Thẩm Quyền, Phạm Vi, Cơ Sở, Nội Dung Và Hình Thức Của Yêu Cầu Điều Tra Của Ksv Trong Giai Đoạn Điều Tra Vụ Án Hình Sự Về Chức Vụ

tra vụ án và CQĐT phải có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu điều tra của VKS (quy định tại khoản 1 Điều 167 BLTTHS và khoản 2 Điều 11 Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19/10/2018 của Viện KSND tối cao - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng).

- Trong một vụ án hình sự về chức vụ, KSV có thể ban hành một hoặc nhiều yêu cầu điều tra nếu trong quá trình điều tra, KSV thấy còn có những vấn đề cần điều tra mà ĐTV chưa thực hiện nhằm bảo đảm để ĐTV kịp thời thu thập đầy đủ các chứng cứ, tài liệu của vụ án. Do đó, yêu cầu điều tra của KSV mang tính chất pháp lý đặc thù so với các văn bản tố tụng hình sự khác.

Đây chính là điểm khác biệt giữa yêu cầu điều tra vụ án về chức vụ của KSV với bản kế hoạch điều tra vụ án của ĐTV bởi vì, bản kế hoạch điều tra vụ án về chức vụ do ĐTV xây dựng để báo cáo Lãnh đạo duyệt và tiến hành các hoạt động điều tra theo kế hoạch. Nội dung bản kế hoạch điều tra vụ án về chức vụ bao gồm: Căn cứ lập kế hoạch, mục đích, yêu cầu, nội dung điều tra, biện pháp tiến hành, dự kiến các tình huống xảy ra, báo cáo và đề xuất. Nó mang tính chất nội bộ của CQĐT không mang tính pháp lý bắt buộc và không được đưa vào hồ sơ vụ án.

- Vai trò, mục đích và ý nghĩa của YCĐT

Thông qua YCĐT, KSV thể hiện rò được quan điểm của mình trong việc thu thập, củng cố chứng cứ và hoàn thiện thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ, nhằm mục đích làm rò những vấn đề cần điều tra thu thập chứng cứ, hoàn thiện các thủ tục tố tụng, đảm bảo cho việc điều tra, truy tố các vụ án hình sự về chức vụ được khách quan, toàn diện, kịp thời, đúng pháp luật, tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động THQCT và kiểm sát hoạt động xét xử của KSV tại phiên tòa.

Yêu cầu điều tra của KSV trong giai đoạn điều tra vụ án về chức vụ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc điều tra vụ án nói riêng và cả quá trình xử lý vụ án nói chung, đó là:

+ Yêu cầu điều tra có tính định hướng cho công tác điều tra nói chung và xử lý vụ án, bị can nói riêng.

+ Yêu cầu điều tra giúp cho việc điều tra, xử lý vụ án được tiến hành một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ, nhanh chóng và kịp thời.

+ Yêu cầu điều tra còn có ý nghĩa khẳng định vị trí, vai trò của VKS; uy tín, năng lực, trình độ của KSV trong hoạt động THQCT ở giai đoạn điều tra VAHS.

Thực tế cho thấy, yêu cầu điều tra vụ án về chức vụ được KSV ban hành kịp thời, đúng thời điểm và có chất lượng sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với kết quả điều tra của CQĐT “ bảo đảm cho hoạt động điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ khách quan, toàn diện, đầy đủ” [9, tr.2] và đúng hướng. Đồng thời, giúp ĐTV khắc phục ngay những thiếu sót trong giai đoạn điều tra nhằm giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện và triệt để, góp phần hạn chế oan, sai hoặc phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Thông qua đó, uy tín của KSV, của VKS đối với ĐTV và CQĐT được nâng cao. Ngược lại, yêu cầu điều tra vụ án về chức vụ có nội dung chung chung, khó thực hiện hoặc không thể thực hiện được làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án, thậm chí còn làm chệch hướng điều tra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Tóm lại, yêu cầu điều tra vụ án về chức vụ là sản phẩm kết tinh từ kết quả của hoạt động nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh, đối chiếu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ và các văn bản pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án của KSV, qua đó giúp KSV nắm chắc diễn biến của vụ án và tìm ra những tài liệu, chứng cứ còn thiếu, còn mâu thuẫn hoặc những vấn đề cần phải điều tra, xác minh, làm rò mà ĐTV chưa thực hiện để đề ra các nội dung yêu cầu điều tra có tính sát thực, cụ thể và trực tiếp giải quyết được các vấn đề của vụ án, tránh việc đề ra YCĐT chung chung, hình thức.

1.1.2. Thẩm quyền, phạm vi, cơ sở, nội dung và hình thức của yêu cầu điều tra của KSV trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ

Yêu cầu điều tra của kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 3

- Thẩm quyền đề ra yêu cầu điều tra

Thẩm quyền đề ra yêu cầu điều tra các vụ án về chức vụ được trao cho VKS và người thực hiện trực tiếp là KSV được phân công THQCT và KSĐT vụ án. Đây là hoạt động tố tụng quan trọng trong việc gắn chặt chức năng công tố với điều tra theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020” và được cụ thể hóa tại khoản 7 Điều 14 Luật Tổ chức VKSND năm 2014; điểm e khoản 1 Điều 42 và khoản 6 Điều 165 BLTTHS năm 2015. Theo đó, khi được phân công THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, KSV có nhiệm vụ, quyền hạn “Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiến hành điều tra để làm rò tội phạm, người phạm tội”.

Khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC- BCA-BQP ngày 19/10/2018 của Viện KSND tối cao - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng quy định về phối hợp giữa CQĐT và VKS trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS cũng quy định rò: “Kiểm sát viên phải kịp thời trao đổi với Điều tra viên, Cán bộ điều tra được phân công điều tra vụ án về những vấn đề cần điều tra ngay từ khi nhận được quyết định khởi tố vụ án hình sự và trong quá trình điều tra, bảo đảm để Điều tra viên, Cán bộ điều tra kịp thời thu thập đầy đủ các chứng cứ, tài liệu của vụ án….; Kiểm sát viên phải đề ra yêu cầu điều tra bằng văn bản, nêu rò ràng, cụ thể những vấn đề cần điều tra, chứng cứ, tài liệu cần thu thập”.

Như vậy, việc “đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu CQĐT thực hiện” là một quyền năng quan trọng và cơ bản của KSV. Chỉ có KSV là chủ thể duy nhất khi được phân công nhiệm vụ THQCT và KSĐT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự mới có thẩm quyền đề ra yêu cầu điều tra.

- Phạm vi đề ra yêu cầu điều tra

Đề ra yêu cầu điều tra trong các vụ án về chức vụ là nội dung thuộc phạm vi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Phạm vi này được bắt đầu từ khi cơ quan (người) tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc bằng bản kết luận điều tra và quyết định của Cơ quan Điều tra về việc đề nghị Viện kiểm sát truy tố bị can trước Tòa án hoặc đình chỉ vụ án hình sự về chức vụ.

Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 Luật Tổ chức VKSND năm 2014 khi thực hiện chức năng THQCT, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: “Khi cần thiết đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện”; điểm e khoản 1 Điều 42 BLTTHS năm 2015 quy định: “Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn: e) Đề ra yêu cầu điều tra…”; khoản 1 Điều 47 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định số 111/QĐ-VKSTC ngày 17/4/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao quy định: “Trường hợp thấy có những vấn đề cần điều tra mà Điều tra viên chưa thực hiện thì Kiểm sát viên phải đề ra yêu cầu điều tra; Yêu cầu điều tra có thể được thực hiện nhiều lần, bằng lời nói trong trường hợp kiểm sát trực tiếp hoạt động điều tra hoặc bằng văn bản; Đối với vụ án thuộc trường hợp phạm tội quả tang, sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rò ràng thì không cần thiết phải đề ra yêu cầu điều tra bằng văn bản”.

Ngoài ra, trong Quyết định số 379/QĐ-VKSTC ngày 10/10/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao về ban hành hệ thống chỉ tiêu cơ bản đánh giá kết quả công tác nghiệp vụ trong ngành kiểm sát nhân dân hiện nay là Quyết định số 139/QĐ-VKSTC ngày 29/4/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao có

quy định về tỷ lệ ban hành bản YCĐT trên tổng số án thụ lý là ≥ 80% đối với VKS cấp huyện và ≥ 90% đối với VKS cấp tỉnh và VKSND tối cao.

Từ các quy định của pháp luật và quy định của ngành Kiểm sát cho thấy, không phải bất kỳ vụ án về chức vụ nào KSV cũng phải đề ra yêu cầu điều tra. Chỉ khi nào thấy “cần thiết” hoặc “thấy có những vấn đề cần điều tra mà Điều tra viên chưa thực hiện” thì KSV mới đề ra yêu cầu điều tra. Trong một vụ án về chức vụ, KSV có thể ban hành một hoặc nhiều yêu cầu điều tra và được thực hiện trong suốt quá trình điều tra. Khi KSV thấy còn có những vấn đề cần điều tra mà ĐTV chưa thực hiện nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, triệt để và đúng pháp luật. Đối với những vụ án phạm tội về chức vụ bị phát hiện và bắt quả tang, sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ và thủ tục tố tụng đã đầy đủ, rò ràng thì KSV không nhất thiết phải đề ra yêu cầu điều tra.

Vấn đề đặt ra đối với các vụ án về chức vụ là khi nào, trong trường hợp nào KSV phải “cần thiết” đề ra YCĐT nhất là đối với loại án tham nhũng đa số đều là án phức tạp có nhiều nội dung cần phải yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra, làm rò hoặc trường hợp nào KSV “thấy có những vấn đề cần điều tra mà Điều tra viên chưa thực hiện” thì phải ban hành YCĐT. Trong khi những nội dung này đối với ĐTV, CQĐT đương nhiên phải thực hiện mà không cần phụ thuộc vào YCĐT của KSV như yêu cầu ĐTV xác định căn cước, lý lịch bị can, lập danh chỉ bản của bị can v.v... Do chưa có khung tiêu chí chung về vấn đề này nên sẽ có nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau tùy thuộc vào khả năng nhận thức, đánh giá của từng KSV khi được phân công nhiệm vụ THQCT và KSĐT đối với từng vụ án hình sự về chức vụ.

- Cơ sở đề ra YCĐT

Để việc đề ra các nội dung YCĐT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ đảm bảo chính xác và có căn cứ thì KSV cần phải xác định được cơ sở đề ra yêu cầu điều tra, hay nói cách khác là “cần xác định đối

tượng chứng minh, tức là nhóm các sự kiện, tình tiết được làm sáng tỏ và khẳng định”. [26, tr.127]. Việc xác định đối tượng chứng minh có vai trò định hướng cho hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ, nếu xác định không đúng đối tượng chứng minh sẽ làm cho hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ bị lãng phí thời gian và nguồn lực, không tập trung làm rò được những vấn đề bản chất của vụ án hoặc bỏ sót các tình tiết, chứng cứ cần thiết cho việc chứng minh giải quyết vụ án.

Theo quy định tại Điều 85 BLTTHS năm 2015 và các quy định pháp luật khác có liên quan thì những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự về chức vụ bao gồm:

+ Chứng cứ để chứng minh “có hành vi phạm tội xảy ra hay không” là chứng cứ để xác định hành vi đã xảy ra có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thuộc cấu thành của một tội phạm cụ thể được quy định từ Điều 353 đến điều 366 Chương XXIII (các tội phạm về chức vụ) của BLHS hay thuộc các trường hợp không phải là hành vi phạm tội (quan hệ dân sự, kinh tế v.v…); chứng cứ chứng minh “thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội” là chứng cứ xác định nếu có hành vi phạm tội xảy ra thì xảy ra vào thời gian nào, ở đâu; phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm như thế nào v.v…

+ Chứng cứ để chứng minh “ai là người thực hiện hành vi phạm tội” là chứng cứ xác định một chủ thể cụ thể là người “có chức vụ, quyền hạn trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ; được giao một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiên công vụ, nhiệm vụ” đã thực hiện hành vi phạm tội đó; chứng cứ chứng minh “có lỗi hay không có lỗi” là chứng cứ xác định chủ thể có lỗi hoặc không có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội; nếu có lỗi thì là lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp hoặc lỗi vô ý do quá tự tin hay lỗi vô ý do cẩu thả theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 của BLHS; chứng cứ chứng minh “có năng lực trách nhiệm hình

sự hay không” là chứng cứ xác định khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự chưa; có mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình hay không; nếu có thì mắc bệnh đó vào thời gian nào, trong giai đoạn tố tụng nào; chứng cứ chứng minh “mục đích, động cơ phạm tội” là chứng cứ xác định chủ thể thực hiện hành vi phạm tội với mục đích, động cơ gì; mục đích, động cơ phạm tội là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hay là tình tiết định tội, tình tiết định khung hình phạt v.v…

+ Chứng cứ để chứng minh “tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo” là chứng cứ xác định bị can, bị cáo được áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nào quy định tại Điều 51của BLHS hoặc áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nào quy định tại Điều 52 của BLHS; chứng cứ chứng minh “đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo” là chứng cứ xác định lý lịch, tiền án, tiền sự của bị can, bị cáo.

+ Chứng cứ để chứng minh “tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra” là chứng cứ để đánh giá tính chất, mức độ thiệt hại, hậu quả về vật chất, phi vật chất do hành vi phạm tội về chức vụ gây ra.

+ Chứng cứ để chứng minh “nguyên nhân và điều kiện phạm tội” là chứng cứ xác định nguyên nhân chủ quan, khách quan, điều kiện cụ thể dẫn đến việc chủ thể thực hiện hành vi phạm tội;

+ Chứng cứ để chứng minh “những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt” là chứng cứ chứng minh những vấn đề được quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 59, 88 và các điều luật khác của BLHS.

+ Chứng cứ khác để chứng minh một hoặc nhiều vấn đề quy định tại Điều 85 của BLTTHS mà thiếu chứng cứ đó thì không có đủ căn cứ để giải

quyết vụ án hình sự về chức vụ, như: chứng cứ để chứng minh vị trí, vai trò của từng bị can, bị cáo trong trường hợp đồng phạm hoặc phạm tội có tổ chức; chứng cứ để xác định trách nhiệm dân sự của bị can, bị cáo và những vấn đề khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật v.v…

- Về hình thức

Ngoài các trường hợp KSV đề ra YCĐT bằng lời nói khi kiểm sát trực tiếp một số hoạt động điều tra theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19/10/2018, thì các hoạt động điều tra khác, KSV phải đề ra YCĐT bằng văn bản.

Khi ban hành YCĐT bằng văn bản, KSV phải thực hiện theo đúng mẫu văn bản tố tụng do Viện trưởng VKSND tối cao quy định (mẫu số 20 trong danh mục biểu mẫu tố tụng hình sự Ban hành kèm theo Quyết định số 07/QĐ- VKSTC ngày 02/01/2008, hiện nay là mẫu số 83 trong danh mục biểu mẫu tố tụng hình sự Ban hành kèm theo Quyết định số 15/QĐ-VKSTC ngày 09/01/2018 của Viện trưởng VKSND tối cao). Theo quy định này, văn bản yêu cầu điều tra gồm 02 phần chính: Căn cứ để ban hành bản YCĐT và những nội dung yêu cầu CQĐT cần tiến hành điều tra, xác minh làm rò.

Thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản phải đảm bảo thực hiện theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính; Quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính trong ngành KSND ban hành kèm theo Quyết định số 393/QĐ-VKSTC ngày 01/7/2016 của Viện trưởng VKSNDTC. Bản yêu cầu điều tra phải đảm bảo chính xác về mặt câu từ, văn phong, chính tả.

Việc ký văn bản YCĐT phải đúng thẩm quyền, trong vụ án về chức vụ có nhiều KSV tham gia giải quyết thì bản YCĐT phải do KSV thụ lý chính ký. Đối với những vụ án về chức vụ trọng điểm, phức tạp; vụ án dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, vụ án có bị can là người giữ chức vụ quyền hạn nhất

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/06/2022