Mối Quan Hệ Giữa Yêu Cầu Điều Tra Với Kiểm Sát Điều Tra Của Kiểm Sát Viên Trong Giai Đoạn Điều Tra Vụ Án Hình Sự Về Chức Vụ

định trong Cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và trường hợp xét thấy có thể phải thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can thì trước khi ký bản yêu cầu điều tra, KSV phải báo cáo xin ý kiến lãnh đạo đơn vị, Lãnh đạo Viện (khoản 1 Điều 47 Quy chế 111).

- Về nội dung của yêu cầu điều tra

Đối với mỗi loại tội phạm về chức vụ khác nhau như vụ án tham ô tài sản, vụ án nhận hối lộ... đòi hỏi nội dung YCĐT cũng khác nhau, phù hợp với cấu thành tội phạm, đặc trưng cụ thể của loại tội đó. Trong từng tội phạm chức vụ cụ thể, đối với mỗi vụ án khác nhau thì việc đề ra nội dung YCĐT cũng khác nhau, phù hợp với tính chất, diễn biến của từng vụ án. Hiện nay, không có khuôn mẫu chung về nội dung YCĐT đối với tất cả các loại tội phạm. Tuy nhiên, đối với vụ án hình sự về chức vụ nào thì cũng đòi hỏi phải làm rò tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội và những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự như đã nêu trên. Các nội dung YCĐT phải được diễn đạt mạch lạc, nêu rò ràng, cụ thể những vấn đề cần điều tra, chứng cứ, tài liệu cần thu thập; có phương pháp trình bày bảo đảm thứ tự vấn đề và lôgic về nội dung. Nội dung bản YCĐT phải toàn diện, đầy đủ, triệt để, giúp cho công tác điều tra đi đúng hướng, phục vụ tốt hoạt động truy tố, xét xử; tránh đề ra yêu cầu điều tra một cách chung chung, không sát với hồ sơ và tiến độ điều tra. Để thực hiện được nhiệm vụ này, KSV phải có kiến thức chuyên môn tốt, am hiểu một số quy định về lĩnh vực, ngành liên quan đến vụ án chức vụ đang giải quyết như vụ án liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng…; nắm chắc các dấu hiệu cấu thành, đặc trưng của từng tội phạm cụ thể; bám sát hoạt động điều tra của ĐTV; nắm chắc hồ sơ thông qua nghiên cứu đầy đủ toàn bộ tài liệu, chứng cứ đã được CQĐT thu thập, kịp thời phát hiện hành vi phạm tội, đối tượng phạm tội chưa được CQĐT xác minh, làm rò hoặc những tình tiết còn mâu thuẫn cần được làm sáng tỏ; những tình tiết mới phát sinh trong vụ án; những vấn đề về dân sự trong vụ án về chức vụ; về áp

dụng một số biện pháp điều tra đặc biệt theo quy định của BLTTHS; những vấn đề về hoàn thiện thủ tục TTHS; vấn đề về khám xét, thu giữ đồ vật tài sản, niêm phong tài sản, phong tỏa tài sản tham nhũng, vấn đề về tạm thời cấm xuất nhập cảnh, thu hồi tài sản tham nhũng… Trong đó cần lưu ý:

- Để xác định khách thể là hoạt động đúng đắn, hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị này đã bị xâm phạm thì KSV phải yêu cầu ĐTV thu thập các văn bản, tài liệu chứng cứ quy định chức năng, nhiệm vụ (quy chế, nội quy làm việc, điều lệ hoạt động) của cơ quan, tổ chức, đơn vị mà người phạm tội về chức vụ đang công tác.

- KSV phải yêu cầu ĐTV thu thập tài liệu chứng cứ xác định chủ thể có chức vụ, quyền hạn được giao, được phân công là gì, đã có hành vi phạm tội pháp luật như thế nào trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ; các chứng cứ vật chất, là các văn bản như công văn, quyết định, hợp đồng…và các dấu tích bút phê ý kiến chỉ đạo … nằm rải rác ở các tài liệu khác nhau hoặc ở các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác nhau hoặc tồn tại dưới dạng dữ liệu điện tử. Nếu yêu cầu điều tra thu được đầy đủ tài liệu, chứng cứ thì chúng ta mới có thể chủ động nghiên cứu, đánh giá, tổng hợp và đưa ra các quan điểm đề xuất, quyết định xử lý chính xác, có căn cứ, đúng pháp luật ngay từ khi CQĐT ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Đối với người phạm tội chức vụ là Đảng viên, là cấp ủy viên thì sau khi khởi tố hoặc tạm giam bị can yêu cầu CQĐT phải có văn bản thông báo cho cấp ủy hoặc Ủy ban kiểm tra có thẩm quyền tiến hành các thủ tục đình chỉ sinh hoạt đảng theo quy định của Điều lệ Đảng hoặc có văn bản báo cáo Tổ chức Đảng quản lý Đảng viên đó biết và tổ chức đảng cấp trên của mình theo Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 09/11/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc.

- Đối với các vụ án về chức vụ liên quan đến các lĩnh vực đầu tư xây dựng, tài chính, kế toán, bảo hiểm, ngân hàng… cần thiết phải trưng cầu giám định tư pháp, định giá tài sản để xác định thiệt hại, thì KSV phải yêu cầu ĐTV khẩn trương thu thập đầy đủ các hồ sơ, tài liệu, đối tượng trưng cầu giám định, định giá tài sản để kịp thời ban hành quyết định trưng cầu giám định, trưng cầu định giá và nội dung yêu cầu điều tra phải định hướng nội dung giám định cho đúng, sát với vấn đề cần kết luận, thường xuyên theo dòi, đôn đốc việc triển khai thực hiện quyết định trưng cầu giám định, yêu cầu tổ chức, cá nhân được trưng cầu giám định khẩn trương thực hiện để sớm ban hành kết luận giám định làm cơ sở cho việc điều tra, xử lý vụ án đảm bảo có căn cứ, đúng quy định của pháp luật, tránh việc phải yêu cầu trưng cầu giám định, định giá tài sản lại hoặc bổ sung, làm kéo dài thời hạn điều tra vụ án.

- KSV yêu cầu ĐTV làm rò giá trị tài sản chiếm đoạt, của hối lộ cũng như trị giá tài sản thiệt hại thực tế do hành vi phạm tội gây ra quy định tại các điều 353, 354, 355 và 358 của BLHS có mối quan hệ nhân quả như thế nào với hành vi phạm tội (không bao gồm tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác mà người phạm tội đã hoặc sẽ chiếm đoạt) để làm cơ sở định tội danh và xác định tình tiết định khung tăng nặng, giảm nhẹ có căn cứ, chính xác và đúng pháp luật.

- KSV yêu cầu ĐTV thu thập các tài liệu chứng cứ xác định hành vi của bị can là lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái, không làm hoặc làm không đúng quy định của pháp luật hay là vượt quá quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao mặc dù không được giao, không được phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó để họ thực hiện hành vi phạm tội; các tài liệu chứng cứ xác định yếu tố lỗi của bị can và đồng phạm, làm rò vai trò, trách nhiệm của những người liên quan trong vụ án; các tài liệu chứng cứ xác định người phạm tội có động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác quy định tại các tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Đ356);

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

tội Lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Đ357) và tội Giả mạo trong công tác (Đ359) bảo đảm cho việc khởi tố, xử lý bị can và các đối tượng liên quan có căn cứ, đúng pháp luật.

- Về công tác thu hồi tài sản thiệt hại trong các vụ án về chức vụ, do đối tượng phạm tội là những người có chức vụ, quyền hạn, có trình độ, kiến thức pháp luật nên thường có thủ đoạn đối phó, bào chữa, che giấu hành vi phạm tội và tài sản tham nhũng hoặc có vụ án xảy ra sau một thời gian dài mới được phát hiện, xử lý dẫn đến việc thu hồi tài sản cũng còn chậm và gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, ngay sau khi khởi tố vụ án, KSV phải kịp thời đề ra các yêu cầu điều tra tiến hành điều tra xác minh, làm rò tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt để kịp thời áp dụng các biện pháp cần thiết để thu giữ, kê biên, phong tỏa tài sản, tài khoản… tránh việc tẩu tán cũng như làm mất mát, hư hỏng tài sản, nhằm đảm bảo cho việc thu hồi tài sản đạt hiệu quả cao nhất cho nhà nước và các công ty, doanh nghiệp.

Yêu cầu điều tra của kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 4

1.1.3. Mối quan hệ giữa Yêu cầu điều tra với Kiểm sát điều tra của Kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ

Giữa YCĐT với hoạt động KSĐT của KSV trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ có sự giống nhau và khác nhau sau đây:

- Giống nhau

+ YCĐT và Kiểm sát điều tra trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ đều thuộc chức năng, nhiệm vụ của VKS được pháp luật quy định.

+ Về chủ thể: Do KSV được giao nhiệm vụ THQCT và KSĐT vụ án hình sự về chức vụ thực hiện.

+ Về phạm vi: Được bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can cho đến khi vụ án hình sự về chức vụ kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự:

+ Mục đích: Đảm bảo cho hoạt động điều tra thu thập các tài liệu chứng cứ của ĐTV được khách quan, kịp thời, có căn cứ và đúng pháp luật tránh việc bỏ lọt tội phạm, người phạm tội và không làm oan người vô tội.

- Khác nhau

+ Đối tượng: Đối tượng của YCĐT chính là quyền đề ra YCĐT của KSV trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ và ĐTV, CQĐT phải có trách nhiệm thực hiện các nội dung YCĐT của KSV nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội và truy tố họ ra trước Tòa án để xét xử. Đối tượng của công tác KSĐT là việc tuân theo pháp luật của cơ quan điều tra, cơ quan được giao một số nhiệm vụ điều tra, những người có thẩm quyền trong điều tra và những người tham gia tố tụng khác trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ.

+ Về nhiệm vụ: Đề ra YCĐT là nhiệm vụ thực hành quyền công tố của KSV trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ được quy định tại khoản 6 Điều 165 BLTTHS. Còn KSĐT là nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật của KSV trong việc khởi tố, điều tra và lập hồ sơ vụ án hình sự về chức vụ của CQĐT, của ĐTV; kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng; yêu cầu Cơ quan điều tra, cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra… và một số nhiệm vụ quyền hạn khác được quy định tại Điều 166 BLTTHS.

+ Nội dung: Nội dung của YCĐT chính là các tài liệu, chứng cứ mà KSV yêu cầu ĐTV thu thập để làm rò tội phạm, người phạm tội và các tình tiết chứng cứ khác của vụ án. Việc đề ra YCĐT được thể hiện dưới 02 hình thức bằng lời nói hoặc bằng văn bản.

Nội dung của KSĐT chính là hoạt động nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá tính có căn cứ và tính hợp pháp của các tài liệu chứng cứ, các tài liệu tố tụng có trong hồ sơ vụ án mà ĐTV, CQĐT thu thập, ban hành; là kiểm tra, giám

sát hoạt động của các chủ thể tiến hành tố tụng và chủ thể tham gia tố tụng trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ.

- Mối quan hệ

Giữa YCĐT với hoạt động KSĐT của KSV trong giai đoạn điều tra vụ án về chức vụ có đối tượng, nhiệm vụ và nội dung không giống nhau, nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng và hỗ trợ cho nhau bởi vì, YCĐT và Kiểm sát điều tra của KSV trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ đều có chung một mục đích là nhằm đảm bảo cho việc khởi tố, điều tra các vụ án hình sự về chức vụ được khách quan, kịp thời, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, người phạm tội và không làm oan, sai. Hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự về chức vụ của KSV có hiệu quả là điều kiện để bảo đảm thực hành quyền công tố trong việc đề ra YCĐT của KSV được đúng đắn, chính xác, khách quan và ngược lại.

1.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ

1.2.1. Các quy định của các văn bản luật về yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ

VKSND là cơ quan duy nhất được giao nhiệm vụ THQCT, KSĐT tất cả các vụ án hình sự nói chung, vụ án hình sự về chức vụ nói riêng và phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước xã hội về quyết định truy tố của mình. Do đó, để xác định sự thật khách quan của vụ án, giúp cho việc truy tố của VKS có căn cứ, đúng pháp luật thì KSV có trách nhiệm đề ra yêu cầu điều tra. Trong giai đoạn điều tra, KSV không phải là người chứng kiến các hoạt động điều tra mà phải sử dụng tất cả các quyền năng pháp lý, trong đó có quyền đề ra yêu cầu điều tra để yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra nhằm phát hiện, thu thập, củng cố chứng cứ bảo đảm cho việc truy tố người phạm tội được chính xác, đúng pháp luật.

Tại khoản 7 Điều 14 Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy định khi THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, VKSND có nhiệm vụ, quyền hạn“Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện việc điều tra để làm rò tội phạm, người phạm tội”.

Điểm e khoản 1 Điều 42 BLTTHS năm 2015 quy định “Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn: … e) Đề ra yêu cầu điều tra”.

Khoản 6 Điều 165 BLTTHS năm 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là: “Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiến hành điều tra để làm rò tội phạm, người phạm tội”.

Tóm lại, việc “đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu CQĐT thực hiện” là một quyền năng pháp lý quan trọng và cơ bản của KSV được pháp luật tố tụng hình sự quy định và chỉ có KSV khi được phân công nhiệm vụ THQCT và KSĐT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ mới có thẩm quyền này.

1.2.2. Các quy định của các văn bản dưới luật về yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ

Khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC- BCA-BQP ngày 19/10/2018 của VKSND tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quy định rò, ngoài các trường hợp kiểm sát trực tiếp hoạt động điều tra thì KSV được quyền “đề ra yêu cầu điều tra bằng lời nói”, còn đối với các hoạt động điều tra khác thì “Kiểm sát viên phải đề ra yêu cầu điều tra bằng văn bản, nêu rò ràng, cụ thể những vấn đề cần điều tra, chứng cứ, tài liệu cần thu thập”.

Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án, có yêu cầu: “Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo các Viện kiểm sát áp dụng đồng bộ các giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác thực hành quyền công tố,… kiểm sát chặt chẽ các hoạt động điều tra, kịp thời đề ra yêu cầu điều tra để giải quyết vụ án khẩn trương, đúng pháp luật”.

Trong ngành Kiểm sát nhân dân, Viện trưởng VKSND tối cao cũng đã ban hành nhiều quy định liên quan đến việc đề ra yêu cầu điều tra của KSV khi được phân công THQCT và KSĐT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nói chung và án hình sự về chức vụ nói riêng, cụ thể:

Chỉ thị số 06/CT-VKSTC ngày 06/12/2013 của Viện trưởng VKSND tối cao “về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm” nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm; bảo đảm việc truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất việc bỏ lọt tội phạm, kiên quyết không để xảy ra oan, sai, trong đó có nội dung chỉ đạo“Viện kiểm sát các cấp chủ động, tích cực đề ra yêu cầu điều tra bảo đảm có căn cứ, sát với nội dung vụ án”.

Chỉ thị số 04/CT-VKSTC ngày 10/7/2015 của Viện trưởng VKSND tối cao “về tăng cường các biện pháp phòng chống oan, sai và nâng cao trách nhiệm trong giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự” trong đó, có nội dung yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành Kiểm sát phải“tăng cường ban hành các yêu cầu điều tra”.

Chỉ thị số 05/CT-VKSTC ngày 27/4/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao “về tăng cường trách nhiệm công tố trong giải quyết các vụ án hình sự, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm” trong đó có nội dung yêu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/06/2022