những quan niệm chân thực hơn về con người sẽ nổi lên như mối quan tâm hàng đầu được thỏa sức với mọi vấn đề của cuộc sống (đặc biệt là văn học từ sau 1975). Và, từ hệ quả đó, nhu cầu giải phóng bản năng trở thành một đặc điểm của thơ nữ Việt Nam từ 1986 đến nay (xem bảng thống kê trang sau).
Trước khi có sự giải phóng thiên tính nữ trong mỹ học tính dục, có thể nói, nền mỹ học loài người chỉ có thể đặt đứng trên một chân, và chỉ nhằm phục vụ cho một giới (nam). Với quan điểm “phụ nữ là cái giới tính vốn không phải là giới tính” (women are the sex which isn‟t one), nền mỹ học tính dục nam quyền theo Irigagay luôn quan niệm, hoặc là không có tính dục nữ, hoặc tính dục nữ chỉ là một thế lưỡng nguyên (dualism) điên loạn. Thật ra, đó chỉ là một “đại tự sự” (meta narrative) của những giấc mơ có tính chất “thủ dâm” (masturbation) của mỹ học tính dục nam quyền. Bởi vậy, nó tạo ra những trung tâm văn hóa duy dương vật. Xã hội Hồi giáo ở Afghanistan là một điển hình với tuyên ngôn: “Đàn bà là để sinh đẻ, con trai là để hành lạc...”. Người phụ nữ được xem là công cụ để nam giới thỏa mãn ham muốn. Và để “giải trung tâm” nam quyền, các nhà thơ nữ đã vượt lên mọi định kiến từ phía dư luận xã hội khi thể hiện sinh động nhu cầu giải phóng bản năng tính dục trong sáng tác của họ.Viết về tính dục, người phụ nữ muốn khẳng định: tính dục không phải đặc quyền của đàn ông; không chỉ phụ nữ mới là đối tượng tính dục.
Có thể nói, nhu cầu giải phóng bản năng là sự phát triển cao nhất của ý thức nữ quyền trong thơ nữ. Đó có thể là nhu cầu bày tỏ những khao khát thầm kín do những ẩn ức dồn nén, mà Sigmund Freud gọi là libiđô trong vô thức người phụ nữ. Đó có thể là nhu cầu khẳng định quyền tự thân và khao khát giải phóng tính dục theo kiểu “sinh dục hóa thơ ca”, biến thơ ca thành “trò chơi thân xác của ngôn ngữ”. Tuy nhiên, giữa nhu cầu bày tỏ những khao khát thầm kín với khao khát giải phóng tính dục không phải là hai đặc điểm mang tính độc lập. Hai đặc điểm này cần phải được xem như hai chặng của quá trình giải phóng nhu cầu bản năng của thơ nữ giai đoạn từ 1986 đến nay. Căn cứ vào nội dung có thể hiện nhu cầu giải phóng bản năng ở các bài thơ, chúng tôi có kết quả thống kê sau (xem bảng thống kê trang 82):
Bảng 3.1. Số lượng bài thơ nói về nhu cầu giải phóng bản năng
Tên tác giả | Số lượng khảo sát | Kết quả | |
1 | Dư Thị Hoàn | 43 | 07 |
2 | Phạm Thị Ngọc Liên | 192 | 25 |
3 | Tuyết Nga | 67 | 02 |
4 | Đinh Thị Như Thúy | 114 | 18 |
5 | Lê Ngân Hằng | 90 | 18 |
6 | Phan Huyền Thư | 54 | 26 |
7 | Ly Hoàng Ly | 76 | 11 |
8 | Bình Nguyên Trang | 87 | 15 |
9 | Vi Thùy Linh | 213 | 101 |
10 | Trương Quế Chi | 46 | 08 |
Tổng số | 982 | 231 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ý Thức Nữ Quyền Trong Thơ Nữ Giai Đoạn Từ 1945 Đến 1975
- Tự Ý Thức Về Thân Thể Nữ Như Một Ưu Thế Thiên Tạo
- Bản Năng Nữ Như Một Sự Thể Nghiệm Tận Cùng Bản Thể
- Số Lượng Bài Thơ Thể Hiện Khao Khát Làm Mẹ
- Bi Kịch Của Sự Nhận Thức Và Ý Thức Phản Tỉnh
- Cảm Thức Về Nỗi Buồn Và Sự Cô Đơn
Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.
* Cái tôi bản thể với nhu cầu bày tỏ khao khát thầm kín
Bản năng (cụ thể là bản năng tính dục) chính là mĩ học của sự sống. Cho nên, bản thân tính dục không có lỗi và nó có quyền được tồn tại cùng với sự hiện diện của con người trên mặt đất này. Người đàn bà có hơn người đàn ông một bản năng. Chính vì vậy, việc nhà thơ nữ nói đến những điều thầm kín trong bản năng tính dục thường chân thực hơn, tinh tế hơn các nhà thơ nam. Bởi khi họ viết, chính là quá trình kép vừa trực tiếp trải nghiệm nhân sinh của người nữ, vừa sáng tác (kể lại) câu chuyện của tâm hồn. Thơ ca nói về tính dục cũng không phải là cái gì xấu xa, tồi tệ đến mức phải bài xích, phủ nhận. Tính dục trước hết là những khát khao thầm kín, nhu cầu giải tỏa, giãi bày và mong muốn khẳng định mình của người phụ nữ.
Ngày xưa, những khát khao thầm kín của người phụ nữ thường bị nền văn hóa nam quyền chi phối. Các nhà thơ thường hay mĩ hóa, lãng mạn hóa những điều thầm kín như kiểu “Tình trong như đã mặt ngoài còn e” của Nguyễn Du. Hay như Hồ Xuân Hương muốn bày tỏ khát khao thầm kín cũng phải mượn hình ảnh của cái quạt, quả mít,
con ốc nhồi, cái trống... để diễn đạt. Đến thế hệ các nhà thơ nữ như Phan Thị Thanh Nhàn, người phụ nữ vẫn “Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay” (Hương thầm). Đó là sự ngập ngừng, ý nhị, không dám thổ lộ công khai tình cảm của mình. Trong khi đó, thơ nữ hôm nay không mượn vật, mượn cảnh để ngụ tình. Họ bộc bạch trực tiếp cách cảm, cách nhìn của mình. Những góc khuất trong đời sống con người được các nhà thơ nữ khám phá một cách công khai bằng chính cảm nhận riêng của bản thân, ngay trên thân thể của cá nhân họ: “Cuộc tồn sinh đi qua những bí mật thân thể đàn ông/ những ẩn giấu thân thể đàn bà” (23 tháng 3, nơi ánh sáng, Vi Thùy Linh)… Người phụ nữ hôm nay đến với tình yêu cũng mãnh liệt hơn, toàn vẹn hơn trong khao khát khám phá mọi cảm xúc chân xác nhất. Thế hệ các nhà thơ thuộc thế hệ đàn chị như Lê Thị Mây, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Đoàn Thị Lam Luyến, Ý Nhi... cũng sớm ý thức được nhu cầu bày tỏ những khao khát thầm kín qua một số tác phẩm như “Tình ca cho những người yêu nhau” (Nguyễn Thị Hồng Ngát), “Đêm trăng” (Lê Thị Mây)... Song, có lẽ mong muốn chạm đến “vùng cấm địa” tính dục thì họ mới dừng lại ở những nụ hôn bột phát. Với họ, đòi hỏi một nụ hôn lúc đó đã được xem là phá cách và mạnh mẽ “Cái hôn dài như người khát nước.(…)/Em hôn như mưa lên gương mặt nhạt nhòa” (Tình ca cho những người yêu nhau, Nguyễn Thị Hồng Ngát)…
Trên thực tế, những khao khát thầm kín trong thơ nữ chính là khát vọng mãnh liệt của người phụ nữ trong tình yêu. Đến với tình yêu, họ muốn đan cài vào đó những hình ảnh thể hiện dục tính với mong muốn cháy bỏng được yêu và yêu hết mình. Người phụ nữ lúc này không chỉ đòi hỏi một tình yêu về tinh thần mà trên hết là sự hòa hợp toàn diện cả về thể xác. Tuy nhiên, thiết chế nam quyền và văn hóa trọng nam đã ăn sâu tiềm thức tạo ra những chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc người phụ nữ không dám bày tỏ một cách trực diện khao khát của mình. Nhưng đến thời đương đại, với nhu cầu đổi mới thơ ca, các tác giả nữ đã diễn tả những khát khao thầm kín của giới mình một cách toàn diện hơn, mới mẻ hơn. Có khi vẫn bắt gặp những nụ hôn mạnh mẽ, bạo liệt như thế hệ đàn chị trước đó trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên: “Nụ hôn mật ngọt” (Lẻn trốn), nụ hôn làm “Bùng cháy một khát khao/ những ngọn lửa đi rong trên
phố/ phả hơi thở nóng bỏng/ qua đôi môi chiều” (Bước chân hoa). Hoặc có khi nụ hôn là khởi nguyên của bão tố tình yêu (Khởi nguyên, Lê Ngân Hằng); là nụ hôn mở ra một chân trời yêu đương (Tình yêu, Bình Nguyên Trang)…
Qua khảo sát, có thể nhận thấy thơ của các nữ tác giả thuộc thế hệ 7x, 8x đã bắt đầu dịch chuyển trong cách quan niệm về nhu cầu bày tỏ khao khát thầm kín và cách thể hiện điều đó trong sáng tạo thơ ca.
Thứ nhất, vấn đề tính dục được xem như điều bí mật cần phải khám phá. Chính vì vậy, các nhà thơ nữ thế hệ 7x, 8x thường bày tỏ nhu cầu tìm hiểu và dấn thân vào đó. Có thể bắt gặp xu hướng này trong nhiều tập thơ của các nhà thơ nữ từ 1986 đến nay như: “Chỉ em và chiếc bình pha lê biết”, “Những bông hoa đang thiền” (Bình Nguyên Trang); “Cỏ trắng”, “Lô lô” (Ly Hoàng Ly); “Tôi đang lớn” (Trương Quế Chi). Nội dung thơ thường hướng đến những rung cảm đầu đời, nhất là khát vọng được sống trong những khoảnh khắc gần gũi với người mình yêu. Chính vì vậy, người đàn ông luôn được xem như một thế giới bí mật để người phụ nữ hướng đến, thâm nhập và khám phá. Bình Nguyên Trang coi “Anh là đại bàng/ Còn sót lại từ một khu rừng đã mất/ Anh mang theo bao nhiêu là bí mật... Là tiếng hân hoan, tiếng thét gào/ Cả tiếng dịu dàng ân ái” (Em đã nói)… Đinh Thị Như Thúy cũng hiển lộ vẻ đằm thắm, thầm kín của người phụ nữ mỗi khi khao khát bản năng trỗi dậy (Dâng hiến dã quỳ, Mơ vườn lạnh, Mùa bướm, Đã luôn mơ một hình ảnh khác về thế giới này...). Niềm khao khát trong thơ Đinh Thị Như Thúy rất “đàn bà”. Nó lan tỏa tự nhiên như hương thơm đầy quyến rũ của đóa hoa nữ tính: “... gió mang theo cả tiếng dế lẫn tiếng hát gió mang theo cả niềm vui thiếu nữ lẫn tiếng thở dài góa bụa, gió đi qua đi qua gió mang đi cả những ước ao thầm kín” (Và… Gió đêm lại đến). Nói như nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp thì thơ Đinh Thị Như Thúy “phóng khoáng của một trường liên tưởng mạnh với nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm và đầy nữ tính” (chuyển dẫn theo [242]).
Thứ hai, nói đến bản năng tính dục thầm kín của người phụ nữ thì ở thời nào cũng mang những điểm táo bạo riêng. Có điều, nó được thể hiện bằng những diễn ngôn khác nhau do bối cảnh xã hội quy định. Thế hệ nhà thơ nữ trước 1986 thường
chỉ nói đến điều thầm kín khi những cảm xúc thăng hoa, là sự bột phát của ý thức tạo thành. Nhưng đến thời kì đổi mới, dường như thơ nữ tỏ ra chủ động và quyết liệt hơn khi nói đến những ham muốn chân xác của mình. Không dừng lại ở những nụ hôn say đắm do con tim mách bảo, họ còn hành động bằng cả lí trí khi yêu. Ái ân được nói bằng sự “Van nài”, được diễn đạt bằng đôi tay: “Tay em/ Lúc quấn quýt thành giường/ Lúc mỏi mòn ngậm miệng”(Van nài, Phan Huyền Thư)… Không chỉ thể hiện khát khao bằng nụ hôn, người phụ nữ còn cảm nhận qua những hành động gần gũi như ôm ấp, qua cánh tay, khuôn ngực khỏe khoắn của người đàn ông, qua sự tiếp xúc bằng vị giác, xúc giác. Trong những trường hợp này người phụ nữ thường chủ động thu hẹp khoảng cách để tìm đến với người đàn ông, để “bừng nở vòng tay/ vồng ngực rừng lá thấp” (Thực dụng hư vô, Phan Huyền Thư). Phạm Thị Ngọc Liên đã đốt cháy khát vọng nhục cảm tình yêu trong thơ mình bằng những cảm xúc mạnh mẽ với những diễn ngôn đầy sức ám gợi: “Lặn ngụp trong thơ/ Tắm gội mối tình mình/ Hừng hực trong tôi/ cháy bỏng ngôn từ/ không hề giấu mặt/ phải trả nỗi đau bằng tiếng thét” (Khỏa thân tím). Và những diễn ngôn này thật sự là một tiếng gọi thao thiết đầy chất hiện sinh với một ý thức nữ quyền mà ta không thể tìm thấy trong thơ nữ Việt Nam thời kỳ tiền đổi mới: “Ta thèm khỏa thân dưới nắng/ Thèm ngủ yên trên cát/ Có vòng tay người tình như chiếc lưới/ Vòng ta vào giấc mộng trăm năm” (Biển trăm năm). Những trạng thái này xuất hiện rất nhiều trong thơ Vi Thùy Linh: “Sao anh không bế em ra khỏi cô đơn, ra khỏi những ngày dằng dặc nhớ” (Nói với anh), “Lúc nào em cũng muốn ôm chặt Anh để yêu đến kiệt sức” (Và chúng ta bắt đầu một cuộc sống khác), “Hai cái lưỡi hồng thơm (vừa được sinh ra) vươn trong khoang miệng” (Song mã)... Và với Linh, khi người phụ nữ yêu, họ bao giờ cũng được sống mãnh liệt, trọn vẹn đến từng ngũ quan trong những giây phút thăng hoa tột đỉnh: “Đôi ta khỏa thân chiều nắng, dập dềnh sóng cỏ lau xây xước/ Phiến môi dính cỏ/ Và mắt chứa chan buồn…Giao cảm tê người/ Điện trường nối khí quyển yêu/ Da nóng rực, môi ướt/ Đầm đìa” (Yêu anh 19 tuổi). Khi cái tôi cá nhân hoàn toàn thành thực với chính ý thức của mình, ngôn ngữ thơ và ý thức của chủ thể trữ tình đã có sự thống hợp với nhau. Cái được biểu đạt không phải
mượn một hình thức biểu đạt xa xôi, bóng gió nào khác để hiện hữu. Chính vì vậy, thơ nữ đương đại nói đến bản năng tính dục thầm kín thường lựa chọn những động từ, tính từ mạnh để diễn tả một cách thành thực, thẳng thắn. Những hành động như khát, thèm, siết, cháy... xuất hiện dày đặc trong sáng tác của Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư.
Trạng thái “khát” trong thơ Vi Thùy Linh là ấn tượng về một người đàn bà trẻ, tràn đầy thanh xuân trên hành trình kiếm tìm tình yêu. Tình yêu với người phụ nữ trong thơ Linh chính là sự hòa trộn tâm hồn và thể xác nơi trần thế. Thường trực trong ý thức của người phụ nữ là sự băn khoăn: “Anh ở đâu/ Mắt anh ngủ nơi nào/ Có yêu nhau, có thương nhau thì vượt đêm mà về/ Có nhớ nhau, có khát nhau hãy cuộn tung thác nguồn/ Cuộn lửa tình mà cháy” (Gọi nguồn). Đó còn là tiếng gọi tha thiết “Về đi anh/ Cài then tiếng khóc của em bằng đôi môi anh” (Người dệt tầm gai). Ngay cả những lúc “khỏa thân trong chăn/ thèm chồng” cũng được diễn tả một cách thành thực và đầy háo hức, ngon lành. Cảm giác “thèm muốn” được trình bày như những điều bình thường nhất, như bản thân nó vốn tồn tại trong đời sống con người. Đã có không ít độc giả tỏ ra lo ngại bởi “những vần thơ tình táo bạo của Linh đã làm cả thi đàn phải xôn xao, các nhà thơ “truyền thống” bàng hoàng, các nhà đạo đức thì lo ngại, bất bình” [92; 75]. Song, Vi Thùy Linh vẫn thẳng thắn tuyên bố “Tôi chỉ nói rằng, thơ tôi chỉ viết về tình yêu chứ không viết về tình dục. Nhưng trong tình yêu có sự hoà hợp của cả thể xác và tâm hồn. Thơ tôi nói về tình dục như một khía cạnh trong tình yêu”. Đây cũng được xem là điểm gặp gỡ giữa các nhà thơ nữ khi mang những điều thầm kín vào sáng tạo nghệ thuật. Đã đến lúc cần phải bình tĩnh khi đánh giá văn học, không nên dùng ánh sáng của đạo đức để phán xét văn chương. Bởi vì đạo đức là đạo đức, nghệ thuật là nghệ thuật. Điều này rất cần thiết khi xem xét vấn đề được chúng tôi bàn tới sau đây: “Nhu cầu khẳng định quyền tự thân về giải phóng tính dục”.
* Cái tôi bản thể với nhu cầu khẳng định quyền tự thân về giải phóng tính dục
Cùng với những khao khát thầm kín, thơ nữ còn “gây hấn” với truyền thống thẩm mĩ văn chương bằng nhu cầu khẳng định quyền tự thân về giải phóng tính
dục. Đề tài tính dục trong thơ xưa nay không phải là chuyện hiếm. Những năm gần đây ở Việt Nam, những cảnh “nóng” xuất hiện khá nhiều trong văn học. “Sex” được xem như thứ thời trang ăn khách và trở thành một trào lưu sáng tác. Hiện tượng nữ giới làm thơ để ca ngợi thân thể và giới tính cũng xem như “được mùa”. Chỉ tính riêng sự xuất hiện của một số hiện tượng thơ nữ viết về tính dục trong những năm gần đây đã tốn không ít giấy mực của báo chí và gây tranh cãi trong công chúng thưởng thức.
Có thể nhận thấy, nhu cầu giải phóng tính dục là biểu hiện phản kháng trực tiếp và mạnh mẽ nhất của các nhà thơ nữ nhằm chống lại truyền thống nam quyền vốn coi người đàn ông là trung tâm. Việc người phụ nữ ý thức được sự độc lập của mình, rằng “tôi tồn tại cho tôi”, chỉ có tôi mới quyết định được sự tồn tại của mình và bằng thân thể mình chính là sự giác ngộ cao nhất để người phụ nữ viết về tính dục một cách chủ động và chân thực. Cũng có thể gọi đây là biểu hiện của hiện sinh tính dục trong thơ nữ đương đại. Với tinh thần cởi mở, tự tin về quyền sống, các nhà thơ nữ đã thể hiện một cách đa dạng nhu cầu giải phóng bản năng thông qua xúc cảm của cái tôi trữ tình trong thơ. Từ vẻ đẹp ngoại hình thân thể của người phụ nữ, quyền dâng hiến đến đời sống bản năng đều được các nhà thơ nữ đề cập công khai.
Nếu như người phụ nữ ý thức về vóc dáng thân thể như là thế mạnh trời ban thì việc công khai đời sống tình dục và giải phóng những ẩn ức tính dục được phái đẹp trong thơ nữ đương đại xem như một nhu cầu, một quyền tối thượng trong đời sống tinh thần của người phụ nữ. Người phụ nữ trong thơ nữ đương đại không phải là những “hòn vọng phu bất động” chỉ biết câm nín. Những chủ thể trữ tình mặc dù xuất hiện trong những hoàn cảnh khác nhau nhưng dù thế nào họ cũng cất lên tiếng nói thành thực về khát vọng ái ân đang cuộn trào trong tâm hồn. Chính thời đại mới đã giải phóng cho người phụ nữ, để họ tự khai phá, phơi mở đời sống bản năng, sinh lí. Thậm chí, yếu tố tính dục trong thơ nữ còn được thể hiện một cách trần trụi, thực và đời hơn so với các nhà thơ nam. Trường hợp thơ Trương Đăng Dung là một minh chứng điển hình cho sự khác biệt trong cách cảm nhận về đời sống tính dục giữa người đàn ông và người phụ nữ: “… Anh chiếm chỗ bóng đêm/ anh gom ánh
sáng bằng sức lực đàn ông/ có tự ngàn đời/ để cho em rạng rỡ/ Có phải chúng ta đang bị tự nhiên lừa/ để kéo dài sự sống?/ anh vẫn muốn bị lừa/ để chiếm chỗ bóng đêm/ để có em vĩnh viễn” (Anh chiếm chỗ bóng đêm) hay “… Em đừng xếp lại chăn/ em đừng chải lại tóc/ em đừng tô lại môi/ cứ để nguyên áo quần trên ghế/ cứ để nguyên hiện trạng căn phòng/ Anh cần vật chứng/ trước thời gian” (Vật chứng). Ở đây, vấn đề tình dục được tác giả nhìn từ nhãn quan triết học. Tình dục là triết học về tồn tại người. Tình dục chứng minh cho sự tồn tại của con người trước sự phũ phàng của dòng chảy thời gian để cuối cùng đeo đẳng một câu hỏi “ta còn lại gì sau mỗi lần tình tự?”. Thứ nữa, vấn đề tình dục được trình bày một cách lịch lãm và có màu sắc sang trọng của một người đàn ông từng trải.
Khác với những người đàn ông mải mê chiêm nghiệm và suy tư, người phụ nữ trong thơ nữ đương đại lại “viết ra thể xác của mình” (Cixous). Điều đó khiến cho thơ nữ phảng phất màu sắc tự truyện (thể hiện tính hướng nội, tìm kiếm ngay trong thân thể mình, từ chính cơ thể mình). Niềm hạnh phúc trong đời sống chăn gối được Phạm Thị Ngọc Liên trân trọng như một thứ “Quà tặng của thượng đế”: “… Em và anh có không, Anh và em không có, đôi ta tan vào nhau, như sương trên lá cỏ - đằm đằm cơn sóng tình - ta trôi theo cơn gió - mồ hôi và hơi thở tắp đến bến bờ yêu… (Quà tặng của thượng đế). Táo bạo nhưng người phụ nữ vẫn không giấu nổi sự lúng túng, vừa đằm thắm vừa mạnh mẽ khi trải nghiệm đời sống vợ chồng.
Khẳng định quyền bình đẳng giới bằng việc cụ thể hóa đời sống tình dục trở thành nội dung xuyên suốt hành trình sáng tạo thơ ca của Vi Thùy Linh. Vượt qua những dung tục tầm thường, đời sống tình dục của người phụ nữ được Linh thể hiện hết sức thanh tân, lành mạnh và đích thực nồng nàn nhưng cũng hết sức mạnh mẽ, luôn muốn bung vỡ sức xuân tràn trề. Linh không hề lảng tránh hay lẩn trốn mà chủ động tìm đến nó như một nhu cầu tất yếu trong cuộc tồn sinh của loài người. Vi Thùy Linh miêu tả cuồng nhiệt hạnh phúc nhục thể hòa với hạnh phúc tinh thần trong nhiều bài thơ như: “Âu Cơ”, “Tình tự ca”, “Trên ngực anh”, “Nơi ánh sáng”, “Song mã”, “Lá thư và ổ khóa”…: “Anh hạ trời xuống Anh nâng đất lên/ Anh bùng vỡ thanh xuân cuồng điên/ Trên lưng Anh, bơi mải miết ngón ngón em dài trắng/