Số Lượng Bài Thơ Thể Hiện Khao Khát Làm Mẹ

Môi em trườn đêm căng/ Duỗi chân dài em, em nối những ranh giới, những núi đồi, sông biển, nhịp nhịp cầu đùi muốt/ Vào lúc Anh lên em lên Anh/ Thụ tạo giấc mơ ấp ủ/ Em đạt khát khao làm mẹ” (Nơi Ánh Sáng); “Những đôi môi cuống quýt vội vã nồng nàn đau đớn/ Những đôi môi ngậm tiếng thở gấp gáp, dặt dìu mộng du trong đêm/ Những đôi môi hàm chứa giấc mơ mãn nguyện ngậm chặt nhau khi thiếp ngủ” (Song mã)…

Người con gái trong thơ Vi Thùy Linh luôn sống trong “lưu vực của giấc mơ”. Đó là người phụ nữ tự đắm mình trong sự chiêm bái, ngưỡng vọng tình yêu với hành động “mở” mình, “cởi mình”. Cũng vì lẽ đó mà có nhiều ý kiến cho rằng thơ Linh là sự hoàn nguyên truyền thống khi người nữ vẫn tòng thuộc vào sự chủ động của người nam, là sự giải phóng phụ nữ nửa vời, chưa tới cùng. Tuy nhiên, phải nhìn nhận công bằng rằng, chủ định của Vi Thùy Linh là viết về sự hòa hợp của tính dục và tình yêu. Điều đó đã cho thấy, Linh đã vượt thoát tiếng nói nữ quyền ở giai đoạn đầu để bước vào giai đoạn khẳng định những đặc trưng tính nữ và đòi hỏi phải xác lập một thái độ, một ứng xử có văn hóa trong tình yêu, tình dục. Đây chính là sự tôn trọng giới tính, cả giới nam và giới nữ.

Đời sống tình dục được cảm nhận như một ẩn ức cần được giải tỏa của người phụ nữ. Thơ Phan Huyền Thư là ám ảnh về tình dục của những người phụ nữ trẻ tuổi. Có khi tình dục xuất hiện trong những suy nghĩ bị cầm tù như: “Ý nghĩ nhảy múa/ Gối chăn còn phảng phất/ Mùi ái ân tẻ nhạt…/ Ý nghĩ đàn ông bất lực/ Căm ghét hoan lạc” (Gửi: Ngày hôm qua). Có khi ẩn ức tình dục lại được cụ thể hóa bằng những động từ mạnh như “dằn”, “miết”, “cào”, “rách”… được kết hợp với hàng loạt những danh từ chỉ bộ phận người như “mắt”, “môi”, “răng” trong “Điệp khúc sáng mùa đông” đã lướt qua sự tìm kiếm ráo riết mà vô vọng của người đàn bà. Lại có lúc ẩn ức ấy khiến người phụ nữ trở nên xót xa cay độc (Thị Mầu 97). Bản thân Phan Huyền Thư đã từng tuyên bố “tình dục là căn bản để nhận diện thơ trẻ. Thơ nói về tình yêu, chăn gối thời nào cũng có, nhưng để tình dục bước chân mạnh mẽ vào văn chương thì phải tìm ở ngôn ngữ thơ ca hiện đại” [224]. Không

chỉ riêng Phan Huyền Thư mà nhiều nhà thơ khác cũng ý thức được vai trò của thơ ca trong việc giãi bày những ẩn ức tình dục của con người thời hiện đại.

Có thể coi nhu cầu bày tỏ khát khao thầm kín và giải phóng tình dục trong thơ nữ đương đại là bước đi táo bạo trong việc bình đẳng với phái nam trong địa hạt thơ ca và cuộc sống. Họ đề cập đến những vấn đề “cấm kị” như đề cao tính dục, đề cao thân xác, đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ bằng một lối viết thẳng thắn, tự tin và kiêu hãnh. Họ coi tính dục như một phương thức để thể hiện bản ngã nữ, là cách để người nữ khẳng định tiếng nói của giới mình, góp phần đòi quyền bình đẳng cho nữ giới - quyền bình đẳng trong cách ứng xử với một phần cuộc sống thuộc về bản năng của con người. Nó có thể được coi như một cuộc cách mạng về nữ quyền trong văn học. Một cuộc cách mạng mang tính triệt để cao, bởi vì, nó giải quyết tận gốc khâu bất bình quyền nhất trong tương quan giới tính: tính dục và tình dục. Tuy nhiên, cần thấy rằng đó không phải là sự bình đẳng giới chung chung, thậm chí cũng không phải bình đẳng hiểu theo cái nghĩa có thể vượt mặt đàn ông về tính dục, mà họ muốn khẳng định: song hành cùng tính dục phải là sự sống, sự hòa hợp và sự tự do. Thân xác phải đi liền với tình yêu và chức năng, thiên chức. Điều này sẽ được chúng tôi làm rò hơn ở mục “3.2.3.2. Bản năng làm mẹ” dưới đây.

3.1.3.2. Bản năng làm Mẹ

Có một sự gắn kết giữa bản năng tính dục và bản năng làm mẹ trong quan niệm của người phụ nữ là tình dục không đơn thuần là khoái cảm thân xác mà nó còn đem lại điều lớn lao hơn, thiêng liêng hơn: làm mẹ. Thân xác gắn liền với thiên chức. Như vậy, mối liên hệ giữa bản năng tính dục và bản năng làm mẹ chính là mối liên hệ giữa cái đời thường và cái vĩ đại. Tình dục là nền tảng để khởi nguyên xây dựng hình hài của người phụ nữ trong sự toàn vẹn của bản thể nữ. Bản năng làm mẹ đến đây là một thiên chức thiêng liêng thể hiện “quyền năng nữ”, là sự khẳng định nét khu biệt trong mối tương quan giữa hai giới nam nữ.

Nếu như trước đây, S. Beauvori từng cho rằng về mặt sinh học, chức năng sinh sản là một trở ngại rất lớn đối với người phụ nữ trên con đường vươn tới tự do, phụ nữ có thể siêu vượt chức năng sinh sản để đạt được cuộc sống tự do thì ngược

lại, J.Kristeva lại đặc biệt nhấn mạnh chức năng người mẹ, ý nghĩa quan trọng của nó đối với việc phát triển chủ thể. Theo bà, thân thể người mẹ là hình thức tồn tại trung gian giữa tự nhiên và văn hóa. Như vậy, quan niệm về bản năng sinh nở của người phụ nữ trong thơ nữ đương đại có phần tương đồng với các nhà nữ quyền hậu cấu trúc. Chức năng làm mẹ, những khao khát được làm mẹ xét cho cùng là biểu hiện của bản năng sinh tồn giống loài được dồn chứa trong vô thức của người phụ nữ.

Naomi Worlf, người tranh đấu cho nữ quyền ở Hoa Kì đã từng chủ trương “nữ quyền làm mẹ”. Sinh nở, làm mẹ chính là một cách khẳng định sự khác biệt nữ. Tính nữ vĩnh cửu là sự sinh đẻ. Sinh đẻ, che chở và bảo vệ là những thuộc tính sẵn có từ thuở bình minh lịch sử của loài người và thường được đồng nhất với người phụ nữ. Thiên chức sinh nở và duy trì nòi giống vì thế luôn được coi trọng. Bà mẹ trong vai trò gieo mầm sự sống, kiến tạo muôn loài đã xuất hiện từ lâu trong thần thoại, truyền thuyết của nhiều dân tộc trên thế giới. Ở Việt Nam cũng có hình tượng Âu Cơ là người mẹ sáng tạo ra giống nòi. Là quốc gia vùng văn hóa nông nghiệp lúa nước, Việt Nam cũng là vùng văn hóa trọng âm. Coi trọng việc sinh sản, phồn thực là ước mơ của cư dân nông nghiệp. Hiếm thấy một quốc gia nào lại có hẳn một tín ngưỡng thờ người mẹ, thờ sự che chở, tình yêu thương của người mẹ như ở Việt Nam. Đó là tín ngưỡng thờ Mẫu với Tam tòa thánh Mẫu cai quản các miền khác nhau trong vũ trụ. Vai trò của người mẹ còn được dân gian cụ thể hóa bằng hình tượng mười hai bà mụ, mỗi người giữ một nhiệm vụ trong việc nuôi dạy những em bé sơ sinh. Với những vai trò sáng tạo, nuôi dưỡng và che chở, người mẹ luôn là đề tài thu hút nhiều cảm hứng của thi ca. Khát vọng làm mẹ vì thế cũng là một trong những nội dung được các nhà thơ nữ đương đại đặc biệt quan tâm và thể thiện. Trên cơ sở thống kê nội dung các bài thơ có thể hiện khát khao làm mẹ chúng tôi đưa ra bảng thống kê dưới đây:

Bảng 3.2: Số lượng bài thơ thể hiện khao khát làm Mẹ


TT

Tên tác giả

Số lượng

khảo sát

Kết quả

1

Dư Thị Hoàn

43

08

2

Phạm Thị Ngọc Liên

192

03

3

Tuyết Nga

67

04

4

Đinh Thị Như Thúy

114

0

5

Lê Ngân Hằng

90

03

6

Phan Huyền Thư

54

01

7

Ly Hoàng Ly

76

0

8

Bình Nguyên Trang

87

03

9

Vi Thùy Linh

213

21

10

Trương Quế Chi

46

0

Tổng số

982

43

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay qua một số trường hợp tiêu biểu - 13


Khảo sát các sáng tác thơ nữ giai đoạn từ 1986 đến nay, chúng tôi nhận thấy, các nhà thơ nữ không chỉ ngợi ca những đấng sinh thành qua hình ảnh người bà, người mẹ mà còn nhấn mạnh đến khao khát làm mẹ, nuôi con, che chở như một quyền tối thượng của người phụ nữ. Làm mẹ không chỉ là thiên chức mà còn đem lại niềm hạnh phúc của người phụ nữ tìm thấy ở đứa con của mình. Đó là một khao khát thiêng liêng, là biểu hiện cao nhất và tiêu biểu nhất của thiên tính mẫu ở người nữ. Dưới đây là những phương diện cụ thể hóa của bản năng làm Mẹ ở người nữ.

* Sinh nở và che chở...

Đây là một đặc điểm riêng có và dễ nhận thấy trong cảm quan của người phụ nữ. Sinh nở không đơn thuần là thiên chức duy trì nòi giống do tạo hóa quy định. Ở đó còn mang vẻ đẹp, là điều kiện để người phụ nữ khẳng định mình là một người phụ nữ thực thụ. Hiểu như thế, sinh con là một “nữ quyền” chứ không phải là một công việc giản đơn.

Do đặc điểm cấu tạo sinh học, việc sinh con, làm mẹ là ý thức thuộc về bản thể nữ. Quyền năng cao cả, tối thượng đó sớm được hình thành từ khi còn trinh nguyên. Hình ảnh người mẹ hiện lên trong thơ nữ giai đoạn từ 1986 đến nay trong vai trò họ chính là chủ thể trữ tình. Họ bộc lộ những cung bậc cảm xúc trực tiếp từ sự trải nghiệm khi được làm mẹ. Người phụ nữ đương đại diễn ngôn cảm xúc làm mẹ với những gì đời thường và giản dị nhất. Đó là khát khao cá nhân riêng tư của họ và cho riêng họ. Làm mẹ không chỉ dừng lại ở dấu tích sinh nở mà còn là ước mơ từ khi con chưa ra đời, là những tháng ngày hạnh phúc bên con của người phụ nữ trong suốt cuộc đời.

