Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên - 7

của những yêu ma quỷ quái rùng rợn nơi cõi âm rợn người, đã xa rồi một tâm hồn trẻ đắm chìm trong nơi u tối ấy, giờ đây, dường như khái niệm về cái chết không hề tồn tại trong thơ Chế Lan Viên. Nó đã được thay bằng một khái niệm mới, cao cả hơn, có tính cống hiến hơn: sự hi sinh. Cái chết không còn là nỗi lo sợ, nỗi đớn đau, không còn là sự thê lương rợn người, cái chết chứa đựng một ý nghĩa thiêng liêng cao cả- chết vì đồng đội, vì dân, vì nước:

Tôi yêu những con người chưa hình dung ra hạnh phúc Lúc đồng đội cần dẫu chết chẳng từ nan

(Nhớ Bế Văn Đàn)


Lột bỏ cái i kì dị của mình, Chế Lan Viên đã tự tìm đường hòa mình với cái Ta rộng lớn của cuộc đời. Nhờ vậy mà cái chết đến trong thơ ông cũng nhẹ nhàng hơn:

Dù chỉ còn hai giây anh đến gần cái chết Dù tử thần gặm hết thịt đời anh

Anh còn đợi một tin vui về thống nhất


Lấy một khúc chèo trong buổi nhạc truyền thanh


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

(Nhật kí một người chữa bệnh)


Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên - 7

Câu thơ viết đến cái chết đã cận kề nhưng dường như đó không phải là một sự kết thúc, nó bừng lên vẻ đẹp của niềm hi vọng, của sự đợi chờ, của lòng yêu cuộc sống vô bờ. Nhà thơ nhìn nhận về cái chết với đôi mắt lạc quan, phấn chấn hơn. Vì thế, khi đối diện với cái chết, người ta không còn hãi hùng nữa mà chấp nhận nó một cách ung dung, bình thản, đầy tự tin. Để rồi từ quan niệm ấy, ông lại một lần nữa quay lại với câu hỏi vọng lên từ thuở quá khứ xa xưa vẫn luôn ám ảnh trong tâm hồn: Ai bảo giùm ta có có ta không?

Và rồi giờ đây chính nhà thơ đã lí giải những băn khoăn ấy của bản thân mình:

Ta là ainhư ngọn gió siêu hình Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt Ta vì aikhẽ xoay chiều ngọn bấc

Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh


(Hai câu hỏi)


Không chỉ là một câu hỏi đặt ra cho đời và cho mình phải suy ngẫm, giờ

đây nhà thơ tự đặt cho mình hai câu hỏi. Ta là ai thực chất chỉ là cách diễn

đạt giản dị hơn của câu hỏi: Ai bảo giùm ta có có ta không? Nhưng bên cạnh việc quan tâm xem mình là ai, tâm hồn nhà thơ đã thay đổi hẳn với câu hỏi khác thiết thực hơn, cao cả hơn đứng bên cạnh: Ta vì ai? Giờ đây, điều mà Chế Lan Viên thao thức không phải chỉ là quan tâm về sự tồn tại của chính mình, mà quan trọng hơn với ông là mình phải sống như thế nào, sống vì cái gì; cũng có nghĩa là ông hướng con người mình về cuộc sống, về sự vận động và cống hiến lành mạnh: ta sống vì lí tưởng gì?...

Như vậy có thể thấy rằng, trong đời thơ của mình, Chế Lan Viên là người sớm đặt ra và tự lí giải những vẫn đề về triết lí nhân sinh. Ông có sự chú ý bao quát hầu hết các vấn đề của cuộc sống. Ông say sưa luận bàn về các vấn đề, và vẫn luôn bị chi phối bởi ám ảnh về cái chết, đặc biệt là ở giai

đoạn cuối đời.

Một lần nữa, bạn đọc lại bất ngờ trước một Chế Lan Viên đã có phần

đổi mới khi ông bước vào hai chặng cuối cùng của vòng xoáy sinh-lão-bệnh- tử của cuộc đời. Niềm vui say sưa khi cất tiếng thơ lại gần với cuộc sống giờ

đây lại nhường chỗ cho những vần thơ sâu sắc, lắng đọng và đầy trải nghiệm,

ưu tư. Chính trong thời kì này, lại một lần nữa ông say sưa bàn luận về các vấn đề: Còn - Mất, Sống- Chết, Tồn tại - Không tồn tại, Khoảnh khắc - Vĩnh hằng. Một lần nữa, ta thấy những hình ảnh lò thiêu, bãi tha ma, giờ báo tử...lại hiện về. Có điều, đến giai đoạn này, cái chết đối với ông không còn

đáng sợ như trước nữa. Ông đã thực sự đối diện với nó bằng một thái độ chín chắn, kín đáo mà cũng chua xót hơn. Ông nén mình lại , chấp nhận và chịu

đựng, muốn sống gấp hơn nhưng hơn ai hết ông thấu hiểu được định mệnh tất yếu của cuộc đời. Chế Lan Viên đã giúp người đọc hiểu ra rằng: Cái chết chẳng có gì đáng sợ, không ai tránh khỏi cái chết. Đó như một quy luật tất yếu khách quan. Đó là cái chân lý muôn đời xưa nay vẫn vậy:

Chuyến xe sau không còn anh nữa


Xe vẫn chạy nghìn đời chỉ vắng anh thôi


Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,...từng đi chuyến trước Những chuyến xe không có khứ hồi...

Đối diện với cái chết cũng là lúc Chế Lan Viên đối diện với những ánh sáng kì lạ của tâm hồn mình. Ông nhận thức và thể hiện một cảm giác mới mẻ- cảm giác hữu hạn. Cuộc đời này dẫu rộng lớn nhưng vẫn vạch ra giới hạn cho mỗi người

Nhìn trang giấy biết mình hữu hạn Ngủ đi thôi! Kìa lại sắp tiếng gà

(Hồi kí bên trang viết)


Câu thơ như một sự thức tỉnh, nhắn nhủ chính bản thân mình rằng cuộc

đời con người thật ngắn ngủi trong dòng chảy vô tận của thời gian.

Đặc biệt, trong giai đoạn này, bàn về cái chết, Chế Lan Viên không hề sử dụng những hình ảnh kì vĩ, lớn lao mà ông dùng những hình ảnh gần gũi

để nói lên những vấn đề mang tính triết lí nhân sinh. Hoa là hình ảnh được

ông dùng làm điểm tựa để liên hệ cuộc sống với nỗi niềm riêng. Suy ngẫm về cái chết của mình, ông đau đớn, xót xa, buồn vì không thể ở trần gian để yêu hoa được nữa. Nhưng ông cũng nhận thức đó là quy luật và thanh thản tin vào những mùa hoa bất tử mang khát vọng người mà ông tưởng tượng lúc về phía bên kia, ông vẫn nhìn thấy Các mùa hoa:

Cảm ơn một mùa ở trên trái đất

Cái hành tinh không vắng lặng giữa thiên hà Không phải chỉ vì có hơi người ấm áp

Mà vì còn có các mùa hoa.

Cái chết ấy chỉ là cái chết ở hình hài còn linh hồn thì vẫn tồn tại mãi:

Anh không ở lại yêu hoa được nữa

Thiêu xong, anh về các trời khác cũng đầy hoa Chỉ tiếc không có tình yêu ở đó

...

Anh tồn tại mãi

Không bằng tuổi tên mà như tro bụi Như ngọn cỏ tàn đến tiết lại trồi lên.

Với nhà thơ, sống là để chiến thắng cái chết, chiến thắng dòng thời gian nước xiết. Sống là điều trước tiên đáng sống chứ không phải là ảo tưởng, để nghe được Tiếng kêu gõ như thời gian liên tục nghiến. Và nghệ thuật như một sự ám ảnh với ông đến trọn đời, nhưng cái đích cuối cùng vẫn xa vời để rồi

ông phải than: Cái trang mơ ước một đời chưa với tới - Lùi xa. Tuy thế, ông vẫn không bao giờ ngừng sáng tạo.

Những bài thơ như Người thợ chạm, Đề từ, Kỷ niệm có gì, Mùa ve, Vũng Tàu nhớ và quên... ông nhìn sự “lột mình” của ve nghĩ đến cái lột vỏ của đời, từ sự tan hợp vô tư của thủy triều để triết lý về cuộc sống sẽ tuần hoàn”. Tinh thần của sự sống cao hơn cái chết. Cuộc sống rồi sẽ tuần hoàn. Đó chính là triết lý của Chế Lan Viên về khát vọng vĩnh cửu, l à tư duy biện chứng:

Giữa đàn chim trải rộng cánh bay. Nam nữ giao hoan trên nắp thạp Thạp đựng gì? Đựng xương người chết rồi còn nhớ cuộc giao hoan.

Sống trên nắp thạp, chết về trong đáy thạp Buồn làm chi? Cuộc sống sẽ tuần hoàn

(Thạp đồng Đào Thịnh)

Cái chết luôn đối lập với tình yêu và sự sống. Ông ví nó như dòng suối

đen, là sự lãng quên trong im lặng, là cuộc hành trình của bày voi đi về phía vầng trăng.

Chế Lan Viên nghĩ nhiều về cái chết nhưng ông cũng đồng thời nghĩ về

điều cao hơn cái chết, đó là sự bất tử:

Ta trên đường đi đến lò thiêu

Cuộc hành trình nhẩn nha mà gấp gáp Vội gì than cuộc đời như gió bay vèoEm hỏi anh: Nên sống lối nào?

Hiện sinh hay tôn giáo?

Hình ảnh những bình tro, bình đựng lệ, lò thiêu, huyệt sâu... trong thơ

ông giai đoạn này vừa mang màu sắc hư vô thuở Điêu tàn nhưng vừa mang

đậm tính triết lý biện chứng của ¸nh sáng và phù sa:


Anh chưa tìm ra được mẫu số chung giữa sương trên hoa và lửa trong lò Có thể cả hai thứ đều là tro, đều là thơ, là tình ái nữa

Có lúc sương cho anh một tâm hồn cháy lửa Và lửa khi tàn vẫn để lại những màu hoa

(Mẫu số)

Trước cái chết, Chế Lan Viên cho thấy sự thanh thản, đứng cao hơn cái chết của bản thân mình:

Cho dù trái đất không còn anh

Anh vẫn còn nguyên trái đất tặng cho mình

(Tõ thÕ chi ca)

Quan niệm về sự tồn tại ở ông là khát vọng ở một thế giới đầy hương hoa và thanh sắc:

Ngồi trong phi-thời-gian Hoa sen cười nửa miệng Nhớ xuân đi, hè đến

Đời có tiếng ve ran.

Bằng con mắt siêu hình kết hợp với biện chứng, ông đã nói lên nỗi khắc khoải về cuộc đời:

Khi cây chết ta làm chim bơ vơ

Khi không gian đã hết những đợi chờ Khi trưa xuống khóc trong lòng sông bể Ta muốn ta mai sau là giọt lệ

Khóc trên lòng hậu thế cũng đau thương

(Khi cây chết)

Nhờ việc sử dụng kết hợp hai kiểu tư duy siêu hình và biện chứng mà Di cảo thơ của Chế Lan Viên vừa có tính cụ thể vừa có tính khái quát, đem lại hiệu quả nghệ thuật bất ngờ lôi cuốn người đọc.

Chế Lan Viên cũng luôn ý thức được rằng, cái chết không bỏ quên một số phận nào, vì thế, nỗi đau bất lực không phải chỉ của riêng ông mà đó cũng là nỗi đau của cả nhân loại. Đặc biệt đáng buồn hơn khi những số phận ra đi là những con người ưu tú của xã hội. Từ lời của một con nhặng chuyên đi bâu xác chết, ông đã đúc kết lại thành những vần thơ chua chát:

Mày là người-dù là vĩ nhân Mày là người-mày không bất tử

Dù là người thường hay là vĩ nhân thì điểm dừng của cuộc đời cũng vẫn vậy. Tất cả đều dừng ở cái chết. Vì thế, nếu Chế Lan Viên có ra đi, điều đó

âu cũng là số phận đã an bài.

Tuy biết được vòng xoay của số phận là vậy nhưng Chế Lan Viên vẫn không thoát khỏi những ám ảnh về quãng đường định mệnh đưa mình về cõi hư vô, hành trình về với cái chết:

Ta trên đường đi đến lò thiêu

Cuộc hành trình nhẩn nha mà rất gấp

(Lò thiêu)

Sao lạinhÈn nha? Sao lại rÊt gÊp? §· nhÈn nha sao lại còn rÊt gÊp? Phải chăng trên hành trình tiễn đưa đến lò thiêu, chiếc xe tang đi thật chầm chậm, chầm chậm nhưng cả cuộc hành trình ấy, dẫu quãng đường có dài đến mấy cũng chỉ là ngắn ngủi, là phút chốc trước cuộc đời mỗi con người. Nên dù thế nào thì cuộc hành trình ấy cũng là chóng vánh trong phút chốc.

Bao nhiêu chuyến xe tang đã đi qua mà không có anh. Những chuyến xe

đi mà không bao giờ trở lại. Nó dừng lại vĩnh viễn ở cõi hư vô xa xăm nhưng lại rất gần:

Con đường về nghĩa trang dài thăm thẳm Tưởng đi ngàn năm không cùng

Thế mà chốc lát ta đã đứng trước nấm mồ đào sẵn

Để chôn một thiên tài, thế là sâu hay nông?

(Xe tang qua nhà)

Trong nhiều thời điểm của cuộc đời, người ta nghĩ rằng con đường về với cái chết còn rất xa xôi, còn rất lâu mới tới, nhưng hóa ra chẳng mấy chốc

đã đứng trước một nấm mồ đào sẵn. Cái chết diễn ra như một định mệnh tất yếu khi người ta đã kiệt sức với cuộc đời.

Có những khi, Chế Lan Viên nhìn cái chết như một sự khởi đầu, khởi nguồn của sự hồi sinh.

Không tồn tại sẽ bỗng nhiên tồn tại

Đang héo tàn vũ trụ sẽ sinh sôi

(Hỏi? Đáp)

Ông cũng nhận ra rằng, mình chỉ là một kiếp nhỏ nhoi của cuộc đời, mình mất đi nhưng lại có biết bao nhiêu kiếp khác được hồi sinh như là một sự tiếp nối giữa các thế hệ:

Khi anh gần chạng vạng Thì có người bình minh

Đừng lấy hoàng hôn anh ngăn cản Ban mai của họ sinh thành

(Đừng ngăn cản)


Có sống thì có chết, có cái sinh ra thì lại có cái mất đi. Vòng sinh mệnh sinh- lão- bệnh- tử kết thúc với người này thì lại bắt đầu với một số phận khác. Cái nhìn của Chế Lan Viên so với các nhà thơ khác không mới nhưng đặt nó vào suy nghĩ của một con người gần đất xa trời, đặt nó vào một con người từ thuở thiếu niên đã luôn suy tư về cái chết thì đây là một bước tiến xa.

Lấy cảm hứng về cái chết, không phải Chế Lan Viên không có những suy nghĩ còn cực đoan, thái quá. Đôi khi, ông lại gói gọn ý nghĩa cuộc đời trong cái chết, làm tất cả vì cái chết là một điều không nên. Nhưng chúng ta cũng thấy, một con người gần đất xa trời có những lúc hoảng hốt, thảng thốt khi thấy mình quá cận kề cái chết nên viết ra những vần thơ như vậy là điều dễ hiểu.

Trước cái chết, Chế Lan Viên bộc lộ nhiều mâu thuẫn. Có lúc, nhà thơ thật u ám, nặng nề nhưng có khi ông lại nhẹ nhàng, điềm tĩnh. Ông không chấp nhận cái chết là hết mà theo ông, chết là đồng nghĩa với sự hồi sinh:

Mai sau...mai sau khi chẳng còn ta nữa Một chút nắng xao ở đầu ngọn gió

Là ta đấy mà, ai có biết đâu?


(Người mai sau)

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 28/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí