3.3. Khảo nghiệm việc thực hiện các biện pháp trên ở một số trường mầm
non tp Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 87
3.3.1. Mục đích của khảo nghiệm 87
3.3.2. Nội dung và cách thức khảo nghiệm 88
3.3.3. Kết quả khảo nghiệm 88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC 100
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Giáo dục và đào tạo | |
GDMN | Giáo dục mầm non |
MN | MN |
CLGD | Chất lượng giáo dục |
KĐCLGD | Kiểm định chất lượng giáo dục |
TĐG | Tự đánh giá |
UBND | Uỷ ban nhân dân |
CBQL, GV | Cán bộ quản lý, giáo viên |
CBGV | Cán bộ giáo viên |
CBGV, NV | Cán bộ giáo viên, nhân viên |
GV, NV | Giáo viên, nhân viên |
CBQL | Cán bộ quản lý |
TP | Thành phố |
SWOT | Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) |
CMHS | Cha mẹ học sinh |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ở một số trường mầm non thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên - 1
- Nghiên Cứu Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Tđg Và Quản Lý Hoạt Động Tđg Theo Tiêu Chuẩn Kđclgd Trường Mn.
- Khái Niệm Đánh Giá Trong Giáo Dục, Tự Đánh Giá Trường Mầm Non
- Trách Nhiệm Thực Hiện Công Tác Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Trường Mầm Non
Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả tự đánh giá của các trường mầm non trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 38
Bảng 2.2: Bảng tổng thực trạng nhận thức của chuyên viên, cán bộ quản lý các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên về hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định
chất lượng trường mầm non 41
Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả khảo sát nhận thức của giáo viên, nhân viên về mục đích của hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trường
mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 43
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp ý kiến nhận xét các hình thức đánh giá chất lượng hoạt động tự đánh giá của giáo viên, nhân viên trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 44
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp nhận thức của giáo viên, nhân viên về ý nghĩacủa hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 45
Bảng 2.6: Tổng hợp thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động tự đánh giá tại
các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 46
Bảng 2.7: Tổng hợp kết quả tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục của 06 trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên tính tới thời điểm tháng 2/2019 50
Bảng 2.8: Thực trạng áp dụng phương pháp tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường mầm non tại TP Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên 54
Bảng 2.9: Tổng hợp kết quả đánh giá tác động của hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường mầm non TP Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 55
Bảng 2.10: Thực trạng nhận thức về mục tiêu quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng tại
thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 58
Bảng 2.11: Thực trạng nhận thức về quản lý thực hiện hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo
dục ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 58
Bảng 2.12: Thực trạng công tác quản lý tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 60
Bảng 2.13: Thực trạng quản lý việc thành lập Hội đồng TĐG tại các trường
MN thành phố Thái Nguyên 63
Bảng 2.14: Thực trạng Quản lý việc lập kế hoạch TĐG tại các trường MN thành phố Thái Nguyên 63
Bảng 2.15: Thực trạng Quản lý việc thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng tại các trường MN thành phố Thái Nguyên 64
Bảng 2.16: Thực trạng Quản lý việc đánh giá các mức đạt được theo từng
tiêu chí tại các trường MN thành phố Thái Nguyên 64
Bảng 2.17: Thực trạng Quản lý việc viết báo cáo TĐG tại các trường MN thành phố Thái Nguyên 65
Bảng 2.18: Thực trạng Quản lý việc công bố báo cáo TĐG tại các trường
MN thành phố Thái Nguyên 65
Bảng 2.19: Thực trạng Quản lý việc triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo TĐG tại các trường MN thành phố Thái Nguyên 66
vi
Bảng 2.20: Thực trạng áp dụng các phương pháp quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 67
Bảng 2.21: Thực trạng yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường mầm non ở thành
phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 68
Bảng 3.1: Tổng hợp tự đánh giá của các trường MN trên địa bàn TPTN
sau khi áp dụng các biện pháp nâng cao hoạt động quản lý 89
Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD 90
vii
Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD 92
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Kết quả tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục của 06 trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên tính
tới thời điểm tháng 2/2019 53
Biểu đồ 3.1: Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động TĐG tại một số trường MN trên địa bàn TP Thái Nguyên 91
Biểu đồ 3.2: Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tự đánh giá tại một số trường mầm non trên địa
bàn thành phố Thái Nguyên 94
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển nhờ sớm được đầu tư cho GD&ĐT và Việt Nam cũng vậy. Trong hệ thống giáo dục của Việt Nam không thể không nói đến Giáo dục mầm non (GDMN) bởi đây là bậc học quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân là bậc học chuẩn bị tiền đề quan trọng cho trẻ vào tiểu học.
Chất lượng giáo dục (CLGD) nói chung và CLGD mầm non (MN) nói riêng là một vấn đề luôn được xã hội quan tâm vì tầm quan trọng hàng đầu của nó đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Mọi hoạt động giáo dục được thực hiện đều hướng tới mục đích góp phần đảm bảo, nâng cao CLGD; phấn đấu để trở thành một nền giáo dục chất lượng cao. Mặc dù vậy, do tính chất phức tạp, đa dạng, nhiều chiều của vấn đề, hiểu đầy đủ về CLGD cũng như xác định quy trình, phương pháp, kĩ thuật đánh giá CLGD một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội, của giáo dục trong một hoàn cảnh cụ thể không phải là điều đơn giản. Hơn 10 năm qua, thực tế giáo dục ở nước ta đã chứng minh rằng đảm bảo chất lượng là mô hình thích hợp để quản lý CLGD. Trong đó, kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) là một trong những hoạt động đảm bảo CLGD.
Quy trình KĐCLGD bao gồm hai bước đó là tự đánh giá (TĐG) và đánh giá ngoài. TĐG là một khâu quan trọng trong hoạt động kiểm định chất lượng của các nhà trường, đây là bước chuẩn bị để đánh giá ngoài. Đối với trường MN, TĐG là quá trình trường MN trường dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá do Bộ GD&ĐT ban hành, tự xem xét, đánh giá thực trạng chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; cơ sở vật chất, các vấn đề liên quan khác của nhà trường để điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đặt tiêu chuẩn đánh giá trường MN.
Trong những năm qua thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên và UBND TP Thái Nguyên, phòng GD&ĐTTP Thái Nguyên đã tiến hành triển khai hoạt động KĐCLGD và tiến hành quản lý công tác này trong đó có hoạt động TĐG 60/60 trường MN trên địa bàn theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày
22/8/2018 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về KĐCLGD và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường MN thay thế cho thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá CLGD, quy trình, chu kỳ KĐCLGD trường MN.
Thực hiện công tác TĐG và quản lý TĐG ở một số trường MN TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua đã đạt được nhiều thuận lợi khó khăn như sau: Thuận lợi: Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành Quy định về kiểm định CLGD và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường MN và Công văn số 5942/BGDĐT-QLCL ngày 28/12/2018 về việc hướng dẫn TĐG và đánh ngoài trường MN. Sở GD&ĐT và phòng GD&ĐT TP Thái Nguyên luôn quan tâm đến việc thực hiện KĐCLGD của các CSGD, đã tổ chức tập huấn và cung cấp tài liệu về công tác TĐG, đánh giá ngoài trường MN theo văn bản mới. Trong quá trình thực hiện và quản lý công tác KĐCLGD nói chung và công tác TĐG nói riêng, các nhà trường nhận được sự quan tâm của Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT, chính quyền địa phương và các phụ huynh. CBGV trong nhà trường luôn nhiệt tình và trách
nhiệm khi tham gia công tác KĐCLGD.
Khó khăn: Mặc dù đã có sự quan tâm đầu tư của các cấp các ngành song cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mới chỉ đáp ứng được theo yêu cầu tối thiểu của giáo dục hiện nay. Quy hoạch, đầu tư xây dựng trường lớp chưa được đồng bộ, nhiều trường thiếu phòng chức năng, diện tích đất chật hẹp không có không gian cho trẻ hoạt động, đây là một trong những khó khăn lớn nhất của các trường MN trên địa bàn thành phố phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia. Quản lý KĐCLGD trong đó có hoạt động TĐG ở một số trường kết quả chưa cao. Một số CBQL nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của công tác KĐCLGD kỹ năng quản lý công tác KĐCLGD còn hạn chế. Bước đầu các nhà trường thực hiện công tác TĐG theo Thông tư 19/2018/TT- BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy định về KĐCLGD và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường MN nhiều trường còn nhiều bỡ ngỡ, gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, quản lý hoạt động TĐG theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ở một