VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------
DOÃN CAO SƠN
YÊU CẦU ĐIỀU TRA CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ CHỨC VỤ TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI
Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.04
Có thể bạn quan tâm!
- Yêu cầu điều tra của kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 2
- Thẩm Quyền, Phạm Vi, Cơ Sở, Nội Dung Và Hình Thức Của Yêu Cầu Điều Tra Của Ksv Trong Giai Đoạn Điều Tra Vụ Án Hình Sự Về Chức Vụ
- Mối Quan Hệ Giữa Yêu Cầu Điều Tra Với Kiểm Sát Điều Tra Của Kiểm Sát Viên Trong Giai Đoạn Điều Tra Vụ Án Hình Sự Về Chức Vụ
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐINH XUÂN NAM
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Công trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Đinh Xuân Nam.
Các tài liệu tham khảo, các số liệu sử dụng trong luận văn này là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rò ràng.
Đồng Nai, ngày tháng 3 năm 2021
Tác giả Luận văn
Doãn Cao Sơn
LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai” đã được hoàn thành thể hiện kết quả tổng hợp, cô đọng của hai năm học cao học tại Học viện Khoa học xã hội.
Tôi xin được trân trọng bày tỏ lòng biết ơn các thầy, cô là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đã tham gia giảng dạy lớp cao học khoá 2019 - 2021, đặc biệt xin cảm ơn TS. Đinh Xuân Nam – Trường Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình, nghiêm túc, trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo tôi hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này tôi xin được chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Hội đồng chấm luận văn; cảm ơn Học viện Khoa học xã hội đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tác giả
Doãn Cao Sơn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ YÊU CẦU ĐIỀU TRA CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ CHỨC VỤ 8
1.1. Những vấn đề lý luận về yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ 8
1.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ 24
Chương 2: THỰC TIỄN THI HÀNH QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ YÊU CẦU ĐIỀU TRA CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ CHỨC VỤ VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI TỈNH ĐỒNG NAI 30
2.1. Các kết quả đạt được về yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ tại tỉnh Đồng Nai 30
2.2. Thực trạng đề ra yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ tại tỉnh Đồng Nai 34
2.3. Thực trạng thực hiện yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ tại tỉnh Đồng Nai 57
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG YÊU CẦU ĐIỀU TRA CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ CHỨC VỤ 64
3.1. Tăng cường nhận thức, trách nhiệm về yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự về chức vụ 64
3.2. Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ 65
3.3. Tăng cường năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Kiểm sát viên, Điều tra viên 67
3.4. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành 69
3.5. Tăng cường quan hệ phối hợp giữa Kiểm sát viên và Điều tra viên, giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra 02 cấp tỉnh Đồng Nai 70
KẾT LUẬN 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) BLTTHS: Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
CQĐT: Cơ quan điều tra ĐTV: Điều tra viên
KSV: Kiểm sát viên KSĐT: Kiểm sát điều tra TAND: Tòa án nhân dân
THQCT: Thực hành quyền công tố VKS: Viện kiểm sát
VKSND: Viện kiểm sát nhân dân YCĐT: Yêu cầu điều tra
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra gắn Công tố với hoạt động điều tra là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta đã được khẳng định trong Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI, lần thứ XII và tiếp tục được khẳng định trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020”. Thể chế hóa quan điểm của của Đảng, Luật tổ chức VKSND năm 2014, BLTTHS năm 2015 đã quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự, trong đó có một trong những nội dung quan trọng thuộc quyền năng của VKS đó là quyền đề ra yêu cầu điều tra.
Quán triệt và thực hiện chủ trương của Đảng và các quy định của pháp luật, ngày 06/12/2013, Viện trưởng VKSND tối cao đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-VKSTC “Về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra gắn công tố với hoạt động điều tra đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm”. Triển khai và thực hiện nghiêm túc chủ trương lớn của Đảng, các quy định của pháp luật và Chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao, trong những năm vừa qua, ngành kiểm sát tỉnh Đồng Nai đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện quyền đề ra yêu cầu điều tra đối với các vụ án hình sự nói chung và các vụ án hình sự về chức vụ nói riêng. Qua báo cáo tổng kết hàng năm về công tác đấu tranh phòng chống tham những trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, do thực hiện tốt yêu cầu điều tra ngay từ khi khởi tố vụ án hình sự cho đến khi kết thúc điều tra, nên hầu hết các vụ án hình sự về chức vụ đã hạn chế được tình trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung, việc điều tra, truy tố, xét xử đều đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của các vụ án hình sự về chức vụ là tội phạm thường xảy ra đã lâu nên tài liệu, chứng cứ đã lưu trữ nên việc thu thập thường mất nhiều thời gian; hành vi phạm tội liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên ngành; đối tượng phạm tội là
người có chức vụ, quyền hạn, có quan hệ và có năng lực trình độ chuyên môn trong việc thực hiện tội phạm và che dấu tội phạm rất tinh vi, khai báo không thành khẩn; việc phát hiện thu giữ kịp thời tài liệu chứng cứ; việc kê biên, phong tỏa tài sản gặp nhiều khó khăn; tài liệu chứng cứ có nhiều bút lục. Chính vì vậy vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định như: KSV chưa bám sát hồ sơ ngay từ khi khởi tố vụ án hình sự và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra các vụ án hình sự về chức vụ, do đó không phát hiện được vi phạm tố tụng của CQĐT cũng như không phát hiện được những mâu thuẫn còn tồn tại giữa các tài liệu, chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội để đề ra yêu cầu CQĐT khắc phục kịp thời. Thậm chí có những vụ án KSV không đề ra yêu cầu điều tra mặc dù ĐTV có những vi phạm pháp luật cụ thể; một số YCĐT còn chung chung, không đề ra YCĐT cụ thể là ĐTV vi phạm gì theo quy định của BLTTHS hoặc trong vụ án về chức vụ cần phải điều tra làm rò những vấn đề gì, thậm chí có KSV đề ra những yêu cầu điều tra nhưng CQĐT không thể thực hiện được hoặc đề ra yêu cầu điều tra sơ sài, từ ngữ không chính xác ... dẫn đến còn một số vụ án hình sự về chức vụ sau khi kết thúc điều tra, CQĐT chuyển hồ sơ và bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố sang VKS, khi đó KSV mới phát hiện các vi phạm của CQĐT, hồ sơ còn thiếu chứng cứ hoặc các tài liệu chứng cứ còn có mâu thuẫn, không thể khắc phục được trong giai đoạn truy tố nên phải trả hồ sơ điều tra bổ sung, kéo dài thời hạn tố tụng không cần thiết...
Những tồn tại nêu trên có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân chủ yếu và căn bản là một số lãnh đạo, Kiểm sát viên VKSND hai cấp tỉnh Đồng Nai chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa về yêu cầu điều tra, chưa nghiên cứu kỹ hồ sơ để phát hiện các vi phạm tố tụng của CQĐT và các mâu thuẫn giữa các tài liệu, chứng cứ, chưa quan hệ tốt với CQĐT và ĐTV.... Chính vì vậy việc lựa chọn vấn đề “Yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên trong