Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên - 5

Đối thoại mới cũng đã bộc lộ những suy nghĩ về nghề nghiệp của tác giả:

Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh.

Không chỉ ơ hời mà còn đập bàn quát tháo lo toan.

Trong cuộc chiến đấu hôm nay, sứ mệnh cao cả của thi ca phải cháy sáng như một cây đuốc chuyền lửa qua muôn đời. Hơn bao giờ hết, nhà thơ không nên tìm kiếm chất liệu thơ trong cái tôi kín mít của mình, nên đem ra mặt trùng khơi, lấy cuộc đời dân làm cuộc đời mình, cơn nắng cơn mưa làm điều suy nghĩ.

Có thể nói Đối thoại mới là sự kết hợp phong phú nhiều mảng màu trong thơ Chế Lan Viên. Tập thơ như một chùm hoa bất chấp cỗi cằn sỏi đá của thời gian, tuổi tác, cố nở kịp vào mùa xuân dâng người, dẫu không mong gì hương sắc lạ. Đối thoại mới có cái già dặn chững chạc và bề thế, đậm hương tư tưởng của những lá thơm hái lúc về già. Tập thơ không nhiều bài thơ hay rực rỡ chói chang, nhưng nhìn chung, vÉn giữ lại được cái tình sâu đậm trong Ánh sáng và phù sa, cái sắc sảo trí tuệ nổi bật trong Hoa ngày thường- chim báo bão, Những bài thơ đánh giặc, lại vừa nâng trí tuệ, tình cảm lên những bình diện mới: tình đằm thắm lại mặn mà, trí tuệ sâu xa, thâm trầm và đột xuất.

Trong những tập thơ ra đời sau cách mạng, Chế Lan Viên đã có những cống hiến quan trọng và cũng đặt ra cho chúng ta nhiều điều phải suy nghĩ, nhất là phương pháp biểu hiện. Trước cách mạng, thơ Chế Lan Viên quay vào phía chân trời của ông như một sự bí ẩn của hư vô, của siêu thực. Cách mạng đã mở ra cho ông nhiều chân trời của người khác, thơ Chế Lan Viên bắt đầu thay đổi căn bản. Ông vẫn giữ được phong cách của mình cộng với âm hưởng thời đại. Thơ Chế Lan Viên có những mảng như quay hẳn vào bên trong nói về cuộc vật lộn khá là gian khổ để vượt lên và để thắng những khó khăn, đau khổ trong đời riêng, để thắng quan niệm ngày xưa còn rơi rớt; và có những mảng khách quan trực tiếp đến gần chính luận khi đi vào những

vấn đề lớn của thời cuộc, nhất là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Mặc dù có nhiều thành tựu đáng kể, Chế Lan Viên vẫn là người không hề biết mệt mỏi trong việc tìm tòi và thö nghiệm . Từ tập thơ Gửi các anh, Ánh sáng và phù sa đến Hoa ngày thường chim báo bão, Những bài thơ đánh giặc Đối thoại mới, vai trò của Chế lan Viên trong nền thơ dân tộc ngày càng được khẳng định.

1.3. Thơ Chế Lan Viên từ 1975 đến 1986

Từ sau năm 1975, đất nước thống nhất, cuộc sống hòa bình bắt đầu nảy sinh những phức tạp. Một số chuẩn mực cũ bị đảo lộn, phá vỡ. Vấn đề đạo đức, lý tưởng; vấn đề nhân sinh thế sự, thật giả, trắng đen…rối như tơ vò khiến lòng người hoang mang. Diễn đàn văn học cũng nóng dần lên. Thơ Chế Lan Viên giai đoạn này dần đi vào thể tài đạo đức, thế sự, hướng vào các vấn đề muôn thuở của cõi nhân sinh. Con người đời tư, con người đạo đức - thế sự phát triển. Cái tôi riêng tư xuất hiện ngày càng rõ nét. Tiêu biểu trong giai đoạn này là các tập thơ Hoa trước lăng Người (1976), Hái theo mùa (1977), Hoa trên đá (1984).

Trong Hoa trước lăng Người, Chế Lan Viên đã phác thảo chân dung Hồ Chủ Tịch. Hình tượng con người vĩ đại cũng biến hóa lung linh theo trí tưởng tượng của nhà thơ. Nhiều bài thơ viết về Bác với cảm hứng ngîi ca, tình cảm chân thành biết ơn sâu sắc bằng những hình ảnh phong phú, ý tứ mới lạ, phong cách độc đáo. Nhờ có Đảng, có Bác mà Chế Lan Viên được tái sinh, thơ Chế Lan Viên có sức sống mới. Vì thế, nhà thơ viết về Bác với tấm lòng biết ơn sâu sắc... Nhà thơ ca ngợi Bác, ca ngợi Đảng bằng những ý thơ bừng sáng trong vẻ đẹp trí tuệ, với giọng thơ xúc động, trân trọng yêu thương. Bác là hình tượng trung tâm của thơ ca Cách mạng được nhiều nhà thơ cảm nhận và đưa vào thơ như một điển hình mang tính dân tộc. Nhiều bài thơ trong tập thơ Hoa trước lăng Người như: Đọc văn Người, Di chúc của Người, Bể và Người... đều là những bài thơ trong đó, Chế Lan Viên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

không chỉ khắc họa chân dung của Bác mà còn phát hiện được những âm vang bão táp cách mạng qua con người Bác. Có thể thấy mỗi bài thơ về Bác

đều gợi lên một vấn đề tư tưởng trong cuộc sống.

Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên - 5

Tập thơ là sự kết tinh của trí tuệ sắc sảo và trái tim mặn nồng. Điều này được thể hiện trong cấu tứ. Để làm nổi rõ nhiều khía cạnh trong thiên tài của Bác và để diễn đạt những tình cảm suy tư tinh tế của mình, Chế Lan Viên tìm nhiều cách cấu tứ. Có lúc nhà thơ sử dụng khả năng phân tích: nhà thơ nhìn Bác từ nhiều góc độ, nhiều quan hệ: Bác Hồ người thủy thủ, Bác Hồ người thợ ảnh, người cha, người ông, nhà hiền triết,...và đi đến một ý niệm toàn vẹn:

Bác nằm kia như một sự kết tinh Trăm cuộc sống

Cuộc sống nào cũng đẹp

Lối cấu tứ độc đáo cũng là trường hợp của bài Bể và Người. Cái mênh mông trầm tư của bể, những quy luật của bể như có liên quan sâu xa đến cuộc sống của Bác. Hay nói đúng hơn Bác đã nắm được lẽ huyền diệu của tự nhiên. Điều quan trọng là cách nhà thơ gợi ý cho chúng ta suy nghĩ tiếp:

Ngôi nhà sàn giữa vườn hoa mộc Khi sao lên có dáng con tàu

Bác lên boong trắng ngời râu tóc Gió trong vườn sóng vỗ lao xao

Nhà thơ kết thúc bài thơ bằng hình ảnh thơ đầy kì vĩ:

Việt Nam vứt xuống thềm lục địa này ba tên đế quốc Ngôi nhà sàn nằm yên trong hoa mộc hoa ngâu

Nhưng kìa trên mặt bể, chỗ Bác đi qua sóng còn thao thức Như lan mãi, lan xa vệt sáng con tàu

Cùng với Tố Hữu, Chế Lan Viên đã giúp cho người đọc hiểu sâu thêm về Bác- trang huyền thoại đẹp nhất của thế kỷ XX. Đi sâu miêu tả nội tâm của Bác, gợi lên những vấn đề Bác đặt ra cho đất nước, cho cuộc đời, thơ viết về Bác Hồ của Chế Lan Viên mang đặc sắc riêng, và giữ mãi tính thời đại. Có thể nói tập thơ Hoa trước lăng Người với gần 30 bài thơ làm rải rác trong khoảng hai mươi năm đã nói rõ tấm lòng của nhà thơ với Bác kính yêu. Không chỉ là cảm xúc trước vẻ đẹp của một con người, một cuộc đời, hình tượng Bác cũng là một con đường để nhà thơ nhận thức về lịch sử, dân tộc, Tổ quốc và Đảng. Đó là bằng chứng cho một tấm lòng, một trí tuệ, một tài hoa.

Hái theo mùa tập thơ thứ sáu với 76 bài, hơn 40 bài thơ tứ tuyệt là sự kết hợp giữa âm hưởng của sử thi trong những bài thơ đánh giặc nở rộ giai đoạn 1967-1972 và những cảm xúc đời thường, luôn cháy sáng ngọn lửa nhiệt tình sáng tạo. Trang giấy đối với Chế Lan Viên chính là cái trang mơ ước một đời còn bỏ ngỏ, còn thách thức vẫy gọi; là sản phẩm trong mùa đại thắng của đất nước. Hái theo mùa cho ta thấy cái sắc sảo của Chế Lan Viên trước kẻ thù, cái gian lao của dân tộc để giành chiến thắng trước kẻ thù hung ác cùng những khát khao đầy nhân văn:

Miền Nam những năm đau thương thường có lắm người điên Cầm hoa hay không đến hát ngao ở chợ

Chị ấy hát tình yêu nhí nhố

Rồi nửa chừng bỗng đứng hô: Nghiêm!

Nghiêm! Chào cờ, chào! Tao chào cái ông sao vàng bị giết! Bọn quân cảnh lôi xác chị về đâu, ai biết

Nước khỏa cuộc đời, người ta lãng quên Chẳng ai quên. Cái ông sao tiềm thức Cái ánh lương tâm hằng đêm lại mọc

Tiếng hô “Nghiêm!” thầm thì..

Chế Lan Viên viết về tình yêu không nhiều, tất cả chỉ trên vài chục bài nhưng ở tập nào cũng có. Ở Hái theo mùa ta chỉ gặp lại vài bài ë dạng tứ tuyệt. Cái nhìn mới mẻ tin yêu đối với cuộc sống đã làm cho thơ tình yêu trữ tình đằm thắm hơn lên. Ông đã biểu hiện được những rung động, xao xuyến bên trong của tình yêu. Tình yêu trong thơ ông gắn liền một cách tự nhiên với vẻ đẹp của thiên nhiên. Tình yêu ở đây của ông vẫn trở lại với cái màu mây trắng, cái gió mùa đông và cái lạnh thiếu em, nhưng giờ đây cái xao xuyÕn, cái rung động của tình yêu đã giảm đi rất nhiều. Một cái gì đó hơi mỏi mệt và đuối sức đã bắt đầu nảy sinh. Cái rực cháy của tình yêu thưở xưa đã nhường chỗ cho sự suy tính có tính chất chống đỡ với hoàn cảnh:

Em ra đi anh dọn lòng anh lại

Một mình anh trận đánh chẳng cân bằng Một mình anh chống với cả mùa mưa lũ Với cả màu mây trắng chỉ mình anh

(Trận đánh - Hái theo mùa)

Tuy nhiên so với cái hương tình yêu trong Ánh sáng và phù sa thì tình yêu Hái theo mùa đã nhạt bớt phần nào.

Có thể nói tập thơ Hái theo mùa là tập thơ vẫn theo phong cách suy tưởng về dân tộc và thời đại với âm điệu sử thi là chính.

Hoa trên đá tập thơ thứ chín của Chế Lan Viên. Tập thơ có tính chất chuyển giai đoạn rõ nhất thể hiện rõ khuynh hướng vận động thơ Chế Lan Viên trong những năm cuối đời, cũng là chặng cuối cùng của quá trình tìm đường cđa một đời thơ. Tập thơ được ông viết ở tuổi ngoài năm mươi. Cái tuổi mà nhà thơ luôn luôn ý thức:

Đời ngoài tuổi năm mươi Mong gì hương sắc lạ Mọc chùm hoa trên đá Mùa xuân đâu chịu lùi

Nhà thơ muốn chúng ta lặng đi một phút mà nghe thấm trong lòng. Tập thơ là sự chín lại, sự sâu sắc của một nhà thơ đã biết thu những vấn đề của ngoại giới vào hồn mình, thành hồn mình. Vũ Quần Phương đã rất đúng khi nhận xét rằng tập thơ như một sự giãi bày thành thực, có lúc đau xót nữa, những vui buồn riêng tư của một người, của một hoàn cảnh cá thể mà qua đó ta lại thấy được khá rõ, khá sâu những việc của đời sống , của thời đại.

Đi suốt tập thơ ta thấy hiện dần lên một không gian bàng bạc trộn lẫn giữa hiện thực với ký ức; ta bắt gặp ở thế giới đó những giấc mơ, những kỷ niệm gắn với những hình ảnh rất đỗi thân thương: ngôi mộ mẹ rưng rưng màu hương khói , dáng chị ba lận đận một đời...cả những nhân vật lịch sử cũng dường như sống lại như Mẹ Âu Cơ, nàng Tô Thị, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du... Lịch sử hiện về trong một không gian hư ảo. Cái tôi trữ tình Chế Lan Viên dường như tựa vào lịch sử, con người, cỏ cây, hoa lá, tình yêu, kỷ niệm... để cho lòng mình thanh thản, bình yên. Đâu đó xuất hiện cảm giác cô đơn, buồn trống vắng nhưng cũng chỉ mơ hồ, bâng khuâng như gió thoảng, mây bay, thậm chí có lúc là nỗi đau thật sự. Nhưng cảm giác này không nhiều. Trên hết vẫn là tình yêu cuộc sống, sự bình đạm, an nhiên, từng trải nên tuy đau mà không xót xa, không oán hận. Nhà thơ muốn bằng tình yêu của mình lấp hết những nỗi đau vô hình. Giọng điệu thơ Chế Lan Viên dần lắng kết, giảm đi khí vị anh hùng, giọng chính luận dần được thay thế bằng chất suy tưởng, ngậm ngùi, bi thương đau đớn, tủi hờn, Chế Lan Viên ví mình như con dã tràng nhưng không phải là dã tràng nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì theo quan niệm dân gian mà là dã tràng có ích làm những việc phi thường: Về hạt cát thời gian chọi lại với vô cùng (Dã tràng có ích- Hoa trên đá). Chế Lan Viên say sưa với đời, với thơ dưới ngọn đèn, bên trang giấy. Ông ý thức được sự hữu hạn của đời người và cái vô cùng, vô tận của thời gian, nghệ thuật, khát vọng sáng tạo của nhà thơ càng mãnh liệt. Ông mải miết với đời, với thơ nhưng không quên đếm tuổi mình: Đời ngoài tuổi năm mươi (Đề từ - Hoa trên đá). Ý thức về tuổi tác, thời gian khiến nhà thơ cảm thấy mình như ông vua Thục/ Bị đuổi khỏi thời gian.

Cùng với đó, Hoa trên đá còn là những ẩn ức trong trái tim nhà thơ khi nghĩ về kỹ thuật làm thơ: thơ hiện đại không chỉ là chuyện lên xuống giữa các dòng thơ, những kỹ thuật cách tân con chữ mà quan trọng là sự đồng thuận của con tim khi sáng tạo. Và đây nữa:

Ta nói mãi nói hoài cái hồn nhiên Cái truyền thống cái nghìn năm

Đến nỗi bó tay chẳng làm gì được nữa

Lời thơ là sự khẳng định sự bất diệt của truyền thống trong việc tạo thế đứng cho cái hiện đại. Hoa trên đá khẳng định sức sáng tạo bất diệt của Chế Lan Viên trong hành trình sáng tạo thi ca.

1.4. Thơ Chế Lan Viên từ 1986 đến 1996

Với Di cảo thơ, Chế Lan Viên l¯m nên “niềm kinh dị” mới khiến người

đọc ngạc nhiên, khâm phục những quan niệm nghệ thuật bổ sung đặc sắc, thoạt nhìn tưởng như trái ngược với trước đó. Hóa ra trước đây, cũng như biết bao con người Việt Nam khác, Chế Lan Viên viết là để cống hiến cho lịch sử, cho dân tộc, cho khát vọng hòa bình của đất nước. Thơ ông đã tự nguyện nói lên tiếng nói của cả một dân tộc, một thời đại hào hùng. Giữa hai con người, con người cá nhân và con người xã hội, ông chọn con người xã hội với trách nhiệm công dân cao cả; giữa hai mặt siêu hình và hiện thực, ông chọn mặt thứ hai; giữa thơ hướng ngoại và thơ hướng nội, ông chọn mặt thứ nhất; giữa

đau khổ và niềm vui, ông chọn niềm vui; giữa bè cao và bè trầm, ông chọn bè cao để hát bài ca cách mạng. (29,53)

Bước vào những năm cuối đời, thơ Chế Lan Viên trĩu nặng những suy tư về cuộc đời, về sự nghiệp. Ông luôn trăn trở về thơ, về người làm thơ. Quay trở về với đề tài đời tư để phát hiện ra những vấn đề thuộc về bản chất con người, thi ca và thi sĩ. Nói cách khác là ông đang muốn ngơp lỈn vào đáy sâu bể loài người, hòa nhập mình với cuộc đời trần thế đầy những trăn trở. Có lẽ vậy mà thơ ông bớt đi chất chính luận mà thêm chất chứa cảm xúc và sâu

lắng. Những trang sử hào hùng giờ lại mang trên mình những bụi bặm của cuộc sống, những suy nghĩ chân thực của một con người đã đi đến cuối cuộc hành trình...

Cuối đời mình, Chế Lan Viên vẫn là con người duy lí sắc sảo, hoài nghi

để tìm ra một định hướng cho thơ. Sự hoài nghi chứa đựng nỗi đau. Nhà thơ tự vấn và tự thoại một cách mơ hồ về sự hiện hữu của chính bản thân mình (Hỏi-đáp)

Trong giai đoạn sau cách mạng, Chế Lan Viên tự hào thay cho các anh em nghệ sĩ bởi họ mang trọng trách cao cả và thật phi thường: Vóc nhà thơ

đứng ngang tầm chiến lũy;/ Bên những dũng sĩ diệt xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi. Vậy mà giờ đây, ông nuối tiếc, tự mâu thuẫn với mình: Tôi chỉ là nhà thơ cưỡi trâu. Ông hạ bệ vị trí của những người làm thơ xuống , coi họ như những người diễn xiếc, những chó hÒ làm trò mua vui cho người đời:

Vị trí nhà thơ như rác đổ thùng

Làm thơ ngày nay như người diễn xiếc Như chú hề yêu cô nàng mắt biếc

(Quan niệm về thơ)

Đọc những trang Di cảo, đặc biệt là những sáng tác ở giai đoạn cuối

đời, chúng ta thêm hiểu và yêu quý Chế Lan Viên hơn. Chúng ta khâm phục bởi một con người luôn suy tư, trăn trở về những vấn đề gần gũi với mỗi kiếp người...

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 28/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí