Yếu tố trữ tình trong văn xuôi Thạch Lam - 2

trong truyện ngắn Thạch Lam chính là ở chỗ “hé mở cho ta thấy cuộc sống ẩn kín bên trong của con người dường như chỉ biết cúi đầu trước số kiếp”. Phan Diễm Phương cũng cho rằng “chú trọng vào đời sống tâm linh, xem cái đời sống cần là đời sống bên trong, đời sống tâm hồn, từ đó lấy việc diễn tả đúng và thấu đáo cái tâm lý uyển chuyển của con người làm công việc hàng đầu - điều này nếu chưa đến mức được xem là đặc trưng tất yếu thì cũng đã trở thành đặc trưng chất lượng của truyện, theo như quan niệm của Thạch Lam” .

Liên quan đến vấn đề yếu tố trữ tình, nhiều tác giả đã nói đến cốt truyện và kết cấu, giọng điệu, ngôn ngữ trần thuật trong sáng tác Thạch Lam.

Phần lớn ý kiến của các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh cốt truyện của Thạch Lam rất đơn giản, hầu như không có chuyện gì đáng kể. Đúng như nhận xét của nhà văn Nguyễn Tuân: “truyện ngắn của Thạch Lam hay đi sâu vào “những tâm trạng, tâm tình, cảm xúc, cảm giác. Cốt truyện của ông thường ít hành động và kịch tính mà giàu những “chi tiết”, những “sự kiện” của tâm trạng, của lòng người”.

Trần Ngọc Dung thì cho cho rằng: “nhiều truyện ngắn của Thạch Lam là loại truyện ngắn không có truyện”. Bích Thu cũng khẳng định cốt truyện của Thạch Lam “thường ít hành động và kịch tính mà giàu những chi tiết, những “sự kiện” của tâm trạng, của lòng người. Cũng như vậy, kết cấu truyện ngắn Thạch Lam được tuân thủ theo lối kết cấu tâm lý như lời nhận xét của Nguyễn Hoành Khung: “Ông đặc biệt tinh tế khi diễn tả, phân tích những rung động bên trong, những cảm giác mong manh thoáng qua, những biến thái tinh vi của tâm hồn trước ngoại cảnh”. Tuy vậy, vẫn cần có một cái nhìn đầy đủ về cốt truyện và kết cấu truyện ngắn Thạch Lam trong tư cách là một thủ pháp quan trọng của phản ánh nghệ thuật.

Nhận xét về giọng điệu của truyện ngắn Thạch Lam, các nhà nghiên

cứu đều khẳng định giọng điệu chủ đạo trong truyện ngắn Thạch Lam là giọng trữ tình sâu lắng. Trong bài Phong cách truyện ngắn Thạch Lam, Trần Ngọc Dung viết: “mỗi truyện ngắn của Thạch Lam có cấu tứ và giọng điệu như một bài thơ trữ tình”. Nhất trí với nhận xét đó, Lê Dục Tú cho rằng “lối văn nhẹ nhàng đậm chất trữ tình man mác, giàu cảm xúc và nhạc điệulà yếu tố quan trọng làm nên dấu ấn đặc biệt trong văn phẩm Thạch Lam.

Đánh giá về Ngôn ngữ truyện ngắn Thạch Lam, tác giả Hà Văn Đức trong bài Ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Thạch Lam cho rằng: chất thơ trong tác phẩm Thạch Lam được thể hiện ở ngôn ngữ, giọng văn thủ thỉ nhẹ nhàng “Bằng giọng văn nhẹ nhàng, thủ thỉ, Thạch Lam đã đánh thức miền ký ức của mỗi người, đánh thức những xúc cảm thầm kín nhất, sâu xa nhất về những kỷ niệm yêu dấu đã qua trong tâm hồn mỗi người”. Có một điều khiến cho Thạch Lam khác với các nhà văn khác là ông để cho nhân vật của mình thức tỉnh một cách rất hồn nhiên. Hầu như chẳng phải chịu một thứ luân lý cao siêu nào, cũng như không hề thông qua một cuộc đấu tranh tư tưởng nào. Truyện ngắn Thạch Lam giàu chất thơ, vì vậy chỉ thủ thỉ nhẹ nhàng mà không gân guốc, triết lý xa xôi. Lê Thị Dục Tú cũng nhấn mạnh nhiều đoạn văn của Thạch Lam “cho đến hôm nay vẫn có thể coi là những đoạn văn mẫu mực cả về cú pháp lẫn hình ảnh”. Tác giả đã dẫn ra rất nhiều câu văn, đoạn văn “hoàn hảo” trong truyện ngắn của Thạch Lam. Lê Thị Đức Hạnh cũng nhất trí với ý kiến đó khi nhận ra sự “giản dị, tinh tế, nhẹ nhàng, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, nhiều khi đậm chất thơ” của ngôn ngữ trong truyện ngắn Thạch Lam. Năm 2006, trong luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam, Nguyễn Thị Mai Hương đã dành một phần nghiên cứu về lời văn trần thuật và ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn Thạch Lam.

Như vậy, chất thơ và yếu tố trữ tình trong văn xuôi Thạch Lam ít

nhiều đã được các nhà nghiên cứu, các thế hệ độc giả đề cập tới nhưng chưa có một chuyên luận, một công trình nào tập trung khảo sát, phân tích một cách hệ thống toàn diện, mặc dù đây chính là hạt nhân cốt lõi làm nên một dấu ấn Thạch Lam .

Việc vận dụng lí thuyết loại hình để soi sáng văn xuôi Thạch Lam vẫn còn nhiều khoảng trống cần được tiếp tục khai thác. Xuất phát từ thực tiễn đó, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu Yếu tố trữ tình trong văn xuôi Thạch Lam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu.

3.1. Đối tượng:

Yếu tố trữ tình trong văn xuôi Thạch Lam - 2

Luận văn chúng tôi quan tâm tới đối tượng nghiên cứu là những sắc thái, biểu hiện của yếu tố trữ tình trong các tác phẩm văn xuôi Thạch Lam

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi tiến hành khảo sát 23 truyện ngắn được in trong cuốn Thạch Lam tuyển tập – NXB văn học, 2004; tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường; tiểu thuyết Ngày mới để làm nổi bật được chất thơ, yếu tố trữ tình trong văn xuôi của ông.

3.3. Nhiệm vụ, mục đích nghiên cứu:

Nhiệm vụ của luận văn là lý giải trên cơ sở khoa học những đặc sắc nghệ thuật trong văn phong Thạch Lam được kết tinh bởi sự đan cài một cách nghệ thuật yếu tố tự sự và trữ tình.

Từ việc tiếp cận tác phẩm của Thạch Lam và thông qua sự biểu thị của yếu tố trữ tình, chúng tôi muốn một lần nữa tái khẳng định tài năng và phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn. Từ hiện tượng Thạch Lam và những tác phẩm đã phân tích, chúng tôi muốn chỉ ra một phương diện nữa về lý luận: hiện tượng giao thoa về mặt thể loại, sự thâm nhập yếu tố trữ tình, tính thơ, chất thơ vào các tác phẩm văn xuôi mà Thạch Lam là một

hiện tượng tiêu biểu. Điều đó cho thấy: Thạch Lam là một nhà văn có hướng tìm tòi, đổi mới về thi pháp từ những thập niên đầu của thế kỉ XX.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các công trình nghiên trước kết hợp với những tìm hiểu riêng trong phạm vi một đề tài nghiên cứu, luận văn của chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:

Phương pháp loại hình (loại hình tự sự và loại hình trữ tình): Luận văn đề cập đến yếu tố trữ tình trong văn xuôi Thạch Lam. Vì thế, việc vận dụng phương pháp loại hình là cần thiết, để tìm ra nét tương đồng và khác biệt giữa văn xuôi Thạch Lam với các tác giả khác cùng một giai đoạn.

Phương pháp hệ thống: luận văn dựa vào những lý thuyết hệ thống đã được nhiều nhà nghiên cứu vận dụng trong các công trình nghiên cứu về tác giả, về thể loại, phong cách, phân tích được những vấn đề cơ bản trong thế giới nghệ thuật của Thạch Lam.

Phương pháp phân tích tổng hợp: Đây là phương pháp quan trọng của luận văn. Trên cơ sở phân tích tổng hợp những giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn xuôi Thạch Lam, một lần nữa người viết sẽ chỉ ra được những nét đặc sắc, những biểu hiện của yếu tố trữ tình trong các tác phẩm của Thạch Lam. Từ đó góp thêm một tiếng nói khẳng định vị trí, tài năng và phong cách nghệ thuật đặc sắc của Thạch Lam trong sự nghiệp văn học nước nhà.

Phương pháp so sánh, đối chiếu: Luận văn còn sử dụng phương pháp này để làm nổi bật sự khác biệt, độc đáo của yếu tố trữ tình trong văn xuôi Thach Lam với các tác giả khác cùng thời. So sánh sáng tác của Thạch Lam với sáng tác của các nhà văn hiện thực thời kì 1930 – 1945, với các sáng tác của các tác giả nhóm Tự lực văn đoàn.

Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Đây là phương pháp giúp người viết nhận diện được những đặc điểm nổi bật của thi pháp văn xuôi nói chung và thể loại nói riêng, từ đó xác định được tính đặc trưng của yếu tố trữ tình và tự sự.

5. Những đóng góp của luận văn:

5.1. Luận văn vừa kế thừa những nhận định, đánh giá của các nhà nghiên cứu đi trước vừa tìm tòi, lựa chọn, khám phá để từ đó làm rõ hiện tượng giao thoa về mặt thể loại trong văn xuôi Thạch Lam và những tìm tòi đổi mới thi pháp của tác giả.

5.2. Kết quả của Luận văn ít nhiều góp phần gợi mở hướng tiếp cận tác phẩm văn xuôi của Thạch Lam nói riêng, tác phẩm văn xuôi của một số tác giả Việt Nam nói chung trên phương diện lý thuyết loại hình và đặc trưng thi pháp. Giải quyết những vấn đề đặt ra, luận văn đem lại cho độc giả không chỉ yêu mến nhà văn Thạch Lam mà còn có một cái nhìn đầy đủ hơn, toàn diện hơn về tác giả. Đồng thời luận văn có thể làm tài liệu cho giáo viên, học sinh khi nghiên cứu về tác phẩm, tác giả Thạch Lam.

6. Cấu trúc của Luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn chúng tôi gồm có 3 chương với các nội dung như sau:

Chương 1: Văn xuôi Thạch Lam và sự giao thoa giữa trữ tình và tự sự. Chương 2: Yếu tố trữ tình nhìn từ hệ thống cốt truyện, kết cấu và nhân vật Chương 3: Yếu tố trữ tình nhìn từ phương thức biểu hiện.

Và cuối cùng là mục Tài liệu tham khảo.

CHƯƠNG 1:‌

VĂN XUÔI THẠCH LAM VÀ SỰ GIAO THOAGIỮATRỮ TÌNH VÀ TỰ SỰ

1.1. Hành trình sáng tác của nhà văn Thạch Lam.

Thạch Lam, sinh ngày 7 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội, trong một gia đình công chức, gốc quan lại đã đến hồi sa sút. Cha Thạch Lam là Nguyễn Tường Nhu, sinh năm 1881, thông thạo chữ Hán và chữ Pháp, làm Thông Phán Tòa sứ nên thường được gọi là Thông Nhu hay Phán Nhu. Mẹ là bà Lê Thị Sâm, con gái cả ông Lê Quang Thuật (tục gọi Quản Thuật), người gốc Huế đã ba đời ra Bắc, làm quan võ ở Cẩm Giàng cùng thời với Huyện Giám (tức ông nội Thạch Lam). Cha mất sớm, mẹ Thạch Lam phải một mình mua bán tảo tần nuôi mẹ chồng và bảy người con.

Muốn sớm đỡ đần cho mẹ, Thạch Lam đã nhờ mẹ nói khéo với ông Lý trưởng cho đổi tên và khai tăng tuổi để học ban thành chung. Tiếp theo, ông thi đỗ vào Cao đẳng Canh Nông ở Hà Nội, nhưng chỉ học một thời gian, rồi vào trường Trung học Albert Sarraut để học thi Tú tài. Khi đã đỗ Tú tài phần thứ nhất, Thạch Lam thôi học để làm báo với hai anh. Buổi đầu, ông gia nhập Tự Lực văn đoàn do anh là Nguyễn Tường Tam sáng lập, rồi được phân công lo việc biên tập tuần báo Phong hóa và tờ Ngày nay của bút nhóm này. Đến tháng 2 năm 1935, thì ông được giao làm Chủ bút tờ Ngày nay. Dù trước đó có vài truyện ngắn được in báo nhưng sự nghiệp

văn hoc

của Thac̣ h Lam chủ yếu bắt đầu từ năm 1935 và ông thực sự được

khẳng điṇ h vào năm 1937, khi tâp

truyên

ngắn Gió đầu mùa ra mắt đôc

giả.

̀ đây , Thạch Lam viết khá đều và thử bút trên nhiều thể loại : truyên

ngắn, tiểu thuyết, tùy bút, truyên

thiếu nhi , phê bình, tiểu luâṇ …Vào ngày

27 tháng 6 năm 1942, Thạch Lam mất tại nhà riêng ở Hà Nội vì căn bệnh lao phổi, năm ông 32 tuổi.

Không giống như nhiều tác giả văn chương khác với khối lượng tác

phẩm đồ sộ, số lượng tác phẩm của Thạch Lam có thể nói là khá ít. Hầu hết sáng tác của Thạch Lam được đăng báo trước khi in thành sách. Tuy nhiên, những tác phẩm ấy tiêu biểu cho một tâm hồn văn chương độc đáo, tinh tế và giàu xúc cảm.

Ba tâp

truyên

ngắn (hầu hết trước khi in thành sách đã in trên báo

Ngày nay của Tự lực văn đoàn : Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườ n

(1938), Sơi

tóc (1942).

Tập Gió đầu mùa (NXB Đời nay), bao gồm các truyện ngắn đăng trên báo Ngày nay từ 1936 đến 1937. Đó là các truyện Những ngày mới, Duyên số, Một đời người, Đứa con đầu lòng, Một cơn giận, Nhà mẹ Lê, Người lính cũ, Tiếng chim kêu, Một thoáng nhà thương, Cái chân què, Gió lạnh đầu mùa, Hai lần chết, Người bạn trẻ, Bà đầm, Truyện bốn người ... Ngay trong tác phẩm đầu tay của ông (Gió đầu mùa), người ta cũng đã nhận thấy ông đứng vào một phái riêng về lối viết. Trong những truyện ngắn của Gió đầu mùa, Thạch Lam đã làm cuốn hút say mê người đọc bởi lối miêu tả giàu cảm xúc. Những cảm giác con con, Thạch Lam tả rất khéo, rất tài tình, làm cho người đọc cũng dự vào một phần suy nghĩ. Người ta thấy rất nhiều đoạn mà cảm tình, cảm tưởng hay cảm giác có một địa vị rất quan trọng, nhiều khi nó là then chốt cho cả một truyện. Khái Hưng trong lời giới thiệu gió đầu mùa đã viết: “Trong văn mình, Thạch Lam rất chú ý tới những cảm giác. Tuy Thạch Lam không nói rõ, song ngày nay đọc lại có thể thấy việc ghi nhận cảm giác kiểu đó gắn liền với một loại ngụ ý khác: muốn vượt ra ngoài cái sáo mòn, thành kiến, mở rộng lòng ra để như là lần đầu được tiếp xúc với con người và sự việc; sùng bái cái tươi mới, cái tự nhiên, bao gồm cả cái run rẩy bé nhỏ nhất trước hiện thực; từ chối những tình tiết, những cốt truyện gay cấn, coi rằng cái đó không quan trọng, từ đó làm toát lên một cảm giác buồn bã về đời sống, dù vẫn luôn biết rằng chỉ có

đời sống mong manh này là đẹp, là bền chắc ...” [28].

Nhưng trong tập Gió đầu mùa, những cảnh nghèo, những cảnh đồng ruộng, ông còn tả bằng nét bút ngượng ngập, tỏ ra nhà văn chuyên tả tình còn chưa quen với lối tả cảnh. “Tuy là một tập truyện đầu tay mà Gió đầu mùa đã có được những truyện chua chát và cảm động như Một cơn giận, thiết tha và tức tưởi như Tiếng chim kêu, thê thảm và nhạo đời như Đói, nhẹ nhàng và có duyên như Cô áo lụa, bi thương và chán ngán như Người lính cũ, lầm lẫn và thảm thương như Hai lần chết, thì thật cũng xứng đáng với sự hoan nghênh của công chúng khi tập truyện mới ra đời” [17; 49].

Tập truyện ngắn Nắng trong vườn (NXB Đời nay, Hà Nội ) gồm các truyện ngắn đăng trên báo ngày nay từ năm 1937 đến 1938: Nắng trong vườn, Đứa con, Bông hoa rừng, Bóng người xưa, Bên kia sông, Cuốn sách bỏ quên, Một bức thư, Hai đứa trẻ, Buổi sớm, Cô hàng xén, Tiếng sáo, Tình xưa...

Trong tập truyện ngắn Nắng trong vườn, Thạch Lam cũng đã viết một lối văn giản dị và êm ái nhưng có nhiều truyện không được đậm đà, làm cho người đọc dễ chán. Theo nhận xét của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan: “ Sự thật thì ông cố ý làm cho đơn giản, đơn giản cả về văn lẫn cốt truyện, nên làm mất cả hứng thú. Người ta bảo Thạch Lam rất chú trọng vào sự thật, nên khi thấy cuộc sống của phần đông người Việt Nam giản dị và tầm thường, ông cũng chỉ xây dựng những truyện giản dị và tầm thường. Không thêm thắt và cũng không tô điểm”[17; 49].

Trái hẳn với tập Gió đầu mùa, trong tập Nắng trong vườn, tác giả tả tình rất ít, chỉ chuyên riêng về mặt tả cảnh, tác giả tả hết “nương chè bên sườn đồi”, lại đến “vườn sắn trên sườn đồi”, rồi lại đến đất, trời, mây, nước, gió thổi, chim kêu, có mấy cảnh đó, tác giả phô bày hết nên khiến người đọc cảm thấy nhàm và đơn điệu. Trong tập truyện này, Tiếng sáo được đánh giá hay hơn cả vì nó bao hàm một ý nghĩa sâu sắc: sự say mê yêu mến nghệ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/09/2023