Yếu tố trữ tình trong văn xuôi Thạch Lam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

..................................................................


LƯƠNG VĂN DƯƠNG


YẾU TỐ TRỮ TÌNH

TRONG VĂN XUÔI THẠCH LAM


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Yếu tố trữ tình trong văn xuôi Thạch Lam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

..................................................................


LƯƠNG VĂN DƯƠNG


YẾU TỐ TRỮ TÌNH

TRONG VĂN XUÔI THẠCH LAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21


Người hướng dẫn khoa học: PGS - TS: LÝ HOÀI THU

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1. Lí do chọn đề tài 3

2. Lịch sử vấn đề 4

3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu. 9

4. Phương pháp nghiên cứu: 10

5. Những đóng góp của luận văn 11

6. Cấu trúc của Luận văn 11

CHƯƠNG 1: VĂN XUÔI THẠCH LAM VÀ SỰ GIAO THOA GIỮATRỮ TÌNH VÀ TỰ SỰ 12

1.1. Hành trình sáng tác của nhà văn Thạch Lam12

1.2. Sự thâm nhập giữa trữ tình và tự sự trong văn xuôi Thạch Lam... 17

1.2.1. Yếu tố trữ tình17

1.2.2. Yếu tố tự sự 19

1.2.3. Sự giao thoa giữa yếu tố trữ tình và tự sự 21

CHƯƠNG 2: YẾU TỐ TRỮ TÌNH NHÌN TỪ HỆ THỐNG CỐT TRUYỆN, KẾT CẤU VÀ NHÂN VẬT 39

2.1. Cốt truyện-tình huống khơi gợi cảm xúc. 39

2.1.1. Khái niệm cốt truyện 39

2.1.2. Kiểu cốt truyện - tình huống khơi gợi cảm xúc trong văn xuôi Thạch Lam40

2. 2. Kết cấu 52

2.2.1. Khái niệm kết cấu 52

2.2.2. Kết cấu tâm lý – mô hình tiêu biểu của văn xuôi Thạch Lam 52

2.3. Nhân vật. 57

2.3.1. Khái niệm nhân vật 57

2.3.2. Gợi tả ngoại hình nhân vật 58

2.3.3. Nhân vật của Thạch Lam thiên về đời sống nội tâm 62

2.3.4. Nhân vật của Thạch Lam giàu niềm vui sống, luôn hướng về cái tốt đẹp 69

CHƯƠNG 3: YẾU TỐ TRỮ TÌNH NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN. 72

3.1. Không gian nghệ thuật trong văn xuôi Thạch Lam 72

3.1.1. Khái lược không gian nghệ thuật 72

3.1.2. Không gian nghệ thuật trong văn xuôi Thạch Lam 76

3.1.2.1. Không gian thiên nhiên 76

3.1.2.2. Không gian xã hội 87

3.2. Thời gian nghệ thuật trong văn xuôi Thạch Lam 93

3.2.1. Khái lược thời gian nghệ thuật 93

3.2.2. Thời gian nghệ thuật trong văn xuôi Thạch Lam 93

3.2.2.1. Thời gian hiện tại 95

3.2.2.2. Thời gian quá khứ 97

3.3. Ngôn ngữ, giọng điệu trong Văn xuôi Thạch Lam 100

3.3.1. Ngôn ngữ 100

3.3.2. Giọng điệu 106

KẾT LUẬN 114

TÀI LIỆU THAM KHẢO 117

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài.

Thạch Lam (1910 – 1942), là một trong những cây bút xuất sắc của nhóm Tự lực văn đoàn và của văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Những tác phẩm của ông để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc. Vị trí của Thạch Lam khó ai thay thế được, bởi thế giới nghệ thuật đặc sắc và phong cách riêng không giống ai. Đó là lối viết tinh tế, nhẹ nhàng, truyền cảm, một văn phong trong sáng, đầy “hương thơm và nỗi u hoài” [20].

Một phần quan trọng làm nên sức hấp dẫn của Thạch Lam là hiện tượng giao thoa, sự thâm nhập của yếu tố trữ tình - chất thơ vào trong các tác phẩm văn xuôi. Dù truyện ngắn hay thể loại tuỳ bút, tiểu thuyết thì những trang văn của Thạch Lam luôn bàng bạc yếu tố trữ tình không thể lẫn với các tác giả khác. Cốt truyện đơn giản, chủ yếu khai thai thác những biến cố, tình huống khơi gợi cảm xúc, những trạng thái tâm lý của con người; kết cấu tác phẩm dựa theo quá trình vận động bên trong tâm lý, những diễn biến tâm trạng nhân vật được miêu tả ở chiều sâu thế giới nội tâm, những rung động tâm hồn, những cảm giác mong manh tinh tế trước ngoại cảnh; không gian đậm chất thơ, không gian nhuốm tâm trạng, khơi gợi cảm xúc; thời gian hiện tại và quá khứ đan cài, hiện tại với những niềm vui nho nhỏ, quá khứ chứa đựng nhiều kỉ niệm, hoài vọng và sự luyến tiếc; giọng điệu nhỏ nhẹ, tâm tình thấm thía, giọng đồng cảm sẻ chia yêu thương, giọng băn khoăn day dứt; ngôn ngữ dư ba, mong manh mơ hồ... Có thể nói: “Văn chương Thạch Lam quả là một sợi tơ dai bền giăng qua mọi biến động, thời cuộc và cả những thay đổi của thị hiếu văn chương để nối tiếp với hiện tại” [39; 451].

Trong văn học nhà trường, Thạch Lam và tác phẩm của ông được đưa

vào chương trình giảng dạy đã góp phần bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ và được học sinh yêu thích. Là người vừa say mê Thạch Lam, vừa làm công tác giảng dạy môn Ngữ văn bậc trung học, chúng tôi đã chọn đề tài: “Yếu tố trữ tình trong văn xuôi Thạch Lamđể nghiên cứu.

2. Lịch sử vấn đề

Trong giai đoạn Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, sự xuất hiện của Thạch Lam đã mở ra một bước tiến mới cho văn xuôi nghệ thuật nói chung và địa hạt truyện ngắn nói riêng. Hơn nửa thế kỉ trôi qua kể từ ngày văn phẩm đầu tay của Thạch Lam chào đời, đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về thân thế, sự nghiệp, tác gia và tác phẩm của nhà văn. Một cách tổng quát, có thể thấy các tài liệu nghiên cứu về Thạch Lam xoay quanh hai nội dung lớn.

2.1. Những bài báo, công trình nghiên cứu về Thạch Lam nói chung:

Trước hết là những tài liệu nghiên cứu về thành tựu của Văn học Việt Nam thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong những tài liệu này, các chuyên gia nghiên cứu về Văn học Việt Nam hiện đại đã đưa ra những nhận định về giá trị văn chương Thạch Lam và khẳng định đóng góp của ông vào thành tựu chung của công cuộc hiện đại hóa Văn học nước nhà. Nhằm mục đích làm rõ những đánh giá khái quát về thời kì Văn học, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại năm 1942 đã khảo sát Thạch Lam với tư cách một nhà văn cùng thế hệ, đó là lần đầu tiên sự nghiệp văn chương của Thạch Lam được đánh giá một cách tổng thể nhất. Tuy nhiên, nhiều nhận xét của ông đưa ra không còn phù hợp với quan điểm của đánh giá hiện nay về Thạch Lam.

Tiếp theo là các công trình nghiên cứu khác như Thạch Lam của Nguyễn Tuân, Thạch Lam của Phạm Thế Lữ, Văn học lãng mạn Việt Nam (1932-1945) của Phan Cự Đệ, Thạch Lam trong Tự lực Văn Đoàn của

Phong Lê, Một khuynh hướng truyện ngắn của Nguyễn Hoành Khung,

Thạch Lam (1910-1942) của Hà Văn Đức ...

2.2. Những bài viết nghiên cứu về chất thơ trong văn xuôi Thạch Lam. Ngay từ lúc tập truyện ngắn đầu tay Gió đầu mùa (Nxb Đời nay, Hà

Nội, 1937) vừa mới xuất hiện, một số tác giả đã nhận thấy phạm vi hiện thực được phản ánh trong truyện ngắn Thạch Lam là đời sống bên trong của con người. Viết lời tựa cho Gió đầu mùa, Khái Hưng nhận xét: “Đọc nhiều đoạn văn của Thạch Lam, tôi rùng rợn cả tâm hồn vì sự thành thực”. Như vậy, cây bút chủ chốt của Tự Lực văn đoàn đã nhận ra Thạch Lam là nhà văn thiên về cảm xúc, cảm giác.

Tiếp nối sự phát hiện đột khởi của Khái Hưng, Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại cũng nhấn mạnh Thạch Lam: “có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp, những tình cảm, cảm giác con con nảy nở và biểu lộ ở đủ các hạng người, mà ông tả một cách thật tinh vi”. Chính vì thế, trong những dòng đầu tiên giới thiệu về Thạch Lam, nhà phê bình nhận xét: “trong các truyện ngắn, truyện dài của ông (tức Thạch Lam), tình cảm đều có vị trí đặc biệt”. Ý kiến của Vũ Ngọc Phan đã nhận được sự đồng tình của nhiều nhà nghiên cứu về Thạch Lam. Trong bài Tính cách tạo tác của Thạch Lam, Thế Lữ khẳng định: “Bao nhiêu băn khoăn về nghệ thuật, bao nhiêu tư tưởng cũng như tình cảm rung động, lúc nào cũng chứa chất dồi dào trong tâm trí: cái kho tàng cuộc sống bên trong ấy rất sẵn châu báu mà chỉ cầm đến bút, Thạch Lam đã thấy dàn xếp theo hình thể của lời”. Như vậy, Thế Lữ đã nhận thấy sự hoá thân sâu sắc và yếu tố cảm xúc trong sáng tác của Thạch Lam.

Nguyễn Tuân cũng cho rằng một số sáng tác của Thạch Lam là mẫu mực. Ông nhận xét cách lí giải về hiện thực của Thạch Lam như sau: “Thạch Lam hay đi vào những cảnh ngộ nghịch trái, mà đồng thời cũng đi

sâu vào những tâm trạng, tâm tình, cảm xúc, cảm giác”. Đây là lí do quan trọng khiến cho độc giả “ngày nay đọc lại Thạch Lam vẫn thấy đầy đủ cái dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học” .

Năm 1989, nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung giới thiệu về Thạch Lam trong Văn xuôi lãng mạn 1930-1945. Đáng lưu ý là nhận xét về Thạch Lam có sở trường diễn tả thế giới nội tâm, “đi vào thế giới bên trong với những cảm xúc cảm giác. Ông đặc biệt tinh tế khi diễn tả những rung động bên trong, những cảm giác mong manh thoáng qua, những biến thái tế nhị của tâm hồn trước ngoại cảnh. Nhân kỉ niệm 50 năm ngày mất Thạch Lam, Hội thảo khoa học về Thạch Lam đã quy tụ được nhiều bài nghiên cứu có sự khám phá cả chiều rộng lẫn chiều sâu những đóng góp của ông trên nhiều phương diện trước yêu cầu đổi mới của văn học. Vương Trí Nhàn khẳng định: “Hướng đi vào Tâm lý của Thạch Lam là một hướng đi rất hiện đại”. Bàn về Giải pháp điều hoà Xã hội trong văn Thạch Lam, tác giả Lại Nguyên Ân thừa nhận: “Thạch Lam là nhà văn có đóng góp đáng kể vào sự Phát triển của xu hướng Tâm lý trong văn xuôi nghệ thuật tiếng Việt cả bằng thực tế sáng tác lẫn bằng các phát biểu có tính chất định hướng lý thuyết. Đề tài Thạch Lam - nhà văn tâm lý cần được nghiên cứu riêng”. Nhà nghiên cứu Bích Thu bổ sung thêm nhận xét về việc phản ánh thế giới nội tâm của con người trong truyện ngắn Thạch Lam: “Dễ nhận thấy nhân vật của Thạch Lam ít được nhấn mạnh về điệu bộ, cử chỉ, dáng vẻ bên ngoài mà là những nhân vật “hướng nội”, có đời sống bên trong, ẩn chứa những bí mật của “cõi người” mà nhà văn đặt mục đích khám phá và phát hiện”. Đây chính là nét độc đáo trong sáng tác của Thạch Lam.

Trong bài Thi pháp truyện ngắn Thạch Lam, Phạm Phú Phong cũng nhận thấy “tâm hồn Thạch Lam là đối tượng cho nhà văn khám phá miêu tả”. Cùng chung suy nghĩ đó, Trần Ngọc Dung khẳng định nét khác biệt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/09/2023