Hình ảnh con xuất hiện bắt đầu từ giấc mơ. Tiếng gọi của tiềm thức nhắc nhở và cho phép người phụ nữ hình dung, tưởng tượng đến những đứa con bé bỏng của mình. Bởi lẽ, một khi làm mẹ, người phụ nữ được sống với hai thực tại “vừa mẹ, vừa con - đấy là một sự toàn vẹn mẹ” (Thụy Khuê). Người phụ nữ trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên mơ về đứa con với “Những chiếc dép xanh đỏ chạy nhảy trong giấc mơ”, “mơ ước được ẵm bồng trên tay” và cho con bú là sự “viên mãn đến tận cùng vẻ đẹp” (Giấc mơ). Hạnh nguyện làm mẹ cũng thao thức âm thầm trong thơ Phan Huyền Thư: “Rút khỏi đầu tấm voan ảm đạm/ vắt nỗi buồn mẹ lên cánh trăng non/ Lập Duy/ vỗ cánh/ Gót chân hồng lanh canh/ tiếng cười bi ve ôm mặt trời nhồi bông/ mơ mẹ(Lập Duy). Không cần ồn ào, giấc “mơ mẹ” của người phụ nữ được giấu kín từ khi còn thanh xuân. Người mẹ đó còn thiết tạo những quan niệm mới về tình mẫu tử bằng cách đặt nhan đề bài thơ. Việc đặt nhan đề bài thơ kiểu như “Lập Duy”, Phan Huyền Thư đã chứng tỏ một cách mãnh liệt khi tạo ra những tư duy mới về tình mẫu tử trong thời đại @.

Khát vọng làm mẹ, hình ảnh những đứa con cũng xuất hiện trong thơ Vi Thùy Linh như một điểm nhấn đầy ý thức của người phụ nữ. Mong muốn làm mẹ trở thành cơn mơ kéo dài trong hành trình thơ ca của Linh. Điều đặc biệt là ở chỗ, ngay từ lúc còn rất trẻ, ở những vần thơ đầu tiên, khi tình yêu cất tiếng thì tình mẹ cũng cất tiếng theo. Và, đó là cả một thế giới màu nhiệm khi người phụ nữ hình dung về con. Trong “đồng tử” tràn ngập màu yêu, người phụ nữ trong thơ Linh luôn

đề cao vai trò của đứa con. Đó là nguyên nhân để đôi bên nam nữ tìm đến nhau. Đứa con mang chức năng kết nối tình yêu bằng những lời hối thúc, mai mối: “Em tin ở ngày mai của đôi ta/ Khi đôi mắt Anh nhìn thấy trong mắt em những đứa bé chờ được sinh ra, và hoan hỉ gọi” (Đôi mắt Anh), “Các con trai vây quanh, thúc giục/ Nhanh lên nào, bố mẹ cưới nhau đi!” (Chờ tháng Tư); “Con chạy trước dẫn đường cha mẹ tới” (Hôn Việt Trì); “Những thanh tà vẹt con con - Nối mẹ cha sánh mãi bên nhau(Cảm ơn con)... Với Vi Thùy Linh, tình yêu, hôn nhân chỉ được xem là viên mãn khi bản thân người phụ nữ được làm mẹ. Tình yêu phải được tiến đến hôn nhân, phải được đơm hoa kết trái. Đứa con là sản phẩm tinh thần, là khế ước tinh thần cao nhất minh chứng cho sự bất tử của tình yêu trên mặt đất này. Đó hẳn nhiên là một mạch nguồn tình cảm thiêng liêng, rất truyền thống của thơ Vi Thùy Linh nói riêng và thơ nữ giai đoạn từ 1986 đến nay nói chung.

Người phụ nữ trong thơ Linh ngay từ khi bước vào yêu là tưởng tượng mình được hóa thân vào vai người mẹ. Để được làm mẹ, người phụ nữ trong thơ Linh đã tự nhận mình là thiếu phụ tuổi 20, là lời nguyện cầu của một cô gái muốn trở thành người mẹ đồng trinh như đức mẹ Maria. Những thiếu phụ tuổi 20 trong thơ Linh đường hoàng bày tỏ ước muốn mạnh mẽ của mình: “Em bẩm sinh năng lượng làm mẹ/ một tín ngưỡng vượt lên trên mọi thống trị” (Nơi tận cùng của sự ngưng đọng); “Con/ Ước mơ vĩ đại cho ngày tuyệt diệt” (Đôi cánh của mẹ)…

Không chỉ dừng lại ở ước mơ và tưởng tượng, người phụ nữ còn cụ thể hóa những khoảnh khắc màu nhiệm của sự hoài thai và sinh nở một cách trực tiếp bằng trải nghiệm bản thân: “Hai hòn ngọc ấu/ Luyện trong nham thạch sinh sôi của người đàn bà/ Núi lửa đam mê của người đàn ông âm ỉ cháy/ Chín tháng mười ngày sinh ra/ Chúa đựng” (Mắt, Lê Ngân Hằng). Ở một tiết đoạn khác trong tập “Orient - trên những vòm cây”, Lê Ngân Hằng cũng dành bài thơ số 30 trong phần “Người đàn bà: nhịp tiếng rên và những vòng tròn” để khắc họa giây phút sinh nở với hàng loạt hình ảnh nối tiếp nhau nhằm nhấn mạnh: “Từ cái miệng hình tròn đứa trẻ sẽ lọt qua kẽ háng trắng trong vừa ngưng tiếng rên/ Làm nở trên môi nụ cười khúc hát du dương đẹp nhất/ Vừa làm đàn bà vừa làm mẹ vừa vượt thoát cơn đau vừa lặn sâu giấc mơ

trai ngọc vừa khát thèm hướng mặt trời vừa ngủ vùi lời ru trong đêm tối/ Đó là niềm tự hào được sinh ra”. Những hình ảnh mang tính đối lập đã hiện thực hóa tận cùng nỗi đau sinh nở và đồng thời cũng đẩy niềm hạnh phúc dâng cao trong niềm tự hào làm mẹ của người phụ nữ.

Vi Thùy Linh lại cảm nhận về sự vận động của mầm sống trong cơ thể người phụ nữ theo những hình dung khác nhau. Những mặt trời đang phôi thai có thể là cuộc trở về cội nguồn. Việc ra đời của đứa con là do tinh hoa trời đất và khí thiêng sông núi hun đúc: “Tạ ơn những bóng hình vất vả và mơ mộng ngàn năm, bước ra từ mặt trống đồng/... Cả trí tuệ và sư vô tận của thẩm mỹ/ Tụ về kết tạo thành đứa bé” (Nơi tận cùng sự ngưng đọng). Hay đó là sự thăng hoa của tình yêu để thụ tạo giấc mơ: “Vào lúc Anh lên em lên Anh/ Thụ tạo giấc mơ ấp ủ/ Em đạt khát khao làm Mẹ(Nơi ánh sáng)

Cuộc vượt cạn của người phụ nữ được Bình Nguyên Trang cảm nhận trong sự trao truyền giữa các thế hệ. Hình ảnh người phụ nữ trong khoảnh khắc vượt cạn là vẻ đẹp ngời sáng trong đớn đau, vừa chân thực, vừa vĩ đại: “Người đàn bà rũ rượi nhìn tôi trong cơn đau sinh nở/ Đôi mắt ngân lên thứ hạnh phúc đợi chờ/.../ Tôi nhìn thấy trong cơn đau kia bóng dáng mẹ của mình/ Tôi nhìn thấy cả tôi trong cơn vượt cạn hiểm nguy mà vinh quang để sinh thành nhân loại” (Bài ca về người đàn bà). Bài thơ đâu chỉ đơn thuần là bản trường ca về công lao của người phụ nữ, đó còn là ý thức cao nhất về vai trò “sinh thành nhân loại” mà người phụ nữ nhận về mình không hề ngông ngạo. Hạnh phúc được làm mẹ như vỡ òa theo tiếng khóc chào đời của đứa con cùng với bao dự định tốt đẹp: “Người đàn bà lịm đi vì hạnh phúc.../ Và tôi thấy rò nét cười trong đôi môi tím đi của chị/ Ở đó tôi lai nhìn ra mẹ của mình/ Và tôi/ Và hết thảy đàn bà trên thế giới” (Bài ca về người đàn bà). Dư Thị Hoàn lại nhìn người phụ nữ sinh nở giống như “người sáng tạo” với niềm vui hoang thai bất tận: “Chị xanh xao nhẹ nhòm trên bàn đẻ/ Mặt cô đỡ rạng rỡ nâng trên tay/ Một vì sao/ Giật mình tôi ngoảnh lại/ Gặp chị đang cất giấu/ Niềm vui hoang thai” (Người sáng tạo). Như thế, nữ quyền đâu chỉ là những cuộc đấu tranh giai cấp ồn ào, hay là cuộc chống phân biệt chủng tộc, phân biệt giới mà còn là ý

thức về tính phổ quát trong vai trò sáng tạo con người trên mặt đất này của người phụ nữ.

Che chở và bảo vệ là bản tính của người phụ nữ. Chức năng này được hình thành trong quá trình người mẹ mang nặng đẻ đau, chăm sóc và nuôi dạy con khôn lớn. Chính dòng sữa ngọt ngào đã trở thành sợi dây vô hình nhưng nối kết tình cảm bền chặt giữa mẹ và con. Những người mẹ trong thơ nữ đương đại cũng mang trong mình bao nỗi lo âu, băn khoăn khi dòi theo bước đi của con. Có một nghịch lý là con người muốn trưởng thành, khôn lớn thì phải tách mẹ, xa mẹ. Người mẹ cũng mong con mình khôn lớn nhưng khi phải xa con, họ luôn bị cảm giác cô đơn xâm chiếm. Họ lại lần hồi về quá khứ để tìm kiếm hình bóng tuổi thơ của con. Điều đáng chú ý, các nhà thơ nữ thường dành sự lo lắng cho con gái của mình nhiều hơn cả. Đó là nỗi lo khi con đi học xa nhà, khi đến tuổi trưởng thành, theo tiếng gọi tình yêu để tạo lập một hạnh phúc mới. Đây là chia sẻ đầy máu thịt của chị Hoàn: “Càng không muốn đôi mắt con mở to/ Khi mẹ khó nhọc nghẹn ngào trước câu hỏi hồn nhiên trắng trong/ Mẹ biết sẽ không tìm nổi một thí dụ nho nhỏ/ Trong cả cuộc đời mẹ/ Ngoài hai bàn tay chai nhám cùn mòn/ Để cắt nghĩa cho con/ Ba chữ/ Của hồi môn” (Của hồi môn). Còn “Gửi con gái ở xa, Khi tháng năm lên tiếng” lại là những âu lo của Phạm Thị Ngọc Liên khi thấy những đứa con khôn lớn phải đối diện với cuộc đời. “Lời ru con sóng” của Lê Ngân Hằng lại là cái nhìn âu yếm của người mẹ dành cho con, xem con như con sóng bé nhỏ. Và dù cho, trong thời buổi kinh tế thị trường, đã có nhiều điều tra xã hội học, đã có nhiều hiện tượng cảnh báo về sự xuống cấp về đạo đức của người mẹ khiến cho mối quan hệ mẹ con có nguy cơ nhạt phai, nhưng trong thơ nữ, những xúc cảm thiêng liêng về tình mẫu tử vẫn được bảo lưu một cách vẹn nguyên.

* Con - niềm tin và sự an ủi

Trong thơ nữ giai đoạn từ 1986 đến nay, khát khao làm mẹ còn được diễn tả qua sự hàm ơn của người mẹ trước sự xuất hiện của đứa con. Bởi trước hết, mẹ sinh ra con nhưng con xuất hiện mới tạo thành mẹ. Nguyên lí hình thành mẹ này được thể hiện nhiều nhất trong thơ Vi Thùy Linh: “Hoa mẫu đơn e lệ nở/ Khai mạc

Xem tất cả 181 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí