gian của đời ông đang nhỏ từng giọt cuối cùng vào cõi đời, nhưng điều đó vẫn không ngăn cản được khát vọng khám phá chính mình, vẫn không ngăn cấm được mong ước muốn cống hiến trọn vẹn tài năng và sức lực cho đời của nhà thơ. Điều đó thật đáng trân trọng!
Chế Lan Viên vẫn luôn khát khao, muốn vươn lên cao, cao mãi. Và khi thấy khả năng mình có hạn, ông cảm thấy chua chát, bất lực:
Ta chạy một đời không dứt Vẫn toi công!
...Tôi tài năng chưa đầy nửa giọt
Có hộc tốc chạy đến hết chân trời cũng là đồ bất lực Sao chỉ ấy, kim kia tôi vẫn phải cầm
(Xâu kim)
Anh để bốn mùa qua như nước xiết
Có thể bạn quan tâm!
- Nhu Cầu Được Sống Trung Thực Với Bản Thân Mình
- Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên - 9
- Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên - 10
- Một Số Đặc Điểm Nghệ Thuật Trong Di Cảo Thơ Chế Lan Viên
- Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên - 13
- Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên - 14
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
Không đọ được câu thơ nào đầu ngọn viết anh buồn chi?
(Quả bàng vàng)
Đánh giá thơ Chế Lan Viên, chúng ta không nên chỉ nhìn vào số lượng tác phẩm mà quan trọng hơn là ở chất lượng. Trải qua biết bao thăng trầm, cay đắng, tìm tòi, khổ công với nghề thì nghề không phụ, ông đã có nhiều sáng tác hay, đạt đến đỉnh cao của giá trị nghệ thuật.
Sinh thời, Chế Lan Viên luôn quan niệm, người làm thơ không được để cho tác phẩm thơ của mình giống với thơ của bất kì ai và tác phẩm sau của chính mình cũng không được lặp lại với những tác phẩm trước đó. Nói cách khác, một nhà thơ có tài thì họ sẽ tìm được con đường đi riêng của mình để
đến với người đọc. Tài năng của nhà thơ thể hiện ở phong cách ,giọng điệu riêng. Bằng những sáng tác của mình, Chế Lan Viên đã tạo dựng cho mình một phong cách riêng, độc đáo, mới mẻ, lạ lẫm mà rất đáng khâm phục
2.2.3.3. Suy nghĩ về quan hệ giữa thơ và đời sống xã hội
Nhận thức luận Mác _ Lê-nin đánh giá cao vai trò của thực tiễn đối với quá trình nhận thức của con người. Thực tiễn là xuất phát điểm của nhận thức, là thước đo nhận thức, là mục đích của nhận thức.
Đọc thơ Chế Lan Viên thấy ông luôn trăn trở bàn bạc về vấn đề tính thực tiễn của thơ:
Thơ cần có ích hãy bắt đầu từ nơi ấy mà đi.
Quan điểm ấy đã dẫn đường cho ngòi bút Chế Lan Viên từ ¸nh sáng và phù sa đến những trang Di cảocuối đời. Không những thế, quan điểm đối với thực tiễn còn là tiêu chí và ranh giới để phân chia, để đánh dấu sự khác biệt trong hồn thơ Chế Lan Viên giữa hai thời kì trước và sau cách mạng.
Nếu như Điêu tàn của Chế Lan Viên có những hạn chế thì theo ông trước tiên đó là thoát li đời sống, là thiếu tính thực tiễn. Cái đó không ai lấy làm lạ lùng vì đó là căn bệnh của đương thời. Bất lực trước cuộc đời thực tại, các thi sĩ đi tìm một mảnh đất riêng làm nơi cư trú cho tâm hồn. Người trở về với quá khứ, người trốn vào tôn giáo, người lạc vào thế giới mộng tưởng không có thực, người đi vào cõi yêu đương, kẻ lại đi tìm sự lãng quên trong hưởng thụ sa đọa... Chỉ có điều khác họ, Chế Lan Viên đã trốn đời và trốn người đi thật xa. Đúng như Hoài Thanh - Hoài Chân đã nói trong Thi nhân Việt Nam: Ngày xưa Tản Đà chán nản than:
Đêm thu buồn lắm, chị Hằng ơi! Trần thế em nay chán nửa rồi!
Cái chán nản hiền lành của người Việt. Nó khác xa cái chán nản gay gắt, não nùng của Chế Lan Viên:
Trời hỡi trời! Hôm nay ta chán hết Những sắc màu hình ảnh của Trần gian
Có phải một cái chán nản mạnh mẽ và to lớn dị thường? Người ta chán
đời, người ta cần một mảnh vườn hay hơn một chút nữa, một khoảnh núi để sống riêng. Chế Lan Viên đã trốn đời lại nghĩ đến một vì sao.(54,222)
Chế Lan Viên không ngần ngại, không giấu giếm nói lên bài học đau xót của bản thân: giữa những ngày bão táp của cách mạng, giữa cơn lốc lịch sử mà nhà thơ đã sống và viết như một người ngoài cuộc:
Tôi vẫn khép phòng văn hì hục viết Nắng trôi đi oan uổng biết bao ngày
Chớ bao giờ quên nỗi chua cay của một thời thơ ấy Tổ quốc trong lòng ta mà có cũng như không!
Nhân dân ở quanh ta mà ta nhìn chẳng thấy! Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng!
(Người thay đổi đời tôi – Người thay đổi thơ tôi)
Người ta nói thơ Chế Lan Viên hay có giọng sám hối. Có lẽ cái cần sám hối nhất, dày vò Chế Lan Viên nhiều nhất là quan điểm đối với thực tiễn, là thơ mà thiếu tính thực tiễn. Trước đây,nhà thơ đã từng dày vò cuộc sống của mình, thường xuyên ngoái nhìn lại quá khứ của mình:
Suốt một đời ăn hạt gạo nhân dân Lần thứ nhất nhà văn đi học cấy
Bỗng hối tiếc nghìn câu thơ nước chảy Chửa “vì người” bằng một bữa cơm ăn
(Đi thực tế)
Và đến những dòng thơ cuối đời mình, Chế Lan Viên vẫn không nguôi day dứt:
Mẹ già chạy gạo nuôi anh từng ngày
từng buổi Một tháng bao lần ngô ghế theo khoai
Thế mà anh đi tìm nắm cỏ tiên để hái Mẹ cần ăn, anh cho nắm cỏ hái trên trời
(Hái trên trời)
Những câu hỏi: Ta là ai? Ta vì ai? Ta đã đi đâu? Ta đã làm gì? Tôi viết cho ai? đã là những câu hỏi bám riết lấy đời thơ Chế Lan Viên, hành hạ ông không dứt.
*****
Có thể nói, Chế Lan Viên và các cây bút cùng thời, cùng hoàn cảnh đã tự nhận đường, lột xác, kiên quyết vượt mình, từ bỏ quá khứ để đem cuộc đời
đến cho thơ và đem thơ đến cho cuộc đời. Dĩ nhiên, để trả lời rành mạch câu hỏi “Ta vì ai?”, “Tôi viết cho ai?” l¯ không dễ d¯ng, không ph°i không có những đau đớn:
Xưa phù du mà nay đã phù sa Xưa bay đi mà nay không trôi mất Cho đến được...lúa vàng đất mật
Phải trên lòng bao trận gió mưa qua
Đúng là phải trên lòng bao trận gió mưa qua, nhưng Chế Lan Viên đã thành công. Ông đã đem bài học của đời mình để nói với các nhà thơ : thơ cần có ích. Cụ thể hơn, trước đây, Chế Lan Viên đã từng quan niệm rằng thơ cần có ích cho cuộc sống hàng ngày của con người như bát cơm để nuôi đàn con nhỏ. Khi đất nước có chiến tranh, thơ cần phải là vũ khí, thơ ta thành hầm chông giết giặc. Đất nước thanh bình, thơ thành một nhành hoa mát mắt cho đời.
Đến Di cảo thơ, ông vẫn vững vàng với quan điểm đó của bản thân.
Ông tâm niệm khi đau buồn, thơ phải là niềm an ủi, là chỗ dựa tinh thần của con người:
Anh chỉ mong câu thơ anh sống khỏi một đêm
có ích một ngày
Đúng cái đêm bà mẹ chết con cần một câu thơ
cho đỡ khổ
Đúng cái ngày người chiến sĩ trên chiến hào
ôm xác bạn ngả vào tay
Thơ bao giờ cũng phải hướng những tìm tòi của mình vào những vấn nạn xã hội và vì hạnh phúc của con người:
Là nhà thơ, anh sống nơi này mà phải nghĩ đến nơi kia Nơi trên biên giới bây giờ đang chảy máu
Nơi những nhà đang thiếu gạo
Khác nơi đây anh đang yên ổn giữa gia đình
(Nơi kia)
Theo thi sĩ, thơ thiên về cái cao cả, cái lí tưởng, nhưng cũng đừng xa lạ với sinh hoạt đời thường, với những vất vả lo toan thường nhật, với những con người lam lũ của đời sống cần lao. Lời nhắc nhở nhẹ nhàng của Chế Lan Viên làm giật mình nhiều cây bút thơ:
Còn ta à! Thì bận vì dạ hội liên hoan Tình ca, hội thảo...
Bao nhiêu điều láo nháo chúng ta quên
Quên rằng giờ chiến thắng mười năm ta vẫn khổ Con vào trường không có chỗ
Đến bệnh viện không tiền Ra đường không ai nhớ Về làng người ta quên...
(Một người thường)
Thơ ông đã thật sự bắt rễ từ trong đời sống:
Trộn vào dân
Hiểu cho hết nỗi đau của cuộc đời Nghe tiếng cười của trẻ con nheo nhóc
Điệu hát của những bà mẹ xanh xao.
*****
Nếu như trước cách mạng, Chế Lan Viên loay hoay trong câu hỏi về b°n thể: “Ta là ai?”, lúng túng trong cõi siêu hình thì sau cách mạng, bằng sự nỗ lực đến đau đớn của bản thân, ông đã tự vượt thoát khỏi những hạn chế của thời đại, trở thành một trong những ngọn cờ đầu của nền thơ Việt Nam hiện đại. Chế Lan Viên đã làm một cuộc trường chinh trong suốt cả đời thơ của mình từ chân trời một người đến với chân trời của tất cả, từ cái Tôi đến cái Ta, từ thế giới xa xôi của mộng tưởng trở về với cuộc sống hàng ngày. Thơ của ông dù có bay bổng đến đâu cũng không xa đời:
Khi tôi cưỡi lên mây
Thì máu người rên trên đất Mẹ hỏi tôi:
Con lên cao làm chi Mẹ ở dưới này cơ cực Về đi!
Đã gần hết thời gian tôi ở trên trái đất Mà tôi chưa có thể trả lời cho mẹ
Mẹ tôi đâu biết rằng Hoa tôi hái trên trời Cũng là nước mắt Dưới xa kia.
Đúng như có lần ông nói đại ý: thơ cần bay bổng nhưng cũng như cánh diều, dù bay bổng đến đâu cũng phải gắn với mặt đất bằng một sợi dây. Cắt
đứt sợi dây, diều sẽ lao xuống đất. Với Chế Lan Viên, quan điểm nghệ thuật với sáng tác chỉ là một, thơ của ông đã thật sự bắt rễ từ trong đời sống.
Thơ bắt nguồn từ đời sống và nó thực sự là món ăn bổ ích cho cuộc sống. Thơ ông gắn với mỗi cuộc đời, mỗi số phận. Nhà thơ phải sống với nhân dân, phải biết đau nỗi đau của chính họ:
Muốn mỗi bài thơ có ích cho nỗi đau người Mà lại nghĩ ra người đời đều khỏe mạnh Không có gì đau thương hay sứt mẻ
Người đủ đầy, anh cấm nói điều vơi Người ta đau gì đây? Đau cái kiếp người?
Thơ muốn có ích thì phải như thuốc chữa trị nỗi đau của kiếp người. Thơ phải mang đến cho người đọc những thân phận đồng cảm, đồng điệu,
đồng tình, như một liều thuốc giảm đau chữa căn bệnh tinh thần. Nên nhà thơ phải lắng nghe hơi thở của thời đại, hiểu nỗi đau của kiếp người và chuyển tải vào trong thơ .
Chế Lan Viên đã dành không ít những dòng thơ đề cập đến những số phận kém may mắn:
Anh chỉ mong câu thơ anh sống khỏi một đêm, có ích quá một ngày
Đúng cái đêm bà mẹ chết con cần một câu thơ cho đỡ khổ
Đúng cái ngày người chiến sĩ trên chiến hào ôm xác bạn ngả vào tay
Thơ góp phần làm cho người đọc hiểu đời hơn và hiểu mình hơn. Thơ góp phần làm cho con người có thêm ý chí, nghị lực để ứng phó với những sóng gió cuộc đời.
Nhưng thơ ca không phải là sự sao chép cuộc đời, nhà thơ không phải cứ bê nguyên xi cuộc đời vào trang sách là có thơ hay. Hiện thực trong thơ cũng cần hiểu một cách đầy đủ. Hãy nghe cách nói hình tượng rất thông minh của Chế Lan Viên về vấn đề này:
Những câu thơ pháo - đất - đối đất
Vẫn phải qua trời bằng một đường cong Có những lúc câu thơ phải bắn cầu vồng Mà người nhắm vẫn là nhắm thẳng
(Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ...)
Thế có nghĩa là sự thật- chân lí đời sống đi vào trong thơ phải qua sự thăng hoa của trí tưởng tượng, tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ để trở thành sự thật – chân lí của nghệ thuật. Nói cách khác, nếu không có sự sáng tạo không có thơ. Sáng tạo là một tiêu chuẩn, là thiên chức của nhà thơ:
Anh nghe cái mặn của đời đang độ kết tinh Nó chưa thành hình, anh cho nó thành hình Chưa thành đạt, anh làm nên hạt
Rồi trả tận tay người cùng với máu anh.
***
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có lần nói đại ý rằng: Càng bắt nguồn trong đời sống sóng gió, nghệ thuật càng xanh tươi. Điều đó cũng không nằm ngoài quy luật đối với thơ ca. Nhà thơ là người phải biết mở lòng ra đón nhận những vang động của cuộc đời: Chẳng có thơ đâu giữa lòng
đóng khép (Tiếng hát con tàu). Chế Lan Viên đã sớm nhận ra điều ấy từ những ngày đầu trở về với nền văn học cách mạng. Và cũng chính nhận thức ấy dẫn tới những băn khoăn của nhà thơ về sự hữu hạn của đời người. Cuộc sống thì mênh mông biển cả. Cuộc đời của mỗi người thì chỉ là một cõi nhân gian bé tí. Vì thế người nghệ sĩ phải biết lặn ngụp giữa dòng chảy cuộc đời để làm giàu cho tâm hồn mình, làm giàu cho thơ.
Hiểu biết là khát vọng không cùng của người nghệ sĩ ở bất cứ thời
đại nào: