Giọng Điệu Thơ Trữ Tình Sử Thi Của Chế Lan Viên‌

vang dội rất đa dạng và tinh tế" trong "sự im lặng giữa các từ" (1). Yêu cầu đó đòi hỏi phải sử dụng thủ pháp trùng điệp từ rộng rãi khắp bài thơ, bởi vì trùng điệp từ tạo nên một tiếng vang vốn không có trong yếu tố cá biệt khi đứng riêng lẻ. Nếu điệp âm mới tạo ra tiếng vang trong chữ, giữa chữ, thì điệp từ mới tạo thành âm vang của lời nói và giọng điệu :

Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm cù bất cù bơ

(Từ ấy)


Điệp từ làm cho từ "" vốn rất thông thường bỗng có âm vang khác lạ, làm cho giọng thơ liền hơi, liền mạch và là giọng khẳng định sắt đá.

Chủ thể sáng tác thi ca là một cá nhân. Phút bùng cháy của tâm hồn là hành vi sáng tác thi ca. Nhưng tôi nghĩ phút bùng cháy của tâm hồn chính là lúc nhà thơ tìm được giọng thích hợp với tâm trạng mình và ngôn ngữ phù hợp để biểu hiện tâm trạng ấy. Giọng điệu và ngôn ngữ luôn đi đôi với nhau tạo nên bản sắc riêng của nhà thơ.

1.2.2.2.2 Giọng điệu và hình ảnh thơ:


Thơ trữ tình luôn mã hóa những rung động, xúc cảm của nhà thơ để tạo nến một hệ thống biểu tượng, hình ảnh. Hình ảnh trong thơ không chỉ có tính chất trực quan, mà nó còn có giọng của nó. Ví dụ hình ảnh "mặt trời'" luôn luôn gợi cho ta âm hưởng của một cái gì chói chang, bùng cháy, tỏa sáng, đúng đắn như chân lý. Nhưng hình ảnh "mặt trời đen" trong văn chương thế giới lại mang giọng khủng khiếp, đe dọa, đen tối. Nhà thơ Lý Hạ đời Đường có câu : "Hai mặt trời cùng mọc, ánh đen chiếu đầy trời". Vichto Huygô có câu : "Một mặt. trời đen khủng khiếp chiếu tỏa ra một đêm âm u" (Tỉnh quan).

Xét các hình ảnh trong thơ Tố Hữu ta thấy đó là cả một thế giới bùng cháy, tỏa sáng, nẩy nở tột cùng. Thơ Tố Hữu đầy nắng : nắng cháy, nắng lửa, nắng say ... Nhà thơ thích dùng các hình ảnh về sức nóng và ánh sáng mặt trời, ngọn lửa ... Hệ thống hình ảnh ấy làm cho thơ Tố Hữu thực sự là giọng thơ nóng bỏng, sáng ngời, bay bổng, nhiệt huyết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Một trong những điều làm nên giọng thân thương giản dị ở Tố Hữu là Tố Hữu không dùng các hình ảnh cầu kỳ, không biến đổi nghĩa của từ, ông vẫn dùng các từ, các hình ảnh mang thuộc tính khách quan vốn có : tóc xanh, mắt đen, mây trắng, non cao, rừng xanh, cát


Giọng điệu thơ Chế Lan Viên - 5

(1) Trần Đình Sử-Những thế giới nghệ thuật thơ-Nhà xuất bản Giáo dục 1997.

trắng ... Những hình ảnh quen thuộc, giản dị, gần gũi với quần chúng, và quần chúng. thấy thơ Tố Hữu dễ hiểu, dễ truyền cảm, lôi cuốn. Quần chúng chấp nhận Tố Hữu là nhà thơ của họ, và giọng kêu gọi đấu tranh của Tố Hữu được quần chúng hưởng ứng. Thực ra thơ Tố Hữu chính là những nghĩ suy, những nỗi niềm của quần chúng mà Tố Hữu chỉ là người phát biểu những nghĩ suy, những nỗi niềm ấy bằng thơ ca.

Điều đó cho chúng ta thấy việc lựa chọn hình ảnh để tổ chức nên câu thơ, bài thơ cũng quan hệ gắn bó đến việc tạo nên giọng điệu riêng.

Hình ảnh trong thơ làm cho thế giới trữ tình vốn vô hình, vô ảnh được hữu hình hóa. Ví như nỗi nhớ, nỗi buồn, nỗi cô đơn là những biểu hiện của tâm trạng con người. Nó không có hình dạng, kích thước. Hình ảnh

thơ tạo ra được những hình ảnh, kích thước ấy cho người đọc hình dung được, cảm

được, hiểu được. Trong câu thơ của Xuân Diệu :


Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề


"Hồn" được hình tượng thành "chiếc đảo" "rợn bốn bề" là để miêu tả sự cô đơn tràn ngập bốn bề nhung lại cũng có biên giới, có vùng đất riêng : "chiếc đảo", còn vùng trời lại là cả "bốn bề". Hình ảnh diễn tả cô đơn ấy cũng xác lập một giọng điệu riêng : giọng tự khẳng định cái "tôi" cá nhân, cái "tôi" cô đơn.

1.2.2.2.3. Giọng điệu với nhịp điệu thơ:


Cảm xúc trữ tình cũng được mã hóa ở âm thanh, nhịp điệu. Con người ở trạng thái tình cảm nào, sẽ tự nhiên cất lên giọng điệu tương tự và nhíp điệu góp phần diễn tả cái giọng điệu ấy. Trong tác phẩm, nhịp điệu xuất hiện trong hai tư thế :

a) Là xương cốt vận hành của giọng điệu.


b)Tiết chế để giọng điệu thể hiện một cách trung thực lập trường, thái độ, cảm xúc nhà thơ. Nhịp điệu nhanh, gấp của "vội vàng" cho thấy cái mê đắm, rạo rực của hồn thơ Xuân Diệu. Còn ở Huy Cận, nhịp thơ chậm rãi thể hiện "cái khắc khoải không gian", cái "ảo não" mang '''thiên cổ sầu"'.

Nhịp điệu trong thơ xuất hiện trên cơ sở nhịp điệu của cuộc sống. Lời ru có nhịp êm đềm, hành khúc có nhịp mạnh, hùng tráng, tình yêu có nhịp sâu lắng thiết tha, đau đớn có nhịp chậm và nghẹn tắc. Chuyển đổi nhịp lập tức giọng điệu chuyển đổi theo :

Tôi lại về / quê mẹ nuôi xưa 3/4 Một buổi trưa/ nắng dài bãi cát 3/4

Gió lộng xôn xao/ sóng biển đu đưa 4/4 Mạt rượi lòng ta/ ngân nga tiếng hát 4/4

Nhịp của hai câu thơ đầu là nhịp kể và miêu tả bình thường. Hai câu thơ sau có âm vang của gió và sóng, có âm vang của một tấm lòng. Hai câu sau không chỉ tả cảnh mà còn tả tình trong cảnh. Nhịp điệu của hai câu thơ sau là nhịp điệu của sóng gió và cũng là nhịp điệu náo nức, xôn xao và biết bao sung sướng êm ái trong lòng người trở về quê cũ, nơi đã nuôi mình.

Nhịp điệu mang bản sắc riêng của từng nhà thơ. Trong quá trình chọn từ, tìm hình ảnh, kiến tạo câu thơ, nhà thơ không thể tách rời năng lực rổ chức nhịp điệu.

Câu thơ : Vàng vàng bay đẹp quá sao sao ơi (Tố Hữu) có nhịp nó :


Vàng/ vàng bay/ đẹp quá/ sao/ sao ơi


Nhịp của câu thơ diễn tả trạng thái hạnh phúc đến dồn dập to lớn bất ngờ làm con người sung sướng đến cực độ. Giọng thơ là giọng hồ hởi phấn khởi và nhịp thơ là nhịp náo nức dồn dập. Giọng thơ và nhịp thơ hoàn toàn tỉ lệ thuận.

Trong thơ, ngắt nhịp hoàn toàn phụ thuộc vào bản chất của ngôn ngữ thơ chứ không phụ thuộc vào quãng cách như trong âm nhạc. Ví dụ câu thơ của Chế Lan Viên"Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá" có nhịp điệu thơ là :

Cái xào xạc hồn anh/ chính là / xào xạc lá


Nhưng nếu ngắt theo "cảm tính về tính nhạc" thì người ta sẽ ngắt là :


Cái xào xạc / hồn anh / chính là / xào xạc lá.


Ta thấy cách ngắt nhịp sau có nhạc hơn là có hồn thơ. Điều đó đòi hỏi khi phân tích nhịp điệu thơ trên phương diện ngôn ngữ đòi hỏi phải cảm thụ thơ tốt, hiểu được cái "điệu hồn", cái giọng điệu của tác giả, cảm xúc của tác giả.

1.2.2.2.4. Giọng điệu với ngữ điệu thơ:


Ngữ điệu trong thơ là âm thanh biểu thị ở giọng lên cao hay xuống thấp, lời chậm và nhanh, giọng mạnh và yếu, ngắt hơi nhiều ít. Ngữ điệu vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của tính gợi cảm.

Tính gợi cảm tự nó không có ý nghĩa độc lập mà nó sống trong một văn cảnh nhất định. Ngữ điệu có ở các loại văn thơ. Có ngữ điệu lôzic và ngữ điệu nghệ thuật tạo cho lời nói sự thống nhất hữu cơ.

Ngữ điệu diễn cảm có chức năng riêng mà nếu mất chức năng diễn cảm đi thì nội dung ấy cũng mất luôn. Ngữ điệu lôzic không góp gì thêm vào nội dung diễn cảm ngoài cái đã có trong hệ thống ngữ điệu. Ngữ điệu lôzic tùy thuộc vào người đọc nhanh hay chậm, trầm hay bổng. tùy thuộc vào chỗ ngừng. Chỗ ngừng nhiều hay ít tùy thuộc vào cách đọc có diễn cảm hay không có diễn cảm.

Trong thơ trữ tình, ngữ điệu là một dấu hiệu mang tính chủ quan của người nghệ sĩ và nó cũng là dấu hiệu của giọng điệu.

Trong tiếng Việt, các thanh bằng và thanh không thường kết thành ngữ điệu nhẹ nhàng, bay cao, lan tỏa :

Em ơi Ba Lan mùa tuyết lan


Đường Bạch dương sương trắng nắng tràn :10 thanh bằng / 14 âm Còn các thanh trắc thường kết thành ngữ điệu mạnh, khẳng định :

Nếu phải cách xa anh


Em chỉ còn bão tố : 6 thanh trắc /10 âm


Nếu ta dùng giọng ta đọc diễn cảm hai câu thơ của Chế Lan Viên :


Ai không đau khi lửa cháy các ngôi nhà Chỉ gỗ rách nát tươm đủ lòng ta đau buốt

Ta cũng thấy ở các thanh trắc, giọng phải lên cao và ở các thanh bằng giọng xuống thấp, đó là ngữ điệu lôzic. Còn ngữ điệu nghệ thuật là cách đọc diễn cảm cả các thanh bằng và thanh trắc ấy sao cho gợi cảm.

Ngữ điệu trong thơ chia thành hai nhóm cơ bản : thơ trữ tình điệu nói và trữ tình điệu ngâm. Trữ tình điệu ngâm là sản phẩm của tư duy thơ truyền thống, biểu hiện cái phi ngã. Trữ tình điệu nói lại hướng tới cái bản ngã, cái cá nhân. Phải đến trữ tình điệu nói, giọng điệu cá nhân nghệ sĩ mới thực sự có đường nét.

Thơ trữ tình điệu ngâm có qui luật chặt chẽ về âm luật. Chẳng phải ngẫu nhiên mà Tố Hữu lại chọn thể lục bát để diễn tả nội dung bài Tiếng ru. Vì bản thân thể lục bát, cả câu 6, câu 8, luật bằng trắc và vần của nó đã là ngữ điệu của giọng ru, giọng ngâm :

Con ong làm mật yêu hoa


Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời Con người muốn sống con ơi

Phải yêu đồng chí, yêu người anh em


Cái sáng tạo của Tố Hữu là mở rộng thêm bên trong câu thơ lục bát (câu 8 thành câu

10) : Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời.


Thơ trữ tình điệu nói thì âm luật tự do hơn, câu thơ có thể mở rộng ra để diễn tả phần ý muốn khai triển đến tận cùng của tác giả :

Ta biết ơn những giòng máu người xưa đã đổ


Càng yêu những người hôm nay cùng ta một tháng, một năm, một ngày lịch sử


(Chế Lan Viên)


Khi câu thơ mở rộng ra như vậy thì nó gần với văn xuôi, gần với lời nói và ngữ điệu của nó cũng gần với ngữ điệu của văn xuôi, mở rộng chất thơ sang phạm vi tư duy.

1.2.2.2.5. Giọng điệu với thể thơ:


Mỗi thể loại thơ hàm chứa trong nó những sức mạnh nội tại riêng nên nó phát ra những giọng điệu riêng : lục bát thường ngọt ngào, vỗ về, song thất lục bát ngâm nga và thống - thiết,-giãi-bày, sâu lắng, thơ năm chữ nén chặt và bay bổng, thơ tự do chân thành phóng khoáng ... Tùy sở trường, tùy chất giọng của mỗi nhà thơ mà các thể loại thơ khác nhau được sử dụng. Chế Lan Viên hay viết theo thể thơ tự do nhưng ông cũng có khá nhiều bài tứ tuyệt. Thơ Nguyễn Duy giàu tính dân tộc và Nguyễn Duy cũng ưa dùng thể loại thơ dân tộc, nhất là thể lục bát:

Bốn tuần loáng thoáng hàng dâu Em xa vườn lựu từ lâu lắm rồi Lối mòn đá cuội rong chơi

Lơ thơ trắng dưới chân đồi hoa mơ Lan báo hỉ nở tình cờ

Bông ngô đồng rụng xuống bờ Hương Giang Chợ chiều Bến Ngự chưa tan

Anh đi ngược dốc Phú Cam một mình.


Tố Hữu thường sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc vì bản thân nhà thơ gắn bó cuộc đời làm thơ của mình với vận mệnh dân tộc. Nhưng Tố Hữu có kết hợp thơ điệu nói

trong hình thức truyền thống. Giáo sư Lê Đình Trọng có nói : "Tô Hữu đã tháo tung câu thơ bảy chữ cổ truyền (thơ luật Đường) và làm một sự lắp ghép lại" :

Cả muôn triệu một lời đáp: có Nhưng trường sơn say gió biển Đông Vâng. Bác nói: chúng con nghe rò

Mỗi tiếng Người mang nặng núi sông


Đó là câu thơ bảy chữ điệu nói hiện đại, không thể đọc theo nhịp cố hữu của thể thơ bảy chữ mà phải theo nhịp của lời nói được đưa vào thơ.

Thế mạnh của Xuân Quỳnh lại ở thơ năm chứ. Những bài thơ năm chữ là sở trường của Xuân Quỳnh và thường là những bài hay nhất, được phổ nhạc và được người đọc yêu thích. Đó là các bài : Sóng, Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu ...

Sau khi xét giọng điệu với các hình thức biểu hiện như ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp thơ, ngữ điệu, thể loại, ta thấy giọng điệu hiện ra như một yếu tố cơ bản thuộc phong cách nghệ thuật, giọng điệu cho phép người đọc nhận ra vẻ riêng nghệ sĩ, vừa có ý nghĩa như một tiêu chí xác định chân tài nhà văn. Xét ở tầng sâu, giọng điệu còn chi phối cả kết cấu nghệ thuật. Đây thực sự là mối liên hệ bên trong và sự chi phối, tươnp, liên này góp phần làm nên sự thống nhất cơ bản của tác phẩm. Ngay bố cục văn bản (được hiểu như yếu tố lộ thiên của kết cấu) cũng cho thấy sự luân chuyển giọng điệu. Không ít người phân tích "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử tỏ ra rất khó xử lý khổ thứ nhất và khổ thứ hai được triển khai theo các mạch khác nhau. Nhưng chính sự "lệch pha" này cho thấy trong cái : ''Gió theo lối gió mây đường mây" là sự thống nhất của hệ thống cảm xúc phóng khoáng Hàn Mặc Tử.

Giọng điệu còn bộc lộ ở việc tổ chức, bài trí điểm nhìn nghệ thuật. Chính ở đây người đọc nhận ra thái độ cảm thụ, cự ly soi ngắm hiện tượng, khoảng cách giữa cái đang nói và cái sẽ nói, mức độ gần gũi, xa cách, thân sơ hay ngợi ca, châm biếm của giọng điệu. Trong thơ mới, cái thi sĩ như Nguyễn Bính, Bàng Bá Lân, Anh Thơ cùng viết về đồng nội, nhưng rốt cuộc, chỉ mình Nguyễn Bính là đạt tới cái hồn quê dân tộc. Bởi vì Nguyễn Bính đã nhìn đồng quê với "cái nhìn tâm tưởng"., sau cái nhìn có vẻ tĩnh lặng này là những rạn vỡ bên trong, đó là lý do để giọng Nguyễn Bính thấm đầy "hồn đồng nội" hơn cả.

Cuối cùng giọng điệu bao giờ cũng in đậm dấu ấn cá tính nghệ sĩ. Dấu vết môi trường, vùng miền văn hóa, các quan hệ có liên quan đến nhà thơ cũng góp phần tạo nên sự phong phú và màu sắc độc đáo của giọng điệu. Ví như thơ Hoàng Cầm được coi là một "điệu thơ quan họ'' với đầy chất dân gian vùng Kinh Bắc, Hoàng Trung Thông, Trần Hữu Thung lại

đậm chất Nghệ Tĩnh, Quang Dũng bảng lảng "xứ Đoài mây trắng" ... Lữ Hoàng Chương luôn trong trạng thái "cung bậc ngã nghiêng" thành ra giọng điệu thơ say. Cá tính sáng tạo, với tư cách là sự thể hiện một cách tập trung, rực rỡ của cái cá biệt, chủ quan thực sự là yếu tố nền tảng làm nên giọng điệu thơ ca. Điều này cũng dễ hiểu vì cá tính sáng tạo là cơ sở hình thành phong cách nghệ thuật. Do vậy, giọng điệu như là hợp lưu của hai yếu tố : tính trời phú, bẩm sinh và sự khổ công tìm tòi, thể hiện. Dĩ nhiên, đi vào tác phẩm, mặt "thiền phú", cái khẩu khí vốn có của thi nhân phải tuân thủ những nguyên tắc khái quái nghệ thuật. Thông qua nghệ thuật, giọng điệu bộc lộ trung thực khí lực nhà thơ, tạo cầu nối cho sự giao tiếp, mở rộng biên giới thơ ca.

Nhưng cũng có điều cần lưu ý : có những nhà thơ, ngoài đời có vẻ "gai góc" nhưng thơ họ lại trong sáng lạ thường. Bởi vì thơ là sự tụ kết, thăng hoa của cái đẹp. Trong quá trình sáng tạo, ngoài nhi: cầu thể hiện bản thể, nhà thơ còn phải biểu hiện được cả những vấn đề lớn lao của thời đại. Trước yêu cầu ấy, nhân cách của nhà thơ phải được nhân lên ngang tầm lịch sử. Giọng điệu thi nhân, vì vậy, vừa mang âm hưởng thời đại, vừa phải trở thành một sở hữu cá nhân, cá biệt. Việc xây dựng giọng điệu cá nhân bao giờ cũng là một thử thách đối với người viết.

Một nền văn học nhân bản phát triển phong phú đa dạng cũng có nghĩa là nền văn học ấy chấp nhận đa phong cách, đa giọng điệu. Lẽ tất nhiên, giọng điệu văn chương chân thực bao giờ cũng thể hiện khát vọng vươn tới cái cao cả, cái đẹp nhân văn. Đạt đến sự hài hòa ấy, giọng điệu mới trở thành một nhân tố lôi cuốn, thuyết phục người đọc bằng sự truyền cảm không cưỡng nổi của nó.

Ta có thể tiếp cận vấn đề giọng điệu theo nhiều hướng khác nhau nhưng trong khuôn khổ luận án này chúng tôi triển khai nghiên cứu giọng thơ Chế Lan Viên theo ba hướng chính là cảm hứng, nhân vật trữ tình và hệ thống hình ảnh.

CHƯƠNG 2: GIỌNG ĐIỆU THƠ TRỮ TÌNH SỬ THI CỦA CHẾ LAN VIÊN‌


Nói đến giọng điệu chính là nói đến cảm hứng chủ đạo của tác giả, thể hiện qua cái giọng riêng của mình trước đối tượng thẩm mỹ. Đó là tư tưởng, là thái độ của nhà thơ trước hiện thực với những dấu hiệu, sắc điệu riêng của nó : tự hào, vui sướng, giận dữ, đau khổ, cảm thương biểu hiện cụ thể qua hình ảnh, nhịp điệu, âm điệu, đề tài, tư tưởng, hình tượng, ... yếu tố giọng điệu là biểu hiện cụ thể của cảm hứng sáng tạo đối với hiện thực.

Thường thường giọng điệu được biểu biện một cách trực tiếp thông qua cảm xúc của tác giả, nhưng bên cạnh đó, nó cũng còn được thể hiện trong cấu trúc, hình ảnh, màu sắc, ngôn ngữ, nhân vật trữ tình ...

Mỗi thi sĩ đích thực bao giờ cúng có một điệu hồn riêng. Cái điệu hồn ấy cảm nhận thế giới một cách tinh vi, da dạng, đa chiều với tất cả những mặt thống nhất và đối lập của sự vật hiện tượng. Giọng điệu cần thiết cho việc sắp xếp, liên kết các yếu tố hình thức khác nhau, làm cho tác phẩm có cùng âm hưởng, cùng một khuynh hướng nào đó. Giọng điệu thơ của Chế Lan Viên ở giai đoạn 1945 - 1975 có những gam chủ đạo là. giọng trữ tình sử thi, trữ tình nhân bản, trữ tình chính luận. Ở giai đoạn sau năm 1975, gam giọng chủ đạo của thơ Chế Lan Viên là trữ tình thế sự. Thế nhưng có một gam giọng chính làm nên phong cách thơ Chế Lan Viên xuyên suốt cả hai giai đoạn này, đó là giọng trữ tình triết học - đó là âm chủ của Chế Lan Viên, tạo nên điệu hồn độc đáo của ông mà cho đến nay, chưa ai có khả năng thay thế được.

2.1. Trữ tình sử thi:‌

Trữ tình sử thi lấy cảm hứng lịch sử, cảm hứng chính trị, cảm hứng công dân làm cơ sở.

Do đó, nó là sản phẩm của một giai đoạn lịch sử, một thời đại nhất định.


Trong giai đoạn 1945 - '1975, đất nước ta trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ cực kỳ gay go và quyết liệt. Các nhà thơ cách mạng đã không hề đứng ngoài cuộc, họ đã trở thành những chiến sì trên mặt trận đấu tranh tư tưởng. Thơ ca cách mạng giai đoạn này thực sự là vũ khí đấu tranh tư tưởng sắc bén, là tiếng nói tình cảm trực tiếp hướng tới đông đảo quần chúng. Thơ thực sự là tiếng hát tinh thần của thời đại, là bài ca chung của mọi trái tim. Thơ ca trở thành phương tiện hành động, phương tiện tiến lên.

Thơ văn vốn là tiếng nói của tình cảm, nó vốn dĩ mang yếu tố trữ tình, nhưng cảm hứng chính của các nhà thơ giai đoạn này là cảm hứng sử thi, cảm hứng chính trị, cảm hứng lịch

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022