Yếu tố trữ tình trong văn xuôi Thạch Lam - 15

“… bác Lê lên cơn sốt. Những cái rùng mình lạnh lẽo nối nhau lướt trên da bác, manh chiếu rách không đủ đắp ấm thân. Trong lúc mê sảng, bác Lê tưởng nhớ lại cuộc đời mình, từ lúc còn bé đến bây giờ, chỉ toàn những ngày khổ sở, nhọc nhằn. Cái nghèo nàn không biết tự bao giờ đã vào nhà Bác, lúc sinh ra bác đã thấy nó rồi, và từ đấy, nó cứ theo liền bác mãi. Nhưng giá cứ có người mướn làm thì cũng không đến nỗi bác nhớ lại những buổi khó khăn đi làm, những lúc vui vẻ được lĩnh gạo về cho con, những bữa cơm nóng mùa rét…

… Đấy còn là những ngày no đủ. Rồi đến những buổi chợ vắng, những ngày nhịn đói như hôm nay. Bác mơ màng thấy vàng son chói lọi trong nhà ông Bá, thấy nét mặt gian ác, tinh nghịch của cậu Phúc, con chó Tây nhe nanh chồm lên…” (Nhà mẹ Lê).

Cuộc đời của mẹ Lê dường như chỉ được gói gọn trong chữ nghèo hèn để rồi đã chuốc lấy bất hạnh. Bất hạnh cho bác và bất hạnh cho những đứa trẻ mồ côi. Cuộc đời chúng rồi sẽ ra sao, chúng sẽ đi về đâu khi bên mình không có mẹ, lại tay trắng? Nỗi buồn đau dường như được nén lại rồi toả ra, nén lại trong lòng tác giả để rồi toả ra âm điệu buồn chua xót cho người đọc suốt cả câu chuyện.

Kết thúc truyện Một đời người, giọng điệu buồn man mác lan toả trong lòng người đọc trước tuơng lai mù mịt của Liên: “Ngày nọ nối tiếp ngày kia, Liên phải chịu cái đời khổ sở đau đớn mọi ngày. Cái mộng cuộc đời sung sướng với Tâm, Liên buồn rầu coi như là những vật tốt đẹp mà nàng thấy bầy trong tủ kính cửa hàng, những vật quý giá mà tưởng không bao giờ có thể về nàng được” (Một đời người).

Trong truyện Đói, tác giả diễn tả cảnh đớn đau, cơ cực của Sinh khi cơn gió đi qua trong cơn đói bằng một giọng văn nửa như mơ hồ, nửa như không nhớ rõ thực hay mơ:

“Một cơn gió hắt hiu thổi đến làm cho chàng rùng mình. Bỗng nhiên tất cả người chàng chuyển động: chàng vừa thoáng ngửi thấy cái mùi thơm và béo của những miếng thịt ướp mà mỡ còn dính ở tay.

Cơn đói lại sôi nổi dậy như cào xé ruột gan, mãnh liệt, át hẳn cả nỗi buồn. Chàng muốn chống cự lại, muốn quên đi, nhưng không được, cái cảm giác đói đã lẩn khắp cả người như nước triều tràn lên bãi cát. Mỗi lần cơn gió, mỗi lần chàng ngửi thấy mùi béo ngậy của miếng thịt ướp, mùi thơm của chiếc bánh vàng. Mũi Sinh tự nhiên nở ra, hít mạnh vào, cái mùi thơm thấu tận ruột, gan, như thấm nhuần vào xương tuỷ” (Đói).

Giọng văn Thạch Lam mang một nỗi buồn khe khẽ, vơ vẩn mơ hồ của một cô bé trong cảnh chiều tàn nơi phố huyện: “Chiều, chiều rồi. Một buổi chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen: đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần vào cái buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn thơ ngây của chị. Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.” (Hai đứa trẻ)

Thế giới nhân vật của Thạch Lam không đông đúc, chỉ là một vài người, họ lặng lẽ đi lại như một cái bóng. Giọng buồn không chỉ thấm đẫm ở những tác phẩm nhà văn viết về chốn thôn quê, ngay cả khi viết về cuộc sống nơi phố huyện, truyện của ông cũng đượm một nỗi buồn như thế.

Viết về những thân phận người bấp bênh trong xã hội cũ, nhưng không vì thế mà văn chương Thạch Lam nhuốm màu tuyệt vọng, những trang truyện của Thạch Lam dẫu viết về cái chết, cái tàn cái lụi vẫn ngân lên một chất thơ kì diệu…Trong giọng văn vẫn sóng sánh niềm xúc động, sẻ chia, giọng của sự đồng cảm, của niềm yêu thương chở che và nâng đỡ con người.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Nếu như Nam Cao gọi nhân vật của mình là gã, y, là hắn, là mụ, là thị rất

lạnh lùng, khinh bạc, thì Thạch Lam nâng niu trân trọng gọi Liên là chị, gọi mẹ Lê là mẹ, gọi Liên - cô hàng xén là nàng. Tên các nhân vật trong truyện Thạch Lam cũng thật nhẹ nhàng: là Liên, Anh, Huệ, Bình…Những tên toàn thanh bằng dịu dàng mà thơ biết mấy. Cách xưng hô và đặt tên nhân vật như thế khiến cho những trang văn Thạch Lam nhẹ nhàng mà nồng ấm nghĩa tình.

Yếu tố trữ tình trong văn xuôi Thạch Lam - 15

Thạch Lam với trái tim mẫn cảm và giàu niềm yêu thương, đã nhập hòa, đi sâu vào tâm hồn các nhân vật bé nhỏ của mình để phát hiện ra trong tâm hồn hai đứa trẻ vẫn xanh màu khát khao hy vọng đổi thay cuộc sống, trong ước vọng của hai cô gái nhà xăm vẫn mơ về sự ấm êm sum họp gia đình trong tối ba mươi, trong tâm tình của Liên - cô hàng xén vẫn nguyện chung thủy tình thương với cha mẹ, các em, với người chồng nghèo…

Nhà văn với giọng diệu này đã khái quát lên cả một bức tranh hiện thực xã hội đương thời. Tại đó những kiếp người luôn phải sống mỏi mòn, nhọc nhằn, vô vọng… Điều này cho thấy sự kết nối xuyên suốt trong cảm hứng sáng tạo của Thạch Lam. Trong bất cứ thể loại nào, ngòi bút của ông cũng nghiêng về phía những con người nhỏ bé bằng một giọng văn đầy lòng trắc ẩn, cho thấy được những cuộc sống tù đọng, bế tắc của cả đời người. Ngay cả những người lầm lỡ trong chốn bùn lầy của xã hội ông cũng miêu tả họ bằng giọng văn xót xa, buồn chứ không chì chiết, khinh rẻ. Ông còn tìm sâu trong tâm can họ những nét đẹp còn tiềm ẩn trong bản chất của họ.

Tóm lại, giọng văn Thạch Lam là điệu tâm hồn, nét tính cách của nhà văn kết hợp với tấm lòng cảm thông đầy nhân ái trước những cảnh đời bất hạnh. Thạch Lam đã tạo ra cho tác phẩm của mình một giọng điệu không lẫn với bất cứ ai: giọng điệu nhẹ nhàng, tâm tình gợi mở, khơi sâu vào nội tâm và cảm giác. Vì vậy, văn Thạch Lam vừa giản dị, trong sáng, vừa gợi lên một nỗi buồn man mác “Nỗi buồn in đậm trên trang văn Thạch Lam, khắc khoải ở chỗ này, bàng bạc ở chỗ khác, trở thành một khí quyển tâm trạng bao phủ những cảnh đời mà nhà văn dẫn ta vào” [1; 238].

KẾT LUẬN

Văn chương nghệ thuật luôn đem đến cho người đọc sự rung cảm thẩm mỹ. Đọc những sáng tác của Thạch Lam, chúng ta được sống lại với những miền kí ức sâu thẳm, được trở về với cội nguồn của cuộc sống đó là quê hương, gia đình, tuổi thơ, là những nguời yêu dấu. Làm nên sức lay động tâm hồn người đọc là bởi cái chất thơ, yếu tố trữ tình, cảm xúc trong văn xuôi của ông.

Truyện của Thạch Lam về nội dung rất đơn giản, truyện không có cốt truyện, không có cả chân dung và tính cách mà chỉ là để diễn tả một tâm trạng hay một trạng thái tinh thần nào đó. Chính từ đặc điểm này, truyện của Thạch Lam chủ yếu là đi sâu vào những biến cố tâm lý, những tình huống tâm trạng. Đó là những khoảnh khắc bất ngờ, những xung động, biến thái của tinh thần, của cảm xúc nhân vật... Điều đó có khả năng khơi gợi, đánh thức cảm xúc ở người đọc.

Kết cấu tác phẩm theo dòng chảy tâm trạng và cảm giác của nhân vật là nét đặc sắc trong nghệ thuật văn xuôi của Thạch Lam tạo nên chất thơ, chất trữ tình giúp người đọc có được cái nhìn nhiều chiều về con người và cuộc sống.

Sức hấp dẫn trong các sáng tác của Thạch Lam là ở chiều sâu của thế giới nội tâm, những trạng thái cảm xúc tinh tế của con người. Ngòi bút trữ tình Thạch Lam đã diễn tả mọi cung bậc rung động của tâm hồn, dội lên những cảm giác mong manh tinh tế trước ngoại cảnh, trước mọi biểu hiện phong phú của đời sống tinh thần con người. Chính vì thế, khi đọc Thạch Lam, chúng ta thấy văn của ông tựa hẳn vào cảm giác mà thành.

Thế giới nhân vật của Thạch Lam mặc dù vẫn còn những cảnh đời những thân phận khổ đau, bất hạnh, nhưng không hề có bóng dáng của những con người đầy dục vọng xấu xa. “Ta thấy một điều rõ ràng là trong

khi miêu tả một thế giới tinh thần của con người, Thạch Lam chỉ quan tâm miêu tả những phần “đẹp đẽ, trong sáng và lành mạnh”, còn những phần vô thức, bản năng, những cảm giác nhục dục, những miền mờ tối …ông không quan tâm thể hiện. Đó là nét đặc trưng trong bút pháp miêu tả của Thạch Lam, khi ông miêu tả con người.

Không gian trong truyện Thạch Lam vừa là không gian của văn xuôi vừa là không gian thơ, nó hoà điệu với cảm xúc nhân vật. Nó đậm chất thơ, chất trữ tình. Bởi vì truyện của Thạch Lam dường như không có cốt truyện; kết cấu truyện là kết cấu tâm trạng. Nhà văn chủ yếu đi vào miêu tả những rung động rất nhỏ và tinh tế trong tâm hồn con người. Mỗi truyện của ông giống như một bài thơ trữ tình đượm buồn. Thạch Lam là nhà văn vừa hiện thực, vừa lãng mạn. Truyện của ông phản ánh hiện thực đời sống nhưng cách thể hiện rất thơ, rất trữ tình. Trong sáng tác của Thạch Lam dù là không gian xã hội hay không gian thiên nhiên cũng đều nhuốm tâm trạng, khơi gợi cảm xúc và ám ảnh người đọc.

Thời gian là một yếu tố quan trọng của nghệ thuật vì nó góp phần định hình phong cách nhà văn. Thạch Lam sử dụng yếu tố thời gian hết sức đặc sắc, như một phương thức biểu hiện chất trữ tình trong văn xuôi của ông. Trong văn xuôi Thạch Lam, ta dễ dàng nhận thấy hai hình thức thời gian phổ biến là thời gian hiện tại và thời gian quá khứ.

Với Thạch Lam, thế giới nghệ thuật là thế giới của hồi ức, của kỉ niệm, từ một ký vãng đẹp, trong trẻo, ngọt ngào, mà ai cũng có - một kí vãng của ngày hôm qua. Quá khứ trong văn Thạch Lam luôn sống dậy trong thực tại, điều đó sẽ tạo ra ở nhân vật sự nuối tiếc quá khứ, đớn đau trước thực tại nhưng cũng có thể là sự mở lòng đón nhận tương lai.

Ngôn ngữ văn xuôi Thạch Lam là ngôn ngữ dư ba có sức đọng lớn. Đó là thứ ngôn ngữ của tâm trạng, của cảm giác diễn tả những trạng thái

mơ hồ, mong manh thường xảy ra bất chợt trong tâm hồn nhân vật. Ngôn ngữ bình luận và trữ tình ngoại đề - thật khó có thể phân biệt đâu là ngôn ngữ của tác giả, đâu là ngôn ngữ nhân vật. Lối diễn đạt, kiểu ngôn ngữ như vậy không chỉ khái quát, phản ánh một cách tinh tế sinh động tâm trạng nhân vật mà đồng thời thể hiện được thái độ cảm xúc nhà văn. Nó có sức khơi gợi dễ làm ta rung động vì trước ta, chính tác giả đã rung động. Tất cả làm nên một nét riêng độc đáo của nhà văn, tạo nên chất thơ, chất trữ tình hấp dẫn.

Giọng văn Thach Lam có sức lôi cuốn đặc biệt. Đó là điệu tâm hồn, nét tính cách của nhà văn kết hợp với tấm lòng cảm thông đầy nhân ái trước những cảnh đời bất hạnh. Vì vậy, văn Thạch Lam vừa giản dị, trong sáng, vừa gợi lên một nỗi buồn man mác “Nỗi buồn in đậm trên trang văn Thạch Lam, khắc khoải ở chỗ này, bàng bạc ở chỗ khác, trở thành một khí quyển tâm trạng bao phủ những cảnh đời mà nhà văn dẫn ta vào” [1;238].

Thạch Lam là người “sống hết cả từng ý văn, từng câu văn anh đã viết trên trang giấy. Sự thực của tâm hồn mà Thạch Lam diễn ra trong lời của văn chương phức tạp nhiều hình nhiều vẻ, nhưng bao giờ cũng đằm thắm, cũng nhân hậu, cũng nghẹn ngào một chút lệ thầm kín của tình thương” [33]. Tìm hiểu nghiên cứu đề tài về Yếu tố trữ tình trong văn xuôi Thạch Lam, chúng tôi không chỉ muốn khám phá nét độc đáo hấp dẫn của giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật trong sáng tác của Thạch Lam mà còn là sự tỏ bày tình cảm yêu mến đặc biệt của chúng tôi dành cho tác giả tài hoa này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Tuấn Anh (1994) (chủ biên), Thạch Lam- Văn chương và cái đẹp, NXB Hội nhà văn.

2. Vũ Tuấn Anh (2000), “30 năm đầu thế kỉ: Sự định hình tính chất mới, hệ thống thể loại mới của văn học Việt Nam hiện đại”, Tạp chí văn học, số 12.

3. Lại Nguyên Ân (1994), 150 thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG Hà Nội.

4. M. Bakhin (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Đỗ Hồng Chung - Nguyễn Kim Đính- Nguyễn Hải Hà- Hoàng Ngọc Hiến- Nguyễn Trường Lịch – Huy Liên (1998), Lịch sử văn học Nga, NXB Giáo dục.

6. Phan Cự Đệ (1990), Tự lực văn đoàn, con người và văn chương,

NXB Văn học.

7. Phan Cự Đệ- Trần Đình Hượu-Nguyễn Trá -Nguyễn Hoành Khung- Lê Chí Dũng- Hà Văn Đức (2001), Văn học Việt Nam (1900- 1945), NXB Giáo dục.

8. Phan Cự Đệ (1997), Văn học lãng mạn Việt Nam (1930 – 1945), NXB Giáo dục.

9. Hà Minh Đức (2000), Lý luận văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

10. Hà Minh Đức (1989), “Hội thảo về văn chương Tự lực văn đoàn – Nhìn nhận lại một số hiện tượng văn học”, Giáo viên nhân dân, số đặc biệt 27,28,29,30,31/7.

11. Hà Văn Đức (chủ trì), (2005), Truyện ngắn Thạch Lam - nhìn từ góc độ thể loại - Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường ĐHKHXH&NV.

12. Hà Văn Đức (2006), “Ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Thạch Lam”, in trong Những vấn đề mới trong nghiên cứu và giảng dạy văn

học (tập sách kỉ niệm 50 năm thành lập Khoa Văn học), NXB ĐHQGHN, HN.

13. Evazvarova (1999), Tìm hiểu truyện ngắn Thạch Lam (1910-1942),- Luận văn thạc sỹ khoa học Ngữ văn, chuyên ngành VHVN, Trường ĐHKHXH &NV.

14. M. Goorki (1970), Bàn về văn học- tập 2, NXB Văn học Hà Nội.

15. M.Goorki với văn nghệ dân gian (H.1983), Nhà xuất bản Văn học.

16. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (1998), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục..

17. Nhiều tác giả (2007), Thạch Lam về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục.

18. Nhiều tác giả (1998), Nam Cao về Tác gia và Tác phẩm, NXB Giáo dục.

19. Nhiều tác giả (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục Hà Nội.

20. Nhiều tác giả (1971), “Giao điểm, số 1 – Sài Gòn.

21. Lê Bá Hán (chủ biên) – Lê Quang Hưng – Chu Văn Sơn (1998), Tinh hoa thơ mới, thẩm bình và suy ngẫm, NXB Giáo dục.

22. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục.

23. Đặng Thúy Hằng (2006), Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình VN 30-45, Luận văn Thạc sĩ KHNV, Trường ĐHKHXH.

24. Bùi Hiển (1999), Hồi ký và tiểu luận văn học, NXB Hội nhà văn.

25. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

26. Đào Duy Hiệp (2007), Phê bình văn học, từ lý thuyết hiện đại, NXB Giáo dục.

27. Nguyễn Thái Hoà (H.2003), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục.

28. Khái Hưng (1937), “Một quan niệm văn chương” (tựa gió đầu mùa),

Ngày nay (số 89, 12-12).

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 28/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí