quan hệ biện chứng với nhau, nguyên nhân này tất dẫn đến kết quả kia. về hình thức, mối quan hệ nhân quả gồm hai vế tương phản nhau nhưng lại bể sung, lý giải cho nhau chuyển hoa từ nguyên nhân ra kết quả. Đại đa số các bài thơ của Chế Lan Viên ở thời kỳ 1945 - 1975 đều xuất hiện mối quan hệ nhân quả này. Điều đó chứng minh giọng điệu thơ trữ tình - triết học của Chế Lan Viên có cơ sở vững vàng từ những cặp phạm trù triết học. Điều này cũng phừ hợp với cảm hứng thơ của Chế Lan Viên : ông thích viết về các quá trình sinh sôi nảy nở, thai nghén, tái sinh, trưởng thành, và hay dùng những hình tượng thơ ở thời kỳ sự vật hiện tượng mới bắt đầu, mới xuất hiện để so sánh với quá trình mới bắt đầu dựng xây chủ nghĩa xã hội.

2.4.4. Hình ảnh đối lập về các trạng thái cảm xúc:‌

Trong thơ Chế Lan Viên, các trạng thái cảm xúc cũng hay được thể hiện ở dạng đối lập giữa hai cực : yêu thương - căm thù, đau khổ - hạnh phúc, vui - buồn, khâm phục - khinh bỉ, mơ và thực, cay đắng - ngọt ngào ...

Để miêu tả trạng thái bất lực của con người trước Cách mạng, Chế Lan Viên đã viết:


Trăm cơn mơ không chống nổi một đêm dày


(Người đi tìm hình của Nước)


Diễn tả con đường đi của những con người lầm than khổ cực nay đã ra tới "cánh đồng vui" của chủ nghĩa xã hội, Chế Lan Viên viết rất hay về trạng thái ngọt ngào hạnh phúc sau khi đã trải qua bao đắng cay vất vả :

Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt


người cay đắng đã chia phần hạnh phúc.


Và đây là tư thế kiêu hùng của người chiến thắng trước vẻ nhục nhã của tướng Pháp :


Ta tựa vào Đảng ta, lên tiếng hát

Dưới chân ta, đến đầu hàng Đờ-cát


(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng ?)


Chế Lan Viên cũng hay so sánh một cách chân thành những hình ảnh đối lập về phẩm chất giữa cái nhỏ bé và cái cao cả anh hùng :

Ta rách xé riêng tây, Người cao cả anh hùng Người trong veo mà ta chưa giản dị được lòng

(Ta nhận vào ta phẩm chất của Người)


Chế Lan Viên - hay nhắc đến người xưa, thơ xưa để đối lập với trạng thái hạnh phúc của người nay, thơ nay :

Xưa Nguyễn khóc thì nay ta hát


(Đọc Kiều)


Những hình ảnh đối lập về các trạng thái cảm xúc này qui định giọng trữ tình - sử thi có sắc thái chân thành, thiết tha, sâu lắng. Các nhà thơ thường trải lòng mình chân thành với cuộc sống, với bạn đọc nhưng ở Chế Lan Viên, sự chân thành có một màu sắc trang trọng, sắc điệu trang trọng này có được nhờ các cặp phạm trù đối lập và nhờ ở chính vấn đề mà tác giả đề cập là những vấn đề nhân bản, những vấn đề lớn lao của chính con người.

2.4.5. Hình ảnh đối lập về ý thức hệ:‌

Những hình ảnh đối lập về ý thức hệ : ta - địch, chính nghĩa - phi nghĩa, nhân đạo - vô nhân đạo, thật - giả, bạn - thù, trắng - đen, ... được Chế Lan Viên sử dụng rất hiệu quả làm nổi bật giọng chính luận đanh thép về các vấn đề thời sự - xã hội. Chế Lan Viên thường dùng hình ảnh đối lập không cân sức để làm nổi bật phẩm chất của dân tộc Việt Nam là một dân tộc còn nghèo nàn, nhỏ bé lại chiến thắng đế quốc Mỹ là kẻ thù mạnh nhất, giàu nhất. Đó là bởi vì quân phi nghĩa bao giờ cũng thua trước chính nghĩa.

Vì sao những B.52 quỷ ma làm thế giới phải kiêng dè


Mà ta chấp nhận cùng mày cuộc đọ sức, đương đầu lịch sử.


Mang phẩm chất Hồ Chí Minh trong người, ta quyết diệt mày, ta bám trụ.

Mày không thể dành của ddaaast nước này một gốc lúa, một thân tre


(Thời Sự hè 72 - Bình luận)


Giọng điệu thơ ở đây rất hùng hồn đanh thép, nhà thơ sử dụng nhiều mệnh đề luận lý như nguyên nhân - kết quả ; điều kiện - kết quả ; nghi vấn - khẳng định ... Tất cả đi đến thức

tỉnh người đọc hiểu lẽ minh triết sau những đối lập ý thức hệ, hiểu được cội nguồn sức mạnh dân tộc, hiểu nguyên nhân cuộc chiến tranh, hiểu mặt thật của đế quốc Mỹ. Chính thời đại chống Mỹ với bộn bề các sự kiện chính trị - xã hội đã là một nhu cầu khiến Chế Lan Viên kịp thời chuyển hướng thơ sang chính luận - thời sự để biến thơ mình thành những bài thơ trực tiếp đánh giặc. Chính yếu tố chính luận này làm cho hình thức câu thơ phải dãn rộng ra hết cỡ để chuyển tải được nội dung phong phú của vấn đề thời sự - chính.trị:

Ních Xơn ! ta đứng lên đối chọi cùng mày !


Người chân đất ăn rau cùng lên cường quốc nghìn tỷ đô - la đối chọi. Trái tim chọi với những tử ngoại, la de, chư hầu, thủy lôi, hạm đội.

(Thời sự hè 72 - Bình Luận)


Cầm mỗi trang giấy hòa bình của hắn, lật lại phía bên kia đều có máu


(Phác thảo cho một trận đánh)

2.4.6. Hình ảnh đối lập giữa các tính chất, trạng thái của đối tượng:‌

Ở các hình ảnh đối lập về tính chất, trạng thái của đối tượng như tốt -xấu, cũ - mới, cao cả - thấp hèn, bên trong - bên ngoài, nội dung - hình thức, hết - còn, ngọt - đắng, buồn - vui.... Ta thấy Chế Lan Viên có giọng triết lý ung dung, sâu lắng. Nhất là khi đối chiếu với những tính chất của cá nhân mình, sự sâu lắng đạt đến mức độ lay động lòng người:

- Cái phần nhân loại trong anh cay đắng Thấy mình xa nhân loại ở bên ngoài.

(Thơ bình phương - Đời lập phương)


- Có thể mùa xuân đang còn mà lòng hái hoa của anh đã hết Ngược lại có khi xuân đến rồi mà anh tụt lại sau

(Nghĩ về thơ)


Cũng có khi lại là giọng tự hào khi đối tượng ca ngợi là Cách mạng, là lý tưởng :


Nếp rêu con cũng chói lòa ánh sáng Khi mặt trời tư tưởng rọi hang sâu

(Khi đã có hướng rồi)


Chế Lan Viên có một đặc điểm là nói về nỗi buồn thật đậm để chuyển sang nói nguồn vui lớn :

Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt Người cay đắng đã chi phần hạnh phúc

( Người đi tìm hình của Nước)


Những hình ảnh đối lập mang tính chất triết học không phải là không xuất hiện trong thơ của các nhà thơ khác. Nhưng sử dụng thường xuyên và thành cả một hệ thống với mật độ dày đặc, tầng tầng lớp lớp trong thơ thì chỉ có Chế Lan Viên thể hiện rò nhất. Cho nên khi nói đến thơ Chế Lan Viên người ta nghĩ ngay đến giọng điệu thơ trữ tình - triết học. Tác giả Nguyễn Lộc có nhận xét : "Đọc thơ Chế Lan Viên, chúng ta thường gặp những câu thơ có tính chất châm ngôn, tính chất triết lý, một châm ngôn độc đáo nhưng có tính xác thực, một triết lý súc tích không xa lạ với mọi người, nhưng ở mọi người còn cảm thấy lờ mờ thì nhà

thơ đã nói lên sắc sảo như một phát hiện" (1)

Nhưng khi dựa quá nhiều vào sự suy nghĩ, nhà thơ có lúc đã đi lan man, tác dụng thơ không tập trung, kết cấu không chặt chẽ, tính chất quần chúng của thơ bị hạn chế. Ở một số bài, kỹ thuật thiếu sự tiếp sức của chất sống trực tiếp, hoa ra trần trụi, cầu kỳ. Khuôn khổ hoàn toàn không hạn định và quá sức mở rộng của câu thơ làm mất đi sức hàm súc, khơi gợi như trong các bài "Tàu đến - tàu đi", "Nghĩ suy 1968"

Mặc dù có một số hạn chế như vậy nhưng về cơ bản, khi cảm xúc và lý trí của Chế Lan Viên hòa hợp thì những khái quát triết lý về những quy luật phổ biến và các khái quát triết lý từ các mặt đối lập mà thống nhất của sự vật hiện tượng mang lại điệu hồn ung dung thanh thản trong thơ triết lý của Chế Lan Viên. Đó là kết quả của một quá trình suy tư chiêm nghiệm thâu tóm được bản chất của đối tượng ở những điểm bất ngờ, mới lạ nhất. Nó là "sự bừng sáng" của trí tuệ, để kết hợp với cảm xúc tha thiết sâu lắng của nhà thơ tạo nên những bài thơ đặc sắc của nền thơ ca Cách mạng giai đoạn 1945 - 1975.


***


(1) Nguyễn Lộc - Chế Lan Viên và những tìm tòi nghệ thuật trong thơ - Tác phẩm mới 9/1990.

CHƯƠNG 3: GIỌNG ĐIỆU THƠ TRỮ TÌNH THẾ SỰ CỦA CHẾ LAN VIÊN‌


3.1. Trữ tình thế sự:‌

Từ năm 1975, đất nước ở giai đoạn sau chiến tranh ngổn ngang trăm mối. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội theo mô hình cũ của Liên Xô và các nước Đông Âu đã bộc lộ nhiều khuyết điểm trầm trọng làm ảnh hưởng sâu sắc đến thực trạng của đất nước. Con đường cách mạng đang cần phải có một sự đổi mới về cơ bản. Chế Lan Viên không thể tự hát mê say những khúc ca ca ngợi tổ quốc, nhân dân theo cảm hứng sử thi như trước. Nhà thơ đã chuyển giọng, một sự chuyển giọng hoàn toàn phù hợp với tình hình, đó là giọng trữ tình thế sự. Cảm hứng của nhà thơ bây giờ tỉnh táo hơn, nhìn thẳng vào thực trạng xã hội, nhìn thẳng vào chính mình và thơ để nghiền ngẫm nghĩ suy những. Vấn đề xã hội trong một tinh thần trầm tĩnh. Khi đã nghỉ hưu, để lại sau lưng cả một chặng đường dài, ông có thì giờ để nghĩ suy về những thành công và thất bại, được mất, vinh quang và cay đắng, những buồn vui đời người... Những năm cuối, khi lâm trọng bệnh, trong tâm thế của một người sắp đi xa, những tâm sự của ông trở nên thiết tha, nhân bản lạ lùng. Ông như muốn gửi cả con tim, cả điệu hồn của mình ở lại cùng còi nhân gian, cùng cuộc đời mà ông hằng yêu quý. Dù cuộc đời đó đa đoan và muôn mặt, có cả tốt xấu, phải trái, sang hèn, nhưng vẫn là cuộc đời mà mỗi chúng ta chỉ có một mà thôi. Chế Lan Viên ý thức rất rò về điều này, và từ giọng cao của những đỉnh cao chất ngất của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, giờ đây ông đưa thơ về với giọng trầm của muôn mặt đời sống đời thường :

Giọng cao bao nhiêu năm giờ anh hát giọng trầm


(Giọng trầm).


Trong hòa bình, không thể sống, nghĩ suy và cảm xúc như thời chiến tranh. Giờ đây, thơ ca cần phải thức tỉnh những nhu cầu mới và ý thức cá nhân mới. Điểm nhìn của nhà thơ giờ đây gần gũi hơn, đa diện hớn, chân thực hơn. Cuộc đời giờ đây không phải toàn vinh quang và chiến thắng, toàn hạnh phúc và lẽ phải : "Trái cây rơi vào áo người ngắm quả" như cảm hứng lãng mạn hóa, lý tưởng hóa hiện thực thời thơ trữ tình sử thi; Giờ đây, nhà thơ cảm nhận được tất cả các trạng thái tinh thần của xã hội đang có những chuyển biến dữ dội như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ 6 tháng 12 năm 1986 đã nêu : "Phải đổi mới toàn diện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội".

Thái độ nhìn thẳng vào sự thật để đổi mới khiến nhà thơ đã phát hiện những nỗi bất hạnh, những tàn nhẫn sau chiến tranh : thưa thiệt, khổ sở, đói nghèo, bất công, thực dụng, những ước mơ dường như lụi tàn, những tài năng dường như cạn kiệt:

Vì có bọn người thoái hóa Khiến cho thắng trận rồi

Mà vẫn còn nhặt lá - kẻ làm thơ


(Hốt lá)


Giờ đây không còn là giọng thơ hùng tráng vang dội như tiếng kèn xung trận nữa, mà là giọng tỉnh táo đến sắc lạnh, chấp nhận đớn đau trong cuộc đời, chấp nhận cả may rủi, rủi ro, bất hạnh, tai ương :

Hạnh phúc đến thình lình và ở thế đơn côi Còn tai ương thì dồn dập đánh vu hồi

Thuyền anh đi giữa hai bể, hai trời May - Rủi đó Không sấp bên này thì ngửa phía kia thôi

(Hai chiều)


Rò ràng là cuộc sống không còn là một chiều thẳng băng xốc tới ngạo nghễ đứng trên đầu thù như trước, mà phải chấp nhận tất cả thử thách như cuộc sống vốn dĩ nó vẫn như thế. Chỗ đứng của nhà thơ bây giờ cũng không phải là "ngang tầm chiến lũy" nữa. Mà chỗ đứng bây giờ là đứng giữa cuộc đời sóng gió mà khẳng định lẽ sống, khẳng định bản thân :

Ta buồn vui., khóc cười đâu phải vì vở kịch kia mà vì góc độ


Ta đứng trong cuộc đời sóng gió để nhìn lên


(Kịch sao)


Chỗ đứng giờ đây thật khiêm tốn, có thể đứng chấp nhận mọi tai ương sóng gió của cuộc đời. Để đứng vững được đòi hỏi nghị lực sắt đá và niềm tin tuyệt đối ở lòng người.


Với tư thế đứng ở tầm cao thời đại thời thơ trữ tình sử thi thì nhà thơ thường đưa tầm mắt hướng ngoại : hướng về truyền thống, về nhân dân, Tổ quốc, nhân loại, về tương lai. Chỗ đứng đó có điểm tựa vững chắc là Tố quốc đang chiên đâu, đang dựng xây.

Giờ đây với chỗ đứng "trong cuộc đời sóng gió để nhìn lên" này, điểm tựa của con người chính là niềm tin vào cái tâm của mình. Cho nên lúc này thơ Chế Lan Viên chủ yếu là hướng nội. Tuy nhiên cách phân định thơ hướng nội hay hướng ngoại chỉ có mức độ tương đối. Bởi vì văn chương bao giờ cũng là sự tổng hợp, sự thẩm thấu lẫn nhau giữa cái khách

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí